Bài 1b (tiếp cho bài 1, tức
1a)
Phủ
Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm
soạn giả Nguyễn Xuân Diện (NXD).
Ở địa phương Phủ Giầy (Phủ Dầy) Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng
họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một
lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ
Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự
thực, góp phần tuyên truyền sai về giá
trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn
hóa).
Lá đơn của họ
Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày
20/9/2024.
Ngay trong ngày
20/9/2024, Nhà xuất bản Thế giới đã gửi công văn tới NXD.
NXD không trả lời Nhà xuất bản, mà vẫn cố tình tổ chức
lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.
Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản
như việc đã rồi.
Đã có nhiều
phản biện trên không gian mạng cho thấy cuốn sách của nhóm NXD mang danh khoa học
mà hoàn toàn không có bất cứ căn cứ tin cậy nào. “Chứng cớ” của sách chỉ là tiểu
thuyết văn học, thần tích đi “chép” vào năm 1938, hoành phi câu đối văn bia có
niên đại rất muộn (thế kỉ 19, 20, 21) mà có nhiều nghi vấn về tính xác thực.
Nhìn toàn cục, các luận điểm mà họ Trần Lê đưa ra trong
các đơn và các ý kiến phản biện trên mạng đối với sách của nhóm NXD đều
chính xác. Có thể
đi đến kết luận chung: sách của nhóm NXD là một sản phẩm khoa học kém
cỏi. Đây là
một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của
dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.