Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc-Cạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc-Cạn. Hiển thị tất cả bài đăng

09/08/2019

Nông Viết Toại (1926 - ) nhà văn người Tày ở Bắc Cạn

Ngày hôm nay, có hội thảo về Nông Viết Toại. Một nhà văn độc đáo của núi rừng Việt Bắc. Mình đang còn đọc dở mấy cuốn sách cũ của ông.

Ông là bạn của cụ Ô Phúc Bình (có thể đọc về cụ Bình ở đây). Những người đã quá 90 nhưng cực kì minh mẫn, vẫn tham gia mạng xã hội như ai.

15/02/2019

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.

04/12/2018

Nhìn lên Ba Bể : xã Hà Hiệu và hậu duệ của những tướng quân Cờ Đen

Đã tính đi du lãng dài ngày ở vùng Ba Bể từ khá lâu, mà đến nay vẫn chưa thực hiện được (xem lại ở đây, hồi năm 2015).

Một khu vực chúng tôi sẽ qua là xã Hà Hiệu.

Lướt nhanh một ít từ tư liệu của bạn Nông Văn Kim và của cụ Ô Phúc Bình (cụ là bố vợ của nhà thơ Dương Thuấn; năm nay đã 92 tuổi nhưng vẫn chơi Facebook hàng ngày).

30/07/2018

Nhìn lên Đèo Gió ở Ngân Sơn : lại chuyện "ăn" và "lợi ích nhóm" trên biển quảng cáo nông thôn mới

Đèo Gió ở Ngân Sơn (thuộc tỉnh Bắc Cạn) là một địa danh nổi tiếng ở mạn Đông Bắc. Có rất nhiều kỉ niệm với Đèo Gió, nhất là hồi xe khách cà tàng đi như bò trên đường rồi hay dừng lại ở đỉnh đèo cả tiếng đồng hồ. Hình như cánh lái xe ngày đó vẫn ở trong tiềm thức mà nghĩ rằng, lên đến Đèo Gió là coi như hành trình đã qua được ải khó nhất, cần phải nghỉ ngơi để xả hơi chút.

11/11/2016

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao (bài Bàn Tuấn Năng)

Một lễ cực kì tốn kém, hiện còn ít thấy.

Bài trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 382, tháng 4/2016.

Được biết tác giả là con cháu của nhà thơ dân tộc Dao là Bàn Tài Đoàn. Tiếc là không có ảnh.

22/03/2015

Thảm họa nhãn tiền, nếu một mai Hà Nội biến thành rừng cây mỡ

Vùng miền núi phía bắc, tôi hay du lãng, thì quế hay trồng gần với mỡ. Nên nhiều khi cứ nói tắt là "quế mỡ".

Thấy bảo là đã có tới mấy trăm cây vàng tâm vừa được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh. Mà thực chất, các chuyên gia soi, thì hóa ra không phải vàng tâm. Đó là mấy trăm cây mỡ (xem lại ở đây hoặc ở đây).

Có nằm lại lâu ở những bản làng trồng "quế mỡ", có lên rừng chặt cành tỉa lá cùng dân, mới biết thế nào là thảm họa nhãn tiền.


06/02/2015

Đền thờ các tướng quân nhà Mạc ở vùng hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn)

Lần trước, do quá vội, lại vì việc khác, nên mình chỉ lướt qua. Chưa động tay vào được bất cứ thứ gì.

Ngôi đền có tên là An Mạ. Tương truyền đó là nhà thờ cũ của dòng họ Ma. Mà dòng họ này vốn là gốc Mạc (đã đổi từ Mạc sang Ma, để che dấu thân phận, lúc bị nhà Lê Trịnh truy đuổi). Các tướng quân họ Mạc đã chạy từ kinh thành Thăng Long về vùng này, và đã tuẫn tiết.

Đại khái thế. Mình chưa gặp được người họ Ma ở trên đó. Nên cũng chỉ nghe đồn thế. Chưa biết thực hư ra sao. Hẹn dịp du lãng Ba Bể dài dài thì mới ra được chút gì.

15/08/2014

Nguy cơ mai một ngôn ngữ, chữ viết Tày (Ma Văn Vịnh, 2013)

Thật ra, phải nhắc lại là "chữ viết Tày Nùng", vì trước đây, hồi cụ Chu Văn Tấn cho thực hiện tại Khu tự trị Việt Bắc, thì đó là phương án giáo dục cơ bản. Luôn luôn là "Tày Nùng", phải thống nhất vào nhau như vậy.

Ví dụ về chữ Tày Nùng thì, chẳng hạn "Giải phóng quân tẻo mà", hay "Bac Hồ hap nặm". Có nghĩa sang quốc ngữ là: "Giải phóng quân trở về", và "Bác Hồ gánh nước/gánh vác công việc đất nước".

28/11/2013

Thêm một tâm thư của người cháu tướng Phùng Chí Kiên (18/11/2013): "người ta phơi xương ông cháu tới 5 năm"

"73 năm trước kẻ thù đã bêu đầu Ông cháu 5 ngày, thì ngày nay người ta phơi xương Ông cháu tới 5 năm"



Vẫn là thư của Nguyễn Văn Nam - một người thuộc thế hệ cháu gọi bằng ông của tướng quân. 

