Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn an-chi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn an-chi. Hiển thị tất cả bài đăng

01/12/2017

Vô ơn với công lao của Đắc Lộ, với từ điển Việt - Bồ - La và nhiều ấn phẩm của đầu thời 1650s

Vô ơn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bây giờ, khi xuất hiện đề án cải tiến quốc ngữ dạng như của ông Bùi Hiền (xem ở đây), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự vô ơn.

Nếu không có các nhà sáng tạo như Đắc Lộ hồi đầu thế kỉ 17, thì người Việt có đủ sức tự mình làm ra được bộ chữ quốc ngữ như ngày nay hay không ? Với tư duy tầm lẹt đẹt như sáng tạo chữ Nôm (tạm tính dùng nhiều từ thời Trần, tới tận giữa thế kỉ 20, tức tới cả 8 - 9 thế kỉ), hay trước mắt như đề án cải tiến hóa bằng vạn lần cải lùi của Bùi Hiền 2017, đại khái với các tinh hoa của trí tuệ Đại Việt như vậy, ta đâm nghi ngờ. Hoặc không có được các căn cứ đảm bảo cho một niềm tin về sáng tạo Việt.

23/07/2017

Cố Từ và từ điển Việt - Latinh mang đậm phong vị Nam Bộ, với bảng tra hiện đại

Cố Từ là tên Việt Nam của giám mục Taberd.

Vào thập niên 1830, cố Từ đã chỉnh sửa tập bản thảo từ điển Việt - Latinh (gồm cả chữ Hán và chữ Nôm) của giám mục Bá Đa Lộc soạn xong thời thập niên 1770. Rồi đem in ở Ấn Độ.

08/08/2016

Quốc hiệu "Đại Cồ Việt" với nghĩa "Nước Việt lớn theo Cồ Đàm" : thêm một luận giải ủng hộ

Luận giải này ủng hộ cho thuyết "Cồ" trong "Đại Cồ Việt" có nghĩa là "Cồ Đàm", tức chỉ tên của Đức Phật Thích Ca. 

Ông vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước mình theo chủ nghĩa Phật giáo của Cồ Đàm, và là một nước lớn (tuy lúc đó, lãnh thổ của ông còn khá chật chội). Quốc hiệu của Đại Cồ Việt bây giờ là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Về cơ bản là giống nhau ở chỗ theo một chủ nghĩa nào đó. 

Thuyết "Cồ = Cồ Đàm = Phật" đã được một số học giả đưa ra trước đây (Nguyễn Khắc Kham, An Chi,...).

17/06/2015

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không ? (bài An Chi)

Bài vốn kí tên là Huệ Thiên (một bút danh khác, của bút danh An Chi).

Vốn đã in nhiều năm trước. Đại ý: "Vậy là ngay một số ghi chép trong ĐVSKTT như đã trích dẫn trên cũng đủ cho thấy hoàn toàn không có chuyện Mạc Đăng Dung cắt đất của Đại Việt để dâng cho nhà Minh. Có chăng chỉ là các sử thần Lê-Trịnh vì mục đích chính trị đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục nhà Mạc mà thôi".

15/12/2014

Tác giả của "Chuyện đông chuyện tây" và "Những tiếng trống qua cửa nhà sấm" (An Chi, Huệ Thiên)

Hôm trước, đang dừng lại với cụ An Chi ở các chi tiết, như quả thực hay Tàu, hay nữa là đồng bóng, vân vân. Cụ lan man và tay chơi thế thôi. Người ta cũng gọi cụ là học giả.

Hôm nay, thử đọc một bài giới thiệu về An Chi (tức Huệ Thiên) của Huỳnh Công Tín.

24/11/2014

Chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ ?

Liên quan đến lí giải gần đây của cụ An Chi về nghĩa của chữ "Tàu" (hay "Tầu"), thì, bà con người Nam ta đang phản luận lại. Hầu như, người ta đều không đồng tình với lí giải của cụ An Chi (xem ở đây).

Bây giờ, hãy thử xem bản thân chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ.

Tư liệu mà tôi quan sát thì cho thấy, tựa như ban đầu là trong phương ngữ Nam Bộ. Tức là người Nam Bộ gọi người Hoa/người Hán di cư đến Nam Bộ là "Tàu". Rồi thành ra quen, và lan sóng ngược ra Trung Bộ và Bắc Bộ. 

23/11/2014

"Tàu/Tầu" trong "người Tàu/Tầu" có nghĩa là gì

Người Nam ta, từ lâu lắm rồi, hay gọi người Trung Quốc là "người Tàu" (hay "người Tầu"). Rồi thì: nước Tàu, sách Tàu, gái Tàu, nhà Tàu, chè Tàu,...

Mà cũng từ lâu lắm, người Nam đều đinh ninh rằng "Tàu/Tầu" là chỉ con tàu, chiếc tàu ở dưới nước, vì truyền ngôn là họ đến ta bằng tàu.

Bây giờ, tháng 11 năm 2014, cụ An Chi lật lại vấn đề. Thật ra cụ mới thử chơi chữ một chút thôi, để quả quyết "Tàu" là chỉ "quan, người làm quan, người cai trị".

29/11/2013

ĐỒNG BÓNG theo cách giải thích của cụ An Chi (1993, 2013)

Vừa rồi, bác Lý có đi một entry khá dí dỏm là Anh ngố, anh biết quái gì về ngoại cảm. Nhờ bác nhắc đến khái niệm đồng bóng, thì tôi mới nhớ ra là cụ An Chi ngày trước đã có dẫn giải.

05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".