“Quan Án sát và Bố chánh tỉnh (Quảng) Ngãi làm việc cấp bằng này. Chiếu theo tháng trước tiếp được công văn của Bộ Binh, vâng sắc (triều đình) cho bộ ấy trước là phải thi hành việc tuyển chọn, trưng tập 3 thuyền, sửa sang bền chắc, đợi sẵn ở kinh. Các phái viên và lính thuỷ đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Nhân kính theo đó mà xem xét và tuyển chọn trong tỉnh 3 thuyền tốt, cùng với đó là các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng - đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thạo đường biển để sung làm thuỷ thủ trên thuyền. Cốt yếu là phải chọn mỗi thuyền 8 tên, tổng cộng là 24 tên, cứ đến hạ tuần tháng ba thì thuận theo thời tiết mà đi.
Nay, nhân các việc đã xong xuôi, các phái viên đã đi lê thuyền đến; chọn thuỷthủ giỏi mà Võ Văn Hùng đã tuyển chọn là bọn Đặng Văn Siểm có thể đảm nhận công việc lái thuyền. Nhân đấy mà cấp cho bằng này để đi một thuyền dẫn các thuỷ thủ trên thuyền theo quân của phái viên và Võ Văn Hùng cùng đến Hoàng Sa thi hành việc công.
Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn, sẽ phạm trọng tội.
Các người có trách nhiệm kê ở dưới đây. Vậy nên có bằng cấp này.
Trở lên là bằng cấp.
Trở lên là bằng cấp.
Đà công Đặng Văn Siểm người thôn Hoa Diêm, phường An Hải, huyện Bình Sơn và Dương Văn Định, người thôn Hoa Diêm theo đây mà thi hành.
Kê
Thuỷ thủ
Tên Đề - Phạm Vị Thanh, An Vĩnh phường;
Tên Sơ - Trần Văn Kham, An Vĩnh phường;
Tên Lê - Trần Văn Lê, Bàn An ấp;
Vũ Văn Nội,
Tên Trâm - Ao Văn Trâm, Lệ Thuỷ Đông hai tên
Tên Xuyên - Nguyễn Văn Mạnh, An Hải phường
Tên Doanh - Nguyễn Văn Doanh, Mộ Hoa huyện, An Thạch, Thạch Nhã thôn
Trương Văn Tài
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), tháng tư, ngày 15”.
Thuỷ thủ
Tên Đề - Phạm Vị Thanh, An Vĩnh phường;
Tên Sơ - Trần Văn Kham, An Vĩnh phường;
Tên Lê - Trần Văn Lê, Bàn An ấp;
Vũ Văn Nội,
Tên Trâm - Ao Văn Trâm, Lệ Thuỷ Đông hai tên
Tên Xuyên - Nguyễn Văn Mạnh, An Hải phường
Tên Doanh - Nguyễn Văn Doanh, Mộ Hoa huyện, An Thạch, Thạch Nhã thôn
Trương Văn Tài
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), tháng tư, ngày 15”.
Bản dịch trên đã công bố vào ngày 10/4/2009 trong một bài báo trên TNO (ở đây lấy về nguồn lưu trữ của Báo Bình Định).
---
16:21', 10/4/ 2009 (GMT+7) |
Hôm qua 9.4, bản dịch tiếng Việt của tờ lệnh liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được công bố, cùng lúc với việc tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm lễ cúng vong linh tiền nhân và hiến tặng tờ lệnh cho Nhà nước.
175 năm “ngủ quên” trong tủ
Ngày 31.3.2009, nhân chuyến công tác ra đảo Lý Sơn, ông Nguyễn Hoà Bình, Phó bí thư Tỉnh uỷQuảng Ngãi đến viếng bia Chiến sĩ trận vong, nơi thờ anh linh của con em đảo Lý Sơn đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ngoài quần đảo Hoàng Sa hàng trăm năm trước. Trong lúc hàn huyên, cụ Võ Hiển Đạt (77 tuổi), người giữ đền thờ, có khoe với ông Bình về một tư liệu liên quan đến Đội Hoàng Sa “do Vua Minh Mạng ban năm 1834”. Cụ Võ Hiển Đạt đã chép toàn bộ văn bản và phiên âm từ tiếng Hán ra tiếng Việt nhưng chưa dịch nghĩa.
