Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/11/2014

Cảm giác về bỏ phiếu, và về tín nhiệm

Bỏ phiếu.

Ở đây là nói về cảm giác mang tính ngôn ngữ. Giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. 

Văn nghệ thứ Bảy : Nhà thơ và cà-fê rong phố cổ Hà thành

Đó là nhà thơ Bỉm. Mà đó cũng là ông chủ của cà-fê reng-reng. Cho đến gần đây, tôi mới nhận ra: đó là một người.

Tam tòa thánh mẫu, ngũ vị tôn ông : diễn xướng hầu đồng trên giảng đường

Nghệ nhân diễn xướng hầu đồng ở Hàn Quốc được tôn vinh là báu vật sống. Thời trước, những người này cũng từng bị đả kích, dè bỉu. Khi Hàn Quốc bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao độ, trở thành nước công nghiệp hiện đại, thì người ta có cái nhìn khác về truyền thống dân tộc. Lúc ấy, những người bị đả kích trước đây trở thành ra quốc hồn quốc túy.

Túi phép của thầy Mo người Mường

Bài của Kiến thức.

Tên chữ Hán của Hồ Quý Ly là 胡季犛 hay 胡季釐(厘)?

Bài của Đinh Văn Tuấn, đã đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, và đăng lại trên Hợp Lưu

Đại ý tác giả luận giải rằng, vốn Hồ Quý Ly được ghi là 胡季厘 (hoặc 胡季釐với nghĩa tốt đẹp. Nhưng sau thì bị các nhà Nho đất Việt ghét bỏ, cũng như nhà Minh trịch thượng, mà chuyển sang chữ 胡季犛 với nghĩa xấu (có con trâu ở bên trong chữ). Bây giờ, tác giả khôi phục lại tên đúng cho vị vua này.

14/11/2014

Đọc lại 4 năm trước : thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 là 3.000 USD


Học giả Đào Duy Anh (ảnh của Nguyễn Văn Kự, năm 1984)

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự có một bộ ảnh rất quí chụp lễ thượng thọ của cụ Đào Duy Anh, năm 1984. Thời kì đêm trước Đổi Mới.

Gần đây, lúc trên đường đi An Giang, chú có nói đại ý: mình còn những bộ quí đại khái như thế, sẽ công bố dần dần.

Tác giả trò chuyện, nhân tập 2 của "Đèn cù" sắp ra mắt

Người Việt có chạy tít nhỏ ở dưới bài phỏng vấn, về việc tập 2 sẽ ra trong tháng 11 năm 2014.

Học sinh Hồng Kông sẽ cử đại diện đi Bắc Kinh, vào ngày mai (15/11/2014)

Đó là tin mới nhất về biểu tình của học sinh ở HK. Hôm trước, lúc xô xát, có người đã bảo sinh viên đại ý: các cô cậu muốn biểu tình, muốn dân chủ, thì đi Thiên An Môn nhá !

Thì, mai họ đi Thiên An Môn thật.

Tuần báo Văn Nghệ vừa có bài phê phán "Đèn cù"

Đó là tuần báo Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, số 327 (ra ngày thứ Năm, 13/11/2014). Có bài Cái đèn cù Trần Đĩnh của tác giả Nguyễn Văn Thịnh.

13/11/2014

Huỳnh Uy Dũng viết về nhà Mạc, hệt như một "sử thi gia" mang tinh thần Đổi Mới

Để tiện so sánh, thử đọc lại đoạn về nhà Mạc trong cuốn "sử thi" của bà Nguyễn Thị Huệ. Để thấy rằng: bà Huệ chép và biến thành thơ từ nội dung trong những cuốn niên biểu Việt Nam hàng chợ đang bán khắp nơi.

Trở về vấn đề Giáp trong xã hội làng xã Việt Nam (bài Nguyễn Duy Thiệu)

Bài mới xuất hiện trên Văn hóa Nghệ An.

Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng ngợi ca Mẫu Liễu trong hệ thống Tứ Bất Tử

Ông Dũng chỉ nghĩ đơn giản, và rõ ràng, rằng: sử thi là lịch sử quốc gia viết bằng thơ. Cho nên, ông viết những câu có vần vè, đem ghép lại, phỏng theo quá trình đọc sử Việt Nam, mà thành ra bộ Đại Nam văn hiến sử thi đồ sộ. Một sự đồ sộ có vẻ ngẫu nhiên. Có điểm giống, nhưng khác về chất so với cuốn sử thi được xem là có tác dụng chữa bệnh của bà Nguyễn Thị Huệ.

Đọc bộ đó, mới thấy doanh nhân Dũng rất mê đọc sách. Ông đọc không ít về số lượng, cũng như không ít về chủng loại sách.

Huỳnh Uy Dũng : "Đại Nam văn hiến sử thi", một tác phẩm đồ sộ

Ngoài bộ sử thi tới hơn 12 ngàn câu này, còn có những bộ khác, như Đại Nam tâm kinh. Hoặc Huyền ca Hồ Chí Minh, Thánh thư Võ Nguyên Giáp. Đều của cùng một soạn giả.

Chỉ riêng bộ Đại Nam văn hiến sử thi đã đồ sộ. Chẳng hạn, riêng tập 1 đăng lại ở đây, chỉ rê chuột xem hết cũng đã mỏi tay, chưa nói đến đọc.