Về Hùng Vương, quan điểm chính của mình đã từng viết ra từ nhiều năm trước, ở đây.
Năm ngoái, 2015, thì ở đây.
Năm ngoái, 2015, thì ở đây.
Dưới là tình hình của năm 2016, tin từ các nơi.
---
6.
Biển người chen lấn, xô đẩy đến ngạt thở, khiến nhiều trẻ em và người già ngất xỉu ở lễ hội đền Hùng vừa qua đã tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm về văn hóa lễ hội của người Việt.
PV đã có cuộc trao đổi với GS Lê Văn Lan nhìn nhận về câu chuyện này.
- Thưa Giáo sư, ngày càng nhiều người dân Việt Nam hành hương về đền Hùng nhân ngày giỗ Tổ. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh đáng quý nhưng nhìn vào cảnh tượng hàng triệu người xô đẩy chen lấn nhau,người già, trẻ nhỏ ngất xỉu, lực lượng công an phải vào giải cứu, Giáo sư có suy ngẫm thế nào về những vấn đề xảy ra như vậy tại lễ hội đền Hùng?
Tôi cho rằng, sở dĩ lễ hội đền Hùng năm nay đặc biệt hơn năm khác là đông quá thể, quá mức.
Mấy chục năm trước, khi tôi còn là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học về khu di tích này, cũng đã có tình trạng này rồi. Nhưng khi đó, quy mô, sự đông đúc theo công bố lúc đó chỉ từ ba chục vạn đến năm chục vạn người thôi. Bây giờ, quy mô lên tới con số hàng triệu thì khủng khiếp quá. Sự khủng khiếp này, trước tiên là do ý thức hội của những người đi hội bây giờ.
Tôi nhớ đến bản sắc chỉ của vua Quang Trung ngày 16/2 năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung đã gửi sắc chỉ này về cho chính làng Hy Cương (Xã Hy Cương, Tp Việt Trì, Phú Thọ) ở dưới chân núi và dặn dò, hãy tổ chức lễ hội sao cho cẩn trọng. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội phải nhằm đến mục đích "Giữ cho mạch nước vững bền, sông núi dài lâu". Đấy là ý nghĩa của việc làm lễ hội, đi lễ hội, hưởng thụ lễ hội ở đền Hùng.
Tiếc rằng, chúng ta chưa làm cho mọi người đi lễ hội bây giờ thấm nhuần được ý thức hội khi đi đền Hùng là như thế. Cho nên, xen nhau, xô nhau, đẩy nhau, thậm chí có thể may quá mà chưa chết ngạt! Đường "choa", "choa" cứ đi và làm nên ý thức hội rất đáng quan ngại.
- Rõ ràng, những khu di tích văn hóa lịch sử như đền Hùng dù có mở rộng đến đâu cũng không thể đáp ứng một lúc tới 5-7 triệu lượt người đến lễ một lúc. Số người đi lễ có thể còn tăng lên hàng triệu nữa vào những mùa lễ sau. Giáo sư có cho rằng, cứ phải đến tận nơi mới thể hiện được lòng biết ơn, sự thành kính với tổ tiên và được phù hộ độ trì, còn chiêm bái từ xa thì không thể hiện được, không linh?
Chắc chắn, chúng ta sẽ phải có những biện pháp như giãn lễ hội ra. Không cứ phải đến đền Hùng mới trải lòng được với tổ tiên.
Bây giờ, đã có kế hoạch do Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch thực hiện là giãn cả những việc thờ cùng, đi lễ đền Hùng ra nhiều địa phương trên cả nước. Từ chỗ chỉ có một đền Hùng, bây giờ, chúng ta có hàng trăm nơi để đến ngày 10/3, mọi người giãn ra, có thể đến đó hành hương, gửi tấm lòng của mình cho tổ tiên, cho vận nước, cho quốc gia, cho dân tộc.
Một điều mà khoa học đã lĩnh hội được mà chúng ta chưa làm cho mọi người biết, đó là hoàn toàn có thể giãn lễ hội đền Hùng không phải chỉ trên không gian mà cả về thời gian.
