Có 58 công trình được nhận giải thưởng năm 2019 (ngoài ra, còn có 3 công trình nhận tặng phẩm). Lễ trao giải đã diễn ra sáng nay, Thứ Sáu ngày 20/12, tại Hà Nội.
Năm nay, không có giải Nhất. Đạt giải cao nhất là hai giải Nhì A (một của tác giả Triều Nguyên; một của nhóm tác giả Chu Xuân Giao).
Như vậy là công trình về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ của chúng tôi (thực hiện trong các năm 2016-2019) đạt giải Nhì A.
Trước hết là tin từ các báo.
---
TIN NHANH TỪ CÁC BÁO
1.
20/12/2019 (GMT+7)
(ĐCSVN) - GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Trong số các công trình tham dự Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019, đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận dày dặn và rất công phu.
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ Mừng thọ các vị hội viên cao tuổi và trao giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019.
Năm nay, Văn phòng Hội nhận được 77 công trình. Hội đồng Sơ khảo đã loại ra 5 công trình phạm quy (Công trình dự giải không đủ dung lượng hoặc đã quá hạn). Các công trình đưa vào xét giải phân bố trên các lĩnh vực: Ngữ văn 22 công trình; Phong tục tập quán 33 công trình; Nghệ thuật biểu diễn 9 công trình; Nghệ thuật tạo hình 3 công trình; và Tri thức dân gian 5 công trình. Hội đồng Giám khảo đã chọn ra 2 Giải Nhì A (không có giải Nhất), 12 Giải Nhì B, 21 giải Ba A, 18 giải Ba B và 5 giải Khuyến khích. Trong đó, 2 Giải Nhì A thuộc về công trình "Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam" của tác giả Triều Nguyên và "Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc" do TS Chu Xuân Giao làm chủ biên.
Theo GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, trong số các công trình đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận. Điển hình là công trình "Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam của Triều Nguyên". Công trình đã đưa ra nhận xét là chúng ta đã có một hệ thống truyện thơ dân gian. Ngoài ra, tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung, ví dụ: Liệu cốt truyện có hậu, có phải là đặc trưng phổ biến của truyện thơ hay không? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra: Người Chăm có thơ 6 – 8 không và liệu đó có phải là nguyên mẫu cho thơ 6 - 8 Việt Nam hay không?
Hai tác giải nhận giải Nhì A. (Ảnh: VH) |
Hay như công trình "Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc" của một nhóm gồm 7 tác giả, trong đó có tên một người Nhật Onishi Kazuhiko do TS Chu Xuân Giao làm chủ biên. Công trình dày dặn và rất công phu, đã dẫn ra một quá trình chuyển đổi từ bộ Tam sang bộ Tứ, từ Pháp sang Vị, từ Nam sang Nữ, đồng nhất và dị biệt. Từ đó, công trình bàn về nội hàm của tên gọi Tín ngưỡng Tam - Tứ phủ và đề xuất một số kiến nghị và chức năng của các hoạt động thực hành. Ngoài ra, công trình còn nhắc đến những tương đồng trong thế giới quan và vũ trụ quan của các hoạt động tương tự ở một số dân tộc người thiểu số miền Bắc.
Ngoài ra, còn một vài công trình tuy chưa sâu nhưng cũng đã bước vào địa hạt của tư duy lý luận, có thể kể đến công trình So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam; Nghiên cứu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Lào Cai; Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo ở Việt Nam và Myanmar - Nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh; Thần thoại học và thần thoại Việt Nam đa tộc người...
