Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/05/2015

Những người đầu tiên ghi chép về Đặng Thùy Trâm (từ năm 1995)

Theo kết quả khảo cứu của Ngọc Thiên Hoa (công bố lần đầu trên mạng vào năm 2008), thì tựa như người đầu tiên chính là nhà văn Nguyên Ngọc.

Cụ thể hơn, đọc nguyên trong bài của Ngọc Thiên Hoa, như sau:

"
1. Sơ lược tiểu sử và những bài viết mở đầu: (Tổng hợp):
Đặng Thùy Trâm (Đ.T.T) sinh ngày 26-11-1942 tại Huế, lớn lên trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Dương Ngọc Khuê. Mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm. Em gái Đặng Phương Trâm, Đặng Hiền Trâm, Đặng Kim Trâm và em trai Đặng Ngọc Quang mất tại Liên xô năm hai mươi ba tuổi. Bản thân Đ.T.T là một bác sĩ khoa mắt. Đ.T.T đã xung phong vào chiến trường Quảng Ngãi tháng 11 năm 1966 và hy sinh ngày 22-6-1970 tại Ba Tơ, Đức Phổ - Quảng Ngãi ở tuổi hai mươi bảy. Ghi nhận: Tuổi Đảng hai năm, tuổi nghề ba năm. Tuyên thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng nhì.

Sau đó không ai biết gì, viết gì, nói gì nữa cả mãi cho tới 1995 tức 25 năm sau có được ba người viết và đến 2004 có một người viết.

- Người thứ 1: Nguyên Ngọc với “Có một con đường mòn trên biển Đông” (nhà XB Hà Nội) ghi lại lời kể của Đại tá Nguyễn Đức Thắng - anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: “Bệnh xá Đức Phổ - Quảng Ngãi… có một cô bác sĩ người Hà Nội chỉ huy bệnh xá ấy, bám trụ đến gan lì… cho đến ngày chị hy sinh''.

- Người thứ 2: Vinh Thu với “Đi tìm Sulico” báo Tiền Phong số 14, 15,16 ngày 4-4-1995 ghi chép tản mạn về cuộc đời Th cho đến lúc hy sinh.

- Người thứ 3: Trầm Hương “Ai biết liệt sĩ Đặng thùy Trâm” báo PNTĐ số 51 ngày 22-29.12.2004. Tác giả là người miền Nam cảm kích bất tận về liệt sĩ, bác sĩ Trâm nên cố lưu lại Hà Nội tìm kiếm tông tích nhưng vô vọng nên viết bài kêu gọi mọi độc giả “ai biết xin nói dùm”.

- Người thứ 4: Trương Thị Kim Dung với bài “Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mãi mãi tuổi thanh xuân”, báo PNTĐ năm 2004 , viết theo lời kể của Ngô Xuân Huy - người bạn Th năm xưa và là người “xung phong” đi bộ đội với quyết tâm trả thù cho Trâm.

Về cái chết của Đ.T.T, những bài viết ấy đều thống nhất ở chỗ: Gặp địch, chiến đấu và hy sinh nhưng chi tiết hy sinh khác nhau:
- Theo Vinh Thu: 4h15' chỉ một người sống sót trong tốp cán bộ bốn người.
- Theo báo cáo tình báo quân sự tiểu đoàn 4, sư đoàn bộ binh số 21 Mỹ ở Đức Phổ trang 290 (Nhật ký Đ.T.T): Phát hiện bốn người tại vị trí BS 0305 bắn chết một người phụ nữ, những người còn lại chạy thoát theo đường mòn. Lấy một nhật ký.
- Theo nhật ký Th ghi lại thì chỉ còn Th và hai chị nữa bị lạc trong rừng. Nghĩa là chỉ tổ ba người phụ nữ mà thôi.

"






Thư mục tài liệu tham khảo theo Ngọc Thiên Hoa:

"
Có một con đường mòn trên biển Đông (Nguyên Ngọc, Nxb Hà Nội).

Đi tìm Sulico (Vinh Thu, Báo Tiền Phong số 14, 15,16 ngày 4/4/1995).

Ai biết liệt sĩ Đặng Thùy Trâm? (Trầm Hương, Báo PNTĐ số 51 ngày 22-29/12/2004).

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mãi mãi tuổi thanh xuân (Trương Thị Kim Dung, Báo PNTĐ năm 2004).

"



và:

"
1. Nhật ký Đặng thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm, Nxb HNV - 2005).


2. Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc, Nxb TN - 2004).

"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.