Sau khi đã thấy bà Tô Trị Phần đi lễ Thánh ở Đài Loan (ở đây, vào ngày hôm nay - 30/10/2016), thì cần xem trình bày của bà, với tư cách dân biểu Đài Loan trước cơ quan của quốc hội Đài Loan, về vấn đề Formosa (đúng 1 tháng trước, tức ngày 30/9/2016).
Xem trực tiếp. Có bản dịch tiếng Việt.
Để thấy: một trình bày chuyên nghiệp, khúc chiết. Đủ cả lịch sử vấn đề, hiện trạng, tầm nhìn tương lai.
Kết luận của bà: chúng ta không thể cứ như hiện nay mà đưa công ty xuống phía nam, để mang đến khổ đau cho người Việt Nam. Phải thay đổi. Nếu vẫn làm theo cách hiện nay, thì người dân Việt Nam không cần Formosa.
Bà Tô cũng đọc vị ra chất của Formosa: chuyên nhằm vào chỗ nghèo nhất, trống trải nhất, hẻo lánh nhất của nước nghèo để xây đặc khu công nghiệp !
Bà Tô cũng đọc vị ra chất của Formosa: chuyên nhằm vào chỗ nghèo nhất, trống trải nhất, hẻo lánh nhất của nước nghèo để xây đặc khu công nghiệp !
Xem cụ thể ở dưới.
---
Xuất bản 22 thg 10, 2016
Quê choa +...
http://facebook.com/quechoaplus
Quốc Hội Đài Loan điều trần về Formosa, nói lên nguyện vọng của người dân Việt Nam:http://quechoaplus.blogspot.com/2016/...
http://youtube.com/quechoaplus
http://facebook.com/quechoaplus
Quốc Hội Đài Loan điều trần về Formosa, nói lên nguyện vọng của người dân Việt Nam:http://quechoaplus.blogspot.com/2016/...
http://youtube.com/quechoaplus
Danh mục
Giấy phép
https://www.youtube.com/watch?v=XSNceEG2p5A&feature=youtu.be
https://www.youtube.com/watch?v=U38npW_Dpvo
https://www.facebook.com/suchihfen/posts/960054244123440
HỘI ĐỒNG HƯƠNG KỲ ANH
https://www.facebook.com/nguoikyanh/?hc_ref=NEWSFEED&fref=nf
Xuất bản 30 thg 9, 2016
今天的院會輪到我總質詢,問的問題不多,單純希望大家能好好聽我說故事。
今年八月初我到越南待了幾天,在那邊,有一種熟悉的感覺,感覺現在的越南生機勃勃,處處充滿活力,就好像70年代的台灣,肯拼就有希望。
對於共產國家,總令人感到灰色無神的死寂。可是當我走在越南的街道上,當地的年輕藝術家讓街景既燦爛又浪漫,由於過去法國殖民的影響,殖民者們將家鄉的藝術風格帶到了越南,與當地文化融合後發展為越南的現代藝術。
今年八月初我到越南待了幾天,在那邊,有一種熟悉的感覺,感覺現在的越南生機勃勃,處處充滿活力,就好像70年代的台灣,肯拼就有希望。
對於共產國家,總令人感到灰色無神的死寂。可是當我走在越南的街道上,當地的年輕藝術家讓街景既燦爛又浪漫,由於過去法國殖民的影響,殖民者們將家鄉的藝術風格帶到了越南,與當地文化融合後發展為越南的現代藝術。
https://www.youtube.com/watch?v=U38npW_Dpvo
今年八月初我到越南待了幾天,在那邊,有一種熟悉的感覺,感覺現在的越南生機勃勃,處處充滿活力,就好像70年代的台灣,肯拼就有希望。
對於共產國家,總令人感到灰色無神的死寂。可是當我走在越南的街道上,當地的年輕藝術家讓街景既燦爛又浪漫,由於過去法國殖民的影響,殖民者們將家鄉的藝術風格帶到了越南,與當地文化融合後發展為越南的現代藝術。