Các công trình sưu tầm cũng có những nét mới là: Tuân thủ tiêu chí ghi lại tuyệt đối trung thực với lời kể của nghệ nhân. Bản dịch song ngữ từ các công trình có tiếng dân tộc chú trọng việc sát nghĩa của bản chính, tránh tối đa tình trạng Việt hóa. Tuy nhiên, vẫn còn thói quen “biên tập văn học” mà thực chất cũng là một dạng “Việt hóa” văn bản theo những chuẩn mực của tiếng Việt, ở một vài công trình sử thi Tây Nguyên.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, nhìn chung các công trình văn nghệ dân gian đang có sự dịch chuyển nhiều từ các công trình có tính chất sưu tầm sang tính chất nghiên cứu có tính lý luận. Đây là hướng đi tốt trong bối cảnh việc sưu tầm được Hội đặt ra mấy chục năm và đã đạt được thành tựu nhất định, và đòi hỏi thời gian tới cần đặt trong tâm vào nghiên cứu chuyên sâu.
Cũng tại buổi lễ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức mừng thọ cho 38 hội viên cao tuổi, trong đó có 7 hội viên tại Hà Nội./.
V.Hà
2.
58 tác phẩm, công trình xuất sắc được trao tặng giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2019
Cập nhật: 21:29 20-12-2019
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải thưởng cho các công trình xuất sắc
(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cho 58 tác phẩm, công trình xuất sắc của các hội viên trong năm 2019.
Theo Ban tổ chức, Giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian năm 2019 có 77 công trình dự xét. Ngoài 5 công trình phạm quy, các công trình dự giải thuộc nhiều lĩnh vực, gồm: 22 công trình ngữ văn, 33 công trình phong tục tập quán, 9 công trình nghệ thuật biểu diễn, 3 công trình nghệ thuật tạo hình, 5 công trình về các thể loại tri thức dân gian. Hội đồng xét giải năm nay đã không chọn được công trình xuất sắc nhất để trao giải Nhất song đã có 14 giải Nhì, 39 giải Ba, 5 giải Khuyến khích.
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá: Trong số các công trình được trao giải thưởng năm 2019, đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận. Trong đó, công trình “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc” là công trình dày dặn và công phu. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, tín ngưỡng này được nghiên cứu dựa trên khối tư liệu điền dã và thư tịch Hán Nôm của Việt Nam, trong các sách viết bằng chữ quốc ngữ, các ghi chép của người Pháp và báo chí đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong văn chầu, sinh hoạt của người Việt ở nước ngoài... Công trình “Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam” của tác giả Triều Nguyên ngoài việc đưa ra được những nhận xét về hệ thống truyện thơ dân gian Việt Nam, tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung của thơ...
Theo đánh giá của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã có đóng góp rất lớn trong việc làm nổi bật tinh hoa văn hóa hàng ngàn năm mà cha ông để lại, là cơ sở để các thế hệ sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển.
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức Lễ mừng thọ và trao quà tặng các hội viên cao tuổi.
Trúc Anh
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/58-tac-pham-cong-trinh-xuat-sac-duoc-trao-tang-giai-thuong-hoi-van-nghe-dan-gian-viet-nam-nam-2019-1491860697
3.
20/12/2019 12:58
58 tác phẩm nhận Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2019
QĐND Online - Sáng 20-12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2019.
Lãnh đạo Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải Nhì A tặng các tác giả.
|
Năm nay, có 77 công trình gửi đến xét giải, đa số đều có chất lượng tốt, có tính tổng kết lý luận, tính thực tiễn cao, công phu trong sưu tầm biên soạn. Trừ các tác phẩm phạm quy, năm nay có 22 công trình ngữ văn, 33 công trình phong tục tập quán, 9 công trình nghệ thuật biểu diễn, 3 công trình nghệ thuật tạo hình, 5 công trình về các thể loại tri thức dân gian. Số lượng các tác phẩm dự xét giải năm nay đạt mức trung bình hằng năm 70 - 100 tác phẩm. Kết quả, Hội đồng xét giải đã trao giải thưởng cho 58 tác phẩm và tặng thưởng cho 3 tác phẩm. Trong đó 2 giải nhì A (không có giải Nhất) được trao cho 2 tác phẩm “Tìm hiểu về truyện thơ dân gian Việt Nam” của Triều Nguyên và “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc” do Chu Xuân Giao (chủ biên). Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 12 giải nhì B, 21 giải ba A, 18 giải ba B, 5 giải khuyến khích.
