Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn fukuzawa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn fukuzawa. Hiển thị tất cả bài đăng

14/03/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc lại "Thoát Á luận" của giữa đại dịch toàn cầu Cô Vy 19

Về phương diện văn bản học thì Thoát Á luận 脱亜論 ra đời vào tháng 3 năm 1885. Chính xác là 16 tháng 3 năm đó.

Đã 135 năm rồi. Câu nổi tiếng trong đó là: "Văn minh, đúng văn minh phương Tây, thì đang lan truyền đi tựa như bệnh truyền nhiễm, giả dụ như bệnh sởi ấy" (nguyên văn tiếng Nhật của 135 năm về trước là: 文明は猶麻疹の流行の如し; ở đây dịch ra tiếng Việt hiện đại một cách vui vui). Đại ý, văn minh phương Tây đã lan đi toàn cầu, như một loại bệnh truyền nhiễm, mà phương Đông không có cách nào chống đỡ nổi ! Phải chung sống với nó mà thôi ! Phương Đông phải tự mình mạnh lên, tự mình trở thành người chiến thắng nó, khuất phục nó. Đó là cách lựa chọn của người phương Đông thông minh trước "bệnh truyền nhiễm".

Nước Nhật hiện đại hóa để đuổi kịp và chiến thắng "bệnh truyền nhiễm" là bắt đầu với tư tưởng như vậy.

Thoát Á luận của Fukuzawa vốn không có tiêu đề như vậy. Vốn chỉ là một bài xã luận cho tờ Thời sự tân báo vào năm Minh Trị 18 (1885). Một bài viết không dài, chỉ có hơn 2000 chữ, nếu tính giấy viết bản thảo kiểu cũ thì khoảng hơn 5 tờ (5 mặt). Sau này, thì bài xã luận ấy mới được gọi là Thoát Á luận.

Nếu so với bây giờ, có khi chỉ tựa như một bài viết trên blog hay Fb cá nhân mà thôi.

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

23/02/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ minh họa trực tuyến cho bài giảng của thầy Cu Nỡm

Tháng 8 năm 2018, giảng tòa kinh tế của thầy Cu Nỡm chạy giáo án với tiêu đề "Doanh nghiệp tặng sách để làm gì" (đã để ở đây). Trong bài đó, thầy Cu Nỡm đưa lại các phương án từ thời cổ với Lã Bất Vi: dùng cái này để buôn cái khác.

22/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Bản dịch tiếng Việt các danh tác của Phúc Trạch Dụ Cát

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen gọi, từ thời các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. Có thể xem thêm ở đây

Một trong những người dịch Phúc Trạch một cách chuyên tâm dạng "trút cả tâm can", rồi đem áp dụng ngay quan điểm giáo dục của Phúc Trạch vào thực tế, ở Việt Nam sau Đổi Mới, chính là một người bạn vong niên - nhà giáo/cựu lưu học sinh Phạm Hữu Lợi.

04/08/2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước và đầu thời Minh Trị

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1901). Năm Minh Trị 34 là sớm hơn vài năm so với thời điểm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.