Sự thực lịch sử như tấm bia ở trên đền Thượng ghi "Hùng Vương từ khảo", nói rất rõ, xưa kia, lễ hội đền Hùng mở vào mùa thu. Mùa thu mới là thời điểm, thời gian mở lễ hội gốc của văn hoá Việt.
"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", ai cũng nói là câu này có từ ngàn xưa. Nhưng không phải vậy, chắc chắn là nó chưa có đầy 100 năm. Và ngày mùng 10 bây giờ rất linh thiêng, cả nước được nghỉ, là ngày Quốc lễ. Nhưng thực ra, nó chỉ bắt đầu có từ năm 1917 thôi.
Cho nên, nếu chúng ta làm rõ được cho đồng bào chúng ta biết, ngày 10 là một thứ thời gian tình cờ táp vào đó thôi, không đáng để mà xô nhau, chịu tại nạn, khổ ải đến mức quá đông đúng như thế này.
Không thể cứ để nguyên cho làng Hy Cương, thôn Cổ Tích ở đó lo liệu lễ hội nữa. Nhưng bây giờ, việc lo liệu lễ hội đó, các bộ, ban, ngành cũng đã có làm rồi, rất có ý thức, đã tận tuỵ nhưng lực bất tòng tâm.
Vấn đề cơ bản là vấn đề tuyên truyền, huấn luyện. Tất cả tập trung lại, giới thiệu thành một phong trào, làm cho mọi người quán triệt càng sâu sắc, càng đúng đắn, càng tốt về ý thực hội. Một khi ý thức hội ở đây được thấm nhuần, được xác định cho rõ ràng thì người ta, từ quần áo, thái độ, cử chỉ đến việc tổ chức đám đông sẽ thành kính, thiêng liêng và trật tự.
Xin cảm ơn sự chia sẻ bổ ích và những kiến nghị đầy tâm huyết của Giáo sư!
5.
Cảnh sát giải cứu trẻ nhỏ trong biển người ở Đền Hùng
4.
6.
GS Lê Văn Lan: '10/3 không phải ngày gốc Giỗ Tổ Hùng Vương'
Nhà sử học, GS Lê Văn Lan tâm tư rằng, 10/3 không phải là ngày gốc giỗ Tổ Hùng Vương, không đáng để xảy ra cảnh xô đẩy nhau, khổ ải đến thế.
Biển người chen lấn, xô đẩy đến ngạt thở, khiến nhiều trẻ em và người già ngất xỉu ở lễ hội đền Hùng vừa qua đã tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm về văn hóa lễ hội của người Việt.
PV đã có cuộc trao đổi với GS Lê Văn Lan nhìn nhận về câu chuyện này.
- Thưa Giáo sư, ngày càng nhiều người dân Việt Nam hành hương về đền Hùng nhân ngày giỗ Tổ. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh đáng quý nhưng nhìn vào cảnh tượng hàng triệu người xô đẩy chen lấn nhau,người già, trẻ nhỏ ngất xỉu, lực lượng công an phải vào giải cứu, Giáo sư có suy ngẫm thế nào về những vấn đề xảy ra như vậy tại lễ hội đền Hùng?
Tôi cho rằng, sở dĩ lễ hội đền Hùng năm nay đặc biệt hơn năm khác là đông quá thể, quá mức.
Công an phải giải cứu trẻ nhỏ thoát khỏi biển người đi lễ đền Hùng (ảnh: theo Trần Thường/VietNamNet) |
Mấy chục năm trước, khi tôi còn là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học về khu di tích này, cũng đã có tình trạng này rồi. Nhưng khi đó, quy mô, sự đông đúc theo công bố lúc đó chỉ từ ba chục vạn đến năm chục vạn người thôi. Bây giờ, quy mô lên tới con số hàng triệu thì khủng khiếp quá. Sự khủng khiếp này, trước tiên là do ý thức hội của những người đi hội bây giờ.
