---
07.12.2012
Như vậy là từ Dâm thư ở họ biến thành Thánh thư ở ta thông qua khâu biên dịch và biên tập, tài nhỉ!
Trả lờiXóaĐúng là tôi nói vui thật,
Nhưng gọi là Dâm thư hay "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" chả có gì là mâu thuẫn, nếu không có cái đầu cố chấp.
Các bức Dâm họa cổ của Nhật bổn (hình như bác Giao có lưu) cũng là những kiệt tác.
Ở ta tuyệt phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, từng được gọi là Dâm thư, các cụ còn dạy "làm thân con gái chớ nghe Truyện Kiều".
Điều đáng bàn, là cùng một văn bản gốc, ông Phạm Trọng Chánh gọi đích danh là một tác phẩm TÌNH DỤC tuyệt tác, còn các các cha biên dịch và biên tập, lại thành Thánh Kinh. Thế mới hiểm!
"Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu"?
Nhóm "Mở miệng" mà dịch thì sao nhỉ, có lẽ "cái rốn" lại trở về "cái ấy", còn "rượu thơm" thì chịu các bố, không đoán được!
Tôi thật kinh ngạc với trí tuệ của cô Lý!
- Ông Chánh gọi Nhã ca là "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" cũng đâu ngăn được Nhã ca là một phần của Kinh Thánh. Cô nói xem, làm sao một kiệt tác mỹ tình dục không thể trở thành một phần của Kinh Thánh đi. Vì nó DÂM ư? Nếu thế thì cô nói thật chứ nói vui gì?
- Nhã ca là một phần của Kinh Thánh, và ông Chánh dịch lại (mà theo ông là để lột tả hết vẻ đẹp của Nhã ca), chứ ông Chánh có nói Nhã ca không phải là Kinh Thánh chỗ nào đâu?
- Cô Lý làm ơn chỉ cho xem, không tính trong đầu cô, ở đâu nói đích danh cái ấy "cái ấy" là "âm hộ" hay "lồn" ngay cả trong bản dịch của ông Chánh?
...
À, tôi gọi dâm thư, còn ông Phạm Trọng Chánh, cũng gọi Nhã ca là thơ dâm tình đây:
"Chương Nhã ca gây rất nhiều tranh luận, và làm khó chịu các nhà tu hành Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Vì sao một quyển sách nhỏ thơ dâm tình, hay mỹ tình dục lại lọt vào bộ sưu tập Thánh Kinh ? Có người cho rằng nó dùng để hát trong nghi lễ động phòng hoa chúc. Có người cho đó là tình yêu của Chúa với Giáo Hội, hay Chúa với dân tộc Do Thái. Tuy nhiên toàn bộ các bài thơ này không có câu nào cầu chúa, hay lời của chúa, mà chỉ nói chuyện tình yêu, tình dục tự nhiên, không theo phép tắc lễ nghĩa đương thời, nhất là luật Do Thái, trai gái giữ trinh tiết trước khi hôn nhân . Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà « Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu » Thánh Kinh, Nhã Ca tr 794 . Bài thơ thứ chín lược dịch động tác làm tình lộn ngược 6,9 : « Và ổ gà mình như rượu ngon.. Chảy vào dễ dàng cho lương nhơn tôi. Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ. » Kinh Thánh, Nhã Ca 7 :6 trang 795.
Ông Chánh không khỏi khiến người ta nghĩ đến nhà thơ thần Hoàng Quang Thuận ngày nào mất hehe.
- "Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»."
>>> Vậy ông dịch thế nào? Xem đây:
Rốn em như ly rượu ngọt,
Rượu chẳng hề vơi.
Rút cục cái "âm hộ" mà cô Lý muốn đâu? So với "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", bản dịch của ông "sống sượng" (ý là trung thực) hơn chỗ nào?
- Rồi "Trong bản tiếng Pháp họ dùng các tên le roseau odorant, le safran, le cinnnamome.. nhiều loại trái cây tại Tây Phương thời xưa chỉ có táo, nho, lê, không có cam, mía, lựu.., bản tiếng Việt dịch hoa phụng tiên, cây cam tòng, xương bồ, nhục quế, lư hội, trái cây bên Tàu không chính xác, và cũng chẳng ai hiểu là cây gì.. Nhưng tại Do Thái lại có các trái cây như Việt Nam : mía, cam, bưởi, mảng cầu, dưa hấu.. Tôi thay bằng các cây trái, hương liệu Việt Nam cho gần gủi."
>>> Ông chê người khác dịch khó hiểu, rồi tự tiện "Việt hóa" các loại trái cây chỉ có ở xứ Do Thái xưa! Quả là sáng tạo trứ danh!
Có thời gian đọc lại bài của ông Chánh chỉ tôi còn biết kêu trời. Toàn những điều xằng bậy, hoặc vô bằng, nhảm nhí. Xin phép anh Giao liệt kê ra đây một ít vừa nhặt được.
...
1. Ông Chánh: "Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch."
>>>
- 630 năm trước Tây lịch thì phải cách chúng ta ít nhất 2000+630=2630 năm chớ, sao lại chỉ có 630 năm?
- Niên đại Nhã ca chưa rõ, còn nhiều tranh cãi, nhưng đa số các học giả Thánh Kinh cho rằng Nhã ca ra đời vào thời Solomon, tức khoảng thế kỉ thứ 10 trước Công nguyên. Ông Chánh lấy 630 năm TCN ở đâu?
...
2. Ông Chánh: "Tương truyền chương Nhã Ca của Vua Salomon, nhưng có lẽ là những bài thơ vua Salomon ưa thích thì đúng hơn, vì các bài thơ tả tình yêu của một cô gái thành Jerusalem với một anh chăn cừu, và có đoạn tả vua Salomon, lẽ nào vị vua lại tả mình.
>>> Cũng như niên đại, tác giả Nhã ca chưa rõ, còn tranh cãi. Các giáo sĩ Do Thái giáo coi Vua Solomon là tác giả của Nhã ca, do đầu đề Nhã ca ghi: "The Song of Songs by Solomon". Tuy nhiên một số học giả hiện đại xem Vua Hezekiah và các cộng sự mới là tác giả của Nhã ca, dựa vào một ghi chép ở một chỗ khác của Thánh Kinh. Cho dù thế nào, không ai phủ nhận Vua Solomon là tác giả Nhã ca chỉ vì lí do rất ngớ ngẩn như ông Chánh: "lẽ nào vị vua lại tả mình".
3. Ông Chánh: "Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng... Yahvé xuất thân là người thủ lãnh có làm nhiều điều tốt, dân chúng nhớ ơn, nên các đời sau khi có điều gì khó khăn đều lên đồng, cầu Yahvé..."
>>>
Yahvé là phiên âm của chữ viết tắt Do Thái YHVH, là DANH-THIÊN-CHÚA, tên của Đấng Tối Cao, Đấng Sáng Tạo vũ trụ trong niềm tin của Thiên Chúa giáo (bao gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáo, và cả Hồi giáo nữa). Ông Chánh không biết đọc Kinh Thánh thế nào lại bảo đó là thầy mo, thầy phù thủy, đồng bóng!!! Đây là lí do tôi đã phải kêu trời như đã viết ở trên.
