Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/08/2016

Bài mới : Đọc lại bài minh mang niên đại 1611 trên chuông lớn chùa Viên Minh ở Cao Bằng (phần 1)

Bài dài nên phải chia làm hai (phần 1 và phần 2), đều đã đăng trên Tc Nghiên cứu và Phát triển.

Phần 1 trên số 2 (128) năm 2016

Phần 2 trên số 3 (129) năm 2016.






Tóm tắt của cả 2 phần:

"Đọc lại bài minh mang niên đại Càn Thống 19 (1611) hiện còn trên chuông lớn chùa Viên Minh ở Cao Bằng 


Bài minh khắc trên quả chuông lớn hiện còn tại chùa Viên Minh (tỉnh Cao Bằng) là một tư liệu quý giá để tìm hiểu về thời kỳ nhà Mạc tại Cao Bằng (1592-167783). Đáng tiếc là bài minh ấy đã bị mờ mòn, mất chữ nhiều chỗ nên không thể đọc được đầy đủ, dẫn đến tình trạng sao chép, diễn dịch khác nhau giữa các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay.

Bằng kết quả khảo chứng văn bản học, và vận dụng các nguồn tư liệu liên quan để đối chiếu, trong bài viết này, tác giả đã cung cấp một cách hiểu mới về nội dung bài minh chuông chùa Viên Minh. Qua đó, tác giả đã đưa ra các căn cứ gốc gác cho việc mường tượng về kinh đô và vương quốc của nhà Mạc trong thời kỳ đầu ở Cao Bằng. Lần đầu tiên, tác giả đưa ra cách hiểu về “Vương quốc Nam Việt”, “Vương quốc Cao Bằng”, và “Kinh đô Cao Bình” một cách lớp lang theo tiến trình lịch sử. Đó có thể là hướng nghiên cứu đúng đắn, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề văn hóa-lịch sử của nhà Mạc vào giai đoạn mạt kỳ. Bài viết gồm các nội dung chính: 1) Hình thức và nguyên trạng của bài minh qua đối chiếu tư liệu; 2) Nội dung bài minh qua tổng hợp tư liệu; 3) Ngôi cổ tự Viên Minh; 4) Vương quốc Nam Việt trong ý chí, vương quốc Cao Bằng trong hiện thực; 5) Thánh chúa Mạc và hiền khanh họ Lê.

ABSTRACT

Re-reading the writing in the 19th year of Càn Thống reign (1611) on the existing bell of Viên Minh pagoda in Cao Bằng Province

The writing engraved on the big bell in Viên Minh Pagoda (Cao Bằng Province) is a valuable material to learn about the era of the Mạc Dynasty in Cao Bằng (1592-1677). Unfortunately, it is blurred and eroded, which makes it hard to read, leading to the dissimilarity in reproduction and interpretation among researchers.

From results of textual evidence, and taking advantage of relevant sources for comparison, the author provides a new understanding of the content of the writing on Viên Minh Pagoda’s bell where by grounds for visualizing capital and the kingdom of the Mạc Dynasty on the early days in Cao Bằng are formed. This is the first time the author offers a way of understanding “Nam Việt Kingdom”, “Cao Bằng Kingdom” and “Cao Bình Capital” in order according to historical process. It can be the right research method to contribute to clarify cultural and historical issues about the Mạc Dynasty in its final stages. The article consists of following contents: 1) The form and the status quo of the writing comparing with documentation; 2) The content of the writing based on documents collected; 3) Ancient Viên Minh Pagoda; 4) Nam Việt Kingdom at will, the Cao Bằng kingdom in reality; 5) Prominent King of the Mạc Dynasty and the Talented Official bearing the family name Lê.".


Dưới là toàn văn phần 1.

---

























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.