Tôi nhớ đến bản sắc chỉ của vua Quang Trung ngày 16/2 năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung đã gửi sắc chỉ này về cho chính làng Hy Cương (Xã Hy Cương, Tp Việt Trì, Phú Thọ) ở dưới chân núi và dặn dò, hãy tổ chức lễ hội sao cho cẩn trọng. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội phải nhằm đến mục đích "Giữ cho mạch nước vững bền, sông núi dài lâu". Đấy là ý nghĩa của việc làm lễ hội, đi lễ hội, hưởng thụ lễ hội ở đền Hùng.
Tiếc rằng, chúng ta chưa làm cho mọi người đi lễ hội bây giờ thấm nhuần được ý thức hội khi đi đền Hùng là như thế. Cho nên, xen nhau, xô nhau, đẩy nhau, thậm chí có thể may quá mà chưa chết ngạt! Đường "choa", "choa" cứ đi và làm nên ý thức hội rất đáng quan ngại.
- Rõ ràng, những khu di tích văn hóa lịch sử như đền Hùng dù có mở rộng đến đâu cũng không thể đáp ứng một lúc tới 5-7 triệu lượt người đến lễ một lúc. Số người đi lễ có thể còn tăng lên hàng triệu nữa vào những mùa lễ sau. Giáo sư có cho rằng, cứ phải đến tận nơi mới thể hiện được lòng biết ơn, sự thành kính với tổ tiên và được phù hộ độ trì, còn chiêm bái từ xa thì không thể hiện được, không linh?
Chắc chắn, chúng ta sẽ phải có những biện pháp như giãn lễ hội ra. Không cứ phải đến đền Hùng mới trải lòng được với tổ tiên.
Bây giờ, đã có kế hoạch do Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch thực hiện là giãn cả những việc thờ cùng, đi lễ đền Hùng ra nhiều địa phương trên cả nước. Từ chỗ chỉ có một đền Hùng, bây giờ, chúng ta có hàng trăm nơi để đến ngày 10/3, mọi người giãn ra, có thể đến đó hành hương, gửi tấm lòng của mình cho tổ tiên, cho vận nước, cho quốc gia, cho dân tộc.
|
Sự thực lịch sử như tấm bia ở trên đền Thượng ghi "Hùng Vương từ khảo", nói rất rõ, xưa kia, lễ hội đền Hùng mở vào mùa thu. Mùa thu mới là thời điểm, thời gian mở lễ hội gốc của văn hoá Việt.
"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", ai cũng nói là câu này có từ ngàn xưa. Nhưng không phải vậy, chắc chắn là nó chưa có đầy 100 năm. Và ngày mùng 10 bây giờ rất linh thiêng, cả nước được nghỉ, là ngày Quốc lễ. Nhưng thực ra, nó chỉ bắt đầu có từ năm 1917 thôi.
Cho nên, nếu chúng ta làm rõ được cho đồng bào chúng ta biết, ngày 10 là một thứ thời gian tình cờ táp vào đó thôi, không đáng để mà xô nhau, chịu tại nạn, khổ ải đến mức quá đông đúng như thế này.
Video: Chen lấn kinh hoàng tại lễ hội Đền Hùng
- Sự chia sẻ của Giáo sư rất đúng, nhưng những người dân làm sao nghe và hiểu được, bởi một bài báo không đủ, 100 bài báo cũng không đủ. Câu chuyện này có lẽ không phải chỉ nằm ở vai trò của mỗi tỉnh Phú Thọ mà còn là vai trò của các bộ. Giáo sư nghĩ sao về trách nhiệm của cá cBộ, ví dụ như Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch trong việc tổ chức một lễ hội như lễ hội đền Hùng cho văn minh, an toàn, thuận tiện cho những người hành hương?Không thể cứ để nguyên cho làng Hy Cương, thôn Cổ Tích ở đó lo liệu lễ hội nữa. Nhưng bây giờ, việc lo liệu lễ hội đó, các bộ, ban, ngành cũng đã có làm rồi, rất có ý thức, đã tận tuỵ nhưng lực bất tòng tâm.