3. Ông Chánh: "...hàng bao nhiêu năm qua, bao triệu người Việt Nam đọc bản Nhã Ca, Kinh Thánh mà chẳng ai hiểu gì cả ! Hiểu trật và dịch trật từng câu. Nêu hết các câu trật có người lại hiểu lầm là chống lại thánh kinh, lỗi đức bác ái."
>>>
- Người đọc Thánh Kinh (ở đây là Nhã ca) hiểu trật thì là lỗi Đức Tin, hay cùng lắm là lạc đạo, chứ can cớ gì lại lỗi Đức Bác Ái?
- Ông Chánh chê các thừa sai Bồ Đào Nha và Pháp không đủ tiếng Việt nên dịch sai, "ngây ngô", "kì quái". Nhưng hãy xem họ đã dịch thế nào:
Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người.
Vì ái tình chàng ngon hơn rượu,
Dầu chàng có mùi thơm tho;
Danh chàng thơm như dầu đổ ra;
Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng.
Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng.
Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài.
Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng.
Nào, có chỗ nào không hiểu? Ngây ngô, kì quái mà thế này ru?
À, cái 3 ở trên là 4. Mệt quá hehe.
5. Ông Chánh: "Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."
>>> Chính Chúa Giê-su, kông phải ông thánh nào hết, là người sáng lập hội thánh. Ngắn gọn thế hehe.
6. Từ sau Công đồng Vaticano II (1962), Giáo hội Công giáo không còn giải thích Diễm ca (tức Nhã ca) theo lối thuần túy phúng dụ (nghĩa là biểu tượng, miêu tả mối giao hòa giữa tình yêu Thiên Chúa và con người ) nữa, mà đã có cái nhìn nhân bản hơn về Diễm ca, thừa nhận Diễm ca như một tụng ca về tình yêu tính dục trần tục đích thực.
Do đó các dịch giả không còn bị hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ trong việc dịch Diễm ca, càng không có chuyện "các cha biên dịch và biên tập" để Diễm ca từ "Dâm thư thành Thánh thư" như cô Lý (do ẩn ức tính dục hay hận thù/ganh tị tôn giáo nào đó) đã qui kết hết sức nặng nề và bố láo.
Ông TS Chánh, với kiến thức tôn giáo hạn hẹp, bản tính xuề xòa ba phải, lại thêm tính háo danh, khoe mẽ cũng chẳng làm gì tốt hơn cho bản dịch Diễm ca.
Xin đối chiếu bản dịch của ông Chánh với bản dịch của Công giáo như ở đây:
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/diemca/diemca.htm
Với 2 câu trong Diễm ca gây tranh cãi nhiều nhất (tất nhiên giữa các nhà chú giải Thánh Kinh, hàng nhiều thế kỉ, chứ không phải giữa tôi với cô Lý hehe), "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", ông Chánh tuy chê bai thiên hạ thậm tệ, người đọc tưởng có thể thấy Lồn tới nơi, cũng chỉ làm được thế này:
Rốn em như ly rượu ngọt,
Rượu chẳng hề vơi.
Ông Chánh không đưa được cái cần đưa, lại dich sai, hoặc thiếu, so với bản tiếng Anh (ông Chánh cũng dịch từ tiếng Pháp thôi, chứ Hebrew hay Arabic cổ cái cục cức hehe):
Your navel is a rounded goblet
that never lacks blended wine.
Thực ra, chữ "navel" (cái rún) là dịch từ chữ "sûrr" trong bản gốc tiếng Hebrew.
Đa số các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng "sûrr" có cùng gốc với chữ "surr" của tiếng Arabic có nghĩa là "navel" (rún), nhưng không phải tất cả đều nghĩ vậy. Một số, trong đó có Marvin Pope, cho rằng có mối liên hệ giữa chữ "surr" với chữ "sirr" (cùng tiếng Arabic) có nghĩa "vulva" (Lồn) hehe. Vậy nên 2 câu trên thành:
Your vulva is a rounded crater;
May it never lack punch!
Đây là chuyện của các nhà ngôn ngữ học, loại dùi đục chấm mắm cái như tôi nghe sao thì biết vậy. Nhưng cho dù thế nào, "navel" trong tiếng Anh, hay "nombril" trong tiếng Pháp, đã được các nhà biên dịch Thánh Kinh VN dịch chính xác là "rún". Nếu có ai có lỗi ở đây thì đó phải là các nhà biên dịch Diễm ca tiếng Anh, tiếng Pháp hehe.
Ngay cả như vậy, ông Chánh cũng thừa nhận đó là "rốn" đó thôi. Còn chuyện cái rốn ấy ám chỉ cái gì thì ai chẳng biết!
[độc thoại, tiếp...]
Ông Chánh mà Tiến sĩ Khoa học Giáo dục thì ở đời có nhiều chuyện lạ thật.
Nếu ông không vừa lòng các bản dịch tiếng Việt của Nhã ca, và có í dịch lại để, theo lời ông, lột tả hết vẻ đẹp của tuyệt tác mỹ tình dục nhân loại này thì xin mời. Ông chỉ cần dịch lại Nhã ca, chỉ Nhã ca thôi, không cần phải dẫn giải dài dòng bậy bạ khiến những người vốn không ưa Thiên Chúa giáo (Công giáo) lấy làm cớ để phán xằng.
Chẳng hạn, ông Viết "...cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch", thì ý là 630 năm trước Tây lịch, hay cách chúng ta (ngày nay) 630 năm? Hay "Rốn: dùng thay chữ âm hộ để tránh thô tục...", thì trong nguyên bản "rốn" đã được dùng thay "âm hộ" (để tránh thô tục), hay chính ông dùng "rốn" thay "âm hộ" trong nguyên bản (cũng để tránh thô tục)? Nếu nguyên bản là "rốn", người ta đào đâu ra "âm hộ" để đưa ông? Còn nếu nguyên bản là "âm hộ", mà ông cũng "rốn" như người ta, cớ sao ông phê phán họ?
Không dò hết nhưng tôi chắc có hàng tá những chỗ như vậy trongg bài viết. Một TSKH, lại thuộc ngành GD, không thể viết câu chữ tù mù như vậy.
Dr. Chanh còn đưa một lô diễn giải Thánh Kinh nhảm nhí vô bằng và vô số chi tiết trời ơi khác. Hầu hết, nếu không nói TÂT CẢ, đều không ăn nhập đến Nhã ca, hay ít nhất đến việc dịch Nhã ca.