Tại buổi lễ, những nghệ nhân 70 và 80 tuổi được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức mừng thọ nhân dịp đón năm mới Canh Tý 2020.
14:58 thứ sáu ngày 20/12/2019
(HNMO) - 58 công trình nhận giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2019 trong lễ trao giải tại Hà Nội ngày 20-12 đều có chất lượng tốt, tính tổng kết, tính thực tiễn cao, được thực hiện công phu.
Giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian năm 2019 có 77 công trình dự xét. Ngoài 5 công trình phạm quy, các công trình dự giải thuộc nhiều lĩnh vực, gồm 22 công trình ngữ văn, 33 công trình phong tục tập quán, 9 công trình nghệ thuật biểu diễn, 3 công trình nghệ thuật tạo hình, 5 công trình về các thể loại tri thức dân gian.
Hội đồng xét giải đã quyết định trao giải thưởng cho 58 công trình và tặng thưởng cho 3 công trình. Trong đó có 14 giải Nhì (không có giải Nhất), 39 giải Ba, 5 giải Khuyến khích.
Tiêu biểu trong các giải Nhì là 2 tác phẩm “Tìm hiểu về truyện thơ dân gian Việt Nam” (tác giả Triều Nguyên) và “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc” (Chu Xuân Giao chủ biên).
5.
Vinh danh 61 công trình văn nghệ dân gian xuất sắc năm 2019
Ngày 20/12 tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ mừng thọ các hội viên cao tuổi và trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2019. Theo đó, 61 công trình văn nghệ dân gian được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam vinh danh và trao giải trong năm 2019.
Trong đó, hai giải Nhì A được trao cho công trình “Tìm hiểu về truyện thơ dân gian Việt Nam” của tác giả Triều Nguyên (Lư Viên) tỉnh Thừa Thiên – Huế và công trình “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc" của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu văn hóa, do Tiến sỹ Chu Xuân Giao làm chủ biên.
Hội đồng chấm giải còn trao 12 giải Nhì B, 21 giải Ba A, 18 giải Ba B, 5 giải Khuyến khích và 3 tặng phẩm cho các công trình văn nghệ dân gian xuất sắc năm 2019. Tổng giá trị các giải thưởng là 692 triệu đồng.
Năm 2019, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận được 77 công trình tham dự giải. Hội đồng Sơ khảo đã loại ra 5 công trình phạm quy (do không đủ dung lượng hoặc quá hạn). Các công trình được đưa vào xét giải phân bố trên các lĩnh vực gồm: 22 công trình ngữ văn, 33 công trình phong tục tập quán, 9 công trình nghệ thuật biểu diễn, 3 công trình nghệ thuật tạo hình, 5 công trình tri thức dân gian.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá: Trong số các công trình được trao giải thưởng năm 2019, đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận. Điển hình là hai công trình được trao giải Nhì A.
Trong đó, công trình “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc” là công trình dày dặn và công phu. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, tín ngưỡng này được nghiên cứu dựa trên khối tư liệu điền dã và thư tịch Hán Nôm của Việt Nam, trong các sách viết bằng chữ quốc ngữ, các ghi chép của người Pháp và báo chí đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong văn chầu, sinh hoạt của người Việt ở nước ngoài...
Công trình “Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam” của tác giả Triều Nguyên ngoài việc đưa ra được những nhận xét về hệ thống truyện thơ dân gian Việt Nam, tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung của thơ...