也許有些人不了解,其實我們與越南的關係很深,經貿上,從1952年到2014年,我們投資東協約841億美元,其中投資越南占東協10國之冠,但是從馬政府時代開始,漸漸的我們與越南拉開了距離,投資越南的案件數量逐年下降。
卻又有另一種情感的連結拉住了台灣與越南,從越南遠渡而來的勞工們,加深了台越間的婚姻關係。以我的故鄉雲林來說,新住民的比例是全台前三名,大部分來自越南及印尼。
從南向到新南向,25年過去,越南媽媽的第二代長大成人,可惜過去我們犯下錯誤,造成新臺灣之子對媽媽的過去如同迷霧般模糊不清。跟日韓相比,不論是高中的第二外語、或大專院校開設的語言系所,東南亞語言是九牛一毛的渺小。
或許在我們的印象中,FORMOSA是葡萄牙人對美麗台灣的讚嘆。然而,在越南,FORMOSA有如毒瘤般的存在,嚴重破壞越南的生活環境。我在越南認識了幾位年輕人,他們看到位於河靜的台塑鋼廠,是一座飄著毒氣的大染缸,染黑了他們的海岸,毒死了海中的魚兒,年輕朋友們無助的祈求著,祈求FORMOSA不要在越南。諷刺的既視感,家鄉的海岸邊不也有座台塑六輕怪獸,牠的嘴巴張口吞噬了台灣的母親之河-濁水溪。
這隻怪獸不只在台灣、越南肆虐,當牠跑到了美國,卻在那遇到了更強悍的馴獸師,操縱著法律的正義之鞭,嚴厲懲罰牠在環保上所犯下的每一項過失。相比之下,台灣的法律似乎成了六輕犯錯的免死金牌。儘管我們有著規範像六輕此類特殊性工業區的法令,明確定義出應設置緩衝地區及空氣品質監測設施的工業類別,但過輕的罰則讓台塑肆無忌憚。
己所不欲勿施於人,台灣的六輕、越南的河靜鋼廠,提醒我們莫再犯下過去南向的問題。應清楚企業社會責任,讓南向到新南向,是一道從「褐色經濟」蛻變成「綠色經濟」的過程。
https://www.facebook.com/suchihfen/posts/960054244123440
HỘI ĐỒNG HƯƠNG KỲ ANH
Đây là video bạn có thể xem và chia sẻ để hiểu vì sao người Việt phải bỏ xứ sang Đài làm cu li, phải làm thuê ngay trên chính quê hương mình. Vì là lỗi của chính bạn hay là lỗi hệ thống? Hãy hiểu cho rõ và biết cần phải làm gì để người nước ngoài không phải kêu cứu thay cho người dân VN. Chính người Đài Loan đang lo hơn nỗi lo của nạn nhân ở VN cũng như chính quyền VN.
Chính Quốc Hội và truyền thông Đài Loan đã tạo một sức ép không nhỏ khiến Formosa phải cúi đầu nhận tội. Không dừng ở đó ngày 30.9, Viện Lập Pháp - Quốc hội Đài loan đã có phiên chất vấn của bà Su chih-fen (Tô Trị Phần) dân biểu cao cấp thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền của tổng thống Thái Anh Văn về formosa sau chuyến đi đầy sống gió đến Việt Nam.
Hãy tự đặt một vài câu hỏi đơn giản như sau: Đã có rất nhiều cuộc biểu tình, nhưng lời kêu gọi đóng cửa những nhà máy Formosa ở Đài Loan từ chính người Đài Loan? Sao Việt Nam lại rước họ về? Ung thư hoành hành quanh khu vực nhà máy Formosa ở Đài Loan? Bao giờ đến Vũng Áng? Chúng ta ngồi đợi ư? Formosa đã tỏ ra sẵn sàng gây ô nhiễm, vi phạm các quy định về môi trường và chịu phạt, vì so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc đó, ngay trên đất nước của họ? Bạn có tin là họ sẽ không làm điều đó ở Việt Nam? Hay cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ nghiêm ngặt hơn chính quyền Đài Loan? Có lẽ rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, cho một bị kịch tương tự.