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thành lập 1971, gồm 29 cái tên, đã phải mất 40 năm (từ 1971 đến 2011) mới ra được bản in Thánh Kinh trọn bộ (gồm Tân Ước và Cựu Ước) đầu tiên, và nhóm vẫn đang tiếp tục để cho ra đời bản Thánh Kinh dịch trực tiếp từ tiếng Hípri, Aram hoặc Hy Lạp (lưu í, bản Tân Ước viết bằng tiếng Hy Lạp).
http://ktcmn.org/gioi-thieu/gioi-thieu-ban-dich/
Coi đó để thấy, dịch Thánh Kinh gian khổ và kì công thế nào. Ông Chánh dịch Nhã ca từ bản dịch tiếng Pháp hiện đại, không đọc nổi nguyên tác, không tham khảo (hoặc không tham khảo nổi) bản dịch tiếng Hy Lạp cổ hay thậm chí bản dịch phổ thông tiếng La Tinh, tệ hơn nữa là bản dịch tiếng Anh, thì đã là gì mà ồn ào?!
Tôi thấy ông Chánh giống anh taxi ba hoa trong lúc chờ khách hơn là có ác í bài xích Thánh Kinh (?), nhưng cái kiểu tù mù như:
"Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»"
chắc chắn sẽ được những người thiếu kiến thức, thừa hiềm tị vồ lấy để báng bổ tôn giáo của người khác; như cô Lý, chú Khoằm ở đây hay Giao Điểm ở đây:
http://giaodiemonline.com/2012/12/nhaca.htm
Lưu ý cái tít rất giật gân: DỊCH CHƯƠNG “NHÃ CA”, MỘT DÂM THƠ TRONG CỰU ƯỚC (Xin lỗi cô Lý, "Dâm thư" là chữ của Giao Điểm chứ không phải của cô hehe)
Hahaha rất tình cờ tôi tìm thấy TS Dương Ngọc Dũng gọi ông TS Phạm Trọng Chánh là "trí thức dở hơi":
"Như hầu hết các tác giả Giao Điểm, Phạm Trọng Chánh có sự thích thú trong việc sử dụng một số thuật ngữ Phật Giáo mà bản thân mình không hiểu gì cả, hoặc hiểu lầm, hiểu sai. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều loại trí thức dở hơi này : thích xen những thuật ngữ triết học cầu kỳ, bí hiểm vào trong những cuộc đàm thoại, những bài viết, chẳng hạn về phương diện tư tưởng Phật Giáo thì thích nhất là các danh từ Thiền, Bản Lai Diện Mục, Sở Tri chướng, Thế Trí Biện Thông, Phật Tính, Chứng Tánh Ly Sanh, Vô Sanh Pháp Nhẫn, A Lại Da Thức v.v... nhưng khi hỏi lại thì dớ ra, thú nhận là không hiểu hoặc giảng giải trật lấc. Tôi đâm ra hoài nghi không biết có phải vì Phật Giáo sở hữu một số thuật ngữ nghe cao siêu hấp dẫn, nên mấy ngài trí thức dở hơi này mới đâm ra sùng mộ triết học Phật Giáo như vậy, chứ thật tâm cũng chẳng muốn tốn thì giờ nghiên cứu Phật Học làm gì. Chính vì vậy mới dẫn đến những sai lầm ngớ ngẩn như khi Phạm Trọng Chánh định nghĩa "sở tri chướng" như sau :
Điều nhà Phật gọi là sở tri chướng, cái hiểu biết sẵn có đã đầy, ngăn cản điều hiểu biết mới như tách trà đã đầy, rót thêm chỉ tràn ra ngoài (sđd : 137)."
https://sites.google.com/site/viendu99/viet-nam-cong-hoa/tien-si-duong-ngoc-dung/11-pham-trong-chanh
>>>
Hóa ra ông Chánh là thành viên nhóm GĐ. Về Phật giáo ông Chánh còn vậy, TCG ông Chánh nói càn là phải!!!
Cảm ơn tư liệu của hehe. Mấy nay đang đi du lãng, bây giờ mới đọc được comment của bạn.
XóaĐang trên đường du lãng, nên chưa đọc kĩ được các ý kiến qua tư liệu của hehe, nhưng về cơ bản, thấy thú vị về những lập luận của bạn.
Nhiều chỗ mình đồng ý với hehe. Nhưng ở đoạn giải thích của bạn về Yahvé thì mình chưa tán thành. Yahvé, đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Thiên sứ hay là sứ giả của Yahvé là những nhà tiên tri, họ thường nhân danh Yahvé, và có khi cho mình chính là Yahvé (ở đây, Yahvé có một nghĩa như là các thầy phủ thủy, đồng cốt, mà ông Chánh đã thuyết minh).
Riêng câu mở đầu bài của ông Chánh, thì mình đồng ý với hehe, là ông này viết không thông tiếng Việt. Vì cái câu ấy, thật sự là viết như Tây ngọng:
"Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ tình, mỹ tình dục nói lên lời yêu đương tình cảm và thân xác đôi trai gái. Một tác phẩm tuyệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. "
Không làm sao mà hiểu được "cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch" nghĩa là gì ! Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng.
Anh Giao, có thể hiểu Yahweh đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Không sai, nhưng xét về từ nguyên, Yahweh là danh xưng (name) Thiên Chúa, không phải danh hiệu (title) Thiên Chúa; như có thể thấy ở đây:
http://www.catholic.com/quickquestions/is-gods-name-yahweh-or-jehovah
"In Hebrew the name of God is spelled YHWH. Since ancient Hebrew had no written vowels, it is uncertain how the name was pronounced originally, but there are records of the name in Greek, which did have written vowels. These records indicate that in all likelihood the name should be pronounced "Yahweh.""
Hay ở đây: http://www.behindthename.com/name/yahweh
"A name of the Hebrew God, represented in Hebrew by the tetragrammaton ("four letters") יהוה (Yod Heh Vav Heh), transliterated into Roman script Y H W H."
Hoặc ở các loại từ điển thông dụng như ở đây:
http://www.merriam-webster.com/dictionary/yahweh
"—used as the name of God by the ancient Hebrews and in the Old Testament of the Bible"
hay: http://dictionary.reference.com/browse/yahweh
"a name of God, transliterated by scholars from the Tetragrammaton and commonly rendered jehovah."
Vì là tên cực thánh (tên của Chúa Trời), nên người Do Thái tuy viết YHWH, lại không đọc nó ra (read out), vì cho rằng làm vậy là phạm vào 1 trong các điều răn của Đức Chúa Trời ("Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ"). Thay vào đó, khi gặp tên cực thánh (YHWH) trong Kinh Thánh và phải đọc nó ra, người Do Thái dùng từ "adonay", nghĩa là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Kinh Thánh có khoảng 6800 chỗ dùng YHWH, và một số bản dịch (tiếng Anh) sau này đã thay tất cả những tên cực thánh này bằng LORD (Thiên Chúa).
[tiếp...]
Theo chỗ tôi nhớ (không thể vì những phát biểu xằng bậy của ông Chánh mà phải đọc lại Thánh Kinh), trong Kinh Thánh không có tiên tri nào tên Yahweh, cũng không có tiên tri nào tự xưng mình là Yahweh.
