Công việc trùng san kinh Phật theo lối cổ thật kì công: ván khắc là gỗ thị, người khắc chữ phải bỏ cả tháng trời mới được một tấm ván (kích thước chỉ nhỉnh hơn tờ A4 một chút, khắc chữ Hán Nôm ở hai mặt).
Home
05/08/2022
Thiền sư Tính Định với bản diễn âm kinh Mục Liên cứu mẹ (giới thiệu của cư sĩ Nguyễn Văn Quyền)
15/06/2022
Kinh Đạo Nam (bản quốc ngữ đã in năm 1927) - loan báo năm 2022 của cư sĩ Nguyễn Văn Quyền
Về bản in quốc ngữ của Kinh Đạo Nam (xuất bản năm 1927 ở Nam Bộ), tôi đã nói công khai trước nhiều người lần đầu tiên vào năm 2014, mà là tại hội trường thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
18/03/2022
Thiền sư Tính Định (1842-1901) và chùa Xiển Pháp - Hà Nội : Hội thảo vào Chủ Nhật ngày 20/3/2022
Về chùa Xiển Pháp (chùa Trại) ở Hà Nội và vị sư Tính Định, thì đọc tài liệu trên Giao Blog ở đây (tháng 1 năm 2022). Bây giờ là tin tức cập nhật về hội thảo sắp diễn ra.
05/03/2022
Chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên
Trong liên đới với chùa Xiển Pháp (tức chùa Trại) - đại khái vốn ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy hiện nay (xem nhanh ở đây), chúng tôi chú ý đến chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên.
Chúng ta hãy tưởng tượng nhé: chỗ sân vận động Hàng Đẫy ngày nay vốn là khuôn viên một ngôi chùa lớn, gọi là "Xiển Pháp tự" hay "chùa Trại". Xa xưa, chỗ đó là một cái "Trại", rồi thành ra "chùa", nên thành "chùa Trại". Sau này, chùa thành ra "sân vận động". Hiện chỉ còn tấm bia đá cũ của chùa Trại nằm trong phòng ngủ của nhà dân trên phố Cát Linh (chúng tôi đã đến tận nơi, sờ tay vào tấm bia đá, xem ở đây). Đến phố Cát Linh, hỏi thăm "chùa Trại" thì người ta mới biết, còn hỏi "chùa Xiển Pháp" thì cư dân hầu như lắc đầu !
Còn chùa Linh Ứng, thì người dân kể rằng, chùa lớn này đã bị bom Mỹ phá hoại nặng năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa bị lấn chiếm nhiều. Đến gần đây, diện tích cũ đã được thu hồi, chùa được đại trùng tu.
16/01/2022
Xiển Pháp tự (chùa Trại) ở phố Cát Linh ngày nay và nhà sư Tính Định (1842-1901) - bài Thích Đàm Vân
Chùa Xiển Pháp hiện chỉ còn phế tích trong khu vực dân cư ở ngõ 20 đường Cát Linh (Hà Nội). Đây vốn là một ngôi chùa lớn, được định vị là nằm ở bên trái chủa Cát Linh và bên phải Văn Miếu, đại khái ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy ngày nay.
Liên quan đến chùa Xiển Pháp, hồi đầu năm 2021, tôi đã giới thiệu một cuốn kinh diễn âm thú vị được in tại chùa này hồi cuối thế kỉ 19, ở đây.
Tên dân gian của Xiển Pháp tự (đến nay vẫn gọi) là chùa Trại. Đến ngõ 20 đường Cát Linh ngày nay, nếu hỏi chùa Xiển Pháp thì có khi người dân không biết. Còn hỏi chùa Trại thì người ta sẽ chỉ đến khu nhà dân còn đang lưu các phế tích --- sẽ nói rõ ở một dịp khác.
Xiển Pháp là ngôi chùa gắn với với tên tuổi vị sư danh tiếng Tính Định (1842-1901). Sư Tính Định và các nhà sư chùa Xiển Pháp đã tổ chức khắc in nhiều bộ kinh vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Đặc biệt, trong đó, có nhiều cuốn kinh được diễn Nôm (tức là dùng chữ Nôm để diễn ý của kinh điển Phật giáo).
13/03/2021
Kinh điển Phật giáo Việt Nam : cuốn "Chư kinh diễn âm" chữ Nôm đầu thế kỉ 20
Nguyên bản cuốn sách thú vị Chư kinh diễn âm in mộc bản đầu thế kỉ 20 hiện vẫn có thể thấy ở chỗ này chỗ kia trên đường du lãng. Tôi từng thấy nó ở mạn Nam Định - Thái Bình, rồi vùng cao Bắc Cạn - Thái Nguyên, cả những nơi xa tít phía nam là Gò Công,...
Bây giờ, cuốn sách chữ Nôm này đã được một cư sĩ đương đại đem phiên ra quốc ngữ. Bản thảo sách phiên âm vừa được ấn hành đầu năm 2021.
Giao Blog trân trọng giới thiệu cuốn sách mới ấn hành này. Tôi chưa từng biết đến vị cư sĩ này, cũng không biết công việc bấy lâu nay ông đã âm thầm thực hiện, nhưng thực sự là trân quí bản kinh Chư kinh diễn âm mà tiền nhân chúng ta đã biên soạn và đem ấn hành rộng rãi.