Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/10/2016

Môi trường Hà Nội : xử lí nước thải thời điểm 2016


Một số thông tin trên mặt báo.

---




6.

Điểm mặt loạt cống xả thải làm chao đảo Hồ Tây



 Ghi nhận của VietNamNet chiều 14/10, sau sự cố cá chết trắng bất thường. Vẫn còn xác cá chết nơi miệng cống xả thải.
 
Năm 2012, đề án điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây đã được thực hiện và có những cảnh báo. 
Tại thời điểm nghiên cứu, Hồ Tây có 8 cống thải chính và trên 40 cống nhỏ nằm rải rác quanh hồ. Các cống này xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp và nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ
Theo thống kê ở thời điểm năm 2012, mỗi ngày Hồ Tây nhận khoảng 10.000m3 nước thải sinh hoạt.
Chất lượng nguồn nước thải tại cống trước khi đổ vào hồ được xác nhận là ở mức ô nhiễm nặng. Mùa khô, nước thải ở các khu vực ven bờ từ một số trường học, nhà hàng, công viên... gây ô nhiễm chính cho Hồ Tây.
Hình ảnh VietNamNet ghi nhận chiều 14/10: 
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Cống xả thải lớn đặt ngay sau công viên nước Hồ Tây. Nước thải không qua bất kì khâu xử lý nào mà cứ thế xả trực tiếp ra hồ
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Hệ thống xây dựng cống thải đang thi công dang dở phía sau khuôn viên công viên nước Hồ Tây
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Cống xả lớn tại số 151 Nhật Chiêu, Nhật Tân với dòng nước thải có màu xanh lam liên tục được xả ra Hồ Tây
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Xác cá chết nằm vất vưởng cạnh miệng cống xả thải tại địa chỉ 189 phố Trích Sài
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY

CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Tại địa chỉ số 185 phố Trích Sài, chỉ cách nhau chưa được 20m nhưng có liên tiếp 2 cống xả thải ra hồ Tây
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Cống xả thải tại ngõ 259 phố Trích Sài 
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY

CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Cảnh tượng ô nhiễm tại cống xả thải đặt cạnh trường THPT Chu Văn An
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Cống xả thải nhiều người phàn nàn ô nhiễm nhất đặt tại số 10 Nguyễn Đình Thi
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY

CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Cống xả thải trên đường Nguyễn Đình Thi
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Một cống thải bị gãy đôi nằm vất vưởng trên đoạn đường Nguyễn Đình Thi
CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY

CỐNG XẢ THẢI HỒ TÂY, CÁ CHẾT HỒ TÂY, Ô NHIỄM HỒ TÂY
Bên cạnh những cống thải lớn, còn có những cống thải kích thước nhỏ vẫn âm ỉ xả thải trực tiếp ra hồ
Đoàn Bổng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/334097/diem-mat-loat-cong-xa-thai-lam-chao-dao-ho-tay.html




5.

