Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/06/2014

Đấu lý giữa chính quyền bảo hộ Pháp với Trung Hoa năm 1932 về Tây Sa

Bài cũ đã đi trên blog Yahoo (). Hôm nay, đưa lại về đây.


Tư liệu in trên giấy năm 1932

VIẾT THÊM


Lúc ấy, năm 1932, từ tư liệu trên, chưa thấy những điều sau:

(1). Chưa thấy tên gọi Hoàng Sa. Mà dùng Tây Sa và mở ngoặc Siosan.

(2). Chưa có chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự  trên đó. Vì lúc đó, chưa xây chùa. Chùa Hoàng Sa được xây sau năm 1932. 

Và hiện nay, dấu tích của chùa Hoàng Sa là như sau (xem ở đây):



Về Hoàng Sa tự, ở thời điểm hôm nay (11/6/2014), bản giới thiệu trên Bách khoa toàn thư mở bản tiếng Việt là như sau (dán nguyên văn để lưu):

"

Hoàng Sa Tự

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Hoàng Sa Tự là ngôi miếu cổ của người Việt xây dựng trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa[1], đảo này Trung Quốc chiếm giữ vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.
Hoàng Sa Tự được cho rằng được xây dựng trong mười ngày. Miếu có một gian theo thể chế nhà đá. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây do quân nhân đến đảo đem theo hạt giống gieo trồng như hạt quả thủy nam. [cần dẫn nguồn]
Cửa vào miếu có khắc hai bên hai câu: Cô hồn miếu, cô hồn diễu diễu 孤魂庙,孤魂渺渺; Hoàng sa tự, bích huyết Hoàng sa 黄沙寺,碧血黄沙。 Phía trên là bức Hoành phi có ghi “海不扬波” “Hải bất dương ba” có nghĩa là "Biển không nổi sóng"
Trong miếu có ghi niên hiệu “大南皇帝 保大十四年三月初一”Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất"
Nếu căn cứ việc Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, thì Hoàng sa tự có thể được trùng tu năm 1939 sau khi bị bão làm sụp đổ chứ không phải Hoàng sa tự được xây vào ngày 01/03/1934 (Âm lịch) và sụp đổ vào năm 1939 như một số tài liệu Trung quốc đã ghi.
Sau khi Trung Quốc đổ quân chiếm đóng Phú Lâm, các nhà khảo cổ Trung Quốc đến Hoàng Sa đã phát hiện ra Hoàng Sa Tự. Trong tạp chí "Lữ hành gia" quyển 6 xuất bản năm 1957 tại Bắc Kinh đã có bài mô tả về Hoàng sa tự như đã nêu ở trên
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, Hoàng Sa Tự là "bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam" tại Hoàng Sa.[1]
Hoàng Sa tự tồn tại ít nhất đến năm 1957 nhưng ngày nay không còn nữa.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a ă TS. Nguyễn Nhã (9 tháng 8 năm 2007). “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2009.

"

2 nhận xét:

  1. Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa vào tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để xác minh chủ quyền Trung Quốc, trái lại, họ phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã đọc báo cáo của phía Trung Quốc. Để thư thư sẽ trở lại vấn đề này. Có thể, mình công bố ở một nơi chính qui trước, rồi nói ở dạng blog sau.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.