Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tây-nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tây-nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

15/06/2023

Chúng tôi chuẩn bị du lãng Thất Khê, xem lại giật mình: hồi 1930s, người Kinh cũng mới lên

Chúng tôi sắp đi mạn Bắc, lần này là khu vực thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Đại khái, ở mạn Lạng Sơn - Cao Bằng thì có nhiều địa danh nổi tiếng xưa nay, như Thất Khê, Đông Khê, Nà Cham,... Vùng ấy, vốn là địa bàn của các tộc người thiểu số mà trung tâm là Tày - Nùng (cũng có khi được gọi là "người Thổ" hay "người thổ"). Dĩ nhiên, nhóm Kinh già hóa Thổ ở khu vực ấy khá nhiều (truy gia phả một lúc, sẽ thấy là người họ Định, họ Hoàng, họ Bùi,...ở đồng bằng lên từ xa xưa --- gắn nhiều với thời kì Cao Bằng của vương triều Mạc từ khoảng 1593 đến tận 1683).

Xem lại một chút tư liệu cũ, thì cũng hơi giật mình: khoảng 100 năm trước, vào hồi thập niên 1930, người Kinh (với nghĩa là người Kinh mới, không phải "Kinh già hóa Thổ") mới chỉ là thiểu số ở trong vùng ấy.

Một thế kỉ trước, việc một người Kinh được bầu vào hội đồng làng xã vùng Thất Khê, là một sự kiện đáng quan tâm. Nếu so sánh nhanh, thì khéo từa tựa như việc một người Kinh được bầu vào hội đồng thành phố ở bên Mĩ bây giờ (đầu thế kỉ 21) !

Anh em người Kinh ở Thất Khê lúc bấy giờ tính lập một xã riêng, và dự kiến gọi là "Thất Khê Kinh" (người Kinh ở Thất Khê). Tựa như lập "Hội đồng hương Kinh" ở vùng Thất Khê lúc ấy.

Quả thực, đầu thế kỉ 20, Thất Khê được xem như ngang ngang với "thành phố Lạng Sơn" hay "thị xã Lạng Sơn". Có khi người ta gọi Thất Khê là "thành phố", tức "thành phố Thất Khê". Cũng có khi chỉ gọi "Thất Khê" hay "vùng Thất Khê" một cách phiếm chỉ.  

Bây giờ, năm 2023, thì là "thị trấn Thất Khê". Cái tên "thị trấn Thất Khê" đi kèm với "huyện Tràng Định", để thành "thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn" đang được tôi xác định là ngày sau năm 1945. Đến năm 1945, Thất Khê mới chính thức là "thị trấn Thất Khê" thuộc "huyện Tràng Định".

13/11/2019

Thú chơi của Vũ chủ tịch Trung Nguyên đang tiếp tục

Cá nhân mình xem đây là những loạt trò chơi. Cũng như cụ Vương ở Sài Thành ngày trước chơi đồ cổ, nửa đêm trở dậy ra ôm lấy cái bình gốm mà tâm sự với nó. Cũng như đại gia hay "nguyên đại gia" may mặc Hồng Quân ở đất Thái chơi cây cảnh khét tiếng. Vân vân.

Nhân sinh đại nhược mông, rút cục, cũng là những cuộc chơi, theo những cách khác nhau.

Cuộc chơi của riêng Vũ, đã thấy rõ là bắt đầu từ hồi năm 2008 (ở cuốn sách đã xuất bản lúc đó, xem lại ở đây). Sau 10 năm, đến năm 2018 thì ra được sách đặc biệt về đạo cà-phê (xem lại ở đây).

10/03/2019

Lễ hội Cà phê BMT 7 : Trung Nguyên "tài trợ kim cương" và góp dàn siêu xe gái đẹp

Năm 2019 là lần thứ 7, như vậy năm đầu tiên là 2013 hay sớm hơn nữa (?).

Tra cứu thì biết là bắt đầu từ năm 2005. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Ở lần thứ 7, trong danh sách các nhà tài trợ, thấy công ty Trung Nguyên ở top đầu tiên gồm ba nhà tài trợ cấp kim cương - chắc là ba công ty tài trợ lớn nhất.

04/03/2018

01/02/2018

Bia đá chữ Chăm ở cao nguyên xứ Thượng, đã có người giải mã được

Thông tin về tấm bia này, đã đi ở đây (hồi đầu tháng 1/2018).

Bây giờ là tin mới nhất. Đã có người giải mã được. 

