Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/10/2024

Đề nghị thu hồi 2 cuốn sách của NXB Khoa học xã hội

Tin từ các nơi.

Tháng 10 năm 2024,

Giao Blog


---

Đề nghị thu hồi 2 cuốn sách của NXB Khoa học xã hội

Khải Mông

16/10/2024 10:38 GMT+7

Ông Phan Tân - Phó giám đốc kiêm Phó tổng biên tập NXB Khoa học xã hội đề nghị thu hồi cuốn sách 'Việt Nam lịch sử không biên giới' và xem xét lại cuốn sách 'Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam' do NXB Khoa học xã hội cấp phép xuất bản.

Ngày 8.10.2024, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ TT-TT) đã ký văn bản số 1306/CXBIPH-QLXB gửi NXB Khoa học xã hội, theo đó: Cục Xuất bản, In và Phát hành nhận được văn bản ngày 2.10.2024 của ông Phan Tân - Phó giám đốc kiêm Phó tổng biên tập NXB Khoa học xã hội đề nghị thu hồi cuốn sách Việt Nam lịch sử không biên giới và xem xét lại cuốn sách Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam do NXB Khoa học xã hội cấp phép xuất bản.

Đề nghị thu hồi 2 cuốn sách của NXB Khoa học xã hội- Ảnh 1.
Đề nghị thu hồi 2 cuốn sách của NXB Khoa học xã hội- Ảnh 2.

Hai cuốn sách được đề nghị thu hồi

ẢNH: NXB

Ông Phan Tân cho rằng cuốn Việt Nam lịch sử không biên giới có nhiều lỗi sai về lịch sử, chính trị và cuốn Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam có sai phạm ở nội dung bản đồ.

Cục Xuất bản, In và Phát hành đề nghị NXB Khoa học xã hội: Thẩm định lại nội dung cuốn sách Việt Nam lịch sử không biên giới và cuốn sách Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam. Văn bản thẩm định cần có ý kiến của cơ quan chủ quản là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Trong văn bản nêu trên, ông Nguyễn Nguyên còn yêu cầu NXB Khoa học xã hội "có văn bản báo cáo kết quả thẩm định gửi Cục Xuất bản, In và Phát hành trước ngày 20.9.2024" (?).

Năm 2024, NXB Khoa học xã hội cấp phép liên kết phát hành sách Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam (Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy tổ chức bản thảo) với Công ty CP Xuất bản Khoa học và Giáo dục thời đại (TIMES); sách Việt Nam lịch sử không biên giới (Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid chủ biên; Hoàng Anh Tuấn, Trương Huyền Chi và Nguyễn Quốc Anh dịch; Đinh Khắc Thuân hiệu đính) với Công ty CP Sách Omega Việt Nam (Omega Plus).

https://thanhnien.vn/de-nghi-thu-hoi-2-cuon-sach-cua-nxb-khoa-hoc-xa-hoi-185241016103852899.htm

..


Thứ Ba, 15/10/2024, 16:54

Ngày 2/10, ông Phan Tân, Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập NXB Khoa học xã hội ký văn bản đề nghị thu hồi cuốn sách “Việt Nam lịch sử không biên giới” và xem xét lại cuốn sách “Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam”, do NXB Khoa học xã hội cấp phép xuất bản.

Trong văn bản gửi Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Phan Tân cho rằng: Cuốn “Việt Nam lịch sử không biên giới” có nhiều lỗi về lịch sử, chính trị và cuốn “Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam” có sai phạm ở nội dung bản đồ.

sach.jpg -0
Sách “Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam” và “Việt Nam lịch sử không biên giới” bị đề nghị thu hồi.

Cuốn “Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam” (Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy tổ chức bản thảo) được liên kết với Cty CP xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời đại (TIMES) tháng 1/2024.

Còn sách “Việt Nam lịch sử không biên giới” (Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid chỉ biên; Hoàng Anh Tuấn, Trương Huyền Chi và Nguyễn Quốc Anh dịch; Đinh Khắc Thuân hiệu đính) liên kết với Cty CP sách Omega Việt Nam (Omega Plus) tháng 8/2024.

Trước đề nghị của ông Phan Tân - Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập NXB Khoa học xã hội, ngày 8/10/2024, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành, đã ký văn bản số 1306 /CXBIPH-QLXB gửi Nxb Khoa học xã hội đề nghị: Thẩm định lại nội dung cuốn sách “Việt Nam lịch sử không biên giới” và cuốn sách “Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam”. Văn bản thẩm định cần có ý kiến của cơ quan chủ quản là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Trong văn bản nêu trên, ông Nguyễn Nguyên còn yêu cầu NXB Khoa học Xã hội “Có văn bản báo cáo kết quả thẩm định gửi Cục Xuất bản, in và phát hành trước ngày 20/9/2024” (?).

Kiều Mai Sơn

https://c

  • Thu hồi sách dạy HS đi trên thủy tinh, kiểm điểm cá nhân liên quan

and.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/pho-giam-doc-nha-xuat-ban-khoa-hoc-xa-hoi-de-nghi-thu-hoi-2-cuon-sach-ve-lich-su-i747256/

..


CẬP NHẬT


3.