Đọc chi tiết tại đây: http://quechoaplus.blogspot.com/…/quoc-hoi-dai-loan-dieu-tr…
Chia sẻ từ Youtube: https://youtu.be/XSNceEG2p5A
https://www.facebook.com/nguoikyanh/?hc_ref=NEWSFEED&fref=nf
QUỐC HỘI ĐÀI LOAN ĐIỀU TRẦN VỀ FORMOSA, NÓI LÊN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
Tác giả: Quê Choa Plus•Chủ đề: : Formosa
Quê Choa Plus -Thảm họa môi trường ở miền Trung Việt Nam, mà nguyên nhân do tập đoàn Formosa gây ra đã làm rúng động Đài Loan. Quốc Hội và truyền thông Đài Loan đã tạo một sức ép không nhỏ khiến Formosa phải cúi đầu nhận tội. Không dừng ở đó, chính quyền Đài Loan vẫn tiếp tục có những hành động quyết liệt để khiến Formosa không vì lợi nhuận mà bất chấp luật pháp, tàn phá môi trường ở Đài Loan cũng như Việt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của Formosa đến chính sách hướng Nam của Đài loan.
Ngày 30.9, Viện Lập Pháp - Quốc hội Đài loan đã có phiên chất vấn của bà Su chiih-fen (Tô Trị Phần) dân biểu cao cấp thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền của tổng thống Thái Anh Văn về formosa sau chuyến đi đến Việt Nam.
Trước đó, ngày 31.7, bà Su Chih-fen đã dẫn đầu một đoàn gồm 9 người trong đó có các chuyên gia về môi trường, Giáo sư Đại học và các nhà xã hội, đến Hà Nội với kế hoạch đi Hà Tĩnh nhằm tìm hiểu các vấn đề về thảm họa môi trường.
Bà Su Chih-fen cùng đoàn đi Việt Nam, trước khi rời Đài Loan. Ảnh Facebook 蘇治芬
Ngày 1.8, tại Nội Bài cả đoàn đã bị an ninh sân bay ách lại với toàn bộ hộ chiếu và không cho đáp chuyến bay đi Vinh. Đến 18:00, sau 9 tiếng bị cầm giữ, đoàn đã được nhân viên Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội ra sân bay can thiệp và đòi lại hộ chiếu để tiếp tục chuyến hành trình.
Không thể đáp chuyến bay tới Vinh như dự kiến, nên phái đoàn đã phải đi bằng đường bộ với gần 8 tiếng lái xe, phải hơn 2h sáng ngày 2.8 đoàn mới tới Khách sạn Mường Thanh Hà Tĩnh.
Ngay sau đó, 4 giờ sáng bà đã có cuộc gặp với hai người địa phương - chị Hương, từng làm việc cho Formosa và Lộc, một ngư dân Kỳ Lợi cùng một nhà hoạt động xã hội, anh Nguyễn Anh Tuấn.
Tại đây anh Tuấn đã trao tận tay bà Su bức thư của gia đình anh Lê Văn Ngày, thợ lặn cho Formosa đã tử vong, với nổ lực tìm kiếm công lý cho anh. Đoạn cuối thư viết:
''Thư này cũng được viết ra với mong đợi rằng Chính phủ Đài Loan giải quyết sự việc đau lòng nêu trên và đảm bảo rằng trong tương lai những người lao động VN như đồng nghiệp của thợ lăn Lê Văn Ngày không trở thành nạn nhân của sự bất công và không là nạn nhân của những công việc ghê tởm từ Tập đoàn Formosa Plastics hay của các công ty con cùng các nhà thầu.
Đài Loan là một đất nước thịnh vượng trong khu vực và vẫn sẽ là một quốc gia dẫn đầu. Tuy vậy, sự giàu có được dẫn dắt bởi trách nhiệm là vô cùng quan trọng; công luận khu vực và thế giới đang dõi theo quý vị và đánh giá cách thức quý vị giải quyết vấn đề liên quan đến cái chết của ông Lê Văn Ngày.''
