Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

03/12/2016

Đêm trước Đổi Mới : một cuốn sách vừa ra lò, từ kho tư liệu phủ bụi tới 30 năm

Sách thuộc chuyên ngành Dân tộc học.

Bài giới thiệu ở dưới là của bác Vương Xuân Tình - nhà dân tộc, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Cả ảnh và lời đều của VXT.

---

"








Tinh Vuong Xuanさんが写真6件を追加しました。
3時間前
Cuốn sách “Phân tích kết quả điều tra kinh tế - xã hội và văn hóa ở các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Chăm và Khơ-me (1980-1983)” vừa xuất bản, không chỉ là niềm vui của hai đồng chủ biên - TS. Trần Văn Hà, TS. Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự, mà còn của cán bộ Viện Dân tộc học, thậm chí của nhiều nhà khoa học khác. Bởi ngoài giá trị khoa học, nó còn gắn với … lịch sử bi tráng trong một hoạt động khoa học.
1. Cách đây hơn 30 năm - từ năm 1980 - 1983, với sự hợp tác của Viện Dân tộc học Liên Xô (cũ), Viện Dân tộc học Việt Nam đã tiến hành cuộc điều tra (có tư vấn của các nhà dân tộc học Xô-viết) về kinh tế - xã hội và văn hóa ở 6 dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Chăm và Khơ-me. Cuộc điều tra tiến hành ở 4 vùng trọng điểm của cả nước (Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và Tây Nam Bộ), với 3.267 phiếu, gồm 7 vấn đề, 148 câu hỏi ở hai dân tộc Tày, Nùng và 171 câu hỏi ở bốn dân tộc còn lại. Sau cuộc điều tra, kết quả chỉ được sử dụng một phần, và toàn bộ số phiếu điều tra chưa được phía Việt Nam xử lý thì hợp tác nghiên cứu bị đứt đoạn.
2. Vẫn tiếp sau đó, Liên Xô sụp đổ, đời sống kinh tế cực kỳ khó khăn, cộng thêm xu thế “hướng Âu” nên đống phiếu kia gần như rơi vào quên lãng trong ngăn tủ và nóc tủ, để thời gian phủ bụi và làm thực phẩm dự trữ cho lũ mọt giấy. Tuy nhiên có một người vẫn đau đáu với thứ “của nợ” này - TS. Trần Văn Hà. Đau đáu, vì anh là người duy nhất còn lại của Viện Dân tộc học đã từng tham gia thiết kế và điều tra phiếu, đã góp phần xử lý bước đầu một số thông tin của phiếu. Thời gian không còn nhiều, và nếu anh về hưu vào năm 2016 (khi đó chưa có chế độ kéo dài thời gian làm việc cho cấp tiến sĩ ở cơ quan nghiên cứu và đào tạo) thì chắc chắn, số phiếu này sẽ ra hàng đồng nát.
3. Nhận thấy đây là một tài sản tri thức quý giá, Viện Dân tộc học đã quyết tâm xây dựng một đề tài cấp bộ (2013-2014) để xử lý và phân tích bước đầu số phiếu này. Tuy nhiên lúc đầu, không khỏi có ý kiến băn khoăn về sự cần thiết của việc đó. Rất may là lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ủng hộ đề tài này. Đây là công việc không đơn giản, bởi cách thiết kế và xử lý của hơn 30 năm trước đã rất khác nay, nên cần phải xây dựng phương pháp xử lý phù hợp. Ngay việc nhập phiếu, đội ngũ cán bộ cũng phải … đeo khẩu trang mới làm nổi.
4. Với kết quả thể hiện trong quyển sách vừa xuất bản, tôi nghĩ rằng, đến nay chưa có một điều tra định lượng nào của ngành dân tộc học Việt Nam vượt được công trình này, cả về quy mô và sự cẩn trọng khoa học. Kết quả có giá trị lớn trong nghiên cứu sự biến đổi, hay quá trình tộc người của các dân tộc ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Những cứ liệu khác của các nhà dân tộc học có thể dùng so sánh, song vẫn không tránh khỏi tính chắp vá và không thể so được với bộ tài liệu này. Công trình này còn có ý nghĩa như cột mốc đánh dấu bước phát triển của dân tộc học Việt Nam: Từ thiên về nghiên cứu những vấn đề truyền thống theo phương pháp định tính, đến thời điểm này đã chú trọng cả nghiên cứu đương đại và định lượng.
5. Nhớ lúc bảo vệ đề tài đã nêu ở cấp Viện Hàn lâm, một chuyên gia có hạng về nghiên cứu định lượng của ngành xã hội học đã nói: “Nếu số phiếu này rơi vào tay chúng tôi thì còn nên chuyện nữa !”. Ngụ ý của vị chuyên gia ấy: còn nhiều giá trị của bộ tài liệu chưa được khai thác. Hôm đó ai cũng nói cần nhanh chóng công bố kết quả nghiên cứu. Nay đã thành sự thật.
Tôi tin rằng quyển sách này sẽ được trích dẫn rất nhiều trong số các quyển sách của dân tộc học/nhân học đương đại.
Vì nó cần cho nhiều người và cho nhiều ngành khoa học.

"
https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/1121811094602776?pnref=story



---





Những entry liên quan đã đi trên blog này:









 

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10  (tổng quát về Đại hội VI)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5  (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004) 
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh) 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.