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu có giá trị được Hội đồng chấm giải đánh giá cao như “Sử thi Banar: Bia Rơven làm hại vợ chồng Set” (song ngữ Banar – Việt), “Sử thi Raglai: Chàng Kei Kamao và Cei Balaok Li-u” (song ngữ Raglai – Việt); “Tục ngữ Thái Thanh Hóa”, “Hôn nhân và gia đình của dân tộc Raglai”, “Âm nhạc dân gian của người H’rê ở Quảng Ngãi”, “Nghệ thuật bài Chòi dân gian Bình Định”…
Ngoài ra, một vài công trình đã bước vào "địa hạt" của tư duy lý luận như: “So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái Việt Nam”, “Nghiên cứu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Lào Cai”, “Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo ở Việt Nam và Myanmar – nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh”, “Thần thoại học và thần thoại Việt Nam đa tộc người”…
Theo đánh giá của Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã có đóng góp rất lớn trong việc làm nổi bật tinh hoa văn hóa hàng ngàn năm mà cha ông để lại, là cơ sở để các thế hệ sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển.
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức Lễ mừng thọ và trao quà tặng các hội viên cao tuổi.
.
https://baotintuc.vn/van-hoa/vinh-danh-61-cong-trinh-van-nghe-dan-gian-xuat-sac-nam-2019-20191220134627242.htm
.
6.
Folk Art Awards 2019 honours 61 outstanding works
HÀ NỘI — The Việt Nam Folk Arts Association on Friday honoured 61 outstanding folk artworks at a ceremony in Hà Nội.
The orangiser of the annual Folk Art Awards said there were no first prizes this year, while the two second prizes A went to a study project on folk poetry by Triều Nguyên from the central province of Thừa Thiên-Huế and religious practices by a group of authors from the Cultural Research Institute, led by Dr. Chu Xuân Giao.
The organiser also awarded 12 second prizes B, 39 third prizes of A and B and five encouragment prizes to works in different areas.
The total value of the awards is nearly VNĐ700 million (roughly US$30,000).
Professor Tô Ngọc Thanh, chairman of the association and also the award organising board, said this year, the board received 77 entries, of which five were eliminated for violating contest rules.
The remaining works were about different studies of folk areas including literature and theory of folklore, customs, festivals, folk knowledge, folk shaping art and folk performance art.
Addressing the award ceremony on Friday, Thanh said among the candidates and award-winning works in 2019, besides the collections, some entries were summary studies based on the theory of systematic characteristics and the history of folk culture.
"Typical are the two works that were awarded with the Second Prizes," said Thanh.
In particular, in the work about the religious practices of Kinh people and some ethnic minorities in the northern mountainous region according to system of Tam Phủ-Tứ Phủ (Three Palace-Four Palace), the religious traditions of the region were for the first time studied based on fieldwork materials and biblical records of Vietnamese Hán Nôm culture, books written in Vietnamese-romanised script, documents by French writers and media in the early 20th century, and the traditional cultural activities of overseas Vietnamese.
Triều Nguyen's work about Vietnamese folk poetry also presented a systematic analysis of the Vietnamese folk poetry scheme and other common characteristics of national poetry.
Prof Thanh appreciated all the awarded works, saying that they have proved efforts of scientists and researchers as well as their contributions to highlighting the Vietnamese culture.
"Their works will be preserved as a foundation for the following generations to continue studying and developing," said Thanh. — VNS
.
7.
13:41, 20/12/2019
Ngày 20/12 tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ mừng thọ các hội viên cao tuổi và trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2019. Theo đó, 61 công trình văn nghệ dân gian được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam vinh danh và trao giải trong năm 2019.
Lễ trao giải thưởng văn nghệ dân gian Việt Nam 2019 cho các tác giả. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN |
Trong đó, hai giải Nhì A được trao cho công trình “Tìm hiểu về truyện thơ dân gian Việt Nam” của tác giả Triều Nguyên (Lư Viên) tỉnh Thừa Thiên – Huế và công trình “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc" của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu văn hóa, do Tiến sỹ Chu Xuân Giao làm chủ biên.
