Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

07/05/2019

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

11/02/2017

Nhà vua Bình Thành gặp vợ con của các anh lính Nhật tham gia Việt Minh, và viếng thăm nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế

Về chuyến công du chính thức của nhà vua Nhật Bản (từ ngày 28/2-6/3/2017), tới Việt Nam và Thái Lan, đã điểm tin ở entry trước (ở đây).

Bây giờ, lịch trình thăm Việt Nam chi tiết của nhà vua đã được công bố. Đáng chú ý là hai điểm sau.

08/05/2014

Đoàn Trung Quốc được mời tới Điện Biên Phủ kỉ niệm tròn 60 năm (tờ QĐND)

Đoàn chủ yếu gồm người thân trong gia đình các tướng lãnh đã giúp Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp (gia đình các ông Vi Quốc Thanh, Trần Canh,...) và gia đình tướng Nguyễn Sơn. Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận được lời mời của phía Việt Nam, đoàn đã tới thăm Điện Biên Phủ.

Thời gian là cuối tháng 4 năm 2014.

Đại khái như sau (ảnh chụp tại Điện Biên Phủ, do phóng viên báo QĐND chụp):


Đó là nội dung của một bài báo trên mảng tiếng Trung của tờ Quân đội Nhân dân (của Việt Nam). 

Bài báo có tiêu đề là 奠边府——搭建越南-中国密切友好关系的桥梁 (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Cây cầu kiến tạo quan hệ hữu hảo mật thiết Việt Nam - Trung Quốc). 

19/10/2013

Một đám tang, hồi chưa có truyền hình

Bài viết của nhà văn Hồ Dzếnh trên tờ Văn nghệ (Hà Nội) số 146 ra ngày 9.11.1956 ở trang 10 - 11. Sau được Lại Nguyên Ân tìm thấy và sao lục, rồi cho đăng lại trên talawas hồi năm 2008.

Trước đó một thời gian, bài cũng được in lại vào sách Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân (Nxb Thông tấn, 2006; bản phổ biến trên mạng từ 2008).

18/10/2013

Nhà thơ Hữu Loan khóc tướng quân (1956, 2006)

Bài đã in trong tập sách Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân (Nxb Thông tấn, 2006). 

Ở đây, lấy về từ bản phổ biến trên mạng từ 2008. Thật ra, bài thơ mới là của Hữu Loan, còn phần văn thì không phải của ông. Và bài thơ tựa như không có tiều đề.

Bài có một chi tiết thú vị: năm 1948, người ta định ra một cuốn sách về Nguyễn Sơn, âm hưởng chắc là ca ngợi. Nhà thơ Hữu Loan đã khuyên thẳng với tướng quân là không nên in. Bởi vậy, cuốn đó đã không được in. 

Nhớ bác Sơn (bài Vũ Tuấn, 1993, 2006)

Bài của một người cháu, gọi Nguyễn Sơn là bác, đã in trong tập sách Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân (Nxb Thông tấn, 2006). 

17/10/2013

9 năm làm một Điện Biên, và 9 năm làm một ngôi trường Lục Quân

Cuốn Trường Sĩ quan Lục quân Quảng Ngãi - 9 năm cùng chiến đấu và đào tạo chiến sĩ cho Việt Nam, 182 trang, ấn hành lần đầu năm 2008, tiếng Nhật

Tác giả là một sĩ quan Nhật Bản đã ở lại giúp Việt Minh đánh Pháp 9 năm (1945-1954) 

Người lính ấy là bạn của tướng Nguyễn Sơn, ông đã từ trần năm 2012, thọ 93 tuổi (1919-2012)

14/10/2013

Góp phần làm nên ĐIỆN BIÊN PHỦ còn có một tướng quân VÕ NGUYÊN khác

Ở entry trước, đã có hình ảnh ấn triện chữ Hán của Võ Đại tướng. Ngoài ấn triện, còn có cả thủ bút chữ Hán của chính Đại tướng vào năm 1957. Chúng ta đã thấy 3 chữ Hán thể hiện tên của Đại tướng: VÕ NGUYÊN GIÁP (cũng đọc VŨ NGUYÊN GIÁP).