Chị Hương kể về khoảng thời gian 5 năm làm việc cùng chồng trông coi các container của Formosa. Họ sống trong một lán trại dựng tạm cạnh khu container, hàng ngày ăn uống tắm giặt bằng nước mưa hứng qua rãnh trên nóc của container. Nay thì hai vợ chồng phát hiện ung thư gần như cùng lúc. Chị ung thư vú, đang xạ trị. Chồng ung thư vòm họng, di căn giai đoạn cuối, nằm chờ chết. Cả hai giờ nghỉ việc, sống vất vưởng qua ngày, trong khi Formosa không một lời hỏi thăm, không một đồng hỗ trợ. Khi được hỏi mong muốn gì nhất lúc này, chị Hương thẳng thắn: "Chỉ mong Formosa đi khỏi, đời mình đã xong, chỉ lo cho con cháu bệnh tật sau này."
Anh Lê Văn Lâm và chị Nguyễn Thị Hương, đôi vợ chồng làm cho Formosa, cả hai đều bị ung thư hiện sống tại xóm Ngâm, Tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Lộc mới 26 tuổi nhưng khiến cả Phái đoàn bất ngờ vì đã có 13 năm đi biển. Từ ngày cá chết, ghe tàu nhà anh, xóm anh, làng anh nhất loạt nằm bờ. 15 kg gạo là khoản hỗ trợ duy nhất anh nhận từ Chính phủ. Các lời hứa hẹn chuyển đổi sinh kế, theo anh, mới chỉ nằm trên giấy và không khả thi chút nào.
Bà Su vào thẳng vấn đề bằng câu hỏi không thể rõ ràng hơn: “Mỗi bạn hãy cho tôi biết quan điểm của mình về việc ra đi hay ở lại của Formosa? Các bạn có tin vào lời hứa sẽ khắc phục của họ hay không?”
Anh Lộc nói rõ Formosa vốn đã không được người dân địa phương như anh hoan nghênh ngay từ khi mới đến Hà Tĩnh, chứ không phải chỉ mới gần đây, bởi tất cả những hệ quả về kinh tế, chính trị, văn hóa mà nó gây ra. Chị Hương vẫn giữ những trăn trở về sức khỏe, bệnh tật. Còn anh Tuấn nhắc lại những ‘tiền án’ của Formosa khắp những nơi mà nó đi qua để khẳng định rằng tôi không bao giờ tin vào lời hứa sẽ khắc phục môi sinh, môi trường cho Việt Nam.
Mỗi người một góc nhìn, song thống nhất với nhau ở câu trả lời: Chúng tôi không muốn thấy Formosa ở lại, nhất lại là 60-70 năm nữa.
Tiếp đó, Nguyễn Anh Tuấn cho biết: ''bà dân biểu đã chia sẻ một thông tin mà tầm quan trọng của nó khiến tôi khá băn khoăn khi dẫn lại ở đây.
Bà nói chuyện Formosa ra đi hay ở lại thì không chắc. Nhưng theo thông tin bà có được thì ngay cả khi ở lại, Formosa sẽ dừng lại ở giai đoạn 1, chứ không tiến hành giai đoạn 2 nữa.
Hẳn mọi người cũng biết, giai đoạn 1 là 7 triệu tấn thép/năm, còn giai đoạn 2 là 22.5 triệu tấn/năm. Hơn 3 lần công suất là hơn 3 lần mức độ ô nhiễm, nhìn theo hướng đó thì phần nào đây cũng là thông tin tích cực.
Bà chia sẻ thêm từ kinh nghiệm cá nhân với Formosa, bà thấy trong 3 nước Formosa từng đầu tư, họ tỏ ra thân thiện với môi trường nhất ở Mỹ, trong khi đó ở Đài Loan và Việt Nam có lẽ chúng ta cần phải mất nhiều thời gian hơn để có thể đưa được họ vào khuôn khổ.