VIỆT NAM LỊCH SỬ KHÔNG BIÊN GIỚI
(từ góc nhìn chính trị, lịch sử và xuất bản)
Thưa các bạn, một sự kiện xuất hiện mấy hôm nay tại Nxb KHXH được báo chí và một bộ phận công chúng quan tâm liên quan đến đề nghị của tôi là thu hồi cuốn sách "Việt Nam lịch sử không biên giới", người ủng hộ nhiều, người chê trách cũng có và người không hiểu gì cả cũng nhiều lắm!
Đặc biệt một số người cho rằng, sâu xa của sự việc là tôi "đánh" ông Q. Giám đốc để tranh chức Giám đốc.
Khổ❗️ tôi đã từ bỏ mục tiêu chức quyền cách đây 7 năm rồi, bởi nó "bạc" lắm!
✍Để có chút "giải" uẩn khúc ở trên, tôi xin nói rõ quan điểm của cá nhân về những nội dung được cho là sai sót của cuốn sách buộc phải đề nghị thu hồi:
1️⃣ Về tên sách: "Việt Nam: Lịch sử không biên giới", -> sai về lịch sử và quan điểm chính trị.
Lịch sử tộc người có thể "không biên giới", nhưng lịch sử quốc gia/lãnh thổ thì không thể "không biên giới".
Trên thế giới, chưa có quốc gia nào lại không có biên giới, chỉ có là quá trình vận động của lịch sử, của chiến tranh, thiên tai ở mỗi thời kỳ mà biên giới được mở rộng hay thu hẹp. Với tên sách như này có thể hiểu rằng lịch sử Việt Nam là không có biên giới, đồng nghĩa không có quốc gia. Chả nhẽ lịch sử của các tộc người hiện đang cư trú trên đất nước Việt Nam là dân du mục, dân lang thang, nay đây mai đó, không có một nơi nào cố định, không có quốc gia lãnh thổ.
=>Đây là quan điểm phi lịch sử, phi chính trị!
2️⃣ Bản đồ in trong ảnh minh họa ở trang bìa, được cắt ra từ một bản đồ nào đó, không có chú thích ảnh cũng không có chú nguồn ở trang signer hay bìa gấp theo quy định của khoa học, xuất bản!
3️⃣ Bản đồ trong sách ở trang 220: Bản đồ không có nguồn (không tác giả, không xuất xứ); Phần insert bản đồ Việt Nam không khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Lãnh thổ Campuchia (Cambodia) bao trùm cả vùng Nam bộ và một phần vùng Tây Nguyên Việt Nam; Lãnh thổ của Lào bao gồm cả một phần vùng Tây Bắc Việt Nam. Chữ Cochinchina không viết liền mà cố tình viết rời, xuống dòng: Cochin China (viết hoa chữ China); Bản đồ không liên quan đến nội dung (bài viết nói về vùng đất Hội An - hai lịch sử, chú thích bản đồ ghi là “Bản đồ theo độ cao”, tên bản đồ và nội dung viết liên quan gần đó không rõ); Cẩu thả trong xóa chữ trên bản đồ (phía dưới từ "Biển Đông" có chữ bị xóa còn lộ nét chữ xóa);.
Ngôn ngữ trên bản đồ vừa cổ, vừa hiện đại: Đàng Trong - Đàng Ngoài (có khoảng sau năm 1600), Hà Nội (năm 1831), Cambodia (danh xưng của người phương Tây gọi Campuchia khi họ thám hiểm vùng đất này), Vương quốc Chămpa còn gọi là Chiêm Thành (tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 thì chính thức sáp nhập toàn bộ vào Việt Nam), cụm từ Cochin China xuyên tạc từ Cochinchina, Biển Đông nghĩa từ mới thay cho Đông Hải. Riêng các ngôn ngữ trên bản đồ đã thể hiện sự lộn xộn, bất nhất,... trong Bản đồ học.
Có phát ngôn cho rằng: "đây là bản đồ cổ" nhằm để lý giải việc không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (và sau đó họ đã cố tình xóa chữ Cambodia để che giấu thời điểm xuất hiện chữ Cambodia - bắt nguồn từ tiếng Pháp). Đây là một phát ngôn thể hiện sự ngu xuẩn về lịch sử. Trên bản đồ vẫn còn chữ Hà Nội. Danh từ Hà Nội vốn có từ năm 1831 (do vua Minh Mạng đặt khi chia địa giới hành chính 29 tỉnh). Và như vậy, thì ở khoảng thế kỷ 19 đất của Campuchia bao gồm cả phần Nam bộ hiện nay; vương quốc Chăm vẫn tồn tại. Và đường biên giới đang thể hiện điều đó (lãnh thổ Campuchia - cho dù họ đã xóa đi chữ Cambodia, theo đường ranh vẫn bao trùm cả vùng Nam bộ và một phần vùng Tây Nguyên Việt Nam; Lãnh thổ của Lào bao gồm cả một phần vùng Tây Bắc. Đây chắc chắn là bản đồ hiện đại được tác giả tự vẽ mô phỏng nhưng lại không tham khảo từ một nguồn tư liệu nào nên không thể hiện đúng quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XVI cũng như ở thế kỷ XIX.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được các triều đại phong kiến Việt Nam thực thi từ rất sớm. Có tài liệu nói từ thế kỷ XV. Nhưng rõ nhất là từ thế kỷ XVII. Thực tế này đã được các tài liệu của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lưu giữ dưới dạng: tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước cùng các bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điển hình là Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (năm 1686) của Đỗ Bá; Phủ biên tạp lục (năm 1776) của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí (năm 1821) của Phan Huy Chú; Hải ngoại kỷ sự (năm 1696) của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán và An Nam đại quốc họa đồ của nhà truyền giáo người Pháp Jean-Louis Taberd,… Đặc biệt, Việt Nam còn có các Châu bản triều Nguyễn mà các quốc gia khác không thể có được. Đó là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII) về cử các đội thuyền của Việt Nam đi khảo sát, đo đạc, khai thác và tuần phòng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các văn bản này dưới dạng chỉ dụ, đều có bút phê và đóng dấu son của nhà Vua. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định, từ thế kỷ XVII, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền cần thiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa viết lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - xem thêm: Trần Xuân Hiến (2014), Tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Quốc (TL Viện Thông tin KHXH) // Hồ Sĩ Quý (2014), Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch (06/06/2014, http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=494 )