Vấn đề cơ bản là vấn đề tuyên truyền, huấn luyện. Tất cả tập trung lại, giới thiệu thành một phong trào, làm cho mọi người quán triệt càng sâu sắc, càng đúng đắn, càng tốt về ý thực hội. Một khi ý thức hội ở đây được thấm nhuần, được xác định cho rõ ràng thì người ta, từ quần áo, thái độ, cử chỉ đến việc tổ chức đám đông sẽ thành kính, thiêng liêng và trật tự.
Xin cảm ơn sự chia sẻ bổ ích và những kiến nghị đầy tâm huyết của Giáo sư!
http://vtc.vn/gs-le-van-lan-103-khong-phai-ngay-goc-gio-to-hung-vuong.2.605358.htm
5.
Bơ phờ ở Đền Hùng: 'Đừng đẩy nữa, sắp chết ngạt rồi'
16/04/2016 18:57 GMT+7
- Những người dân đi dự lễ hội đền Hùng (Phú Thọ) sáng nay vẫn chưa kịp hoàn hồn sau trận chen lấn, xô đẩy trong biển người hỗn loạn. Những tiếng hô: “đừng đẩy nữa, giẫm phải chân tôi rồi” hay “sắp chết ngạt rồi” vẫn ám ảnh nhiều người.
Sáng nay hàng triệu người đã đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) dự ngày chính hội khiến đường lên núi tắc nghẽn và cả biển người chen lấn, xô đẩy nhau.
Đến cuối ngày, nhiều người vẫn còn ngồi thất thần, chưa hoàn hồn. Những người khác, chủ yếu là phụ nữ thì mệt lả, nằm la liệt khắp nơi từ bãi cỏ, gốc cây.
Vẻ mặt bờ phờ của nhiều người dân sau lễ hội đền Hùng sáng nay |
Khắp các ngả đường dẫn lên khu di tích thì tràn ngập rác. Dù ban tổ chức đã tăng cường thêm rất nhiêu nhân viên dọn vệ sinh trước và sau lễ hội nhưng do lượng người đến dâng hương quá đông, cùng với đó là ý thức của người dân chưa tốt nên vẫn xảy ra hiện tượng vứt rác bừa bãi.
Một số hình ảnh ngổn ngang cuối ngày lễ hội, khi biển người rút đi được PV VietNamNet ghi nhận:
Biển người sáng nay chen lấn ở Đền Hùng
Nhiều người phải bỏ dở chặng đường lên đền Thượng vì không chịu nổi sức ép bởi đám đông.
|
Ngay cả những người đàn ông cũng mệt mỏi sau một buổi đi lễ.
|
Sau lễ hội, rác ngập khắp đường lên xuống các điểm trong khu di tích đền Hùng.
|
Người dân mệt mỏi nằm la liệt bãi cỏ |
Thùng rác được “hất” đổ một bên để lấy chỗ cho hàng quán.
|
Các loại hình dịch vụ ăn uống mọc lên như nấm, kéo theo một lượng rác đáng kể.
|
Nhân viên và sinh viên tình nguyện liên tục được huy động để thu gom rác mà cũng không xuể.
|
Bà Nguyện Thị Hoa (70 tuổi, quê ở An Giang) cho biết, 20 năm nay, năm nào bà cũng một mình đi từ An Giang ra lễ hội Đền Hùng.
Sau chặng đường đi ô tô 3 ngày đến nơi, bà không nghỉ trọ ở đâu mà lên chân núi khu di tích từ 4h chiều qua mắc võng ngủ. Đến 5h sáng nay bà đã lên đến nơi vào dâng lễ.