Chi 1.000 tỷ đồng, nước thải vẫn xả thẳng ra hồ Tây


TP - Để tránh ô nhiễm cho hồ Tây, từ năm 2010 UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trạm thu gom, xử lý nước thải hồ Tây với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng. Dự án hoàn tất như được phê duyệt, nhưng nhiều đơn vị, cơ quan thiếu hợp tác khiến hệ thống gom nước quanh hồ Tây không được sử dụng hiệu quả.
Cống xả thải có đường kính trên dưới 1 mét trên phố Thụy Khuê hàng ngày đang xả thải trực tiếp ra hồ Tây. Ảnh: A. Trọng.Cống xả thải có đường kính trên dưới 1 mét trên phố Thụy Khuê hàng ngày đang xả thải trực tiếp ra hồ Tây. Ảnh: A. Trọng.
Với tổng số kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng, năm 2010 UBND thành phố Hà Nội giao cho Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Môi trường SFC Việt Nam làm chủ đầu tư dự án xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Tây. Dự án được chia làm hai giai đoạn và đầu tư theo hình thức BT.
Cống ngầm lớn đổ thải xuống hồ
Cụ thể, trong giai đoạn 1 (triển khai từ năm 2010 đến 2012) với tổng kinh phí đầu tư hơn 600 tỷ đồng, nhà đầu tư triển khai các hạng mục: Xây trạm xử lý nước thải tại phường Nhật Tân với công suất 15.000m3/ngày  đêm. Với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí bùn hoạt tính tuần hoàn. Sau khi đi vào hoạt động nhà máy có nhiệm vụ bảo vệ, cải thiện môi trường, không gây ô nhiễm cho nước hồ Tây.
Đến tháng 4/2015, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt bổ sung thêm 312 tỷ đồng cho dự án xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Tây (giai đoạn 2). Theo đó, với tiến độ xây dựng từ quý 1 đến quý 3/2015, nhà đầu tư thực hiện các hạng mục mở rộng hệ thống thu gom nước thải, xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi của dự án và khu vực phía Tây Nam, một phần phía Nam thuộc lưu vực hồ Tây 154,5ha). Bên cạnh đó là thu gom nước thải từ một số cống thoát nước hiện có đang xả trực tiếp ra hồ. Dự án giai đoạn 2 cơ bản hoàn thành đầu tháng 9/2016 và đang tiến hành chạy thử theo hợp đồng ký kết.
Tuy nhiên, khảo sát xung quanh bờ hồ Tây những ngày qua, PV Tiền Phong ghi nhận, vẫn còn hàng chục ống cống xả nước thải trực tiếp ra hồ Tây. Trong đó, cống xả tại khu vực số 2 – 4 và khu vực số 8 đến số 10 phố Thụy Khuê có 3 cống đường kính khoảng 50cm đang xả nước thải đen ngòm ra hồ Tây. 
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng khẳng định, thông tin 30 cống xả thải trực tiếp ở hồ Tây là chính xác. Trong đó, những cống to gồm: Cống sau Công viên nước, cống sau nhà hàng Sen, cống Xuân La (CLB Du thuyền), cống Đõ (mương Thụy Khuê), cống sau trường THPT Chu Văn An, cống Tàu Bay (số 2 Thụy Khuê) và cống đầu dốc Khách sạn Sheraton. Bên cạnh đó còn có hàng chục cống nhỏ.
Lãnh đạo quận Tây Hồ khẳng định, trong tất cả cống này, cống số 4 Thụy Khuê là cống lớn nhất, ô nhiễm nhất và đang xả thải trực tiếp vào hồ Tây. Cống có lịch sử từ thời Pháp, là cống kép kích thước 3x3m, sâu 4m, trực tiếp nhận nước thải sinh hoạt của hàng trăm hộ dân, văn phòng tại khu vực Quán Thánh, Phan Đình Phùng… Năm 2012, UBND quận Tây Hồ đã báo cáo thành phố đề án xử lý cống này, cũng như đề xuất biện pháp đưa cống trên vào hệ thống thu gom nhưng chưa được giải quyết.
Chi 1.000 tỷ đồng, nước thải vẫn xả thẳng ra hồ Tây ảnh 1Nhiều cống ngầm đang xả thải trực tiếp ra hồ Tây. Ảnh: A. Trọng.
Mập mờ “đấu nối”
Trả lời câu hỏi vì sao 30 cống xả thải và nhiều nhà hàng, khách sạn quanh hồ Tây vẫn trực tiếp xả thải xuống hồ, mặc dù đã hoàn thành nhà máy xử lý nước thải, lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, trong tháng 5/2016, quận Tây Hồ đã có văn bản gửi các phường trên địa bàn, yêu cầu đốc thúc các doanh nghiệp có nước thải ra hồ có trách nhiệm đấu nối với hệ thống thu gom nước thải chung. Đến nay, quận mới nhận được phản hồi của vài đơn vị lớn. Đại diện Phòng TN&MT quận Tây Hồ nói, chưa có thông tin có bao nhiêu đơn vị đấu nối vào hệ thống gom chung. Ngoài ra, đấu nối còn liên quan đến lượng nước xả trong ngày, chi phí phải trả…  
Đại diện UBND quận Tây Hồ lập luận, ngay hồ sơ xả thải, báo cáo quan trắc môi trường… UBND quận cũng không được cung cấp, do đó không được tham gia nghiệm thu công trình, không đủ thẩm quyền kiểm tra các doanh nghiệp xả thải. “Nếu kiểm tra, còn bị doanh nghiệp kiện vì gây khó khăn, cản trở”, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng nói. Khi hệ thống đấu nối về điểm xử lý nước  thải hoàn thành, các nhà hàng, cá nhân có phải đấu nối hay không lại phụ thuộc vào Luật Tài nguyên Môi trường.
Chính bất cập này khiến cho một số doanh nghiệp “mập mờ” trong việc đấu nối vào hệ thống xả thải. Đơn cử như Nhà hàng Sen Tây Hồ (thuộc khuôn viên Công viên nước Hồ Tây). Đại diện nhà hàng cho biết, có báo cáo quan trắc môi trường thường niên, có đấu nối vào hệ thống xử lý nước  thải chung của hồ Tây. Tuy nhiên, phòng TN&MT quận cũng không nắm được việc có hay không việc đấu nối. Thậm chí, có doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với Cty Phú Điền, có doanh nghiệp lại có hợp đồng thỏa thuận với Ban Kè Hồ Tây. “Đây chính là bất cập trong công tác phân cấp quản lý chất lượng nước hồ”, lãnh đạo Phòng TN&MT quận nói.
Liên quan đến việc thực hiện văn bản của UBND quận Tây Hồ đề nghị chính quyền các phường quanh hồ Tây tuyên truyền cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, khách sạn làm thủ tục đấu nối với hệ thống thu gom nước của Cty Phú Điền vừa được hoàn thành giai đoạn 2, đại diện một số phường cho biết vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể, bởi một số cơ sở kinh doanh lớn đều được cấp phép vào hệ thống cống xả nước sinh hoạt chung của thành phố nên không có nhu cầu đấu nối vào hệ thống thu gom của Phú Điền.
Đại diện phường Quảng An cho biết, cả hai khách sạn lớn trên địa bàn là Sheraton Hà Nội và InterContinental Hanoi Westlake đều được cấp phép xử lý nước thải trong khuôn viên trước khi xả thải vào hệ thống cống chung của thành phố nên không cần phải đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Cty Phú Điền, chỉ có dự án D. Le Roi Solei (số 2 Đặng Thai Mai) đang triển khai, xin phép đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Cty này.
Dự kiến, hôm nay (11/10), Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ sẽ có buổi làm việc với Cty Phú Điền, Ban Quản lý Kè hồ Tây để nghe các đơn vị báo cáo chu trình thu gom, xử lý nước thải hồ Tây trong thời gian qua.
Chưa có kết luận nguyên nhân cá chết ở hồ Tây
Hơn một tuần sau sự cố hơn 200 tấn cá chết ở hồ Tây, UBND quận Tây Hồ đã có báo cáo hiện trạng hồ Tây, các nguồn xả thải xung quanh hồ. Tuy nhiên, theo đại diện Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội), hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục chờ kết quả các mẫu xét nghiệm để thống kê, đưa ra kết luận chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/chi-1000-ty-dong-nuoc-thai-van-xa-thang-ra-ho-tay-1060671.tpo