4️⃣ Về lỗi nội dung:
🤜 Trang 28, 29 nội dung ghi: "Thông qua việc khảo cứu sự xuất hiện của một bản sắc Việt Nam độc đáo vào thế kỷ X, Taylor điều hòa giữa những ý niệm tồn tại trong giới sử học Việt Nam về đặc trưng bất biến của lịch sử dân tộc và những hiểu biết kiểu Hán coi Việt Nam là một biến thể của Trung Hoa".
=>Đây là một quan điểm bành trướng Đại Hán!
🤜 Trang 31 nội dung ghi: "Trong cuộc chiến hiện đại giữa miền Bắc và miền Nam, các nhà sử học Việt Nam Cộng hòa đã giải quyết mâu thuẫn này bằng cách dành sự ưu ái cho triều Nguyễn, mô tả vai trò của nó theo hướng mang tính tự vệ. Thủ phạm gây ra sư chia cắt đất nước không phải là nhà Nguyễn mà là nhà Trịnh và nhà Mạc".
=>Đây là quan điểm ẩn ý bênh vực cho cuộc chiến 1954-1975... Nhưng nội dung này sau khi được góp ý trong nội bộ Nhà xuất bản thì đã được sửa lại là “Trong cuộc tranh luận sử học giữa miền Bắc và miền Nam….”, tờ này đã được in lại và cắt dán vào sách để tiếp tục phát hành.
🤜 Trang 32 nội dung ghi: "Lịch sử Chăm và Campuchia kết thúc nơi lịch sử Việt Nam bắt đầu".
=>Vậy là lịch sử Việt Nam chỉ có khi không còn lịch sử Chăm và Campuchia, hay Việt Nam mới có quốc gia lãnh thổ sau khi thôn tính Chăm và Campuchia. Rất MÉO MÓ về lịch sử! Tuy nhiên, câu này sau khi được góp ý là nội dung mang tính nhạy cảm chính trị nên đã được đối tác cắt bỏ khi sửa lại sách và in bằng tờ khác để cắt dán vào cuốn sách rồi tiếp tục phát hành.
🤜 Trang 216 nội dung ghi: "Tại một vài điểm khó phân biệt, lịch sử Việt Nam chấm dứt và lịch sử Chăm bắt đầu".
=>Nghĩa là lịch sử Việt Nam không còn (quốc gia Việt Nam không còn), nhường chỗ cho lịch sử quốc gia Chăm. Rất MÉO MÓ về lịch sử!
Nội dung trang 32 và trang 216 mâu thuẫn nhau, đều sai một cách NGHIÊM TRỌNG! => đúng là "KHÔNG BIÊN GIỚI"!
🤜 Ở các trang 16, 17, 23, 259 đưa ra một số quan điểm lịch sử, chính trị đầy nghi ngờ:
+ "Những học giả người Pháp đầu tiên.... đưa ra một kiến giải đối lập, cho rằng lịch sử Việt Nam là lịch sử "phụ thuộc", bắt nguồn từ thứ cấp so với, và vay mượn các thiết chế Trung Hoa theo cách không sáng tạo. Adrien Launay, một sử gia của Hội Truyền giáo, cho rằng "người An Nam giữ được một số phong tục nhất định của mình, nhưng về cơ bản mà nói, văn minh An Nam là theo Trung Quốc" (tr. 16). Ông viết tiếp "việc thiếu vắng hoàn toàn sự tiến bộ trong xã hội An Nam so với văn minh Trung Hoa và tình trạng trể nải trong các ngành khoa học và nhân văn, thấp kém hơn nhiều so với Trung Quốc, [cho thấy] rằng nếu không có Bắc Thuộc, Giao Chỉ cổ xưa chắc hẳn phải dựa trên những cộng đồng bộ tộc hoang dã, cũng như người Mường sống ở vùng biên viễn" (tr. 17).
+ "...các học giả khác... cũng lặp lại cách đặc trưng hóa của Launay, khắc họa xã hội Việt Nam thành một phiên bản mờ tối của mô hình phương Bắc"...
+ "Những chính sách buổi đầu "khai hóa văn minh" trước khi chuyển sang những ý tưởng hợp tác đã được hợp thức hóa bằng cách mô tả lịch sử Việt Nam là bất biến, bắt nguồn từ bên ngoài và hoang dã" (tr. 17).
+ "Khôi thừa nhận rằng tổ tiên của Âu Lạc có nguồn gốc Trung Hoa nhưng đã trở thành người Việt Nam bằng cách hòa mình vào phong tục địa phương" (tr. 23).
+ "Ngoài ra, nó cũng dựa trên việc họ coi Nguyễn Huệ-Quang Trung là một tên tướng cướp man rợ" (tr. 259).
(xin xem thêm bản ảnh của các trang ở dưới)
=> Phải chăng ta đang là người tuyên truyền các quan điểm này?
5️⃣ Sách có rất nhiều lỗi dịch, lỗi chính tả do không được hiệu đính, biên tập kỹ.
✍ Như thể hiện ở Bản đồ và các nội dung được trích dẫn ở trên thì đây là những quan điểm phi LỊCH SỬ, phi CHÍNH TRỊ, trái với quan điểm lịch sử và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam.
P/s:
1) Có một vài quan điểm tranh luận gần đây cho rằng, một số nội dung trích dẫn ở trên "được cho là sai" cũng bởi người dịch không chú dẫn/giải nghĩa cụ thể nên người đọc hiểu sai nội dung muốn trình bày của tác giả nước ngoài.
Việc dịch Sai - Đúng xin nhờ các nhà ngôn ngữ học, các dịch giả, học giả đánh giá. (các bạn có thể tham khảo thêm đánh giá về dịch ở trang này: https://www.facebook.com/share/p/9Mo5ELNmTww42k3L/
Tuy nhiên, quan điểm xuất bản của chúng tôi là rõ ràng về các quan điểm lịch sử, chính trị, không gây hiểu nhầm. Công chúng/bạn đọc của cuốn sách không chỉ là các trí thức tinh hoa mà cả công chúng bình dân.
Và nếu quan điểm phê phán "dịch sai quá nhiều" như một số bạn nêu là đúng thì riêng việc dịch sai quá nhiều tác phẩm cũng đủ để ra quyết định thu hồi!
2) Chúng tôi làm xuất bản và Luật Xuất bản quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 10, Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; PHÁ HOẠI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC;
b) TUYÊN TRUYỀN KÍCH ĐỘNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC, GÂY HẬN THÙ GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ NHÂN DÂN CÁC NƯỚC; KÍCH ĐỘNG BẠO LỰC; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) XUYÊN TẠC SỰ THẬT LỊCH SỬ, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CÁCH MẠNG; XÚC PHẠM DÂN TỘC, DANH NHÂN, ANH HÙNG DÂN TỘC; KHÔNG THỂ HIỆN HOẶC THỂ HIỆN KHÔNG ĐÚNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Việc chỉ có thế thôi❗️ có ĐẤU ĐÁ, TRANH CƯỚP gì đâu❗️
Sách có vẻ đang bán "rất chạy", ai không kịp mua thì chờ "Tái bản có dịch lại, sửa chữa, bổ sung"😂
Nay kính bạch🙏🙏🙏