Ngay cả khi có tiên tri nào đó, trong lúc "dùng chất kích thích" để "lên đồng", tự xưng mình là Yahweh phán lời Thiên Chúa, ông Chánh cũng không thể gọi tiên tri ấy là Yahweh. Đơn giản vì, Yahweh là Thiên Chúa, còn tiên tri, dù là ngôn sứ của Thiên Chúa, cũng chỉ là con người.
Cũng như Phan Thị Bích Hằng, lúc lên đồng nhập vong, có thể nói lời Quang Trung, tự nhận là Quang Trung, nhưng sau lên đồng, không ai gọi bà Hằng là vua Quang Trung cả.
Ông Chánh đã bộc lộ đầy đủ cái ngu xuẩn (chữ của TS DND dành cho nhóm GĐ) khi cố tình "nhân hóa", gán ghép nguồn gốc con người, cho Thiên Chúa của TCG.
Tất nhiên, ông Chánh có quyền không tin vào Thượng Đế (thái độ của người vô thần), hoặc có quyền cho rằng Thánh Kinh là những ghi chép nhảm nhí hoang đường, nhưng ông Chánh không được phép giải thích Thánh Kinh kiểu bố láo như thế (tôi nhấn mạnh, ông Chánh đang giải thích Thánh Kinh chứ không phải đang phát biểu về niềm tin của mình.)
"Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng, hay còn gọi là tiên tri, lãnh tụ của bộ tộc tương tự như vua Hùng Vương của Việt Nam ta, có nguồn gốc là một người có sức mạnh giết được con cá sấu hung dữ (đánh thủy quái), chặt được cái cây to lớn (đánh mộc tinh), đánh bẩy được con cáo khôn ngoan phá hoại mùa màng (đánh hồ tinh).. được dân chúng kính phục tôn làm lãnh tụ."
Cho dù có như Hùng Vương, Thiên Chúa của TCG cũng chỉ là con người. Hehe rất bố láo.
Anh Giao: "Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng."
>>>
Hahaha anh Giao dùng chữ "hình ảnh" quá. Tôi nghĩ, không chỉ phía Tây, phía Nam ngọng mà Đông-Tây-Nam-Bắc (gọi là tứ phía) ngọng tất hehe.
Tiếng Việt ông Chánh không rành có thể do ở Pháp quá lâu. Còn tiếng Pháp ông Chánh cũng không rành có thể do là người gốc Việt. Nhưng chắc chắn ông Chánh rất sành sõi tiếng Do Thái, vì ông viết: "Các vị giỏi tiếng Pháp thì tiếng Việt lại không rành, không biết làm thơ Việt. Người biết làm thơ lại không rành tiếng Pháp, thì nói chi phải tham khảo bằng tiếng Do Thái và từng đi qua vùng này để thấy cây cỏ, khí hậu."
Ông Chánh không chỉ giỏi tiếng Do Thái, ông còn làm thơ rất hay hahaha.
Ban đầu tôi chỉ nghĩ ông Chánh ngu xuẩn thôi, về sau, đọc thêm ông, nhất là sau khi biết ông nằm trong nhóm GĐ, tôi còn thấy ông bố láo nữa. Tôi sẽ lần lượt chỉ thêm những chỗ ông Chánh ngu xuẩn và bố láo (giá cô Lý, chú Khoằm tham gia nữa thì hay nhỉ.)
XóaMình vẫn đang trên đường. Rất thú vị được đọc phản luận thẳng thắn của hehe.
Bây giờ, xuất hiện thêm bác Dương Ngọc Dũng, lại thêm phần thú vị đấy. Mà lâu nay, không thấy bác Dũng xuất hiện nữa, tựa như đi vào thiền viện rồi hay sao hehe nhỉ ?
Giải thích của hehe về CHÚA tớ vẫn chưa thông. Vì trên thực tế, hồi tớ du lãng ở đất Nhật, tớ hay được các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA đến gặp lắm (hồi ấy là các năm 2002 - 2004). Trong số các Thiên Sứ ấy, sau có người trở thành bạn ở trong đời thường.
Ông Chánh: "Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh người Do Thái không phải là lời Chúa mà chỉ là một tác phẩm văn chương."
>>>
Ông Chánh không tin Chúa, nên tất nhiên không tin có cái gọi là "lời Chúa". Không có "lời Chúa" nên tất nhiên không thể có bất cứ thứ gì (không riêng Nhã ca) thuộc về "lời Chúa". (Làm sao có thể có cái thuộc về cái không có?). Tuy nhiên, trong ngữ cảnh đang xét, ông Chánh đã không chứng minh, một tác phẩm văn chương không thể là "lời Chúa" (và với ý này, ông Chánh ngầm chỉ Nhã ca không phải là Thánh Kinh).
Nhóm Giao Điểm mà các ông Chánh hay Hoàng Hà Thanh ra sức "chửi" Thiên Chúa giáo, đến mức dùng từ "bố láo".
Thì bây giờ, Giao Điểm được/bị cho là "bố láo".
Có khác anh Giao. Giao Điểm chửi TCG, tôi chỉ chửi cá nhân ông Chánh (hay cùng lắm là GĐ).
Xóahehe à, có lẽ, để tăng khí thế (thật ra, là để rộng thêm dư luận và bối cảnh), mình đưa một bài của bác Dương Ngọc Dũng về đây.
XóaDND phê phán GĐ với những lời lẽ hết sức nặng nề, nhưng là trên vấn đề học thuật, về Phật học, là thứ tôi không biết (chứ đừng nói rành) nên tôi không thể có bình luận hay nhận xét gì được.
Chuyện các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA bên đất Nhật tôi nghĩ có lẽ họ là người bên Tin Lành. Tôi không rõ bên Tin Lành, nhưng cho dù có người tự cho mình là Chúa (nhân danh gì đấy), cũng không thể bảo Thiên Chúa của TCG là con người được.
Do Thái giáo tin vào Đấng Cứu Thế, nhưng đấng ấy chưa đến (và họ đang còn trông đợi đấng ấy đến), vậy mà ông Giê-su chỉ xưng mình là con Thiên Chúa thôi đã bị người Do Thái đóng đinh chết.
[tiếp ông Chánh...]
Tiếng Việt của ông Chánh đây:
"Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."
>>>
Có ai hiểu gì không? Tôi đoán thế này:
"Nhưng Ki-tô giáo vẫn giữ bộ sách nguyên thủy của dân tộc Do Thái. Sách này, gọi là Cựu Ước, cùng với Tân Ước gồm 27 quyển là chuyện 4 môn đệ kể về Chúa Jésus và các thư Thánh Paul (được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo) được dùng làm sách giảng dạy của Ki-tô giáo."
Có ai hiểu khác không? Đúng là Đông-Tây-Nam-Bắc (tứ phía) ngọng tất hahaha.