4.

Thứ ba, 11/10/2016 | 19:32 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|
Trong khi chờ Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây (Hà Nội) đầu tư gần nghìn tỷ phát huy hiệu quả, khoảng 30 cống hàng ngày vẫn xả thải trực tiếp xuống hồ.
Năm 2010, UBND TP Hà Nội quyết định xây dựng Trạm xử lý nước thải hồ Tây với công suất 15.000 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Đến năm 2015, thành phố đầu tư trên 300 tỷ đồng xây dựng mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2, đảm bảo công suất cho Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. 
Theo Ban quản lý hồ Tây, nhiều năm qua khoảng 30 cống hàng ngày xả thải trực tiếp xuống hồ. “Thành phố đã đầu tư nhà máy xử lý nước thải theo hình thức BT, nhằm thu gom toàn bộ nước thải xung quanh hồ Tây và vùng phụ cận để xử lý. Hiện nay nhà máy trong quá trình vận hành thử”, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây Đỗ Hùng Vương cho hay. 
Lãnh đạo Ban quản lý hồ Tây giải thích sự tồn tại của những cống xả ra hồ do "lịch sử để lại".
Cống sau trường THPT Chu Văn An được đánh giá là một trong những cống to có nước thải chảy thẳng ra hồ.
Mỗi ngày hồ Tây nhận khoảng 10.000 m3 nước thải sinh hoạt; nước hồ có chỗ đen quánh gây mùi hôi khó chịu về mùa hè. Nguồn nước thải trước khi đổ vào hồ đều ô nhiễm nặng, thể hiện ở các giá trị COD, BOD, phenol…, vượt giới hạn cho phép.
Lớp bùn đáy hồ Tây có độ dày dao động 0,2-1,5 m, nhiều điểm độ dày bùn đáy hơn 1m như: khu vực gần hồ Vả, câu lạc bộ Hà Nội, cống Đõ, sau trường Chu Văn An, dốc Yên Phụ, Âu Cơ và cống Tàu Bay...
Cống điều hòa đối diện số nhà 157 Trích Sài, giúp điều hòa nước giữa hồ Tây và con mương nhỏ trên đường Thụy Khuê, luôn trong tình trạng màu đen, hôi tanh, nổi váng.
Cống xả thải còn nham nhở vữa xi măng nằm sát hồ đoạn gần Công viên nước.
Một miệng cống nằm cạnh Xí nghiệp Môi trường Hồ Tây, số 76 Tô Ngọc Vân.
Theo nhiều chuyên gia, muốn khôi phục môi trường hồ Tây, phải ngăn chặn tình trạng xả thải trực tiếp ra hồ. Chính quyền cần đứng ra làm việc với các bên liên quan để tìm giải pháp cần thiết, buộc các đơn vị có nước thải ra hồ phải đấu nối với dây chuyền thu gom nước thải chung, chuyển về nhà máy xử lý với chi phí phù hợp.
Ngọc Thành-Võ Hải
Ý kiến bạn đọc ()
Bịt ngay mấy cái cống xả thải kia lại. Bao nhiêu năm rồi mà không chuyển hướng xả thải, cứ thấy hồ to là xả vô tư ra.
Ôi hồ nước chứ đâu phải biển đâu mà xả nhiều vậy thì cá nào chịu nổi .
Trieu Bui - 9 giờ trước
Ôi chao! bao giờ và đến bao giờ Hồ Tây trở lại như xưa?
leminh - 9 giờ trước
LÀM SAO CỨU CÁ?
Bắc thang lên hỏi ông trời
Vì sao cá chết khắp nơi thế này
Trời rằng, ta cũng bó tay
Đất, trời xa quá, ta đây … không rành
Tại “công nghiệp hóa” quá nhanh
Hay do chất thải đổ thành … dòng sông
Tuôn ra hồ lớn mênh mông
Làm bao cá chết, ...  
Duy Tuấn - 7 giờ trước
Không chỉ riêng Hồ Tây, tất cả sông như Tô lịch, Sét ... đều nên có hệ thống thoát nước thải riêng sau đó được xử lý trước khi xả ra Sông Hồng . Như vậy việc ô nhiễm sông hồ mới được giải quyết.
Thachtu - 7 giờ trước
tầm nhìn còn quá ngắn ... đúng ra phải thấy được điều này cách đây 10 năm thì mới phải chứ?bây giờ thì đã quá muộn ...
dangminhtruong - 8 giờ trước
Phải làm sạch ngay thôi
Doan - 6 giờ trước
Không thể tin lại để nước thải ra hồ tây mà không phải là nguồn nước sông chảy vào để thay đổi nước theo định kỳ
thinh - 8 giờ trước
Lấp cái hồ này đi không cải tạo được nữa đâu, nhiễm độc kim loại nặng thì đừng hi vọng nó tự phân hủy trong thời gian vài năm.
Tài Linh Nguyễn - 8 giờ trước
Đã đến lúc phải quyết liệt dẫn nước thải về nhà máy xử lý trước khi trả lại nước cho thiên nhiên, hoặc trước khi bán lại cho nông trại cần nước tưới có tiêu chuẩn phù hợp. Đồng thời chuẩn bị phương án, hộ dân mua nước vào bị ...  
Trần Chánh Nhân - 8 giờ trước