PV Thanh Niên đã nhanh chóng tiếp cận nguồn tư liệu này, có được bản photocopy, còn bản gốc thì “không được!”, như lời của ông Đặng Lên, người đang giữ tư liệu. Sở dĩ ông Lên “làm khó” là vì hai lẽ: Thứ nhất, dòng họ Đặng ở Đồng Hộ có nhà thờ tổ. Tất cả giấy tờ liên quan đến dòng họ đều được cất trong tủ, chỉ trưởng nam mới có quyền mở tủ. Tài liệu về Hoàng Sa lại thuộc diện “cơ mật”, chỉ khi anh Đặng Tấn Thành, trưởng nam họ Đặng đồng ý thì mới được lấy ra khỏi tủ. Anh Thành hiện là Phó văn phòng UBND huyện Lý Sơn, hôm đó bận rộn với việc công bố thương hiệu tỏi Lý Sơn nên không có ở nhà để mở tủ. Thứ hai, theo lời ông Lên, năm 1978 có hai ông Diệp Đình Hoa và Trần Văn Cầu, tự xưng là nhà nghiên cứu, về Lý Sơn và lấy đi nhiều tài liệu chữ Hán, gọi là “mượn” nhưng đã hơn 30 năm nay, vẫn chưa thấy trả. Vì vậy, các tộc họ ở Lý Sơn rất cảnh giác trong việc cho mượn tài liệu chữ Hán của dòng tộc.
16:21', 10/4/ 2009 (GMT+7) |
Ông Đặng Lên cho hay, tài liệu này được tộc họ Đặng ở Đồng Hộ cất giữ đến ông là đời thứ 6. Anh cả của ông là ông Đặng Tôn đã mất cách nay 6 năm, giao việc giữ tài liệu này cho con trai trưởng là anh Đặng Tấn Thành, với sự giám sát của chú ruột (tức ông Đặng Lên). Do không biết tiếng Hán nên dòng họ “không hiểu thứ gì trong đó” mà chỉ biết giữ gìn cẩn thận.
Tài liệu được viết bằng mực tàu trên giấy dó, cất trong tráp gỗ làm bằng một loại cây mọc ở ven biển, chịu đựng được sự khắc nghiệt của khí hậu đảo. Nhờ đó mà suốt 175 năm, tài liệu vẫn còn mới nguyên. Mỗi dịp tế xuân tháng 2 âm lịch, dòng tộc mới mở ra kiểm tra xem có mối mọt hay mất mát gì không, sau đó lại cất vào tủ, hoàn toàn không biết đó là “tờ lệnh” liên quan đến Đội Hoàng Sa.
Mới đây, nhân vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa nổi lên, cả ông cháu Đặng Tấn Thành lẫn ông chú Đặng Lên đều có cùng suy nghĩ: hay là đem photo tài liệu nhờ người dịch thử xem tài liệu ấy có liên quan gì đến Hoàng Sa không. Cụ Võ Hiển Đạt là người được tiếp cận tài liệu sớm nhất và đã phát hiện đó chính là tờ lệnh điều động quân lính ra đảo Hoàng Sa.
Vậy là, tài liệu quý này sau 175 năm “ngủ quên” trong tủ thờ của tộc họ Đặng ở Đồng Hộ này, nay đã được con cháu “mang ra ánh sáng”.
Hiến báu vật cho quốc gia
Sáng ngày 9.4, dòng họ Đặng đã làm lễ cúng vong linh tiền nhân và hiến toàn bộ tài liệu quan trọng này cho Nhà nước, do lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đại diện tiếp nhận. Ông Đặng Lên thay mặt tộc họ phát biểu: “Tờ lệnh này giờ thuộc tài sản quốc gia chứ không chỉ riêng họ Đặng. Chúng tôi rất vui mừng biết rằng trong gia tộc mình đã có người tham gia bảo vệ Hoàng Sa từ mấy trăm năm trước. Mong rằng đây sẽ là cứ liệu để ViệtNam mình đòi lại Hoàng Sa về cho đất nước”.
Sắc chỉ cùng con dấu của triều đình sai đội thuỷ quân ra Hoàng Sa năm 1834
|
Mấy ngày qua, trên đảo Lý Sơn có tin về một người lạ mặt tự nhận là cán bộ nghiên cứu văn hoá ra đảo đòi lấy tờ lệnh này nhưng việc bất thành. Sự việc đã được báo cho các cấp có thẩm quyền. UBND huyện Lý Sơn đã thông báo đến toàn bộ các tộc họ trên đảo, nghiêm cấm trao các kỷ vật, hiện vật, tài liệu liên quan đến Đội Hoàng Sa cho bất cứ ai nếu chưa có sự đồng ý của lãnh đạo huyện.
Hôm nay 10.4, báu vật của dòng họ Đặng sẽ về đất liền, được cấp có thẩm quyền gìn giữ. Nội dung thông điệp trong tài liệu đã được giải mã, vấn đề còn lại là việc chúng ta sử dụng nội dung thông điệp ấy sao cho hiệu quả nhất, xứng đáng với sự bảo vệ, gìn giữ và hiến tặng của tộc họ Đặng.
Nội dung tờ lệnh nói gì?