Ngoài chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái" (chữ ông Chánh nói về tiếng Việt của các thừa sai Pháp - Bồ Đào Nha), câu trích trên còn chứa đựng những sai lầm hết sức căn bản:
- Thứ nhất, Paul (Phao-lô), không phải là người sáng lập Hội Thánh. Thậm chí Phao-lô không phải là người đầu tiên đứng đầu Hội Thánh (người đó là Phê-rô). Chúa Giê-su, và chỉ mình Chúa Giê-su, là người duy nhất sáng lập Hội Thánh (đã nói ở một còm trước).
- Thứ hai, dù Kinh Thánh Cựu Ước có nguồn gốc từ Kinh Thánh Do Thái, 2 bộ Kinh Thánh này không hoàn toàn giống nhau (là một). Dẫn giải điều này rất dài dòng nên không nêu lên ở đây.
Và hết sức bố láo, ông Chánh viết:
"Khác với các kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức ; Quyển Cựu Ước kể trong sách tất cả những xấu xa, tội lỗi của cuộc đời : chuyện anh em giết nhau, cha lấy con loạn luân, thành Sodome làm tình hổn loạn, con người thờ tiền bạc, thờ bò.."
>>>
Lại chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái". Í ông Chánh khi viết "kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức", là đạo Phật chỉ dạy điều đạo đức, không dạy điều ác (1), hay toàn bộ kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí, không bàn đến những thứ khác (2)?
Nếu (2), ngàn vạn kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí thôi sao? Triết học, tư tưởng "vi diệu" của PG ông Chánh vứt đâu hết rồi?
Nếu (1), ông Chánh sao có thể đồng nhất các ghi chép về các sự kiện diễn ra ở xã hội Do Thái thời Cựu Ước với các răn dạy của Kinh Thánh Cựu Ước? Kinh Thánh nào dạy con người giết nhau, loạn luân, làm tình hỗn loạn. Hehe rất là bố láo.
Thử đọc vài điều răn Đức Chúa Trời (dịch thử từ bản tiếng Anh, không phải tiếng Hipri hehe), là những răn dạy căn bản trong Kinh Thánh Cựu Ước:
Honor your father and your mother, so that you may live long in the land the Lord your God is giving you / Kính cha mẹ ngươi, nhờ đó ngươi sống hết những ngày trên đất Chúa ngươi cho ngươi.
You shall not murder. / Chớ giết người.
You shall not commit adultery. / Chớ ngoại tình.
You shall not steal. / Chớ ăn trộm.
You shall not give false testimony against your neighbor. / Chớ làm chứng dối hại người hàng xóm ngươi.
You shall not covet your neighbor’s house. You shall not covet your neighbor’s wife, or his male or female servant, his ox or donkey, or anything that belongs to your neighbor. / Chớ tham nhà người hàng xóm ngươi. Chớ tham vợ người hàng xóm ngươi, hay người hầu anh ta, hay bò lừa anh ta, hay bất cứ thứ gì của anh ta.
Ông Chánh nên đọc để đừng có những phát biểu xằng bậy về luân lí TCG như vậy nữa nhé.
Bây giờ, đọc kĩ hơn, quả thực thấy rất rõ là: cách diễn dạt tiếng Việt của ông Chánh có thể nói rõ là rất không chính xác, ra sức làm dáng nhưng nghĩa bên trong thì "ngọng". Hehe sử dụng từ "chập chờn kí quái" là chính xác.
Xóa
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.
Nhưng gọi là Dâm thư hay "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" chả có gì là mâu thuẫn, nếu không có cái đầu cố chấp.
Các bức Dâm họa cổ của Nhật bổn (hình như bác Giao có lưu) cũng là những kiệt tác.
Ở ta tuyệt phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, từng được gọi là Dâm thư, các cụ còn dạy "làm thân con gái chớ nghe Truyện Kiều".
Điều đáng bàn, là cùng một văn bản gốc, ông Phạm Trọng Chánh gọi đích danh là một tác phẩm TÌNH DỤC tuyệt tác, còn các các cha biên dịch và biên tập, lại thành Thánh Kinh. Thế mới hiểm!
"Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu"?
Nhóm "Mở miệng" mà dịch thì sao nhỉ, có lẽ "cái rốn" lại trở về "cái ấy", còn "rượu thơm" thì chịu các bố, không đoán được!
- Ông Chánh gọi Nhã ca là "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" cũng đâu ngăn được Nhã ca là một phần của Kinh Thánh. Cô nói xem, làm sao một kiệt tác mỹ tình dục không thể trở thành một phần của Kinh Thánh đi. Vì nó DÂM ư? Nếu thế thì cô nói thật chứ nói vui gì?
- Nhã ca là một phần của Kinh Thánh, và ông Chánh dịch lại (mà theo ông là để lột tả hết vẻ đẹp của Nhã ca), chứ ông Chánh có nói Nhã ca không phải là Kinh Thánh chỗ nào đâu?
- Cô Lý làm ơn chỉ cho xem, không tính trong đầu cô, ở đâu nói đích danh cái ấy "cái ấy" là "âm hộ" hay "lồn" ngay cả trong bản dịch của ông Chánh?
...
"Chương Nhã ca gây rất nhiều tranh luận, và làm khó chịu các nhà tu hành Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Vì sao một quyển sách nhỏ thơ dâm tình, hay mỹ tình dục lại lọt vào bộ sưu tập Thánh Kinh ? Có người cho rằng nó dùng để hát trong nghi lễ động phòng hoa chúc. Có người cho đó là tình yêu của Chúa với Giáo Hội, hay Chúa với dân tộc Do Thái. Tuy nhiên toàn bộ các bài thơ này không có câu nào cầu chúa, hay lời của chúa, mà chỉ nói chuyện tình yêu, tình dục tự nhiên, không theo phép tắc lễ nghĩa đương thời, nhất là luật Do Thái, trai gái giữ trinh tiết trước khi hôn nhân . Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà « Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu » Thánh Kinh, Nhã Ca tr 794 . Bài thơ thứ chín lược dịch động tác làm tình lộn ngược 6,9 : « Và ổ gà mình như rượu ngon.. Chảy vào dễ dàng cho lương nhơn tôi. Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ. » Kinh Thánh, Nhã Ca 7 :6 trang 795.
- "Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»."
>>> Vậy ông dịch thế nào? Xem đây:
Rốn em như ly rượu ngọt,
Rượu chẳng hề vơi.
Rút cục cái "âm hộ" mà cô Lý muốn đâu? So với "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", bản dịch của ông "sống sượng" (ý là trung thực) hơn chỗ nào?
- Rồi "Trong bản tiếng Pháp họ dùng các tên le roseau odorant, le safran, le cinnnamome.. nhiều loại trái cây tại Tây Phương thời xưa chỉ có táo, nho, lê, không có cam, mía, lựu.., bản tiếng Việt dịch hoa phụng tiên, cây cam tòng, xương bồ, nhục quế, lư hội, trái cây bên Tàu không chính xác, và cũng chẳng ai hiểu là cây gì.. Nhưng tại Do Thái lại có các trái cây như Việt Nam : mía, cam, bưởi, mảng cầu, dưa hấu.. Tôi thay bằng các cây trái, hương liệu Việt Nam cho gần gủi."