Hồ Tây to thế mà còn bị ô nhiễm do xả thải thì còn hồ nào có thể thoát ô nhiễm?
Tuan Dinh - 8 giờ trước


http://vnexpress.net/photo/thoi-su/ho-tay-cho-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-nghin-ty-ung-cuu-3482005.html









3.



08/10/2016 15:31 GMT+7
TTO - Sáng 8-10, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội) sau 10 tháng thi công.
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải sử dụng pin mặt trời 
Lãnh đạo TP Hà Nội nhấn nút khánh thành nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà
Nhà máy xử lý nước thải này là công trình sử dụng pin năng lượng mặt trời ở quy mô lớn đầu tiên của TP Hà Nội.
Nhà máy có công suất thiết kế 20.000m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý sinh học khép kín, dây chuyền thiết bị tự động hóa.
Công trình trên đi vào hoạt động sẽ thu gom và xử lý nước thải khu vực làng nghề Cầu Ngà, giảm tải trọng chất ô nhiễm ở lưu vực, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy, đảm bảo sự phát triển bền vững toàn diện cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải sử dụng pin mặt trời 
Lãnh đạo TP Hà Nội thăm công trình nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà
Hiện trên địa bàn TP Hà Nội có trên 1.350 làng nghề gắn liền với những nét văn hóa đặc trưng. Bên cạnh mặt tích cực vẫn tồn tại tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề.
Huyện Hoài Đức là địa bàn tập trung nhiều làng nghề truyền thống có lưu lượng nước thải lớn có nồng độ chất ô nhiễm cao (đặc biệt là các làng nghề tại khu vực 3, xã Cát Quế - Dương Liễu - Minh Khai sản xuất các sản phẩm miến, bún làm từ nguyên liệu sắn) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người dân trong khu vực.
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết việc công trình trên đi vào hoạt động có ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2016), thể hiện sự quyết tâm của TP Hà Nội trong việc cải thiện môi trường sống cho nhân dân thủ đô, nhân dân khu vực xung quanh các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp, dần làm trong sạch lại các con sông, tạo cảnh quan, sinh thái đô thị để phát triển bền vững thủ đô.
Trên cơ sở kết quả, hiệu quả đầu tư dự án xã hội hóa trong xử lý nước thải làng nghề, UBND thành phố sẽ xem xét nhân rộng mô hình đầu tư tại các khu vực làng nghề trên toàn địa bàn thành phố.
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải sử dụng pin mặt trời 
Toàn cảnh Nhà máy xử lý nước nước thải làng nghề Cầu Ngà
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161008/khanh-thanh-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-su-dung-pin-mat-troi/1184878.html





2.