Còn bà Hà Thị Hoàn (46 tuổi, ở Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết, bà đi cùng gia đình 8 người trong đó có 3 trẻ em đều dưới 10 tuổi. Gia đình bà bắt đầu đi từ nhà là 4h sáng đến nơi vừa kịp 6h chuẩn bị rước lễ. Bà cùng cả gia đình "dắt nhau" đi lễ đền Hạ lên đền Thượng, leo lên trên 500 bậc thang, tuy mệt mỏi mỗi khi lên đến một đền để lễ bà đều nghỉ vài phút sau đó đi tiếp.
|
Trần Thường
Ngất xỉu, khóc thét trong biển người dự lễ giỗ tổ Hùng Vương
TTO - Lượng người dồn về đền Hùng (Phú Thọ) dự giỗ tổ Hùng Vương sáng 16-4 quá lớn nên xảy ra tình trạng chen chúc khiến nhiều người ngất xỉu, trẻ nhỏ khóc thét sợ hãi.
30 phút sau thời điểm mở hàng rào chắn, lượng người vẫn gây ùn tắc ở cổng đền - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương năm nay diễn ra vào ngày thứ bảy nên người dân dự lễ rất đông. Nhiều gia đình dắt theo con nhỏ cùng đi lễ.
Llực lượng an ninh ưu tiên cho các gia đình có em nhỏ lên phía trên trước, tránh chen lấn và bảo đảm an toàn.
Sau nghi lễ dâng hương lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở đền Thượng lúc 7g40, rào chắn ở hai phía cổng vào sân đền được mở.
Tuy nhiên do người đến tham dự quá đông, dẫn đến sự chen lấn, xô đẩy nên BTC lại tạm thời đóng lại hàng rào chắn. Sau đó dùng loa kêu gọi người dự lễ bình tĩnh, đảm bảo an toàn, trật tự.
7g50, hai rào chắn ở hai cổng được mở. Hàng chục nghìn người dân từ hai đầu bắt đầu đổ vào. Chỉ trong một vài phút, biển người chen chân chật kín sân trước lối lên núi. Dòng người còn kéo dài ra tận phía ngoài hai cổng.
Hàng rào chắn ở bậc thang lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh chưa được mở nên BTC phải rất vất vả để đảm bảo trật tự, đồng thời liên tục dùng loa kêu gọi người dân trật tự.
Lúc 8g20, lớp rào chắn cuối cùng được mở, dòng người ồ ạt chen nhau lên núi. Vì bậc thang lên núi quá nhỏ, nên gây ra tình trạng ùn tắc. Nhiều người bất chấp sự kêu gọi của lực lực chức năng, và sự an toàn, đã trèo rào, đi lối tắt lên trên núi.
Đến khoảng 9g, lượng người mới thưa vãn.
BTC cho biết dự kiến chỉ trong ngày hôm nay có khoảng 1,5 đến 2 triệu lượt du khách đổ về Đền Hùng, nâng tổng số lượt người dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương năm nay là khoảng 7 triệu lượt.
*Xem phóng sự ảnh do PV Tuổi Trẻ thực hiện từ đền Hùng sáng nay 16-4:
Người dân mang lễ vật để để làm lễ tại ngày Giỗ tổ Hùng Vương - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Khoảng 8h20 phút, hàng rào chắn cuối cùng được mở ra, ngay lập tức hàng nghìn người nhào lên phía trước - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một người phụ nữ bị ngất xỉu được di chuyển vào khu vực y tế - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Do lượng người quá lớn cộng với cổng đền quá nhỏ nên việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn, trong ảnh một bé trai bật khóc mặc dù được bố cõng trên vai - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một bé gái bật khóc khi phải tách khỏi người thân để đảm bảo an toàn, tất cả trẻ nhỏ được ban tổ chức bố trí một khu vực riêng - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một chiến sĩ cảnh sát cơ động ôm hai trẻ nhỏ tách khỏi đám đông - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một phụ nữ lớn tuổi được nhân viên đặc cách vượt qua cổng rào chắn dưới chân đền Hùng để đảm bảo an toàn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một cậu bé oà khóc và được gia đình đưa vào khu vực cách ly với đám đông - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Môt cậu bé nhanh chóng được một nhân viên của ban quản lý Đền Hùng đưa vào khu vực an toàn để tránh đám đông - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một người phụ nữ ngất xỉu khi bị đám đông chèn ép sau khi rào chắn được dỡ bỏ - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Hàng vạn người dồn xuống khu vực dưới chân đền Hùng, lượng người dồn vào càng đông cộng với thời tiết oi bức khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi - Ảnh: Nguyễn Khánh |
3.