Hội đồng chấm giải còn trao 12 giải Nhì B, 21 giải Ba A, 18 giải Ba B, 5 giải Khuyến khích và 3 tặng phẩm cho các công trình văn nghệ dân gian xuất sắc năm 2019. Tổng giá trị các giải thưởng là 692 triệu đồng.
Năm 2019, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận được 77 công trình tham dự giải. Hội đồng Sơ khảo đã loại ra 5 công trình phạm quy (do không đủ dung lượng hoặc quá hạn). Các công trình được đưa vào xét giải phân bố trên các lĩnh vực gồm: 22 công trình ngữ văn, 33 công trình phong tục tập quán, 9 công trình nghệ thuật biểu diễn, 3 công trình nghệ thuật tạo hình, 5 công trình tri thức dân gian.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá: Trong số các công trình được trao giải thưởng năm 2019, đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận. Điển hình là hai công trình được trao giải Nhì A.
GS.TS Nguyễn Xuân Kính, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN |
Trong đó, công trình “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc” là công trình dày dặn và công phu. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, tín ngưỡng này được nghiên cứu dựa trên khối tư liệu điền dã và thư tịch Hán Nôm của Việt Nam, trong các sách viết bằng chữ quốc ngữ, các ghi chép của người Pháp và báo chí đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong văn chầu, sinh hoạt của người Việt ở nước ngoài...
Công trình “Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam” của tác giả Triều Nguyên ngoài việc đưa ra được những nhận xét về hệ thống truyện thơ dân gian Việt Nam, tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung của thơ...
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu có giá trị được Hội đồng chấm giải đánh giá cao như “Sử thi Banar: Bia Rơven làm hại vợ chồng Set” (song ngữ Banar – Việt), “Sử thi Raglai: Chàng Kei Kamao và Cei Balaok Li-u” (song ngữ Raglai – Việt); “Tục ngữ Thái Thanh Hóa”, “Hôn nhân và gia đình của dân tộc Raglai”, “Âm nhạc dân gian của người H’rê ở Quảng Ngãi”, “Nghệ thuật bài Chòi dân gian Bình Định”…
Ngoài ra, một vài công trình đã bước vào "địa hạt" của tư duy lý luận như: “So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái Việt Nam”, “Nghiên cứu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Lào Cai”, “Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo ở Việt Nam và Myanmar – nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh”, “Thần thoại học và thần thoại Việt Nam đa tộc người”…
Theo đánh giá của Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã có đóng góp rất lớn trong việc làm nổi bật tinh hoa văn hóa hàng ngàn năm mà cha ông để lại, là cơ sở để các thế hệ sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển.
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức Lễ mừng thọ và trao quà tặng các hội viên cao tuổi.
8.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Chuyển trọng tâm từ sưu tầm sang nghiên cứu
13:39 | 20/12/2019
Sáng 20.12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ Mừng thọ hội viên cao tuổi và trao giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019. Theo GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, năm nay xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận dày dặn và công phu.
Năm nay, Văn phòng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận được 77 công trình. Hội đồng sơ khảo đã loại ra 5 công trình phạm quy (công trình dự giải không đủ dung lượng hoặc đã quá hạn). Các công trình đưa vào xét giải phân bố trên các lĩnh vực: Ngữ văn (22 công trình); Phong tục tập quán (33 công trình); Nghệ thuật biểu diễn (9 công trình); Nghệ thuật tạo hình (3 công trình); và Tri thức dân gian (5 công trình). Hội đồng Giám khảo đã chọn ra 2 giải Nhì A (không có giải Nhất), 2 giải Nhì B, 21 giải Ba A, 18 giải Ba B, và 5 giải Khuyến khích.
Mừng thọ các hội viên cao tuổi |
Đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận. Điển hình là công trình Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam của Triều Nguyên, đưa ra nhận xét là chúng ta đã có một hệ thống truyện thơ dân gian. Ngoài ra, tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung, ví dụ: Liệu cốt truyện có hậu có phải là đặc trưng phổ biến của truyện thơ hay không? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra: Người Chăm có thơ 6 - 8 không và đó có phải là nguyên mẫu cho thơ 6 - 8 Việt Nam hay không?