Ốc tuyệt chủng: Cảnh báo tương lai Hồ Tây



Ốc Hồ Tây tuyệt chủng là do ô nhiễm quá mức – tất cả các nhà khoa học mà tôi trò chuyện đều khẳng định chắc chắn như vậy.
Đúng một tuần lễ, chiều nào tôi cũng chạy vài vòng quanh Hồ Tây, song tuyệt nhiên không thấy bóng một người mò ốc, cào ốc dưới Hồ Tây. Tất nhiên, cũng chẳng thấy có ai ngồi bán ốc ven hồ.
Hỏi chuyện một người câu cá bên hồ, đoạn làng Võng Thị, anh ta bảo: “Chúng tôi còn phải đi nơi khác mua ốc về ngâm cho thối để làm mồi câu cá đây này. Hồ Tây giờ bói cũng không ra con ốc nào. Ốc hết, trắm đen cũng hết!”.
Ốc Hồ Tây biến mất
Vào chợ Bưởi, nơi từng là đầu mối bán lẻ ốc Hồ Tây từ mấy hàng trăm năm nay, tôi chỉ thấy có đúng 4 hàng bán ốc.
Thấy bóng tôi, mấy bà bán ốc đã chào mời: “Mua ốc Hồ Tây đi chú. Ốc béo và ngon lắm!”.
Trông qua tôi cũng biết những rổ ốc ngồn ngộn kia không phải ốc Hồ Tây, mà là ốc nơi khác đưa đến, bởi ốc Hồ Tây chủ yếu là giống ốc đá xanh, vỏ mỏng, thịt dầy. Còn ốc của mấy bà bán ở chợ Bưởi là ốc vặn, thân gầy, thuôn dài.
Nghe tôi phân tích thế nào là ốc Hồ Tây, mấy bà hàng ốc chịu không cãi nổi và công nhận rằng nhiều năm nay, tuyệt nhiên không thấy có con ốc nào.
Bà Vân, người mấy chục năm sống bằng nghề bán ốc Hồ Tây buồn bã: “Cứ như có ma ở Hồ Tây ấy. Ốc đang nhiều thế, tự dưng hết sạch sành sanh. Lạ thật!”.
Ốc tuyệt chủng, cảnh báo, Hồ Tây, ôc Hồ Tây tuyệt chủng, ô nhiễm, ốc không nắp, cá vảy rồng, thủy quái
Chợ Bưởi vẫn bán ốc, nhưng là ốc nơi khác mang đến
Bản thân tác giả bài viết cũng đã xắn quần lội xuống Hồ Tây, đoạn làng Đông Hồ (Phường Bưởi), song mò mãi chẳng được con ốc nào, chứ đừng nói đến chuyện kiếm được ốc đá xanh, một thứ đặc sản Hồ Tây.
Hồi dư luận râm ran chuyện ốc Hồ Tây không vẩy, ông Hồ Thanh Hải, Trưởng Phòng sinh thái môi trường nước (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã lặn ngụp nhiều ngày ở Hồ Tây để nghiên cứu.
Theo ông, trong một thủy vực bình thường phải có đủ nhóm sinh vật, gồm sinh vật nổi và sinh vật đáy (tôm, cua, trai, ốc, giun). Sinh vật nổi ăn tảo, rồi lại làm mồi cho các loại sinh vật đáy, tạo nên chuỗi thức ăn đầu tiên.
Khi môi trường nước bị ô nhiễm, một loài bị tiêu diệt, dẫn đến chuỗi thức ăn bị phá vỡ và nhiều loài khác cũng sẽ biến mất.
Môi trường nước ô nhiễm, các loài động vật đáy sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Chất thải đổ ra hồ, lắng xuống đáy, các loại sinh vật tạo ôxi bị tiêu diệt, môi trường đáy sẽ thiếu ôxi và loài trai, ốc không di chuyển lên mặt nước được để lấy ôxi sẽ bị tiêu diệt.
Việc ốc Hồ Tây gần như biến mất hoàn toàn khỏi Hồ Tây có hai nguyên nhân: Do môi trường nước thay đổi khiến loài ốc không thích ứng và do khai thác quá khả năng sinh sản khiến chúng kiệt quệ (trong đó có cả việc nuôi cá trắm đen khiến chúng ăn hết ốc).
Theo ông Hải, nguyên nhân do khai thác quá mức hoặc cá trắm đen ăn hết là không phải. Vì mấy năm trước, mỗi ngày người ta khai thác 5-6 tấn ốc, không thể nào tự dưng lại gần như hết sạch.
Nguyên nhân do cá trắm đen ăn cũng bị loại bỏ, vì trước kia, cá trắm đen ở Hồ Tây còn nhiều hơn bây giờ rất nhiều lần. Giống trắm đen khổng lồ ở Hồ Tây cũng gần như tuyệt chủng rồi, nên chuyện trắm đen ăn hết ốc càng không phải.
Ốc tuyệt chủng, cảnh báo, Hồ Tây, ôc Hồ Tây tuyệt chủng, ô nhiễm, ốc không nắp, cá vảy rồng, thủy quái
Hồ Tây
Như vậy, chỉ có nguyên nhân do môi trường nước Hồ Tây bị ô nhiễm quá mức khiến loài ốc tuyệt chủng là có sức thuyết phục nhất.
Không chỉ loài ốc, mà trai, hến, trùng trục cũng đã biến mất khỏi hồ Tây. Loài tôm cũng chỉ còn vật vờ rất ít ở ven bờ, những vùng chưa bị ô nhiễm nặng.