🙏Phan Tân

https://www.facebook.com/phantanxomchua/posts/pfbid02LpT8MaX6rw7N1XonSS4Z4PTzwnAJ6o3wsjkFXnfu5tpjr7ZGCxJc7v4ZPhkvJTPBl










2.


Chẳng hạn đoạn mình chụp screenshot mà nội dung dịch đã bị sai như sau:
Câu văn gốc Anh ngữ "There was more to the merchant-monarch network than guarantee of protection exchanged for wealth; the monarch’s guarantees of a steady supply of labor were important as well. To attract and keep the foreign merchants in Hội An, Lord Nguyễn had to politically secure the hinterland, that is, the mountains, valleys, deltaic plain, coast, and islands, the flesh of Hội An’s alluvial arteries."
Dịch giả (phải chăng là thầy Hoàng Anh Tuấn và cô Trần Bảo Trang đã dịch) - "MỐI QUAN HỆ THƯƠNG NHÂN - TRIỀU ĐÌNH QUAN TRỌNG HƠN SỰ BẢO HỘ CHO HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN; VIỆC TRIỀU ĐÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG CẤP NHÂN LỰC KỊP THỜI CŨNG HẾT SỨC QUAN TRỌNG. Để thu hút và giữ chân những nhà buôn nước ngoài ở lại đây, trên phương diện chính trị, các chúa Nguyễn phải giữ vững vùng đất phía sau lưng cảng thị, bao gồm núi đồi, châu thổ, bờ biển và hải đảo - bộ phận cốt nhục của vùng đất Hội An."
Brian dịch lại - "Mạng lưới [tương tác] giữa thương nhân và quốc vương [Đàng Trong] không chỉ dừng lại ở việc đổi chác sự bảo hộ [đến từ quốc vương] bằng của cải [do thương nhân và việc buôn bán của họ tại khu vực Hội An đem đến]; [mà] những cam kết của quốc vương [Đàng Trong] về việc cung cấp nguồn lao động ổn định cũng đóng vai trò quan trọng. Để thu hút và giữ chân các thương nhân ngoại quốc ở Hội An, chúa Nguyễn phải đảm bảo sự an toàn về mặt chính trị cho vùng nội địa [Hội An], bao gồm núi non, thung lũng, đồng bằng châu thổ, bờ biển và các hòn đảo, vốn là mạch sống của các dòng chảy phù sa Hội An."
Bạn thấy rõ là câu văn đầu tiên "There was more to the merchant-monarch network" đã bị các dịch giả Việt Nam dịch bậy thành ra vô nghĩa. Đâu có vụ việc "mối quan hệ thương nhân - triều đình quan trọng hơn sự bảo hộ cho hoạt động buôn bán; việc triều đình đảm bảo nguồn cung cấp nhân lực kịp thời cũng hết sức quan trọng" như các dịch giả Việt Nam dịch sai chóng mặt đến thế ?
Và đây chỉ mới là đoạn văn dịch Việt ngữ trước phần "Nhìn xuống sông sâu - nghĩ về biển cả". Chương dịch thuật "Nhìn xuống sông sâu" này còn đầy những lỗi dịch sai nho nhỏ chi chít, sai tới chóng mặt luôn. Mình chưa biết nên viết bài phê bình ra sao để các bạn có thể đọc và hiểu. Và mình còn chưa đọc hết các phần hay Chương khác tiếp theo nữa.
Ai mà dùng văn bản dịch thuật Việt ngữ này để mà đem ra làm nền kiến thức đi tranh luận về bài viết của học giả Charles Wheeler thì chết cha rồi. Có khi trước khi học giả Charles Wheeler tranh luận, ông ta chỉ nhếch mép cười rồi kêu người Việt Nam đi về mà đọc lại bài viết gốc Anh ngữ của ông, đọc và hiểu nội dung cho chuẩn xác vào, rồi đi tranh luận với ông cũng chưa muộn.
Nếu bài dịch thuật trên mạng Academia này đúng là đến từ thầy Hoàng Anh Tuấn và cô Trần Bảo Trang, mình rất thắc mắc là thầy GS TS Hoàng Anh Tuấn mà có vốn Anh ngữ tệ đến như vậy, đọc bài viết học thuật Anh ngữ của học giả Charles Wheeler còn chưa xong, thì làm sao mà năm xưa thầy đủ trình độ để viết luận án TS Silk for Silver bằng Anh ngữ hay quá vậy ?
Lẽ nào Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lại có vốn đọc Anh ngữ tồi đến thế ? Thầy Hiệu Trưởng mà còn đọc chưa xong Anh ngữ, thì không hiểu những nhà nghiên cứu sử học ra từ Khoa Sử của trường Đại Học Hà Nội, có đủ trình độ gì để nghiên cứu các tài liệu học thuật Anh ngữ ngoài này không ?
Không biết bài dịch thuật "Một vùng đất - Hai lịch sử" trong dịch phẩm "Việt Nam: Lịch Sử Không Biên Giới" có phải là lấy nguồn từ bài dịch thuật Academia này và cho in ra y chang như vậy không. Nếu đúng vậy, thì thôi rồi lượm ơi, độc giả Việt Nam mà đọc, thôi xin đừng đem kiến thức lấy từ bài dịch thuật này ra mà đi viết bài và tranh luận học thuật, chết cha bạn luôn đó.
Mình vẫn đang chờ xem Omega Plus sẽ trả lời cho Son Kieu Mai về những ai là các dịch giả của bài dịch thuật "Một vùng đất - Hai lịch sử" được in trong dịch phẩm "Việt Nam: Lịch Sử Không Biên Giới". Cũng như là thầy Đinh Khắc Thuân đã hiệu đính bài dịch thuật này ra sao (aka: thầy có đủ trình độ đọc Anh ngữ sử học để hiểu câu văn dịch thuật Việt ngữ bị sai tè le ra như thế nào không so với nội dung gốc bài viết ?)
Mình bị shocked toàn tập vụ này vì không thể tin là GS TS Hoàng Anh Tuấn lại có vốn kiến thức Anh ngữ tệ đến thế

Regards,
Brian



https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/pfbid023a5Wbfzc3SrYbPRdS4LDiFWKRiGoxJWiu9hWTN3ozA6hvCn6sVH6Qpm1fAn4mGS3l


1.