Hay như công trình Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc của nhóm 7 tác giả, do TS Chu Xuân Giao làm chủ biên, trong đó có một người Nhật Onishi Kazuhiko. Công trình được nhận định không đề cập chi tiết và không nhắc nhiều đến tín ngưỡng vạn vật có hồn vía và tín ngưỡng shaman được thể hiện trong nội dung, chức năng thực hành và trong các lễ nghi thực hành của Tam phủ - Tứ phủ của người Việt. Nhưng trên thực tế, công trình này đã nghiên cứu quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng này, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Lần đầu tiên, tín ngưỡng này được nghiên cứu dựa trên khối tư liệu điền dã và thư tịch trong các sách Hán Nôm của người Việt, trong sách viết bằng “chữ quốc ngữ”, trong các ghi chép của người Pháp, trong báo chí đầu thế kỷ XX, trong các văn chầu, trong sinh hoạt của người Việt ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ và một số nước đồng văn Hán học khác. Công trình dày dặn và công phu, đã dẫn ra quá trình chuyển đổi từ bộ Tam sang bộ Tứ, từ Pháp sang Vị, từ Nam sang Nữ, đồng nhất và dị biệt. Từ đó, công trình bàn về nội hàm của tên gọi Tín ngưỡng Tam - Tứ phủ và đề xuất một số kiến nghị và chức năng của các hoạt động thực hành. Ngoài ra, công trình còn nhắc đến những tương đồng trong thế giới quan và vũ trụ quan của các hoạt động tương tự ở một số dân tộc người thiểu số miền Bắc.
Các tác giả có công trình đạt giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam 2019 |
Ngoài ra, còn một vài công trình tuy chưa sâu nhưng cũng đã bước vào địa hạt của tư duy lý luận, như công trình So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam; Nghiên cứu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Lào Cai; Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo ở Việt Nam và Myanmar - Nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh; Thần thoại học và thần thoại Việt Nam đa tộc người…
Các công trình sưu tầm cũng có những nét mới là: Tuân thủ tiêu chí ghi lại tuyệt đối trung thực với lời kể của nghệ nhân. Bản dịch song ngữ từ các công trình có tiếng dân tộc chú trọng việc sát nghĩa của bản chính, tránh tối đa tình trạng Việt hóa. Tuy nhiên, vẫn còn thói quen “biên tập văn học” mà thực chất cũng là một dạng “Việt hóa” văn bản theo những chuẩn mực của tiếng Việt, ở một vài công trình sử thi Tây Nguyên.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh phát biểu tại Lễ Trao giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam |
Theo GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhìn chung các công trình văn nghệ dân gian đang có sự dịch chuyển nhiều từ tính chất sưu tầm sang tính chất nghiên cứu có tính lý luận. Đây là hướng đi tốt trong bối cảnh việc sưu tầm được Hội đặt ra mấy chục năm và đã đạt được thành tựu nhất định, đòi hỏi thời gian tới cần đặt trong tâm vào nghiên cứu chuyên sâu.
Tin và ảnh: Thái Minh
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=431733
.
9.
ANTD.VN - GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong số các công trình tham dự Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019, đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận dày dặn và rất công phu.
Sáng ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ Mừng thọ các vị Hội viên cao tuổi và Trao giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019. Năm nay, Văn phòng Hội nhận được 77 công trình. Hội đồng Sơ khảo đã loại ra 5 công trình phạm quy (Công trình dự giải không đủ dung lượng hoặc đã quá hạn).
Các công trình đưa vào xét giải phân bố trên các lĩnh vực: Ngữ văn 22 công trình; Phong tục tập quán 33 công trình; Nghệ thuật biểu diễn 9 công trình; Nghệ thuật tạo hình 3 công trình; và Tri thức dân gian 5 công trình.