Hiện tượng ốc Hồ Tây đột nhiên biến mất cũng tương tự như hồ Trúc Bạch cách đây chục năm.
Cũng theo ông Hải, ốc Hồ Tây không vẩy là một hiện tượng sinh vật không bình thường. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nguyên nhân, thì phải có cuộc tổng kiểm tra chất lượng nước Hồ Tây, lớp bùn đáy và phân tích các chỉ tiêu bên trong cơ thể con ốc.
Cách đây mấy năm, ông Hải cũng đã thu thập mẫu ốc không vẩy, trình đề án nghiên cứu với Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, song không được chấp thuận, vì quá tốn kém, những… 100 triệu đồng.
Từ đó đến nay, cũng không thấy nhà khoa học, hoặc cơ quan chuyên trách nào tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường nước Hồ Tây.
Từ con ốc nhỏ bé, đến cả cái Hồ Tây rộng lớn, lá phổi xanh giữa thủ đô kia, hiện diện trong tâm trí mọi người dân Hà Nội, lại gần như bị bỏ quên.
Điều đáng buồn là các nhà khoa học cũng vào cuộc rất tích cực, song không có kinh phí, nên không thể đưa ra kết luận gì ngoài những lời phán đoán thiếu sức thuyết phục.
Nguyên nhân sự việc ốc Hồ Tây không vẩy chìm vào quên lãng và rồi ốc Hồ Tây gần như biến mất hoàn toàn cũng sẽ chìm vào quên lãng bởi người ta cho rằng, con ốc quá nhỏ bé, nó có vẩy hay không có vẩy, có còn hay mất thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến quốc kế dân sinh.
Tuy nhiên, sau sự biến mất của loài ốc, hàng loạt loài khác cũng đang dần biến mất khỏi Hồ Tây, trước sự bàng quan của những người có trách nhiệm.
Nếu như có sự trả lời của các nhà khoa học về loài ốc không vẩy ở Hồ Tây, biết đâu đã có lời cảnh báo cần thiết để cứu Hồ Tây tránh được thảm họa có thể xảy ra trong tương lai gần?
Ai cứu Hồ Tây?
“Xin đừng để Hồ Tây thành hồ Trúc Bạch ngày trước!” – Ông Phạm Viết Bân bức xúc nói như vậy.
Ông Phạm Viết Bân là người có 40 năm gắn bó với Hồ Tây. Ông hiểu từng luồng lạch của hồ, biết rõ chỗ nào nông, chỗ nào sâu và ông cũng biết rõ kẻ giết Hồ Tây mạnh nhất.
Với diện tích 560ha, tổng lượng nước 9 triệu m3, Hồ Tây trở thành hồ nước ngọt lớn và điển hình nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Hồ Tây là một bảo tàng sống phong phú nằm giữa thủ đô với phong cảnh đẹp và thơ mộng không đâu bằng.
Tôi đã từng đọc cuốn Ký sự ven Hồ của nhà văn Hoàng Quốc Hải, ghi chép lại cảnh quan, sản vật Hồ Tây và so sánh với ngày nay, thì thấy rằng, phần lớn sản vật của Hồ Tây đã biến mất.
Ngày nay, Hồ Tây vẫn là một địa danh tuyệt đẹp, hấp dẫn người dân thủ đô.
Tuy nhiên, thay vì được ngắm cảnh Hồ Tây thơ mộng, đón gió mát rượi, ngửi mùi ngọc lan thơm ngát, thì du khách phải ngửi mùi thối nồng nặc bốc lên từ rất nhiều điểm ô nhiễm của Hồ Tây.
Kinh hoàng nhất là những ngày nóng nực, cá chết trắng hồ, bị sóng đánh dạt vào bờ, dậy mùi vừa tanh vừa thối, ngửi phải chỉ muốn ói mửa.
Bên đường Thanh Niên, mấy năm trước, các đôi uyên ương muốn có chỗ tâm sự, phải bỏ mấy ngàn ra mua lại chỗ của đám cai. Nhưng giờ đây, bên lan can mép hồ, các đôi uyên ương cũng thưa dần. Đơn giản là chẳng có gì lãng mạn khi phải ngửi mùi hôi thối từ hồ bốc lên.
Sự việc cá ở Hồ Tây chết đến mấy chục tấn như hiện nay có lẽ là sự kiện đặc biệt. Dù nguyên nhân chưa được xác định rõ, nhưng khả năng do ô nhiễm là rất cao.
Ông Nguyễn Văn Tiến (Công ty cổ phần Trúc Bạch), người có thâm niên 20 năm đánh cá ở Hồ Tây cho biết, thực tế, cả chục năm qua, mỗi ngày Hồ Tây mất cả tấn cá do đám câu và thả lưới trộm, nhưng mỗi ngày, Hồ Tây cũng mất cả tấn cá do ô nhiễm.
Dạo quanh Hồ Tây nhiều ngày và tôi nhận thấy lời ông Tiến nói hoàn toàn đúng.
