"Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh Huống là người có nhiều công lao đối với nhà Nguyễn thời kì khai quốc. Đặc biệt, công nghiệp đó vẫn được minh trưng trong sử sách, biên chép ở Đại Nam Liệt truyện tiền biên và Đại Nam thực lục tiền biên. Bởi vậy, khi vua Duy Tân lên ngôi (1907-1916), xét lại công lao của các huân thần thuở quốc sơ đã truy tặng cho Mạc Cảnh Huống là “Khai quốc công thần Tráng Vũ tướng quân, Đô thống phủ Chưởng phủ sự, húy Trung Trinh đưa vào thờ trong đền Trung Nghĩa khiến được thấm nhuần ân sâu mà báo đáp công lớn”"
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn châu-bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn châu-bản. Hiển thị tất cả bài đăng
07/03/2017
Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)
Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?
Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.
Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.
Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.
30/07/2014
Châu bản triều Nguyễn vừa được vinh danh (tư liệu kí ức thế giới, cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương)
Cấp "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" là hạng thấp hơn "Thế giới". Tạm gọi là hạng hai. Hạng hai đã là giá trị rồi. Nếu tiếp tục chứng minh được ý nghĩa toàn cầu, thì có thể tiếp tục đệ trình hồ sơ để xét ở cấp Thế giới.
Việt Nam ta hiện nay đã rất thạo với các vòng tuyển chọn này rồi.
17/10/2013
Văn bản Lý Sơn - 4 (bản dịch chung đã công bố năm 2009 của nhóm Nguyễn Xuân Diện)
Bản dịch toàn văn như dưới đây.
Văn bản Lý Sơn - 3 (ấn ảnh của bản gốc, và bản hoạt tự của Quỹ Biển Đông)
Entry này chỉ để lưu tư liệu, cho tiện tham khảo khi cần.
Văn bản Lý Sơn - 2 (bài Nguyễn Đăng Vũ, tháng 7/2009)
Bài gồm hai kì trên báo Tiền Phong. Ở đây gộp lại làm một.
Theo thông tin của bài này, văn bản Lý Sơn đã được nhiều người dịch, mà sớm nhất là từ năm 1999. Nguyên văn :"theo các bản dịch của các ông Dương Quỳnh – dịch tháng 3 năm 1999; Võ Hiển Đạt, Nguyễn Đức Tập, Lâm Dũ Xênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tấn An dịch vào tháng 4 - 2009".
Văn bản Lý Sơn - 1 (bài báo 10/4/2009, Phạm Khang)
Theo tư liệu cũ, văn bản Lý Sơn được phát hiện từ hồi tháng 3 năm 2009 (thật ra, đây là niên đại mang tính quan phương chính thức, còn trên thực tế thì ở phạm vi dân gian, người ta đã biết từ lâu).
01/10/2013
Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)
Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.
Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.
26/08/2013
Tin về Hội thảo khoa học "Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng Di sản tư liệu”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)