Tổng bí thư và hàng triệu người dân dâng hương Giỗ Tổ
16/04/2016 09:35 GMT+7
- Sáng nay (10/3 âm lịch), cả nước Việt lại hướng về Việt Trì, Phú Thọ nơi diễn ra lễ Giỗ tổ Hùng Vương với sự tôn kính và ngưỡng vọng.
Từ sáng sớm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, du khách thập phương đã về dâng lễ, dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu di tích Lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
Đúng 7h, tiếng chiêng, trống vang vọng khắp núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng. Đoàn đại biểu hành lễ từ đền tại chân núi Nghĩa Lĩnh đến Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đến đền Thượng.
Đi đầu là đoàn Tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hành lễ và vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”. Theo sau là 14 thiếu nữ trong trang phục áo dài đỏ cùng 100 chàng trai - là những thanh niên ưu tú, tượng trưng cho một trăm người con được sinh ra từ bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và đoàn rước kiệu.
Tiếp đó là đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ban ngành Trung ương, địa phương và hàng vạn nhân dân cả nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã lên Đền Hùng dâng lễ, dâng hương trong ngày Giỗ Tổ 10/3 âm lịch. |
Các làng, xã ở Phú Thọ cũng đồng loạt dâng hương tưởng nhớ danh nhân, danh tướng thời vua Hùng tại các điểm thờ quanh khu vực.
Chúc văn ca ngợi công lao các vua Hùng; ca ngợi tinh thần quật khởi, kiên cường của các thế hệ người Việt Nam; khẳng định truyền thống yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc của con dân đất Việt với các vị vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính làm lễ dâng hương Giỗ Tổ. |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm lễ dâng hương |
Năm nay thời tiết nắng đẹp, do đó số lượng du khách thập phương cũng tăng lên đáng kể. Theo Ban tổ chức Lễ hội đền Hùng, lượng khách tính đến thời điểm này là hơn 5 triệu lượt người. Trong hôm nay, dự kiến tổng số lượng người có thể đạt đến 7 triệu lượt.
Tổng bí thư bắt tay, gặp gỡ đồng bào đi dự lễ Giỗ Tổ. |
Ngay từ sáng sớm nay, khu vực đền Hùng đã đông nghịt người dân hướng lên núi Nghĩa Lĩnh, nơi đặt các đền thờ vua Hùng. Dòng người từ già đến trẻ, khuôn mặt rạng ngời, vui tươi từ khắp mọi miền đất nước cùng tụ về vùng đất Tổ thành kính dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng.
Núi Nghĩa Lĩnh - Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ những ngày này có hàng triệu người dân hướng về, dâng hương tri ân, tưởng nhớ các Vua Hùng ngày Quốc giỗ.
|
Du khách nườm nượp đổ về trung tâm khu di tích, khiến các ngả đường chật kín. Lực lượng an ninh phải làm việc hết công suất để đảm bảo, giữ gìn trật tự. Theo Ban tổ chức, năm nay tỉnh Phú Thọ đã bố trí hàng trăm công an, cảnh sát cùng phối hợp đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội. Do đó tình trạng trộm cắp, cờ bạc, hàng quán “chặt chém” không xảy ra.
Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng trở thành niềm tin thiêng liêng của dân tộc, có sức sống lâu bền và ngày càng lan toả mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngày 10/3 âm lịch hằng năm trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc, triệu triệu lượt người hành hương về Đền Hùng thành kính tri ân công đức các Vua Hùng.
Đoàn Bổng - Trần Thường
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/299859/tong-bi-thu-va-hang-trieu-nguoi-dan-dang-huong-gio-to.html
2.
Cảnh sát giải cứu trẻ nhỏ trong biển người ở Đền Hùng
16/04/2016 15:46 GMT+7
- Nhiều trẻ em không chịu nổi cảnh chen lấn trong biển người đi lễ dâng hương tại Đền Hùng sáng nay đã được lực lượng cảnh sát giải cứu ra bên ngoài.