Bài nghiên cứu Anh ngữ có tiêu đề "One Region, Two Histories: Cham Precedents in the History of the Hội An Region" của học giả Charles Wheeler đã được dịch sang tiếng Việt với tiêu đề "Một vùng đất - Hai Lịch Sử - Tiền Tố Chăm trong lịch sử vùng đất Hội An". Bản dịch này được thực hiện và hiệu đính bởi cô Nguyễn Bảo Trang và thầy Hoàng Anh Tuấn, in trong tác phẩm Một số chuyên đề lịch sử Tập III (xuất bản năm 2015, trang 106-134).
Sau khi so sánh bản gốc tiếng Anh với bản dịch tiếng Việt trên, mình có nhận định như thế này. Đó là bản dịch tiếng Việt cho thấy trình độ ngoại ngữ của hai dịch giả cô Nguyễn Bảo Trang và thầy Hoàng Anh Tuấn không đạt yêu cầu. Nói một cách khác, cả hai dịch giả này không đủ năng lực để đọc và hiểu câu văn Anh ngữ sử học nhằm chuyển ngữ chuẩn xác nội dung bài nghiên cứu này.
Và không những nội dung bị dịch sai, mà nghiêm trọng hơn, là một số đoạn văn trong bài dịch này đã bị cắt xén hoặc diễn giải sai lệch nhằm nắn kiến thức độc giả.
Nhằm hỗ trợ cho những người ở Việt Nam, đặc biệt là giới sĩ phu Bắc Hà hiện nay, chẳng hạn như Tiến sĩ Bùi Xuân Đính, một nhà Dân Tộc học lên tiếng hàm ý là ông sẽ đọc và phản biện cách viết hoặc trình bày "thực dân" của học giả Charles Wheeler, mình xin đưa ra một số ví dụ để quý vị thấy rõ vấn đề như sau - đó là khi mà ngay cả thầy Hoàng Anh Tuấn, một Tiến sĩ Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài, một nghiên cứu sinh năm xưa viết luận án Tiến sĩ Silk for Silver bằng Anh ngữ rất xuất sắc, một học giả Bắc Hà chuyên nghiên cứu về sử Đàng Trong Đàng Ngoài, và hiện đang là Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, mà còn không đủ trình độ Anh ngữ để dịch chuẩn xác một bài nghiên cứu sử học về Đàng Trong như thế này. Vậy thì quý vị làm sao mà có đủ trình độ, hay có trình độ hơn thầy Tuấn trong vấn đề nghiên cứu, phê bình và phản biện những công trình nghiên cứu sâu sắc về lịch sử Đàng Trong được vậy ? Nói một cách khác, nếu chuyên gia hàng đầu về sử Đàng Trong Đàng Ngoài ở ngoài Bắc như thầy Hoàng Anh Tuấn đọc và còn hiểu sai và dịch sai các nội dung quan trọng trong bài nghiên cứu học thuật Anh ngữ của học giả Charles Wheeler, và với vấn nạn các bài dịch thuật Việt ngữ đã bị dịch sai & cắt xén tràn lan vô trách nhiệm xưa nay tại Việt Nam, vậy thì quý vị làm sao mà tự tin là có đủ chuyên môn và tài liệu chuẩn xác để mà đòi phản biện cho cái gọi là "học thuật thực dân" của các học giả Tây, như của học giả Charles Wheeler được vậy ?
Bạn tải quyển Một số chuyên đề lịch sử Tập III tại đây >> https://drive.google.com/.../1vZjEhsljefrbhJBiBv0.../view.... Dịch phẩm "Một vùng đất - Hai Lịch Sử - Tiền Tố Chăm trong lịch sử vùng đất Hội An" do thầy Tuấn và cô Trang dịch là nằm ở trang 106 cho đến trang 134 trong sách.
Dưới đây là một số ví dụ về những đoạn dịch tiếng Việt trong dịch phẩm "Một vùng đất - Hai Lịch Sử - Tiền Tố Chăm trong lịch sử vùng đất Hội An" rất có vấn đề mà mình đã phát hiện:
****
(1) TRƯỜNG HỢP NỘI DUNG CÂU VĂN ĐÃ BỊ HIỂU SAI & DỊCH SAI
Câu văn gốc "While researching the long-term history of a Vietnamese port and its hinterland, I found myself faced with two separate bodies of scholarship, one Vietnamese, the other Cham. At some indistinguishable point, Vietnamese history ended, and Cham history began. In this Cham history, I discovered a narrative about another world manifested within the very same space yet divorced from its Vietnamese counterpart. The more I tried to resolve these overlapping histories, Vietnamese and Cham, the more their differences blurred, and the more their artifice became clear to me. Even within a regional history, I had been led by nationalist prejudices that limited agency to figures in Vietnamese dress, admitting others only when their resence reaffirmed claims to Vietnamese destiny within the region."
Thầy Tuấn và cô Trang dịch như sau - "Trong khi nghiên cứu về lịch sử lâu đời của một CẢNG THỊ Việt Nam và vùng đất phía sau nó, bản thân tôi nhận thấy mình đang phải đối mặt với hai trường phái riêng rẽ, một mang yếu tố Việt và một mang yếu tố Chăm. Tại một vài điểm khó phân biệt, lịch sử Việt chấm dứt và lịch sử Chăm bắt đầu. Trong dòng lịch sử Chăm đó, tôi đã phát hiện ra câu chuyện về một thế giới khác rõ ràng trong cùng một không gian NHƯNG CHƯA BAO GIỜ TÁCH BIỆT KHỎI đối trọng Việt. Càng cố gắng đi vào tìm hiểu hai nền lịch sử chồng chéo này thì sự khác biệt giữa chúng lại càng trở nên mờ nhạt hơn và những điểm giấu tinh xảo của chúng cũng trở nên rõ ràng. Ngay cả với lịch sử vùng miền, tôi đã từng bị lôi kéo bởi những thiên kiến mang tính dân tộc đã hạn chế tính trung lập để chỉ ra những vỏ bọc Việt bên ngoài, thừa nhận người khác chỉ khi sự hiện diện của họ đã tái xác nhận quyền đòi hỏi đối với số phận của Việt Nam trong khu vực."
Brian dịch lại - "Khi nghiên cứu lịch sử dài hạn của một [HẢI] CẢNG Việt Nam và vùng nội địa của nó, tôi nhận thấy mình đang đối diện với hai hệ thống học thuật riêng biệt, một là của Việt Nam, và một là của Chàm. Tại một thời điểm không thể xác định [được trong lịch sử hải cảng Việt Nam này], lịch sử Việt Nam kết thúc và lịch sử Chàm bắt đầu. Trong [dòng] lịch sử Chàm này, tôi đã khám phá ra một câu chuyện về một thế giới khác được hiện diện trong cùng một không gian, NHƯNG LẠI TÁCH RỜI KHỎI phiên bản [dòng lịch sử] Việt Nam của nó. Càng cố gắng làm rõ những lịch sử chồng chéo này, giữa [các dòng lịch sử] Việt Nam và Chàm, sự khác biệt giữa chúng càng trở nên mờ nhạt, và tính kỷ xảo của chúng lại càng trở nên rõ ràng [hơn] đối với tôi. Ngay cả trong một lịch sử khu vực [này - Hội An] , tôi đã bị dẫn dắt bởi những định kiến dân tộc chủ nghĩa vốn giới hạn tầm nhìn của tôi vào những nhân vật mang trang phục Việt Nam, và [tôi] chỉ thừa nhận sự hiện diện của những kẻ khác [phi-Việt] khi sự xuất hiện của họ xác nhận lại về những lời khẳng định [xưa nay cho cái gọi là] định mệnh Việt Nam [Vietnamese destiny] trong khu vực [Hội An]."