Bản dịch dưới đây của hai nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Đức Toàn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm):
“Quan Án sát và Bố chánh tỉnh (Quảng) Ngãi làm việc cấp bằng này. Chiếu theo tháng trước tiếp được công văn của Bộ Binh, vâng sắc (triều đình) cho bộ ấy trước là phải thi hành việc tuyển chọn, trưng tập 3 thuyền, sửa sang bền chắc, đợi sẵn ở kinh. Các phái viên và lính thuỷ đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Nhân kính theo đó mà xem xét và tuyển chọn trong tỉnh 3 thuyền tốt, cùng với đó là các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng - đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thạo đường biển để sung làm thuỷ thủ trên thuyền. Cốt yếu là phải chọn mỗi thuyền 8 tên, tổng cộng là 24 tên, cứ đến hạ tuần tháng ba thì thuận theo thời tiết mà đi.
Nay, nhân các việc đã xong xuôi, các phái viên đã đi lê thuyền đến; chọn thuỷthủ giỏi mà Võ Văn Hùng đã tuyển chọn là bọn Đặng Văn Siểm có thể đảm nhận công việc lái thuyền. Nhân đấy mà cấp cho bằng này để đi một thuyền dẫn các thuỷ thủ trên thuyền theo quân của phái viên và Võ Văn Hùng cùng đến Hoàng Sa thi hành việc công.
Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn, sẽ phạm trọng tội.
Các người có trách nhiệm kê ở dưới đây. Vậy nên có bằng cấp này.
Trở lên là bằng cấp.
Đà công Đặng Văn Siểm người thôn Hoa Diêm, phường An Hải, huyện Bình Sơn và Dương Văn Định, người thôn Hoa Diêm theo đây mà thi hành.
Kê Thuỷ thủ Tên Đề - Phạm Vị Thanh, An Vĩnh phường; Tên Sơ - Trần Văn Kham, An Vĩnh phường; Tên Lê - Trần Văn Lê, Bàn An ấp; Vũ Văn Nội, Tên Trâm - Ao Văn Trâm, Lệ Thuỷ Đông hai tên Tên Xuyên - Nguyễn Văn Mạnh, An Hải phường Tên Doanh - Nguyễn Văn Doanh, Mộ Hoa huyện, An Thạch, Thạch Nhã thôn Trương Văn Tài Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), tháng tư, ngày 15”. Trên văn bản có ấn của Bố Chánh sứ Quảng Ngãi và Quảng Ngãi Án sát. Đoạn giữa của văn bản có ghi: “cứ đến hạ tuần tháng ba thì thuận theo thời tiết mà đi” nhưng ở cuối văn bản đề ngày 15.4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) (chứ không phải năm Ất Mùi - 1835 như Thanh Niên và một số báo khác đưa tin ban đầu), vậy có phải tờ lệnh có sau ngày mà người thi hành phải đi Hoàng Sa? Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì tờ lệnh này không phải dùng cho năm đó mà cho năm sau. Nên chú ý cụm từ “cứ đến hạ tuần tháng ba” là nói chung chứ không ghi năm là vậy.
Cũng theo tiến sĩ Diện, qua văn bản này đã sáng ra nhiều điều: Việc điều động quân đi Hoàng Sa thời nhà Nguyễn rất chặt chẽ, chọn người giỏi đi và đã đi nhiều lần (như với Nguyễn Văn Hùng trong tờ lệnh). Trong tờ lệnh có ghi “Đặng Văn Siểm có thể đảm nhận được việc lái thuyền”. Ông Siểm nói trong tờ lệnh là người họ Đặng, họ đang cất giữ tài liệu này. Lính đi Hoàng Sa được chia làm nhiều đợt chứ không chỉ trong tháng hai như trong câu ca dao “Tháng hai khao lề tế lính Hoàng Sa”. Và đi Hoàng Sa không chỉ có dân Lý Sơn mà còn có dân các huyện khác, như Nguyễn Văn Danh ở Mộ Hoa (tức Mộ Đức ngày nay) hoặc Ao Văn Trâm ở Lệ Thuỷ Đông thuộc xã Bình Hải (huyện Bình Sơn ngày nay). Đội quân đi Hoàng Sa được xem là đội thiện chiến, tập hợp những “tinh hoa” của nhiều làng chài ven biển Quảng Ngãi.
|
Theo TNO
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
cám ơn đã cung cấp ảnh, cho thấy nhóm dịch thuật đã phân công Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thực hiện nhiệm vụ gì.
Trả lờiXóaCó lẽ bạn cám ơn mình không đúng chỗ rồi. Vì mình chỉ thuần túy đi lấy từ các nơi về để thành một chỗ, không cung cấp bất cứ ảnh nào cả.
XóaMình tổng hợp tư liệu, cũng chưa hiểu nhóm dịch thuật đã phân công như thế nào. Nếu bạn hiểu, hãy ghi lại, để chúng ta cùng hiểu nhé.