Cuối cùng, bà nói rằng tương đối bất ngờ trước sự kiên trì đấu tranh của người dân địa phương, điều mà phần nào đó bà nghĩ là Việt Nam đã làm tốt hơn Đài Loan.''
Sau sự việc bị thu giữ hộ chiếu và ngăn cản chuyến bay ở Nội Bài và cuộc gặp gỡ ''chui'' với đại diện người dân, cả đoàn đều bảo trong đời họ chưa từng có cảm giác thế này. Bà Su Chih-fen viết trên FB, cho hay:
“Sự việc quá đột ngột mà tới giờ chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân. Phía quan chức Việt Nam tuy đưa ra một số lý do nhưng tôi tin rằng sự tình có thể sẽ phức tạp hơn. Tôi vẫn tràn đầy niềm tin và hy vọng vào chính sách "Hướng nam mới" của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn.
Trưởng đại diện Thạch Thụy Kỳ (tương đương Đại sứ) cùng các nhân viên Đài Loan tại VN đều là những công chức làm việc chu đáo và cực kỳ trách nhiệm, đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Hiện tại nhất cử nhất động rất nhạy cảm. Suốt chuyến hành trình đều có Công an VN mặc thường phục đi theo, chụp hình, bao gồm cả việc ăn uống, hay đi khỏi khách sạn để gội đầu nhất nhất phải khai báo. Không thể làm bất cứ điều gì vượt ngoài lịch trình.
Quả thực bị hạn chế, nhưng tôi tin rằng sẽ gắng khắc phục; dù sao hai bên đều có nhận thức về dân chủ khác nhau!"
Bà Su còn chia sẻ, hôm nay có một thanh niên Việt Nam nói với tôi, anh rất cảm động về diễn văn nhậm chức của Tổng thống Thái Anh Văn. Hóa ra, ở hai nước khác biệt nhưng cảm nhận của người dân là như nhau. Và rốt cục thì về cơ bản, mọi người dân đều yếu ớt và cần được bảo vệ!
Ngày 4.8 trở về Đài Loan, theo báo Taipei Times, bà cho biết: "Chúng tôi không thể có kết luận rõ về vụ ô nhiễm. Chính phủ Việt Nam cần phải công bố báo cáo điều tra của họ." Theo báo China Post, bà mô tả xã hội Việt Nam là "tràn đầy sinh lực", và "hơi lộn xộn nhưng đầy ắp cơ hội".
Trở lại phiên điều trần của bà Su Chih-fen tại viện Lập Pháp Đài Loan ngày 30.9. Trên kênh Youtube của mình, bà viết, cũng là nội dung mà bà đã trình bày:
Hôm nay đến phiên tôi được chất vấn trong cuộc tổng chất vấn của Viện Hành chính, câu hỏi thì tôi không có nhiều, chỉ mong tất cả cùng lắng nghe tôi kể một câu chuyện.
Đầu tháng 8 năm nay, tôi có đến thăm Việt Nam vài ngày, nơi đó cho tôi cảm giác quen thuộc, tôi thấy Việt Nam hiện tại tràn đầy sức sống, ở đâu cũng cũng thế, y hệt Đài Loan vào thập niên 70, hẳn là còn hy vọng. Một quốc gia Cộng Sản thường cho người ta cảm giác im lặng u ám vô thần nhưng trên con đường tôi đi lúc ấy, có một nghệ thuật gia trẻ tuổi đã làm cho con đường trở nên sang sủa và lãng mạn.
Do có được sự ảnh hưởng từ thời Thực dân Pháp trong quá khứ, người Pháp đã mang phong cách nghệ thuật từ quê hương họ đến Việt Nam sau khi đã dung hòa cùng với văn hóa xứ đó phát triển thành nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.
Có thể có một số người không hiểu, thực ra quan hệ của chúng ta với Việt Nam rất sâu, về kinh tế mậu dịch, từ 1952 đến 2014, chúng ta đầu tư vào ASEAN khoảng 84,1 tỷ Mỹ kim, tỷ lệ đầu tư trong 10 nước trong ASEAN thì Việt Nam đứng đầu. Nhưng từ lúc Mã Anh Cửu chấp chính, khoảng cách giữa Việt Nam và chúng ta lớn dần, số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam giảm theo mỗi năm.