>>> Ông chê người khác dịch khó hiểu, rồi tự tiện "Việt hóa" các loại trái cây chỉ có ở xứ Do Thái xưa! Quả là sáng tạo trứ danh!
...
>>>
- 630 năm trước Tây lịch thì phải cách chúng ta ít nhất 2000+630=2630 năm chớ, sao lại chỉ có 630 năm?
- Niên đại Nhã ca chưa rõ, còn nhiều tranh cãi, nhưng đa số các học giả Thánh Kinh cho rằng Nhã ca ra đời vào thời Solomon, tức khoảng thế kỉ thứ 10 trước Công nguyên. Ông Chánh lấy 630 năm TCN ở đâu?
...
>>> Cũng như niên đại, tác giả Nhã ca chưa rõ, còn tranh cãi. Các giáo sĩ Do Thái giáo coi Vua Solomon là tác giả của Nhã ca, do đầu đề Nhã ca ghi: "The Song of Songs by Solomon". Tuy nhiên một số học giả hiện đại xem Vua Hezekiah và các cộng sự mới là tác giả của Nhã ca, dựa vào một ghi chép ở một chỗ khác của Thánh Kinh. Cho dù thế nào, không ai phủ nhận Vua Solomon là tác giả Nhã ca chỉ vì lí do rất ngớ ngẩn như ông Chánh: "lẽ nào vị vua lại tả mình".
>>>
Yahvé là phiên âm của chữ viết tắt Do Thái YHVH, là DANH-THIÊN-CHÚA, tên của Đấng Tối Cao, Đấng Sáng Tạo vũ trụ trong niềm tin của Thiên Chúa giáo (bao gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáo, và cả Hồi giáo nữa). Ông Chánh không biết đọc Kinh Thánh thế nào lại bảo đó là thầy mo, thầy phù thủy, đồng bóng!!! Đây là lí do tôi đã phải kêu trời như đã viết ở trên.
>>>
- Người đọc Thánh Kinh (ở đây là Nhã ca) hiểu trật thì là lỗi Đức Tin, hay cùng lắm là lạc đạo, chứ can cớ gì lại lỗi Đức Bác Ái?
- Ông Chánh chê các thừa sai Bồ Đào Nha và Pháp không đủ tiếng Việt nên dịch sai, "ngây ngô", "kì quái". Nhưng hãy xem họ đã dịch thế nào:
Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người.
Vì ái tình chàng ngon hơn rượu,
Dầu chàng có mùi thơm tho;
Danh chàng thơm như dầu đổ ra;
Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng.
Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng.
Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài.
Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng.
Nào, có chỗ nào không hiểu? Ngây ngô, kì quái mà thế này ru?
5. Ông Chánh: "Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."
>>> Chính Chúa Giê-su, kông phải ông thánh nào hết, là người sáng lập hội thánh. Ngắn gọn thế hehe.
Do đó các dịch giả không còn bị hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ trong việc dịch Diễm ca, càng không có chuyện "các cha biên dịch và biên tập" để Diễm ca từ "Dâm thư thành Thánh thư" như cô Lý (do ẩn ức tính dục hay hận thù/ganh tị tôn giáo nào đó) đã qui kết hết sức nặng nề và bố láo.
Ông TS Chánh, với kiến thức tôn giáo hạn hẹp, bản tính xuề xòa ba phải, lại thêm tính háo danh, khoe mẽ cũng chẳng làm gì tốt hơn cho bản dịch Diễm ca.
Xin đối chiếu bản dịch của ông Chánh với bản dịch của Công giáo như ở đây:
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/diemca/diemca.htm
Với 2 câu trong Diễm ca gây tranh cãi nhiều nhất (tất nhiên giữa các nhà chú giải Thánh Kinh, hàng nhiều thế kỉ, chứ không phải giữa tôi với cô Lý hehe), "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", ông Chánh tuy chê bai thiên hạ thậm tệ, người đọc tưởng có thể thấy Lồn tới nơi, cũng chỉ làm được thế này:
Rốn em như ly rượu ngọt,
Rượu chẳng hề vơi.
Ông Chánh không đưa được cái cần đưa, lại dich sai, hoặc thiếu, so với bản tiếng Anh (ông Chánh cũng dịch từ tiếng Pháp thôi, chứ Hebrew hay Arabic cổ cái cục cức hehe):
Your navel is a rounded goblet
that never lacks blended wine.
Thực ra, chữ "navel" (cái rún) là dịch từ chữ "sûrr" trong bản gốc tiếng Hebrew.
Đa số các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng "sûrr" có cùng gốc với chữ "surr" của tiếng Arabic có nghĩa là "navel" (rún), nhưng không phải tất cả đều nghĩ vậy. Một số, trong đó có Marvin Pope, cho rằng có mối liên hệ giữa chữ "surr" với chữ "sirr" (cùng tiếng Arabic) có nghĩa "vulva" (Lồn) hehe. Vậy nên 2 câu trên thành:
Your vulva is a rounded crater;
May it never lack punch!
Đây là chuyện của các nhà ngôn ngữ học, loại dùi đục chấm mắm cái như tôi nghe sao thì biết vậy. Nhưng cho dù thế nào, "navel" trong tiếng Anh, hay "nombril" trong tiếng Pháp, đã được các nhà biên dịch Thánh Kinh VN dịch chính xác là "rún". Nếu có ai có lỗi ở đây thì đó phải là các nhà biên dịch Diễm ca tiếng Anh, tiếng Pháp hehe.
Ngay cả như vậy, ông Chánh cũng thừa nhận đó là "rốn" đó thôi. Còn chuyện cái rốn ấy ám chỉ cái gì thì ai chẳng biết!
Ông Chánh mà Tiến sĩ Khoa học Giáo dục thì ở đời có nhiều chuyện lạ thật.
Nếu ông không vừa lòng các bản dịch tiếng Việt của Nhã ca, và có í dịch lại để, theo lời ông, lột tả hết vẻ đẹp của tuyệt tác mỹ tình dục nhân loại này thì xin mời. Ông chỉ cần dịch lại Nhã ca, chỉ Nhã ca thôi, không cần phải dẫn giải dài dòng bậy bạ khiến những người vốn không ưa Thiên Chúa giáo (Công giáo) lấy làm cớ để phán xằng.
Chẳng hạn, ông Viết "...cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch", thì ý là 630 năm trước Tây lịch, hay cách chúng ta (ngày nay) 630 năm? Hay "Rốn: dùng thay chữ âm hộ để tránh thô tục...", thì trong nguyên bản "rốn" đã được dùng thay "âm hộ" (để tránh thô tục), hay chính ông dùng "rốn" thay "âm hộ" trong nguyên bản (cũng để tránh thô tục)? Nếu nguyên bản là "rốn", người ta đào đâu ra "âm hộ" để đưa ông? Còn nếu nguyên bản là "âm hộ", mà ông cũng "rốn" như người ta, cớ sao ông phê phán họ?