Lời văn do người cháu viết, nhưng vẫn như thư trước đề ngày 08/11/2013, trang web của Phan Thị Bích Hằng lại đem chèn thêm một vài bức ảnh vào. Làm thế, thật ra, không làm tăng, mà làm yếu giá trị của bức tâm thư đi một chút.

24/11/2013

Tướng quân đề nghị làm lễ cầu siêu cho mình và chiến sĩ tại chùa Thạch Long (Bắc Cạn), vào 7/5/2008

Bản quyền ảnh thuộc VTV

Quan sát sự kiện một cách từ từ, sẽ thấy một điều lạ trong một hệ thống liên quan không hề lạ.

1. Hệ thống không hề lạ, là bởi, đã thấy được mối liên quan mang tính hiện thực giữa Phan Thị Bích Hằng với chùa Phúc Khánh ở Hà Nội và chùa Thạch Long ở Bắc Cạn (các nhà sư Thích Thanh QuyếtThích Giác Như).

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thích Thanh Quyết (2010-2015)

Ảnh trong bài

Cũng như Tây Nguyên, ở Tây Bắc và Đông Bắc hiện nhiều tỉnh chưa có Tỉnh hội Phật giáo. Tỉnh Bắc Cạn cũng như vậy.

Với lí do trên, hướng đến việc thành lập được Tỉnh hội Phật giáo Bắc Cạn, gần đây, đã có Ban Đại diện Phật giáo tỉnh.

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thích Thanh Quyết (2010)

Ảnh trong bài
Chú ý ba nhà sư mặc áo vàng ở giữa: áo vàng sẫm là sư Thích Thanh Quyết, đứng bên tay trái ông là sư Thích Giác Như (người cầm một cặp tài liệu màu đỏ)

Sự kiện của năm 2010. Chỉ chép về để lưu tư liệu. Chú ý đến tên chùa là Thạch Long, và tên nhà sư là Thích Thanh Quyết.

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thich Thanh Quyết (tháng 5/2009)

Ảnh trong bài (xem tiếp ở dưới)

21/11/2013

Đại tướng lúc đương chức mới nhắc đến đầu của Đức Xuân, còn thủ cấp anh Kiên thì chưa lần nào

Phải đợi lễ thất tuần viên thành rồi mới có thể viết entry này, và viết rất từ từ.

Câu chuyện về cái đầu của anh Kiên đáng giá 3 tạ muối với 3 nén bạc, là do chính Đại tướng mới tâm sự, cách đây không lâu lắm (có thể là những năm đầu thế kỉ XXI, lúc cụ đã sát một trăm tuổi).


Bản đồ đại khái  về các phường ở thị xã Bắc Kạn hiện nay

Cứ phải làm việc với tư liệu dạng chính qui và có độ tin cậy cao thôi. Chớ vội vàng tin ngay các đồng chí thư kí trở thành người đại lí phát ngôn thay (ngay khi ông cụ vừa ra đi, chúng ta đã mục kích nhãn tiền việc này).

19/11/2013

Bằng chứng CÂY BƯỞI : Nhà ngoại cảm nghe thấy vong tướng quân nói rất rõ bên tai

Trước khi thử nhìn địa lí theo con mắt thánh của nhà ngoại cảm (như hẹn ở entry trước), chúng ta hãy xác nhận về thần nhĩ của họ. Họ có thể nghe thấy người cõi âm, hay người ở trên thiên đình, nói nhỏ hay nói to, ở bên tai.

Phan Thị Bích Hằng đã kể rất tượng tận, vừa mới đây, trước bàn dân thiên hạ và giữa thanh thiên bạch nhật trời thủ đô lộng gió, ở đây mà (nghe cẩn thận đoạn từ phút 3:29 đến 4:00):


Đồng chí Phùng Chí Kiên, bây giờ, đúng nằm ở bên cạnh đồng chí Đức Xuân

Xem rõ ở dưới

Chữ "nằm" trong tiếng Việt rất đa nghĩa. Ở đây, là trong liên tưởng của câu nói dân dã, đại khái như: "Này nhà anh ở đoạn giữa Phùng Chí Kiên đấy, sang chỗ chú gần lắm. Chú ở đầu Đức Xuân chứ gì". 

"Giữa Phùng Chí Kiên" và "đầu Đức Xuân", trên thực tế, là những cách nói mà người ở thị xã Bắc  Kạn đang sử dụng.

11/11/2013

Buổi chiều ngày 7/5/2008, trước khi trời nổi gió to mưa lớn, Đại tướng đã nói chuyện với: con trai, Bích Hằng, bí thư Ngân Sơn, thư kí Huyên

Xem phim do chính VTV sản xuất năm 2008, đoạn quay đúng thời điểm buổi chiều ngày 7/5/2008, ở trước nấm đất vừa được Bích Hằng xác định là mộ thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, chúng ta hiểu thêm được tấm lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

1. Lúc đó, cụ đang ở Hà Nội, biết tin qua điện thoại di động người con trai cả (lúc đó đang đứng trước nấm mộ), liền lần lượt nói chuyện (bằng điện thoại của Võ Điện Biên chuyển cho) với: Bích Hằng, Bí thư huyện Ngân Sơn, và thư kí Nguyễn Huyên.

Đại tướng đang nói chuyện với Bích Hằng (qua điện thoại của Võ Điện Biên, do chính Võ Điện Biên  - người mặc áo sơ-mi đỏ ở bìa phải sát màn hình của một chiếc máy quay - chuyển cho)