Từ Anh ngữ Yet ở đây là chỉ cho việc "but at the same time; but nevertheless." nghĩa là "tuy nhiên trong giai đoạn này, nhưng" mà thôi, không có ý nghĩa "chưa bao giờ".
Sự khác biệt rõ ràng ở đây là học giả Wheeler nhấn mạnh đến sự tồn tại song song của hai thế giới riêng biệt của Champa và Việt Nam tại Hội An trong cùng một không gian, chứ không phải hai thế giới này "chưa bao giờ tách biệt" như bản dịch của thầy Tuấn và cô Trang đã diễn giải. Nói một cách khác, thầy Tuấn và cô Trang đã đọc và hiểu sai nội dung quan trọng này.
****
(2) TRƯỜNG HỢP NỘI DUNG CÂU VĂN BỊ CỐ TÌNH CẮT XÉN
Câu văn gốc "Yet Vietnamese migrants who settled this former land of Champa during early modern times, fashioning 'new ways of being Vietnamese,' did so 'enclosed in a destiny' inscribed by Cham predecessors."
Thầy Tuấn và cô Trang dịch như sau - "Ngay cả dân Việt di cư xuống phía Nam cũng đã "bị rào lại trong một số phận" được viết bởi những người tiền nhiệm."
Brian dịch lại - "Hơn thế nữa, những kẻ di cư người Việt Nam định cư tại vùng đất từng thuộc Champa này trong thời cận đại sớm, [những kẻ] đã hình thành nên "những cách thức mới để trở thành người Việt Nam", đã làm nên những cách thức này trong khuôn khổ "bị khép kín trong một định mệnh [enclosed in a destiny]" vốn đã được các tiền nhân NGƯỜI CHÀM khắc ghi"
Trong câu văn dịch thuật trên, câu văn đã bị cắt xén rất nhiều, và việc chuyển hoán cụm từ "tiền nhân người Chàm" thành "tiền nhiệm" đã làm sai đi hoàn toàn nội dung câu văn.
****
(3) TRƯỜNG HỢP NỘI DUNG CÂU VĂN ĐÃ BỊ HIỂU SAI & DỊCH SAI
Câu văn gốc "From this expanded vista we can begin to appreciate “the infinite perspective of the longue durée,” and its effects on the riverside seaport of Hội An."
Thầy Tuấn và cô Trang dịch như sau - "Từ viễn cảnh mở rộng này chúng ta có thể bắt đầu đánh giá đúng "quan điểm CƠ BẢN của diễn trình dài lâu" và ảnh hưởng của nó tới hải cảng ven sông của Hội An.
Brian dịch lại - "Từ góc nhìn mở rộng này, chúng ta có thể bắt đầu hiểu rõ giá trị "quan điểm VÔ TẬN trong công cuộc tiếp cận lịch sử dài hạn" và những tác động của nó lên trên [lịch sử khu vực] hải cảng ven sông Hội An."
Ở đây, thuật ngữ "infinite perspective" đã bị thầy Tuấn và cô Trang đã hiểu sai nên dịch sai thành ra là "quan điểm cơ bản," làm giảm đi tính chất đặc biệt của quan điểm này.
****
(4) TRƯỜNG HỢP NỘI DUNG CÂU VĂN ĐÃ BỊ HIỂU SAI & DỊCH SAI
Câu văn gốc "To signal the post’s importance, Lord Hoàng appointed his son and heir, Nguyễn Phúc Nguyên, to govern it. Once the garrison was established and Nguyễn order prevailed, “the market did not have two prices [i.e., there was one fixed price], people did not become bandits, [and] the boats of merchants from all kingdoms gathered.” Lord Nguyễn could tap the wealth of foreign trade at arm’s length, a comfortable distance from his capital near Ái Tử far to the north. This satisfied both the lord and the foreign merchants. “Consequently, a large city was established."
Thầy Tuấn và cô Trang dịch như sau - "Để chứng tỏ sự quan trọng của dinh trấn, Nguyễn Hoàng đã phái con trai và cũng là người kế vị của mình là Nguyễn Phúc Nguyên đến trấn thủ nơi đây. Một khi dinh trấn đã được hình thành và những quy định của nhà Nguyễn được ban bố, “chợ không thể có hai giá, người buôn bán không thể lũng đoạn và thuyền buôn của các nước có thể tụ họp.” Chúa Nguyễn có thể khai thác lợi ích từ ngoại thương NGAY TẠI kinh đô của mình gần Ái Tử và cách xa phương bắc. Điều này thỏa mãn lợi ích của cả hai phía quân vương và các nhà buôn nước ngoài. “Kết quả là một thành phố lớn đã mọc lên".
Brian dịch lại - "Để đánh dấu tầm quan trọng của vị trí này, Chúa [Tiên Nguyễn] Hoàng đã bổ nhiệm cho con trai và người thừa kế của mình, Nguyễn Phúc Nguyên, cai quản nơi đây. Khi dinh [tức Dinh Chiêm] được thiết lập và trật tự [luật lệ] của họ Nguyễn đã được duy trì, thì "chợ không có hai giá [tức là có một giá cố định], người dân không trở thành kẻ cướp, [và] những thương thuyền đến từ mọi vương quốc đều tụ họp lại.". Chúa Nguyễn có thể GIỮ KHOẢNG CÁCH khi khai thác sự giàu có của nền ngoại thương, TỪ MỘT NƠI [Dinh Chiêm] AN TOÀN CÁCH XA kinh đô gần Ái Tử [của Chúa đang] nằm về phía bắc. Điều này làm hài lòng cho cả Chúa và các thương nhân nước ngoài. "Do đó, một đô thị lớn đã được thành lập"."
Như vậy ở đây, học giả Charles Wheeler cho chúng ta biết, là chúa Nguyễn lập ra Dinh Chiêm (Quảng Nam ngày nay, nằm ở phía Nam) và chọn Dinh Chiêm là trung tâm hải thương thời bấy giờ, là có ý đồ để bảo vệ cho sự an toàn vùng kinh đô gần Ái Tử (Quảng Trị ngày nay, nằm ở phía Bắc) của chính quyền sơ khai Đàng Trong tránh tai mắt dòm ngó của các thương nhân nước ngoài tụ tập tại Dinh Chiêm (ở phía Nam). Những ai nghiên cứu sử Đàng Trong đều biết về điều này. Nhưng không hiểu thầy Tuấn và cô Trang đọc nội dung gốc Anh ngữ như thế nào mà dịch nội dung hoàn toàn trái ngược lại.
****
(5) TRƯỜNG HỢP NỘI DUNG CÂU VĂN ĐÃ BỊ DỊCH SAI ĐỂ NẮN KIẾN THỨC ĐỘC GIẢ
Câu văn gốc "Prior Cham occupants had been decimated, dispersed, or displaced, and the alluvial plain upriver from Vietnamese settlements remained “wild and uncultivated,” according to Vietnamese historians"
