Ngôi chùa của làng. Tục gọi là "chùa Tây Hồ". Tức "chùa của làng Tây Hồ". Một ngôi chùa mà chúng tôi đã gắn bó nhiều năm qua - có thể tính từ 1992-1993, thời điểm du lãng ở khu vực đó, khi bằng xe máy 50 phân khối cùng thầy Vĩ, khi thì bằng xe đạp.
Một phần nhỏ kết quả của những lần du lãng khu vực làng Tây Hồ hồi đó đã được in vào năm 1995, trong sách chuyên khảo.
Các nhà sư ở chùa làng Tây Hồ từ mấy đời nay là ni sư (sư nữ).
Bây giờ, vị ni sư của chùa làng đang đi thăm quê hương của Đức Thích Ca. Vừa đi vừa viết nhật kí, và đưa lên Fb, để chia sẻ.
Tôi nhặt dần về từ bên đó, xếp theo thứ tự từ trên xuống. Cập nhật dần ở bên này theo bản post lên bên Fb.
Từ đây trở xuống là của chùa Tây Hồ (cả văn và ảnh).
---
1.
"
Chùa Phổ Linh - Tây Hồさんが写真8件を追加しました。
Công việc chùa còn nhiều bộn bề,nhưng tôi vẫn hăm hở lên đường đi Ấn Độ.
Quê hương của Đức Phật,hay là nơi linh thiêng của các bậc thánh,thần...
Ấn Độ là một vùng bán đảo rộng lớn với Hy-mã lạp sơn,với sông hằng đầy cát và những chiếc xác nổi trên mặt sông.
Ấn Độ chỉ giản đơn là như thế,nhưng in đậm nét trong tôi,một xứ sở huyễn hoặc,được bọc một tấm màn huyền thoại.
Nếu chúng ta muốn khám phá ,thì thời gian rất dài,nhưng trong cuộc hành trình này nếu ai đủ duyên theo dõi bạn sẽ có thêm một chút ít kinh nghiệm trước khi đến Ấn Độ.
Điện mất- Ấn Độ..." Còn tiếp"
"
https://www.facebook.com/ChuaPhoLinhTayHo/posts/713597145483991
2.
"
Chùa Phổ Linh - Tây Hồさんが写真20件を追加しました —Sống Thiệnさんと一緒です。
Bodh Ga Ya là một địa danh quan trọng trên bản đồ Ấn Độ, là một nơi linh thiêng ghi dấu ấn Đức Phật đắc đạo bên cây Bồ Đề và bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền.
Giờ dòng sông này chỉ còn lại một bãi cát rộng mà thôi.
Cây Bồ Đề xung quanh được các Phật tử dát vàng và có một phiến đá bọc vàng cẩn thận, đó chính là " Kim Cương toà" có từ thời Vua A Dục"273/232 C.N"
Nơi ghi lại chỗ Đức Phật ngồi thiền định và thành đạo.
Xung quanh đại tháp có rất nhiều cờ phướn và chúng tôi hữu duyên đươc gặp lễ hội tụng kinh " tipitaka 10 ngày" do một thí chủ người Úc phát tâm cúng dàng."
Chúng tôi cũng có cơ hội được cúng dàng hơn một nghìn vị sư đang tụng kinh.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật đã từng dạy:
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn nếu ai có nhân duyên đến đỉnh lễ bốn thánh tích-
1- Nơi Đức Phật Đản Sinh" Lumbini"
2-Nơi Đức Phật Thành Đạo" Bodhgaya"
3-Nơi Đức Phật Thuyết Pháp"sarnath"
4-Nơi Đức Phật Nhập Niết Bàn" Kushinagar".
Đến đây, là tâm nguyện của bao kẻ lữ hành trên cuộc đời này tìm đến.
Để được quỳ dưới chân bậc thầy của nhân loại, được đắm mình bên đất nước tôn giáo và niềm tin, được chứng kiến giai cấp bất công nghèo khó khổ đau của con người.
Một xã hội mấy nghìn năm vẫn ăn sâu những tập quán cổ hủ và giai cấp, phong tục lạc hậu chiếm giữ suốt cuộc đời của họ.
Và có những nơi đời sống Văn Minh thì ít nơi nào bắt kịp" - còn tiếp"
"
https://www.facebook.com/ChuaPhoLinhTayHo/posts/714303245413381
3.
"
Ngày thứ 2 tiếp theo- Thăm Làng Sujata
Cách bồ-đề đạo tràng 3 km băng qua dòng sông Ni Liên Thiền" nơi mà Đức Thế Tôn từ bỏ đời sống tu khổ hạnh và xuống tắm ,sau đó ngài đã nhận bát cháo sữa của người mục nữ với câu nói:" không có đẳng cấp nào trong ta khi nước mắt cùng mặn, nước máu cùng đỏ" bởi khi đó bà là giai cấp thấp của Ấn Độ thời bấy giờ!