Có những thời điểm mưa nhiều, nước Hồ Tây rất lớn, song cá vẫn chết rất nhiều. Tại những điểm đen ô nhiễm như đoạn dọc đường Thanh Niên, làng biệt thự Tây Hồ, chỗ công viên nước, dọc ven hồ đoạn phường Bưởi cá chết nổi trắng mặt hồ.
Mỗi ngày, có cả chục người chuyên đi vớt cá chết ở Hồ Tây. Họ chở những chiếc thùng, hoặc sọt lớn trên xe máy, dùng vợt vớt một lúc là đầy.
Kỹ sư Nguyễn Viết Bân giải thích hiện tượng cá ở Hồ Tây thường xuyên chết hàng loạt rất thuyết phục.
Tại những điểm ô nhiễm do các cống xả thải, thường có rất nhiều thức ăn. Tuy nhiên, môi trường nước tại những điểm ô nhiễm rất thiếu ôxi.
Có những khu vực như đường Thanh Niên, đoạn cống Đõ, chùa Trấn Quốc, vườn hoa Lý Tự Trọng, lượng ôxi đo được trong nước thường xuyên bằng không.
Đàn cá tiến vào khu vực đó đánh chén no say, rồi lăn ra ngủ. Do môi trường nước không có ôxi, nên cá cứ lịm dần, trụy tim mạch, rồi chết.
Ông Hồ Thanh Hải, Trưởng phòng Sinh thái môi trường nước cho biết, mức độ ô nhiễm Hồ Tây đã rất báo động. Hiện lớp bùn đọng dưới đáy Hồ Tây đã đến trên dưới 1m.
Cũng chính vì sự xả thải trực tiếp và liên tục trong nhiều năm, khiến Hồ Tây đang trở thành một ao tù nước đọng và đáy hồ mỗi ngày một nâng cao. Nếu như trước đây, có chỗ đo được độ sâu tới 4m, thì giờ đây, Hồ Tây như một cái ao nông, chỗ sâu lắm cũng chỉ trên dưới 2m.
Cũng theo ông Hải, thủ phạm gây ô nhiễm nặng nhất cho Hồ Tây là cống xả chỗ xưởng phim và cống Đõ, thông ra sông Tô Lịch. Đặc biệt là cống Đõ, mùa mưa nước chảy từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch, nhưng mùa khô, Hồ Tây cạn nước, thì dòng nước đen ngòm từ sông Tô Lịch lại chảy vào.
Ông Nguyễn Văn Tiến, kể rằng, trước kia, đội quân kéo lưới của ông, mỗi ngày kiếm được vài tạ tôm mắc vào lưới là chuyện bình thường. Riêng lượng tôm mắc vào lưới đánh cá cũng đủ cung cấp cho nhà hàng bánh tôm Hồ Tây.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, kéo lưới cả ngày kiếm được kg tôm cũng khó. Ở những địa điểm ô nhiễm, đặc biệt, từ ngày Công viên nước Hồ Tây ra đời, khu vực rộng lớn quanh chỗ đó tuyệt nhiên không còn bóng dáng con tôm, con ốc, con trai nào nữa.
Theo ông Tiến, có thể do Công viên nước Hồ Tây xả nước thải có chứa thuốc tẩy xuống hồ khiến những sinh vật đáy ở khu vực đó bị tuyệt diệt.
Ốc tuyệt chủng, cảnh báo, Hồ Tây, ôc Hồ Tây tuyệt chủng, ô nhiễm, ốc không nắp, cá vảy rồng, thủy quái
Kỹ sư Nguyễn Viết Bân đã cảnh báo về "cái chết" của Hồ Tây từ nhiều năm trước
Là người gắn bó cả cuộc đời với Hồ Tây, 10 năm trước, kỹ sư Nguyễn Viết Bân đã viết cả một công trình nghiên cứu về Hồ Tây, dày đến mấy trăm trang.
Trong công trình nghiên cứu đó, ông đã đưa ra rất nhiều chỉ số về mức độ ô nhiễm và lời cảnh báo, song công sức của ông như đá ném ao bèo, chả ai quan tâm đến.
Ông Bân đã thống kê chi tiết từng địa điểm xả thải gây ô nhiễm Hồ Tây. Trong đó, có tới 12 cống xả thải là thủ phạm chính đang giết dần giết mòn Hồ Tây.
Theo ông, nguy hiểm nhất là cống Tàu Bay, cống Cây Si, cống Đõ, cống Nhật Tân, cống Nhà máy giấy Trúc Bạch, cống khách sạn Thắng Lợi, cống khách sạn Tây Hồ, cống Quản Bá…
Riêng đường Thụy Khuê có tổng cộng 15 cống nhỏ khác đổ chất thải của hàng vạn hộ dân từng ngày, từng giờ ra Hồ Tây.
Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ biến thành một cái ao tù nước đọng khổng lồ trong thời gian không xa, nếu không có những biện pháp giải quyết ngay từ bây giờ.
Hy vọng, việc giải phóng những chiếc nhà thuyền trên đường Thanh Niên chỉ là bước khởi đầu cho cuộc chiến tìm lại vẻ đẹp cổ tích cho Hồ Tây.
(Theo VTC News)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/332684/oc-tuyet-chung-canh-bao-tuong-lai-ho-tay.html