Tuy thế, giữa Việt Nam và Đài Loan vẫn còn một sợi dây liên kết khác, đó là những công nhân lao động đến từ Việt Nam xa xôi, những quan hệ hôn nhân Việt Đài càng làm (sợi dây liên kết) sâu sắc hơn. Lấy thí dụ là Vân Lâm, quê của tôi, là nơi đứng thứ ba toàn nước về tỷ lệ dân nhập cư, trong đó phần lớn là từ Việt Nam và Indonesia.
Từ chính sách Nam hướng đến Tân nam hướng, đã 25 năm qua đi, thế hệ thứ hai được sinh bởi những người mẹ Việt Nam đã trưởng thành, đáng tiếc trong quá khứ chúng ta đã phạm sai lầm, đã làm cho những người con Đài như ở trong lớp sương mù không hề biết về quá khứ của người mẹ Việt mình. So với Nhật, Hàn, ngoại ngữ thứ hai thì ngôn ngữ Đông Nam Á chiếm tỷ lệ như hạt cát trong sa mạc bất luận là ở trung học, cao đẳng hay phân khoa ngôn ngữ của đại học. (trong khi quan hệ với Việt Nam nhiều như vậy)
Có lẽ trong ấn tượng của chúng ta, Formosa là tên người Bồ Đào Nha khen gọi Đài Loan mỹ lệ, nhưng ở Việt Nam, Formosa như cái bướu độc ung thư, phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi gặp được vài bạn trẻ, họ thấy hãng thép của Đài Loan nằm ở Hà Tĩnh như một cái vại lớn thải ra khí độc, ô nhiễm bãi biển của họ, làm chết những con cá trong biển vì nhiễm độc.
Những người trẻ tuổi kêu cứu một cách vô vọng, kêu cứu với Formosa thì chẳng thể kêu ở Việt Nam. Trớ trêu thay, ở đó là vậy, mà bờ biển quê tôi cũng không phải đã có con quái vật Formosa Lục Khinh (1) đã há miệng nuốt trọn dòng sông lớn nhất của Đài Loan là Trạc Thủy (2) hay sao?
Con Quái vật này, không chỉ ở Đài Loan, Việt Nam lộng hành, nó còn chạy sang cả bên Mỹ nhưng sang đó, nó gặp huấn thú sư mạnh mẽ, dùng roi pháp luật của chính nghĩa, trừng trị nghiêm ngặt mỗi một lỗi nhỏ theo điều luật quy định bảo vệ môi trường. Ngược lại, pháp luật của Đài Loan như là đã ban cho xưởng dầu Lục Khinh miễn tử kim bài. Mặc dù chúng ta có những chuẩn mực như là nghị định đối với loại khu công nghiệp đặc biệt như Lục Khinh đã minh định là buộc phải thiết lập khu vực đệm và cơ sở loại công nghiệp đặc biệt để giám sát chất lượng không khí nhưng mức phạt quá nhẹ đã khiến cho tập đoàn Đài Tô không kiêng nể sợ hãi.
Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người, Đài Loan thì Lục Khinh, Việt Nam thì nhà máy Hà Tĩnh, xin cảnh giác chúng ta đừng phạm sai lầm như trong quá khứ trong vấn đề chính sách ”Hương Nam” nữa (3). Nên hiểu rõ về xí nghiệp, trách nhiệm xã hội để chính sách Nam hướng đến Tân Nam hướng là một quá trình từ ”kinh tế màu nâu” lột xác thành ”kinh tế màu xanh”
(1) Đài Tô Lục Khinh, Lục Khinh là tên gọi tắt của xưởng lọc dầu thứ 6 của Đài Loan nằm ở Vân Lâm, Đài Loan do tập đoàn nhựa Đài Tô (Formosa Đài Loan). Vân Lâm tức là quê của bà Ủy viên Lập Pháp Tô Trị Phần/Su Chih-fen, từng làm huyện trưởng huyện Vân Lâm.