Hôm nay nước của dòng sông này không còn nữa, bãi cát phủ trắng một màu, đi trên bãi cát trắng dọc dòng sông, chúng tôi hằn in bóng của chân mình bên dấu chân huyền thoại của bậc đạo sư, để đến bên kia bờ sông nơi có nền nhà của người phụ nữ chăn bò hơn hai nghìn năm trước đã dâng một bát cháo sữa cho một thầy tu khổ hạnh.
Ngài đã quăng chiếc bát trôi ngược trên dòng sông, và đi thẳng về cội Bồ Đề với câu nói" nếu không đắc đạo thì dù thịt nát xương tan cũng không rời khỏi cội Bồ Đề"
Sau 49 ngày quán chiếu ngài đã giác ngộ và chứng được quả vị "Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác".
Được Trời người dâng cúng , và trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sinh, cho đến khi ngài nhập Niết Bàn ngài đã nói:
Trong cuộc đời của ngài có hai bữa ăn để ngài tri ân nhất, đó là bát cháo sữa của làng Sujata - và bữa cơm cuối cùng của Cun - Da người thợ rèn.
Vâng- và hơn hai nghìn năm nay chúng con lại đến ngôi đền nhỏ bé thờ bà của người dân Ấn Độ- họ thờ như một lời tri ân.
Và trên đường về chúng tôi đã làm từ thiện cho người nghèo.
Bang BiHa này có trên 80 triệu dân, trên 40% dân số nghèo, họ nghèo đến không biết sao mà diễn tả được, mỗi lần qua mọi người Phật tử của tôi đều gửi qua để ủng hộ, nhưng đi đến đâu thì cũng vừa phát vừa chạy vì đông quá" nhưng người Ấn nghèo họ đi ăn xin chứ không ăn cắp và cướp.." Còn tiếp"
https://www.facebook.com/ChuaPhoLinhTayHo/posts/716464651863907
"
"
Chùa Phổ Linh - Tây Hồさんが写真11件を追加しました。
Cách bồ-đề đạo tràng 3 km băng qua dòng sông Ni Liên Thiền" nơi mà Đức Thế Tôn từ bỏ đời sống tu khổ hạnh và xuống tắm ,sau đó ngài đã nhận bát cháo sữa của người mục nữ với câu nói:" không có đẳng cấp nào trong ta khi nước mắt cùng mặn, nước máu cùng đỏ" bởi khi đó bà là giai cấp thấp của Ấn Độ thời bấy giờ!
Hôm nay nước của dòng sông này không còn nữa, bãi cát phủ trắng một màu, đi trên bãi cát trắng dọc dòng sông, chúng tôi hằn in bóng của chân mình bên dấu chân huyền thoại của bậc đạo sư, để đến bên kia bờ sông nơi có nền nhà của người phụ nữ chăn bò hơn hai nghìn năm trước đã dâng một bát cháo sữa cho một thầy tu khổ hạnh.
Ngài đã quăng chiếc bát trôi ngược trên dòng sông, và đi thẳng về cội Bồ Đề với câu nói" nếu không đắc đạo thì dù thịt nát xương tan cũng không rời khỏi cội Bồ Đề"
Sau 49 ngày quán chiếu ngài đã giác ngộ và chứng được quả vị "Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác".
Được Trời người dâng cúng , và trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sinh, cho đến khi ngài nhập Niết Bàn ngài đã nói:
Trong cuộc đời của ngài có hai bữa ăn để ngài tri ân nhất, đó là bát cháo sữa của làng Sujata - và bữa cơm cuối cùng của Cun - Da người thợ rèn.
Vâng- và hơn hai nghìn năm nay chúng con lại đến ngôi đền nhỏ bé thờ bà của người dân Ấn Độ- họ thờ như một lời tri ân.
Và trên đường về chúng tôi đã làm từ thiện cho người nghèo.
Bang BiHa này có trên 80 triệu dân, trên 40% dân số nghèo, họ nghèo đến không biết sao mà diễn tả được, mỗi lần qua mọi người Phật tử của tôi đều gửi qua để ủng hộ, nhưng đi đến đâu thì cũng vừa phát vừa chạy vì đông quá" nhưng người Ấn nghèo họ đi ăn xin chứ không ăn cắp và cướp.." Còn tiếp"
https://www.facebook.com/ChuaPhoLinhTayHo/posts/716464651863907
"
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.