1.

Hà Nội lần đầu xây nhà máy xử lý nước thải 800 triệu USD



Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo môi trường, làm “sống lại” các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét...
Sáng nay, UBND TP Hà Nội khởi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì).
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đây là lần đầu tiên, Thủ đô có một dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn với công suất 270.000 m3/ngày đêm. 

Hà Nội, hệ thống xử lý nước thải
Hà Nội xây hệ thống xử lý nước thải 800 triệu USD
Quy mô xây dựng dự án bao gồm: nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm và hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ) và một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52 km.
Phần lớn hệ thống cống thu gom sẽ được thi công bằng công nghệ khoan kích ngầm. Với phương pháp khoan ngầm sẽ giúp tránh được việc vận hành phức tạp của các trạm bơm, quỹ đất yêu cầu nhỏ hơn.
Hệ thống trên sau khi hoàn thành sẽ thu gom nước thải các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 4.874 ha. Dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản (JICA) với tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu đô la.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo môi trường, làm “sống lại” các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ, góp phần tạo cảnh quan, sinh thái đô thị, phát triển bền vững Thủ đô.
Từ trước đến nay, nước thải của thành phố được thu gom bởi hệ thống cống, kênh mương rồi xả ra các hồ và bốn con sông thoát nước chính là sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Tô Lịch và sông Lừ. Vì vậy, nhiều kênh mương, sông, hồ trên địa bàn bị ô nhiễm nặng, tác động xấu tới điều kiện vệ sinh, điều kiện sống của người dân.
H.Nhì- Trần Thường 
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/332787/ha-noi-lan-dau-xay-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-800-trieu-usd.html








Thứ sáu, 7/10/2016 | 16:40 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trên diện tích hơn 4.800 ha, từ 7 quận, huyện và sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Nhuệ. 

Ngày 7/10, UBND TP Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì), với tổng vốn đầu tư 16.200 tỷ đồng.
Dự án sẽ xử lý nước thải sinh hoạt trên diện tích hơn 4.800 ha từ 7 quận, huyện: Ba Đình, Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì và 2 con sông trong thành phố.
Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đây là lần đầu tiên Thủ đô xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 270.000 m3/ngày đêm và hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống dọc bờ sông dài khoảng 52 km.
ha-noi-xay-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-nghin-ty-lam-song-lai-song-to-lich
Phối cảnh nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: Đ.Loan
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá là công trình trọng điểm, có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo môi trường, để làm "sống lại" các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ. 
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá dự kiến hoàn thành năm 2019.
Đoàn Loan

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-noi-xay-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-nghin-ty-lam-song-lai-song-to-lich-3480364.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.