Thầy Tuấn và cô Trang dịch như sau - "Trước đó, số lượng những người Chăm ở đây đã bị GIẢM SÚT, phân tán, hay di dời và vùng đồng bằng phù sa về phía thượng lưu kể từ các khu định cư của người Việt, theo lời những sử gia, đã bị “bỏ lại trong hoang phế” ".
Brian dịch lại - "Theo các sử gia Việt Nam, những cư dân Chàm trước đây đã bị TÀN SÁT, phân tán hoặc di dời, và vùng đồng bằng phù sa ở thượng lưu các khu định cư của người Việt vẫn còn 'hoang dã và chưa được canh tác."
Có nghĩa là học giả Charles Wheeler viết rất rõ là những cư dân Chàm ở Dinh Chiêm trước đó đã bị TÀN SÁT, phân tán và di dời, chứ không phải là cư dân Chàm trước đó đã GIẢM SÚT, phân tán và di dời như trong câu văn dịch của thầy Tuấn và cô Trang đã cố tình dịch sai nắn kiến thức độc giả vậy.
****
(6) TRƯỜNG HỢP NỘI DUNG CÂU VĂN ĐÃ BỊ DỊCH SAI VÀ TRÁI NGƯỢC HOÀN TOÀN ĐỂ NẮN KIẾN THỨC ĐỘC GIẢ
Câu văn gốc "What happened to the demography of the region before Nguyễn Hoàng embarked on building a new state in 1602 is unclear. The societal transition from Cham to Vietnamese is generally summed up as the combination of military conquest, penal and military colonies of Vietnamese, and “the peaceful infiltration of an ‘avant-garde’ of [Vietnamese] colonists who established themselves on soil abandoned by Cham. Based on this literature, we can at best speculate that a kind of dark age descended over the region for hundreds of years. A pall descended over the region with Cham death and departure, suggesting activity ceased altogether until Vietnamese settlers introduced a new way of life."
Thầy Tuấn và cô Trang dịch như sau - "Những điều đã xảy với dân cư của vùng đất này trước khi Nguyễn Hoàng bắt tay xây dựng thể chế mới ở đây vào năm 1602 vẫn chưa rõ ràng. Những chuyển tiếp về mặt xã hội từ Chăm tới Việt nhìn chung được kết luận như sự kết hợp của QUÂN SỰ, THUẾ VÀ DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT, và “việc thâm nhập không ồn ào của Việt vào vùng đất mà người Chăm đã rời bỏ.” Dựa vào tư liệu trên, chúng ta có thể tự biện rằng một thời kỳ đen tối đã bao phủ lên trên vùng đất này trong hàng trăm năm trước đó. Một màn khói đã phủ mờ lên vùng đất nơi dân tộc Chăm SINH RA VÀ CHẾT ĐI, hoạt động đã ngừng hẳn lại cho đến khi những người Việt di cư mang đến một luồng sống mới."
Brian dịch lại - "Các diễn biến liên quan đến nhân khẩu học của khu vực trước khi Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một nhà nước mới vào năm 1602 vẫn còn chưa [được hiểu và nghiên cứu] rõ ràng. Quá trình chuyển tiếp xã hội từ Chàm sang Việt thường được tóm tắt là sự kết hợp của các cuộc CHINH PHẠT QUÂN SỰ, [VIỆC LẬP RA] CÁC THUỘC ĐỊA HÌNH SỰ VÀ QUÂN SỰ CỦA NGƯỜI VIỆT, cùng với "sự thâm nhập hòa bình của một nhóm tiên phong [người Việt] đã định cư trên những vùng đất bị người Chàm bỏ lại.". Dựa trên tài liệu này, chúng ta chỉ có thể suy đoán rằng một loại "thời kỳ đen tối" đã bao trùm khu vực này trong hàng trăm năm. Một bầu không khí u ám đã lan tỏa trong khu vực VỚI CÁI CHẾT VÀ SỰ RA ĐI của người Chàm, cho thấy mọi hoạt động đã ngừng lại cho đến khi những người định cư Việt Nam mang đến một lối sống mới."
Có nghĩa là trong đoạn văn này, học giả Charles Wheeler cho rằng, thông qua các tài liệu sử học, quá trình chuyển tiếp xã hội từ Chàm sang Việt đã diễn ra tại khu vực thuộc nước Chàm xưa có lẽ chủ yếu thông qua các cuộc chinh phạt quân sự và việc thành lập các đồn điền quân sự (bao gồm quân lính) và đồn điền hình sự (nơi những phạm nhân bị đày ải) của nhà nước Việt. Không hề có sự việc "Những chuyển tiếp về mặt xã hội từ Chăm tới Việt nhìn chung được kết luận như sự kết hợp của quân sự, thuế và di cư của người Việt" như câu văn dịch của thầy Tuấn và cô Trang dịch với nội dung nhẹ nhàng và sai trầm trọng đến vậy.
Hơn nữa, học giả Charles Wheeler cũng chỉ ra rằng "Một bầu không khí u ám đã lan tỏa trong khu vực VỚI CÁI CHẾT VÀ SỰ RA ĐI của người Chàm, cho thấy mọi hoạt động đã ngừng lại cho đến khi những người định cư Việt Nam mang đến một lối sống mới." Điều này có nghĩa là sự vắng mặt của người Chàm trước năm 1602 trước khi người Việt đến định cư là đến từ những cái chết và sự bỏ đi của người Chàm, chứ không hề là do vì việc người Chàm sinh ra và mất đi như thầy Tuấn và cô Trang cố tình dịch sai và trái ngược hoàn toàn lại nội dung câu văn gốc nhằm nắn kiến thức độc giả vậy.
****
Và mình dò tới đây thì tạm ngừng, sẽ tiếp tục dò và viết thêm nữa nếu thấy còn có các câu văn bị dịch sai làm sai hết nội dung trong văn bản gốc. Phần mình tra trong bài này là từ phần mở đầu của bài viết từ trang 106 cho đến trang 119, không kể vài chi tiết bị dịch sai nho nhỏ trong 13 trang trên. Bài dịch thuật này chấm dứt ở trang 134, tức là còn 15 trang nữa mà mình chưa dò và kiểm tra xem nội dung dịch thuật đúng với nội dung văn bản gốc hay không.
Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây, là nếu thầy Tuấn lẫn cô Trang, chỉ trong một nửa trên của bài viết học thuật Anh ngữ Hội An này, đã dịch sai đến chóng mặt, sai từ việc hiểu sai nội dung nên dịch sai nội dung, lẫn cố tình dịch sai đi nội dung gốc nhằm nắn kiến thức độc giả, thế thì không hiểu trong giới sĩ phu Bắc Hà ngày nay, còn ai có đủ trình độ để mà đọc và nghiên cứu về sử Đàng Trong để mà phản biện hay lên tiếng phản biện ? Chúng ta nên nhớ, là thầy Hoàng Anh Tuấn, vốn là một Tiến Sĩ Việt Nam tu nghiệp ở ngoại quốc, viết luận án Tiến Sĩ Silk for Silver bằng Anh ngữ, hiện nay là Chủ nhiệm Bộ môn LS Đô thị, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, và đồng thời cũng là Hiệu trưởng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, và thầy chuyên nghiên cứu về sử Đàng Ngoài & sử Đàng Trong. Một học giả với học hàm học vị cao đến thế và với chuyên môn về sử Đàng Trong / Đàng Ngoài nhiều năm như thế, mà đọc bài viết học thuật Anh ngữ về Hội An của Charles Wheeler còn hiểu sai và dịch sai đầy ra như thế, thì không hiểu ngoài Bắc còn có học giả nào ngày nay đủ trình độ để mà nghiên cứu về sử Đàng Trong ?
