Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).

24/04/2019

Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)

Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.

Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập. 

Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm). 

Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.

Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.

14/04/2018

Một phân tích về chính sách "cải thổ quy lưu" của nhà Nguyễn (bài Nguyễn Văn Hiệu)

Một chính sách vốn xuất phát từ Trung Quốc, được triều Nguyễn triệt để áp dụng. Và theo tác giả, đó là nguyên nhân chính yếu đưa đến tình trạng nổi dậy của các tộc người thiểu số ở khắp mọi miền vào thời Nguyễn. Một vấn đề thú vị.

Những cụm từ thường thấy là "lưu quan", "cải thổ quy lưu".

Về những cuộc nổi dậy của người Mọi Đá Vách vùng miền trung, gắn với cuộc bình định của ông quan Nguyễn Tấn, thì có thể đọc nhanh ở đây (bài tôi đã công bố mấy năm trước, nhưng chưa thỏa mãn với cách in tạp chí hiện nay, làm thiệt hại nhiều cho nội dung vốn có của bài).

11/06/2017

Đất và người Quảng Ngãi : biết tin học giả Lê Vinh Bổn đã từ trần năm 2015

Nhân có tin về một thuyết trình liên quan đến Quảng Ngãi của nhóm Andrew Hardy (EFEO) sắp tới ở Hà Nội (ngày 15 tháng 6, xem 3 ở dưới), mới chợt nhớ đến kỉ niệm du lãng miền núi Ấn sông Trà nhiều năm trước, trong đó có kỉ niệm với học giả Lê Vinh Bổn. 

Hồi năm 2011, tôi cho đăng nhanh một khảo cứu về bia Bình Man tự kí của Nguyễn Tấn (hiện còn nguyên vật) trên tạp chí của Quảng Ngãi là Cẩm Thành. Tới cuối năm 2012, học giả Lê Vinh Bổn có bài góp ý đăng trên trang nhà của ông. Chuyện này đã nói đến ở đây (tháng 2 năm 2013, lúc tôi đang còn du lãng ở khu vực bản San Lùng, xem bà con ta nấu rượu).

10/04/2017

Mùa móng tay ở miền Tây, dịp tháng 4 hàng năm

Khí trời đang nóng dần lên của tháng 4, lại làm nhớ, về những mùa móng tay ở miền Tây nước Nhật. Nhớ về những lần đi "săn" móng tay.

Sau này, mình có cả kỉ niệm đi xem săn móng tay ở vùng Quảng Ngãi. Ở các làng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, móng tay được gọi là don. Một đặc sản đã đi vào ca dao xứ Quảng:"Cô gái lòng son, không bằng tô don Vạn Tượng"

Móng tay là một đặc sản của miền Tây, trong đó có tỉnh Fukuoka. Trong tiếng Nhật, móng tay là Mate-gai (マテ貝).

28/04/2016

Học giả Trần Nghĩa vừa qua đời (1936 - 2016)

Ông là thầy của chúng tôi. Tác giả của nhiều bộ sách công cụ quan trọng trong nghiên cứu thư tịch cổ Việt Nam. 

Bài viết đầu tiên trên Tạp chí Hán Nôm của tôi có bản thảo viết tay, mùa hè năm 1993, khi đang là sinh viên năm thứ ba, đã được thầy sửa chữa và đề nghị sửa chữa về cách thức trình bày. Đến nay, tôi vẫn lưu giữ những chỉnh lí bằng nét bút mảnh, gầy và rất dễ đọc của thầy trên bản thảo. Khi đó thầy là Tổng Biên tập.

13/05/2015

Hà Nội Mới nên lấy công chuộc lỗi, bằng thâm nhập vụ thảm sát cây xanh

Tôi đã chỉ ra trình "đánh trống lảng" kém cỏi của Hà Nội Mới từ sớm (đã viết ở đây). Hôm nay, tờ này đã chính thức xin lỗi (xem tư liệu 1 ở dưới).

Vậy thì, nhân dân Hà Nội rất mong Hà Nội Mới hãy lấy công chuộc lỗi, bằng cách thâm nhập sâu vào vụ thảm sát cây xanh của chính Hà Nội. Để mà có thể lần đầu tiên đặt những câu hỏi có giá trị như đã đặt ra với tỉnh đoàn Quảng Ngãi. 

08/05/2015

Đánh trống lảng có "định hướng" (trường hợp báo Hà Nội Mới)

Nhiều vụ việc của Hà Nội, thì không thấy Hà Nội Mới đâu. Cứ trốn biền biệt. Tiêu biểu nhất gần đây là sự kiện được gọi là "thảm sát cây xanh Hà Nội 2015". Dĩ nhiên, Hà Nội Mới trốn biệt, hoặc chỉ ra mặt ở bài dạng như sau

10/10/2014

Mẹo bắt chuột

Có những cách đuổi chuột rất hay. Không cần bẫy, cạm. Cũng không cần thuốc chuột. Và dĩ nhiên không lo làm vỡ lọ vỡ chai.

17/10/2013

9 năm làm một Điện Biên, và 9 năm làm một ngôi trường Lục Quân

Cuốn Trường Sĩ quan Lục quân Quảng Ngãi - 9 năm cùng chiến đấu và đào tạo chiến sĩ cho Việt Nam, 182 trang, ấn hành lần đầu năm 2008, tiếng Nhật

Tác giả là một sĩ quan Nhật Bản đã ở lại giúp Việt Minh đánh Pháp 9 năm (1945-1954) 

Người lính ấy là bạn của tướng Nguyễn Sơn, ông đã từ trần năm 2012, thọ 93 tuổi (1919-2012)

Văn bản Lý Sơn - 4 (bản dịch chung đã công bố năm 2009 của nhóm Nguyễn Xuân Diện)

Bản dịch toàn văn như dưới đây.

Văn bản Lý Sơn - 2 (bài Nguyễn Đăng Vũ, tháng 7/2009)

Bài gồm hai kì trên báo Tiền PhongỞ đây gộp lại làm một.

Theo thông tin của bài này, văn bản Lý Sơn đã được nhiều người dịch, mà sớm nhất là từ năm 1999. Nguyên văn :"theo các bản dịch của các ông Dương Quỳnh – dịch tháng 3 năm 1999; Võ Hiển Đạt, Nguyễn Đức Tập, Lâm Dũ Xênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tấn An dịch vào tháng 4 - 2009".