Không dò hết nhưng tôi chắc có hàng tá những chỗ như vậy trongg bài viết. Một TSKH, lại thuộc ngành GD, không thể viết câu chữ tù mù như vậy.
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thành lập 1971, gồm 29 cái tên, đã phải mất 40 năm (từ 1971 đến 2011) mới ra được bản in Thánh Kinh trọn bộ (gồm Tân Ước và Cựu Ước) đầu tiên, và nhóm vẫn đang tiếp tục để cho ra đời bản Thánh Kinh dịch trực tiếp từ tiếng Hípri, Aram hoặc Hy Lạp (lưu í, bản Tân Ước viết bằng tiếng Hy Lạp).
http://ktcmn.org/gioi-thieu/gioi-thieu-ban-dich/
Coi đó để thấy, dịch Thánh Kinh gian khổ và kì công thế nào. Ông Chánh dịch Nhã ca từ bản dịch tiếng Pháp hiện đại, không đọc nổi nguyên tác, không tham khảo (hoặc không tham khảo nổi) bản dịch tiếng Hy Lạp cổ hay thậm chí bản dịch phổ thông tiếng La Tinh, tệ hơn nữa là bản dịch tiếng Anh, thì đã là gì mà ồn ào?!
Tôi thấy ông Chánh giống anh taxi ba hoa trong lúc chờ khách hơn là có ác í bài xích Thánh Kinh (?), nhưng cái kiểu tù mù như:
"Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»"
chắc chắn sẽ được những người thiếu kiến thức, thừa hiềm tị vồ lấy để báng bổ tôn giáo của người khác; như cô Lý, chú Khoằm ở đây hay Giao Điểm ở đây:
http://giaodiemonline.com/2012/12/nhaca.htm
Lưu ý cái tít rất giật gân: DỊCH CHƯƠNG “NHÃ CA”, MỘT DÂM THƠ TRONG CỰU ƯỚC (Xin lỗi cô Lý, "Dâm thư" là chữ của Giao Điểm chứ không phải của cô hehe)
"Như hầu hết các tác giả Giao Điểm, Phạm Trọng Chánh có sự thích thú trong việc sử dụng một số thuật ngữ Phật Giáo mà bản thân mình không hiểu gì cả, hoặc hiểu lầm, hiểu sai. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều loại trí thức dở hơi này : thích xen những thuật ngữ triết học cầu kỳ, bí hiểm vào trong những cuộc đàm thoại, những bài viết, chẳng hạn về phương diện tư tưởng Phật Giáo thì thích nhất là các danh từ Thiền, Bản Lai Diện Mục, Sở Tri chướng, Thế Trí Biện Thông, Phật Tính, Chứng Tánh Ly Sanh, Vô Sanh Pháp Nhẫn, A Lại Da Thức v.v... nhưng khi hỏi lại thì dớ ra, thú nhận là không hiểu hoặc giảng giải trật lấc. Tôi đâm ra hoài nghi không biết có phải vì Phật Giáo sở hữu một số thuật ngữ nghe cao siêu hấp dẫn, nên mấy ngài trí thức dở hơi này mới đâm ra sùng mộ triết học Phật Giáo như vậy, chứ thật tâm cũng chẳng muốn tốn thì giờ nghiên cứu Phật Học làm gì. Chính vì vậy mới dẫn đến những sai lầm ngớ ngẩn như khi Phạm Trọng Chánh định nghĩa "sở tri chướng" như sau :
Điều nhà Phật gọi là sở tri chướng, cái hiểu biết sẵn có đã đầy, ngăn cản điều hiểu biết mới như tách trà đã đầy, rót thêm chỉ tràn ra ngoài (sđd : 137)."
https://sites.google.com/site/viendu99/viet-nam-cong-hoa/tien-si-duong-ngoc-dung/11-pham-trong-chanh
>>>
Hóa ra ông Chánh là thành viên nhóm GĐ. Về Phật giáo ông Chánh còn vậy, TCG ông Chánh nói càn là phải!!!
Nhiều chỗ mình đồng ý với hehe. Nhưng ở đoạn giải thích của bạn về Yahvé thì mình chưa tán thành. Yahvé, đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Thiên sứ hay là sứ giả của Yahvé là những nhà tiên tri, họ thường nhân danh Yahvé, và có khi cho mình chính là Yahvé (ở đây, Yahvé có một nghĩa như là các thầy phủ thủy, đồng cốt, mà ông Chánh đã thuyết minh).
"Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ tình, mỹ tình dục nói lên lời yêu đương tình cảm và thân xác đôi trai gái. Một tác phẩm tuyệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. "
Không làm sao mà hiểu được "cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch" nghĩa là gì ! Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng.
http://www.catholic.com/quickquestions/is-gods-name-yahweh-or-jehovah
"In Hebrew the name of God is spelled YHWH. Since ancient Hebrew had no written vowels, it is uncertain how the name was pronounced originally, but there are records of the name in Greek, which did have written vowels. These records indicate that in all likelihood the name should be pronounced "Yahweh.""
Hay ở đây: http://www.behindthename.com/name/yahweh
"A name of the Hebrew God, represented in Hebrew by the tetragrammaton ("four letters") יהוה (Yod Heh Vav Heh), transliterated into Roman script Y H W H."
Hoặc ở các loại từ điển thông dụng như ở đây:
http://www.merriam-webster.com/dictionary/yahweh
"—used as the name of God by the ancient Hebrews and in the Old Testament of the Bible"
hay: http://dictionary.reference.com/browse/yahweh
"a name of God, transliterated by scholars from the Tetragrammaton and commonly rendered jehovah."
Vì là tên cực thánh (tên của Chúa Trời), nên người Do Thái tuy viết YHWH, lại không đọc nó ra (read out), vì cho rằng làm vậy là phạm vào 1 trong các điều răn của Đức Chúa Trời ("Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ"). Thay vào đó, khi gặp tên cực thánh (YHWH) trong Kinh Thánh và phải đọc nó ra, người Do Thái dùng từ "adonay", nghĩa là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Kinh Thánh có khoảng 6800 chỗ dùng YHWH, và một số bản dịch (tiếng Anh) sau này đã thay tất cả những tên cực thánh này bằng LORD (Thiên Chúa).
Theo chỗ tôi nhớ (không thể vì những phát biểu xằng bậy của ông Chánh mà phải đọc lại Thánh Kinh), trong Kinh Thánh không có tiên tri nào tên Yahweh, cũng không có tiên tri nào tự xưng mình là Yahweh.
Ngay cả khi có tiên tri nào đó, trong lúc "dùng chất kích thích" để "lên đồng", tự xưng mình là Yahweh phán lời Thiên Chúa, ông Chánh cũng không thể gọi tiên tri ấy là Yahweh. Đơn giản vì, Yahweh là Thiên Chúa, còn tiên tri, dù là ngôn sứ của Thiên Chúa, cũng chỉ là con người.