Cho nên mình rất ngạc nhiên là thầy Bùi Xuân Đính, một PGS TS chuyên ngành Dân Tộc Học, lại lên tiếng là sẽ đọc và phản biện cách nghiên cứu "thực dân" của học giả Charles Wheeler. Theo mình đánh giá, thì ngay cả trong chuyên môn Dân Tộc Học của thầy, khi thầy nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ, thầy yếu kém đến mức độ viết hoang tưởng, viết bậy, viết sai đầy ra đấy (xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/8133212703462639), vậy thì thầy làm thế nào mà tự tin là thầy đủ trình độ để đọc bài viết học thuật của Charles Wheeler (vốn viết với thứ Anh ngữ sử học không dễ đọc chút nào, chứ đừng nói đến là dịch sang Việt ngữ) để phản biện cách viết "thực dân" gì đó vậy ? Nếu thầy Đính không có kỷ năng đọc Anh ngữ, nhất là đọc các bài viết học thuật Anh ngữ sử học, thì mình nghĩ thầy đừng nên đụng đến sử Đàng Trong, văn hoá Nam Bộ, hay nói cho rõ, là những gì thuộc về Đàng Trong làm gì. Xem ra là bài dịch thuật Việt ngữ của thầy Tuấn còn sai đầy ra như thế, mà thầy Tuấn lại là chuyên gia về sử Đàng Ngoài / Đàng Trong nhưng thầy Tuấn đọc bài viết Anh ngữ của học giả Charles Wheeler còn chưa xong, thì thầy Đính có chuyên môn gì để mà loè thiên hạ về vụ nghiên cứu và phản biện học giả Charles Wheeler nói riêng và về sử Đàng Trong nói chung vậy ?
Riêng cho các bạn nào lại chỉ ra là có một bài viết dịch thuật "Một vùng đất - Hai Lịch Sử - Tiền Tố Chăm trong lịch sử vùng đất Hội An" khác, nằm trên mạng Academia (tại đây >> https://www.academia.edu/.../M%E1%BB%98T_V%C3%99NG_%C4%90...). Bài viết này, xem ra nó giống hệt nội dung bài viết của thầy Tuấn và cô Trang, nhưng lại là một bài dịch thuật hoàn chỉnh chứ không phải là tóm gọn như bài thầy Tuấn cô Trang. Nhưng bạn thấy rõ như thế này, nó đã được tung lên mạng Academia mà chúng ta không biết dịch giả là ai. Quan trọng hơn, chúng ta có thể thấy nội dung dịch thuật của thầy Tuấn và cô Trang vào năm 2015 cũng nằm trong bài dịch thuật này, luôn cả các phần bị dịch sai và hiểu sai như mình đã nêu ra trên. Nên phải chăng dịch giả của bài dịch thuật Academia này chính là thầy Tuấn và cô Trang, nhưng vì lý do gì đó họ đã không để lại tên họ trong bài dịch thuật Academia trên. Và dĩ nhiên, nếu bạn đọc bài dịch thuật Academia và nếu đúng là nó đến từ thầy Tuấn và cô Trang, thì bạn nên cẩn thận thôi, vì nó có thể bao gồm còn bao nhiêu nội dung gốc khác mình chưa dò và so sánh, đã bị dịch sai do dịch giả hiểu sai hoặc cố tình dịch sai nắn kiến thức bạn đó.
Nên, mình ủng hộ Son Kieu Mai trong bài viết này >> https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/2584559328397045, khi Son Kieu Mai hỏi "Omega Plus Books nay tôi mới biết có phản hồi của các bạn. Cảm phiền cho tôi biết phần dịch cụ thể của từng người nhé, để tôi viết phê bài nào thì tôi sẽ gọi thẳng tên người đó ra phản biện. Cám ơn các bạn!".
Chúng ta cần Omega Book phải trung thực và rõ ràng chỉ cho chúng ta biết là trong dịch phẩm mới nhất "Việt Nam: Lịch Sử Không Biên Giới", những dịch giả nào đã dịch các bài viết nào trong dịch phẩm trên ? Chúng ta cần phải biết là liệu thầy Đinh Khắc Thuân, được ghi là có vai trò hiệu đính trong dịch phẩm này, có thật sự đủ trình độ để hiệu đính không, hay là người ta chỉ ghi tên thầy là hiệu đính để lừa gạt độc giả ? Chúng ta cần đặt câu hỏi là làm thế nào mà thầy Hoàng Anh Tuấn, một GS TS được đào tạo bài bản tu nghiệp nước ngoài đàng hoàng, viết cả luận án TS Silk for Silver bằng Anh ngữ, giờ là Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, nhưng lại có kiến thức chuyên môn Anh ngữ yếu kém đến mức độ đọc một bài viết Anh ngữ của học giả Charles Wheeler cũng không thể hiểu đúng và đủ và dịch sai trầm trọng đến thế ? Nếu một vị Hiệu trưởng của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, vốn là một chuyên gia về sử Đàng Ngoài / Đàng Trong, mà lại yếu kém như thế về Anh ngữ, về sử Đàng Trong, thì không hiểu chúng ta còn có niềm tin gì về Khoa Sử ở Trường Đại Học này nói riêng, hay cho tất cả các sĩ phu Bắc Hà nói chung, khi bàn về kiến thức Anh ngữ và sử Đàng Trong của họ ? Có bao giờ mà nền học thuật tại Bắc Hà lại yếu kém đến như thế này không ?
Cho nên nếu thầy Bùi Xuân Đính nghĩ thầy đủ trình độ để mà đọc và phản biện bài viết của học giả Charles Wheeler, hay các bài viết khác trong quyển "Việt Nam: Lịch Sử Không Biên Giới", mời thầy viết và bước ra tranh luận. Quyền chửi rủa hay gì gì đó là quyền riêng tư của thầy, nhưng độc giả có thể đánh giá là thầy có đủ trình độ chuyên môn hay không về sử Đàng Trong khi đọc bài viết của thầy. Brian cho rằng nếu thầy Hoàng Anh Tuấn, một chuyên gia hàng đầu ngoài Bắc về sử Đàng Trong / Đàng Ngoài mà còn đọc không xong cả bài viết học thuật của học giả Charles Wheeler, thì thầy Đính, một PGS TS Dân Tộc Học, còn phải học rất nhiều trước khi có thể đọc và phản biện những gì học giả Charles Wheeler viết nghiên cứu.
Mời các bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian







https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/pfbid0A4R9n452oJWpvJmUuF26LJiuaAFBse9JvaZoyzqvkYaBMUsDcejiWieNXHHvBWT4l

..



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.