Với bia đá Chăm cổ, bây giờ, Việt Nam mình chưa có người đọc được, cần nói rõ thêm là: giới nghiên cứu Chăm của Việt Nam (là người Chăm, hoặc người không phải Chăm) đều mù tịt. Về cơ bản chỉ là đem bản dịch cũ của người Pháp trước đây ra mà dịch ra tiếng Việt. 

Phải nhờ vả vào người Pháp, hoặc người Nhật.

10/01/2018

Hoa hậu vượt khó Niê : Em gái chăn bò người Ê-đê ở huyện Cư M'ga

Niê vừa đăng quang, làm mình nhớ lại lần đăng quang của cô gái người Nùng quê Quảng Uyên (Cao Bằng) của mình nhiều năm trước. Đó là em Triệu Thị Hà, mà nhà ở gần với miếu thổ công ngày xưa mình vẫn tới khảo sát - nay đã thành miếu lớn thờ Nùng Trí Cao (đã kể ở đây, và ở đây). Cũng mới tới khảo sát miếu thờ Nùng Trí Cao gần đây (ở đây và ở đây).

Niê là người ở huyện Cư M'ga, nơi mà rất nhiều năm trước chúng tôi đã du lãng nhiều lần để tìm dấu vết chàng Đăm San, rồi chàng Đăm Di. Hóa ra, nhà của Niê ở rất gần chỗ bãi tắm có tảng đá lớn mà người Ê-đê bây giờ vẫn còn kể đó là nơi hẹn hò của Đăm San.

26/10/2017

Những người thợ rèn Nùng An còn sót lại ở Tây Nguyên

Đầu tiên là từ tỉnh Đắc Lắc - một trong những cứ điểm quan trọng trên đường di cư của người Nùng An nói riêng, và người Tày Nùng nói chung, sau năm 1975, từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam tổ quốc.

Người Nùng An khu vực xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đi tới đâu, là mang tới đó kĩ thuật rèn riêng có của họ. Đầu tiên, ở đây, là tình hình một địa bàn nhỏ ở tỉnh Đắc Lắc.

18/09/2017

Tây Hồ ở giữa núi rừng Tây Nguyên

Có một hồ nước lớn và thơ mộng, mang tên Tây Hồ, nằm giữa núi rừng Tây Nguyên. Không phải Tây Hồ của Hà Nội.

Cùng một cái tên Tây Hồ (Hồ Tây) thì thấy cả ở Hàng Châu, ở Hà Nội, ở Thanh Hóa, ở Tây Nguyên. Có cả Tây Hồ ở Lạng Sơn. Nhiều câu chuyện của Tây Hồ này bị nhầm lẫn sang Tây Hồ kia.

20/06/2017

Bô xít Tây Nguyên thu lãi ngàn tỉ, và lỗ theo kế hoạch (tháng 6/2017)

Đây là chính sách của Bộ Chính trị, của Đảng, Nhà nước chứ không phải của TKV, cũng không phải của Bộ Công thương, chúng tôi chỉ là người thực hiện thôi”. (Thứ trưởng Bộ Công thương, tháng 6/2017).

10/01/2017

Những ngôi làng Nghe Lớn, Nghe Nhỏ ở huyện Kông Chro : bây giờ đang đối mặt với vấn nạn tự vẫn

"Kông Chro" hay "huyện Kông Chro", một cái tên tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên, vùng đất gắn với tộc người chủ yếu là Bana. 

Đối với người Việt Nam bình thường, cái tên Bana cũng thật thân quen, từ lúc bé tí có bài Kinh và Bana là hai anh em trong sách giáo khoa. Người Bana ở Kông Chro chủ yếu mang họ Đinh.

Ở Kông Chro, có những ngôi làng thân quen như "Nghe Lớn", "Nghe Nhỏ". Trước đây, blog đã đăng một cái ảnh về làng Nghe Lớn, chụp vào khoảng năm 2007, tức 10 năm về trước, ở đây.  

Bây giờ, vấn nạn tự tử đang xuất hiện ở Kông Chro. Xuất hiện với tỉ lệ cao nhất nước !

06/07/2016

Thợ Cạo hóa thủ kho ở Kontum

Hôm nay, mới biết bác Thợ Cạo ở vai trò thủ kho. Trước bác quản lí nhà Tranhung09, sau rồi bị biếm chức, lưới nhà trời cho đi làm Người Đồng Bằng.

Rồi cái nhà Người Đồng Bằng cũng bị lão tự tay châm lửa đốt, cho cháy "tan xác" (hồi tháng 12 năm 2015, xem lại ở đây).

Bây giờ, bác trở lại là Trần Hùng thủ kho.