Ước tính hàng triệu người đổ về Đền Hùng trong ngày chính lễ Giỗ Tổ hôm nay. Tất cả các ngả lên các đền, đặc biệt là đền Thượng ken đặc người.
Trước giờ người dân được lên hành lễ, cả biển người tập trung dưới chân núi Nghĩa Lĩnh. Trong cái nắng nóng đầu hè, nhiều người già, trẻ nhỏ và phụ nữ cảm thấy ngột ngạt trước tình trạng chen lấn, xô đẩy; phải nhờ đến lực lượng chức năng giải cứu ra bên ngoài.
Một số hình ảnh được PV VietNamNet ghi nhận trong sáng nay:
(Ảnh: Nguyên Trí) |
(Ảnh: Trần Thường) |
Nhiều cụ già, phụ nữ và trẻ em khốn khổ trong biển người lên lễ đền Hùng (Ảnh: Phạm Hải) |
Trần Thường - Đoàn Bổng - P.Hải
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/299902/canh-sat-giai-cuu-tre-nho-trong-bien-nguoi-o-den-hung.html
1.
Biển người hỗn loạn kẹt cứng đường lên đền Hùng
16/04/2016 11:01 GMT+7
- Lượng người đổ dồn về Đền Hùng sáng nay quá đông, dẫn đến cảnh ùn tắc cục bộ; nhiều người dân băng rừng để di chuyển lên đền Thượng.
XEM CLIP:
Ước tính cả triệu người dồn về đền Hùng trong ngày chính hội sáng nay (Ảnh: Trần Thường) |
Khoảng 9h nay, ngay sau khi Ban tổ chức tiến hành xong các nghi lễ dâng hương trên núi Nghĩa Lĩnh, lập tức dòng người cùng đổ dồn lên đền Thượng gây ra cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng. Để thoát khỏi đám đông ùn tắc, một số du khách đã bất chấp nguy hiểm trèo rào leo men theo sườn núi.
Rất đông lực lượng chức năng và các tình nguyện viên đã được huy động để ngăn chặn, nhắc nhở người dân đi lại trật tự. Tuy nhiên, tình trạng lộn xộn vẫn diễn ra do lượng người quá đông.
(Ảnh: Trần Thường) |
(Ảnh: Phạm Hải) |
Theo ước tính trong ngày chính hội đền Hùng năm nay có hơn 1 triệu du khách hành hương về đất Tổ.
Ban tổ chức năm nay đã căng dây, đặt các biển cảnh báo nguy hiểm nhưng càng về trưa, lượng người lên núi Nghĩa Linh lễ Tổ bằng “đường rừng” ngày càng đông.
Nhiều người già, phụ nữ và trẻ em không chen chân nổi, thậm chí ngất xỉu phải nhờ đến lực lượng chức năng giúp đỡ đưa ra bên ngoài (Ảnh: Nguyên Trí) |
(Ảnh Trần Thường) |
(Ảnh: Nguyên Trí) |
Mặc dù lực lượng an ninh đã làm hết khả năng nhưng vẫn không thể ngăn cản được dòng người ùn ùn nối đuôi nhau băng rừng.
Nhiều bậc phụ huynh còn cho con leo lên rừng, bám vào những rễ cây rất nguy hiểm.
Lối lên đền Thượng, cả dòng người chen nhau (Ảnh: Đoàn Bổng) |
Nhiều người chọn cách băng qua rừng khiến các lực lượng chức năng phải rất vất vả để nhắc nhở, nhằm đảm bảo sự an toàn. (Ảnh: Đoàn Bổng) |
Dù phải chen nhau nhưng nhiều cụ già rất phấn khởi khi về dâng hương được đúng ngày chính lễ (Ảnh: Đoàn Bổng) |
Trần Thường - Đoàn Bổng - Nguyên Trí
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/299879/bien-nguoi-hon-loan-ket-cung-duong-len-den-hung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.