Hội đồng Giám khảo đã chọn ra 2 Giải Nhì A (không có giải Nhất), 12 Giải Nhì B, 21 giải Ba A, 18 giải Ba B và 5 giải Khuyến khích. Theo GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, trong số các công trình đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận.
GS Tô Ngọc Thanh trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhì A
Điển hình là công trình Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam của Triều Nguyên. Công trình đã đưa ra nhận xét là Việt Nam đã có một hệ thống truyện thơ dân gian. Ngoài ra, tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung, ví dụ: Liệu cốt truyện có hậu, có phải là đặc trưng phổ biến của truyện thơ hay không? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra: Người Chăm có thơ 6 – 8 không và liệu đó có phải là nguyên mẫu cho thơ 6 - 8 Việt Nam hay không?
Hay như công trình Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc của một nhóm gồm 7 tác giả, trong đó có tên một người Nhật Onishi Kazuhiko do TS Chu Xuân Giao làm chủ biên.
Công trình được nhận định không đề cập chi tiết và không nhắc nhiều đến tín ngưỡng vạn vật có hồn vía và tín ngưỡng shaman trong các lễ nghi thực hành của Tam phủ - Tứ phủ của người Việt. Nhưng trên thực tế, công trình này đã nghiên cứu quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thỡ Mẫu Tam Phủ-Tứ phủ, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt.
Lần đầu tiên, tín ngưỡng này được nghiên cứu dựa trên khối tư liệu điền dã và thư tịch trong các sách Hán Nôm của người Việt, trong sách viết bằng chữ quốc ngữ, trong các ghi chép của người Pháp, trong báo chí đầu thế kỷ XX, trong các văn chầu, trong sinh hoạt của người Việt ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ và một số nước đồng văn Hán học khác.
BTC trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhì B
Công trình dày dặn và rất công phu, đã dẫn ra một quá trình chuyển đổi từ bộ Tam sang bộ Tứ, từ Pháp sang Vị, từ Nam sang Nữ, đồng nhất và dị biệt. Từ đó, công trình bàn về nội hàm của tên gọi Tín ngưỡng Tam - Tứ phủ và đề xuất một số kiến nghị và chức năng của các hoạt động thực hành. Ngoài ra, công trình còn nhắc đến những tương đồng trong thế giới quan và vũ trụ quan của các hoạt động tương tự ở một số dân tộc người thiểu số miền Bắc.
Ngoài ra, còn một vài công trình tuy chưa sâu nhưng cũng đã bước vào địa hạt của tư duy lý luận, có thể kể đến công trình So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam; Nghiên cứu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Lào Cai; Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo ở Việt Nam và Myanmar - Nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh; Thần thoại học và thần thoại Việt Nam đa tộc người...
Các công trình sưu tầm cũng có những nét mới là: Tuân thủ tiêu chí ghi lại tuyệt đối trung thực với lời kể của nghệ nhân. Bản dịch song ngữ từ các công trình có tiếng dân tộc chú trọng việc sát nghĩa của bản chính, tránh tối đa tình trạng Việt hóa. Tuy nhiên, vẫn còn thói quen “biên tập văn học” mà thực chất cũng là một dạng “Việt hóa” văn bản theo những chuẩn mực của tiếng Việt, ở một vài công trình sử thi Tây Nguyên.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, nhìn chung các công trình văn nghệ dân gian đang có sự dịch chuyển nhiều từ các công trình có tính chất sưu tầm sang tính chất nghiên cứu có tính lý luận. Đây là hướng đi tốt trong bối cảnh việc sưu tầm được Hội đặt ra mấy chục năm và đã đạt được thành tựu nhất định, và đòi hỏi thời gian tới cần đặt trong tâm vào nghiên cứu chuyên sâu. Cũng tại buổi lễ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức mừng thọ cho 38 hội viên cao tuổi, trong đó có 7 hội viên tại Hà Nội.