Cũng như Phan Thị Bích Hằng, lúc lên đồng nhập vong, có thể nói lời Quang Trung, tự nhận là Quang Trung, nhưng sau lên đồng, không ai gọi bà Hằng là vua Quang Trung cả.
Ông Chánh đã bộc lộ đầy đủ cái ngu xuẩn (chữ của TS DND dành cho nhóm GĐ) khi cố tình "nhân hóa", gán ghép nguồn gốc con người, cho Thiên Chúa của TCG.
"Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng, hay còn gọi là tiên tri, lãnh tụ của bộ tộc tương tự như vua Hùng Vương của Việt Nam ta, có nguồn gốc là một người có sức mạnh giết được con cá sấu hung dữ (đánh thủy quái), chặt được cái cây to lớn (đánh mộc tinh), đánh bẩy được con cáo khôn ngoan phá hoại mùa màng (đánh hồ tinh).. được dân chúng kính phục tôn làm lãnh tụ."
Cho dù có như Hùng Vương, Thiên Chúa của TCG cũng chỉ là con người. Hehe rất bố láo.
>>>
Hahaha anh Giao dùng chữ "hình ảnh" quá. Tôi nghĩ, không chỉ phía Tây, phía Nam ngọng mà Đông-Tây-Nam-Bắc (gọi là tứ phía) ngọng tất hehe.
Tiếng Việt ông Chánh không rành có thể do ở Pháp quá lâu. Còn tiếng Pháp ông Chánh cũng không rành có thể do là người gốc Việt. Nhưng chắc chắn ông Chánh rất sành sõi tiếng Do Thái, vì ông viết: "Các vị giỏi tiếng Pháp thì tiếng Việt lại không rành, không biết làm thơ Việt. Người biết làm thơ lại không rành tiếng Pháp, thì nói chi phải tham khảo bằng tiếng Do Thái và từng đi qua vùng này để thấy cây cỏ, khí hậu."
Ông Chánh không chỉ giỏi tiếng Do Thái, ông còn làm thơ rất hay hahaha.
Bây giờ, xuất hiện thêm bác Dương Ngọc Dũng, lại thêm phần thú vị đấy. Mà lâu nay, không thấy bác Dũng xuất hiện nữa, tựa như đi vào thiền viện rồi hay sao hehe nhỉ ?
Giải thích của hehe về CHÚA tớ vẫn chưa thông. Vì trên thực tế, hồi tớ du lãng ở đất Nhật, tớ hay được các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA đến gặp lắm (hồi ấy là các năm 2002 - 2004). Trong số các Thiên Sứ ấy, sau có người trở thành bạn ở trong đời thường.
>>>
Ông Chánh không tin Chúa, nên tất nhiên không tin có cái gọi là "lời Chúa". Không có "lời Chúa" nên tất nhiên không thể có bất cứ thứ gì (không riêng Nhã ca) thuộc về "lời Chúa". (Làm sao có thể có cái thuộc về cái không có?). Tuy nhiên, trong ngữ cảnh đang xét, ông Chánh đã không chứng minh, một tác phẩm văn chương không thể là "lời Chúa" (và với ý này, ông Chánh ngầm chỉ Nhã ca không phải là Thánh Kinh).
Thì bây giờ, Giao Điểm được/bị cho là "bố láo".
Chuyện các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA bên đất Nhật tôi nghĩ có lẽ họ là người bên Tin Lành. Tôi không rõ bên Tin Lành, nhưng cho dù có người tự cho mình là Chúa (nhân danh gì đấy), cũng không thể bảo Thiên Chúa của TCG là con người được.
Do Thái giáo tin vào Đấng Cứu Thế, nhưng đấng ấy chưa đến (và họ đang còn trông đợi đấng ấy đến), vậy mà ông Giê-su chỉ xưng mình là con Thiên Chúa thôi đã bị người Do Thái đóng đinh chết.
Tiếng Việt của ông Chánh đây:
"Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."
>>>
Có ai hiểu gì không? Tôi đoán thế này:
"Nhưng Ki-tô giáo vẫn giữ bộ sách nguyên thủy của dân tộc Do Thái. Sách này, gọi là Cựu Ước, cùng với Tân Ước gồm 27 quyển là chuyện 4 môn đệ kể về Chúa Jésus và các thư Thánh Paul (được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo) được dùng làm sách giảng dạy của Ki-tô giáo."
Có ai hiểu khác không? Đúng là Đông-Tây-Nam-Bắc (tứ phía) ngọng tất hahaha.
- Thứ nhất, Paul (Phao-lô), không phải là người sáng lập Hội Thánh. Thậm chí Phao-lô không phải là người đầu tiên đứng đầu Hội Thánh (người đó là Phê-rô). Chúa Giê-su, và chỉ mình Chúa Giê-su, là người duy nhất sáng lập Hội Thánh (đã nói ở một còm trước).
- Thứ hai, dù Kinh Thánh Cựu Ước có nguồn gốc từ Kinh Thánh Do Thái, 2 bộ Kinh Thánh này không hoàn toàn giống nhau (là một). Dẫn giải điều này rất dài dòng nên không nêu lên ở đây.
"Khác với các kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức ; Quyển Cựu Ước kể trong sách tất cả những xấu xa, tội lỗi của cuộc đời : chuyện anh em giết nhau, cha lấy con loạn luân, thành Sodome làm tình hổn loạn, con người thờ tiền bạc, thờ bò.."
>>>
Lại chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái". Í ông Chánh khi viết "kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức", là đạo Phật chỉ dạy điều đạo đức, không dạy điều ác (1), hay toàn bộ kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí, không bàn đến những thứ khác (2)?
Nếu (2), ngàn vạn kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí thôi sao? Triết học, tư tưởng "vi diệu" của PG ông Chánh vứt đâu hết rồi?
Nếu (1), ông Chánh sao có thể đồng nhất các ghi chép về các sự kiện diễn ra ở xã hội Do Thái thời Cựu Ước với các răn dạy của Kinh Thánh Cựu Ước? Kinh Thánh nào dạy con người giết nhau, loạn luân, làm tình hỗn loạn. Hehe rất là bố láo.
Honor your father and your mother, so that you may live long in the land the Lord your God is giving you / Kính cha mẹ ngươi, nhờ đó ngươi sống hết những ngày trên đất Chúa ngươi cho ngươi.
You shall not murder. / Chớ giết người.
You shall not commit adultery. / Chớ ngoại tình.
You shall not steal. / Chớ ăn trộm.
You shall not give false testimony against your neighbor. / Chớ làm chứng dối hại người hàng xóm ngươi.
You shall not covet your neighbor’s house. You shall not covet your neighbor’s wife, or his male or female servant, his ox or donkey, or anything that belongs to your neighbor. / Chớ tham nhà người hàng xóm ngươi. Chớ tham vợ người hàng xóm ngươi, hay người hầu anh ta, hay bò lừa anh ta, hay bất cứ thứ gì của anh ta.
Ông Chánh nên đọc để đừng có những phát biểu xằng bậy về luân lí TCG như vậy nữa nhé.