(2) Trạc Thủy là con sông dà nhất của Đài Loan khởi nguồn từ huyện Nam Đầu và chảy qua ranh giới giữa hai huyện Vân Lâm, Chương Hóa với tổng chiều dài là 186 km.
(3) Nam hướng là chính sách hợp tác về kinh tế mậu dịch của Đài Loan với các nước phía Nam gồm Nam á và Đông Nam Á, Tân Nam hướng là chính sách đã chỉnh lại và cải đổi của chính sách Nam hướng.
Bà dân biểu Su Chih Fen đứng cùng bà Thái Anh Văn trên poster tranh cử của đảng Dân Tiến tại Đài Loan. Bà Thái Anh Văn nay là tổng thống Đài Loan
Trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn ở thủ phủ của Formosa ở Vân Lâm (Đài Loan) hồi tháng 7, bà Su nói bà muốn đi xem tình trạng ô nhiễm mà Formosa gây tổn hại thế nào đối với người dân và hệ sinh thái ở Việt Nam. Ngay trong cuộc phỏng vấn này, bà đã ngỏ ý muốn tới thăm để đánh giá tình hình ô nhiễm do Formosa gây ra đối với ngư dân và vùng biển nơi đây.
Bà cũng khuyên phía Việt Nam nên cứng rắn với Formosa, tập đoàn bà gọi là “con quái vật” vì đã biến Vân Lâm của bà thành một trong những địa phương có tỷ lệ ung thư cao nhất ở Đài Loan. Cũng trong bài phỏng vấn bà Su cảnh báo Formosa rất “quái” trong việc lách vấn đề xử lý chất thải và luôn đưa ra lý lẽ: “họ làm đúng theo quy định pháp luật.”
Bà cũng khuyên phía Việt Nam nên tiến hành khám sức khoẻ của người dân trước khi cho Formosa vào đầu tư hoặc đi vào hoạt động để có căn cứ quy trách nhiệm nếu dự án của Formosa có thể gây ra ô nhiễm.
Trên đây là video cuộc điều trần bạn có thể xem và chia sẻ để hiểu vì sao người Việt phải bỏ xứ sang Đài làm cu li, phải làm thuê ngay trên chính quê hương mình. Vì là lỗi của chính bạn hay là lỗi hệ thống? Hãy hiểu cho rõ và biết cần phải làm gì để người nước ngoài không phải kêu cứu thay cho người dân VN. Chính người Đài Loan đang lo hơn nỗi lo của nạn nhân ở VN cũng như chính quyền VN.
Hãy tự đặt một vài câu hỏi đơn giản như sau: Đã có rất nhiều cuộc biểu tình, nhưng lời kêu gọi đóng cửa những nhà máy Formosa ở Đài Loan từ chính người Đài Loan? Sao Việt Nam lại rước họ về? Ung thư hoành hành quanh khu vực nhà máy Formosa ở Đài Loan? Bao giờ đến Vũng Áng? Chúng ta ngồi đợi ư? Formosa đã tỏ ra sẵn sàng gây ô nhiễm, vi phạm các quy định về môi trường và chịu phạt, vì so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc đó, ngay trên đất nước của họ? Bạn có tin là họ sẽ không làm điều đó ở Việt Nam? Hay cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ nghiêm ngặt hơn chính quyền Đài Loan? Có lẽ rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, cho một bị kịch tương tự.
Biên Dịch: Người giải sấm Trạng Trình Lê Việt Kỳ Nhi
http://quechoaplus.blogspot.com/2016/10/quoc-hoi-dai-loan-dieu-tran-ve-formosa-noi-len-nguyen-vong-cua-nguoi-dan-viet-nam.html
Haizzz Đến Đài Loan còn lên tiếng mà sao chúng ta lại... Thật tội người dân nơi đây
Trả lờiXóa