.
10.
Trao giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019: Xuất hiện nhiều công trình công phu
07:40:47 21/12/2019
Sáng 20/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ Mừng thọ các vị Hội viên cao tuổi và Trao giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019. Năm nay, không có tác phẩm đoạt giải Nhất; Hội đồng chấm 2 Giải Nhì A; 12 Giải Nhì B; 21 giải Ba A; 18 giải Ba B; và 5 giải Khuyến khích.
Về các tác phẩm dự giải, Văn phòng Hội nhận được 77 công trình. Có 5 công trình phạm quy (Công trình dự giải không đủ dung lượng hoặc đã quá hạn). Các công trình thuộc các lĩnh vực: Ngữ văn 22 công trình; Phong tục tập quán 33 công trình; Nghệ thuật biểu diễn 9 công trình; Nghệ thuật tạo hình 3 công trình; và Tri thức dân gian 5 công trình.
Đánh giá về chất lượng các công trình, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Trong số các công trình năm nay, đã xuất hiện những công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận dày dặn và rất công phu.
Công trình được giải Nhì A “Tìm hiểu truyện thơ dân gian Việt Nam” của Triều Nguyên được nhận xét là công trình có tính chất tổng kết hoặc giải mã từ góc tiếp cận lý luận. Công trình đã đưa ra nhận xét là chúng ta đã có một hệ thống truyện thơ dân gian. Tác giả cũng bàn đến một vài đặc điểm chung, ví dụ: Liệu cốt truyện có hậu, có phải là đặc trưng phổ biến của truyện thơ hay không? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra: Người Chăm có thơ 6 - 8 không và liệu đó có phải là nguyên mẫu cho thơ 6 - 8 Việt Nam hay không?
Hay như công trình “Hệ thống Tam phủ - Tứ phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc” (Giải Nhì A) của một nhóm gồm 7 tác giả, trong đó có tác giả người Nhật Onishi Kazuhiko do TS Chu Xuân Giao làm chủ biên. Công trình này đã nghiên cứu quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng này, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Lần đầu tiên, tín ngưỡng này được nghiên cứu dựa trên khối tư liệu điền dã và thư tịch trong các sách Hán Nôm của người Việt, trong sách viết bằng “chữ quốc ngữ”, trong các ghi chép của người Pháp, trong báo chí đầu thế kỷ XX, trong các văn chầu, trong sinh hoạt của người Việt ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ và một số nước đồng văn Hán học khác. Công trình dày dặn và rất công phu, đã dẫn ra một quá trình chuyển đổi từ bộ Tam sang bộ Tứ, từ Pháp sang Vị, từ Nam sang Nữ, đồng nhất và dị biệt…
Ngoài ra, còn một vài công trình tuy chưa sâu nhưng cũng đã bước vào địa hạt của tư duy lý luận, có thể kể đến công trình “So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam: của tác giả Hà Xuân Hương; “Nghiên cứu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Lào Cai”; “Truyện cổ dân gian có yếu tố Phật giáo ở Việt Nam và Myanmar - Nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh”; “Thần thoại học và thần thoại Việt Nam đa tộc người”…
Các công trình sưu tầm cũng có những nét mới là: Tuân thủ tiêu chí ghi lại tuyệt đối trung thực với lời kể của nghệ nhân. Bản dịch song ngữ từ các công trình có tiếng dân tộc chú trọng việc sát nghĩa của bản chính, tránh tối đa tình trạng Việt hóa. Tuy nhiên, vẫn còn thói quen “biên tập văn học” mà thực chất cũng là một dạng “Việt hóa” văn bản theo những chuẩn mực của tiếng Việt, ở một vài công trình sử thi Tây Nguyên.
http://daidoanket.vn/van-hoa/trao-giai-thuong-van-nghe-dan-gian-nam-2019-xuat-hien-nhieu-cong-trinh-cong-phu-tintuc455209
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.