Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-ân-lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-ân-lai. Hiển thị tất cả bài đăng

03/06/2019

Chu Ân Lai từng đi viếng đền Hai Bà Trưng (tư liệu giải mật đang xác nhận)

Chuyện của quá khứ, lớp hậu sinh chúng tôi không biết. Bây giờ thì đưa tư liệu của người khác công bố trước, xác nhận sau.

Hồi đầu thế kỉ 20, lúc vi hành tới Việt Nam, cụ Tôn Trung Sơn đã từng bí mật về Phủ Giầy ở Nam Định để chiêm bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà cách mạng Trung Hoa muốn đến tận nơi để xác nhận về vị nữ thần mà người Việt Nam đặc biết sùng kính. Điều này, đã được xác nhận. Tôi sẽ công bố cụ thể ở một dịp tới đây. Còn trên Giao Blog đã nói nhanh từ mấy năm trước, ví dụ ở đây (năm 2013).

Bây giờ là về việc cụ Chu Ân Lai kính phục hai chị em Trưng Vương, đã đến viếng lễ đền thờ Hai Bà trong thời gian viếng thăm Việt Nam.

15/06/2014

Chất lượng Giáo sư gốc Việt ở nước ngoài : Qua trường hợp liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958

Trên trang BVN, ông Phạm Quang Tuấn (một học giả Việt Nam hiện làm việc tại Úc) vừa đưa ra một lời bình, rất thẳng thắn, về bài viết của một học giả Việt Nam khác hiện cũng ở nước ngoài (công bố trên tạp chí Thời đại mới số  31 tháng 7/2014 - do nhóm các ông Trần Hữu Dũng ở Mĩ chủ trương).

Nguyên văn lời bình của ông Tuấn: 
"Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp".

Theo đường link, vào đọc bài của ông Thuần. Tôi cũng kinh ngạc, đến rợn người. Ngay từ dòng đầu tiên:


Ấm ớ hội tề như thế này, mà lại còn làm duyên làm dáng. 

13/06/2014

Thử xem chuyên gia biên giới Việt Nam phản hồi các tư liệu mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa trình ra

Tôi nghĩ là Trung Quốc còn ủ không ít tư liệu nữa. Chưa vội tung ra hết.

Loạt vừa rồi, họ đưa ra, mới tạm thế, nhưng lại là mang tính chính thức (gửi lên Liên hiệp quốc), cốt để xem Việt Nam có bấn loạn hay không với cái tạm thế ấy đã.

Trong khi chờ đợi để có thể may mắn thấy lại trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958, thử xem mấy bác được mang trọng trách của phía Việt Nam phản hồi thế nào với số tư liệu tạm thế vừa rồi.

Xem toàn văn ở dưới. Đọc bài, đủ biết trình độ của chuyên gia Đại Việt đến đâu.

09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).

03/06/2014

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : Dương Danh Huy một đối một với phản luận của Ngô Viễn Phú

Trong nguyên văn (xem ở dưới đây), Dương Danh Huy dùng "bình luận" mà không phải "phản luận". 

Theo tôi, đây là phản luận trực diện 1 đối 1 đầu tiên, dành cho phản luận của Ngô Viễn Phú, kể từ khi tôi giới thiệu và đưa bản dịch toàn văn bài của Ngô Viễn Phú (từ năm 2012) lên blog cá nhân.


Trước phản luận hôm nay của Dương Danh Huy, tại blog này, một thời gian trước đã thấy những phản luận từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bạn vovinam2k7, Cu Nỡm, hehe, ...
Xem thêm ảnh và chi tiết ở đây (chú thích ở trên là theo nguồn trong link)

Chúng ta cần nhiều bài trực diện 1 đối 1 như thế này. Tuy vậy, gì thì gì, tôi vẫn đề nghị anh Dương Danh Huy ghi chú về xuất xứ tư liệu Ngô Viễn Phú (nguyên bản tiếng Trung và bản dịch đã công bố của tôi - đã có chú thích ghi đề nghị này từ 2012, đầu mục II).