Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào-Cai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào-Cai. Hiển thị tất cả bài đăng

27/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Bắc : lên Mường Khương bây giờ thật đơn giản, liền tới bản Tùng Lâu

 


Tôi lên Mường Khương lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1998, tức là khoảng 25 năm trước ! Xuất phát từ Hà Nội bằng xe cơ quan (xe này là hãng Von-ga, tương truyền là xe cũ của cụ cốp nào đó của trung ương thải xuống cho Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Lái xe cơ quan tôi là người tháo vát và thích kĩ thuật, anh đã lắp thêm một cái quạt nhỏ (chắc mua ở chợ Hôm) vào trong xe, để mùa hè thì quạt sẽ quay tạo gió cho đỡ nóng.

Đại khái lên đến Lào Cai thì cái Von-ga đã rất mệt ! Người già lung lay cả hàm răng mà bọn nó bắt đi cả mấy trăm cây, tới hơn nửa là đường miền núi !

Phía đối tác là Sở Văn hóa Lào Cai đã ra ngay "nghị quyết": cái xe cụ già ấy cần phải cất vào ga-ra của Sở, không được lưu thông trên đường đến các huyện trên cao như Mường Khương hay Bắc Hà ! Sở đã giới thiệu cho bên tỉnh đội. Chúng tôi sang đó thuê một cái U-oắt để lên Mường Khương.

17/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà với ngày toàn số Bảy (nhằm Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch)

Hôm nay là ngày Bảy. Lịch dương là 17/8/2019, còn lịch âm thì chậm đúng một tháng nên là 17 tháng 7. Lâu lâu mới có sự trùng hợp vậy.

Thêm nữa, hôm nay còn là Thứ Bảy.

Nên đầy đủ là Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch, tức 17 tháng 8 năm 2019. Toàn là số Bảy, nên là một ngày tiệc vô cùng nhân duyên của Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà (Lào Cai). Trên đó, hôm nay, có tiệc Ông Hoàng Bảy.

Về Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà, trên Giao Blog đã có những bài ngắn, như ở đây  (tháng 1 năm 2014) hay ở đây (tháng 11 năm 2017).

25/10/2018

Sáng tạo sau Đổi Mới - luân chuyển cán bộ (trường hợp ông Đặng Xuân Thanh)

Một sáng tạo sau Đổi Mới. Luân chuyển giữa trung ương với địa phương (từ trung ương cử đi địa phương một vài năm, rồi lại rút về trung ương, và đôn chức lên cao hơn). Trên thực tế trước đây, hồi năm 2009, thì đã kể về trường hợp ông Trần Bình Minh của VTV (lúc đó trên đường du lãng chúng tôi ngẫu nhiên gặp tại Nghệ An - nơi ông được cử tới từ VTV).

Hiện chưa rõ luân chuyên cán bộ có phải học tập và làm theo phía Trung Quốc hay không (sẽ tìm hiểu sau). Việc học tập và làm theo, thì đã đi nhanh về việc tập huấn phòng chống tham nhũng (ví dụ ở đây).

14/03/2018

Sự tích ông Hoàng Bảy (Bảo Hà), bản kể của thầy Chén

Đã thấy bản kể này xuất hiện từ khoảng nửa năm trước, trên mạng. Gọi là bản kể của thấy Chén - một đàn anh lão luyện trong giới hầu Thánh ở thủ đô. 

Để phản bác loạt phóng sự của Phạm Ngọc Dương bên VTC, ở đây (hình như loạt phóng sự đã bị xóa hay sao đó, nhưng hiện không truy cập được bằng đường link cũ). Theo thầy Chén, nhà báo VTC là "bố láo".

23/11/2017

Quê hương đổi mới từng ngày : đường đến trường nay đã khác rồi, ở vùng Phố Ràng

Dịp cuối năm, những ngày lạnh giá đầu tiên của mùa đông 2017, chúng tôi lên Phố Ràng. Vẫn còn dư âm của ngày 20 tháng 11.

Thời gian trôi quá nhanh, chỉ đấy mới đấy đã sắp hết một năm, rồi cứ năm nay khất sang năm sau. Trở lại bản, là cũng sắp bốn năm rồi còn gì.

22/05/2016

Trước và trong ngày "4 trong 1" năm 2016

Một ngày thời tiết Hà Nội tương đối đẹp. Không quá nóng. Tuy có lúc có ít hạt mưa rắc xuống.

Ở nơi địa đầu tổ quốc, cách Hà Nội tới khoảng gần 400 cây số, thì đại khái như sau:

03/11/2015

Chiếc điếu cày hút thuốc lào của Chúa Bầu

Sở dĩ gọi là chúa Bầu là vì tiểu triều đình của ông dũng tướng này (vốn là tướng cướp, rồi được triều đình nhà Lê phong tước cao) đóng tại thành Bầu. Mà thành Bầu thì ở trên gò Bầu. Có thể gọi là "vương quốc Bầu".

Tài liệu chính thức mình đã kiểm chứng, thì cái tên "Bầu" của ông chúa này đã được ghi vào văn bản vào năm 1626. Có thể xem là cái mốc sớm nhất.

Còn lại, thì chỉ một ít mảnh bia vỡ nham nhở. 

22/03/2015

Thảm họa nhãn tiền, nếu một mai Hà Nội biến thành rừng cây mỡ

Vùng miền núi phía bắc, tôi hay du lãng, thì quế hay trồng gần với mỡ. Nên nhiều khi cứ nói tắt là "quế mỡ".

Thấy bảo là đã có tới mấy trăm cây vàng tâm vừa được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh. Mà thực chất, các chuyên gia soi, thì hóa ra không phải vàng tâm. Đó là mấy trăm cây mỡ (xem lại ở đây hoặc ở đây).

Có nằm lại lâu ở những bản làng trồng "quế mỡ", có lên rừng chặt cành tỉa lá cùng dân, mới biết thế nào là thảm họa nhãn tiền.


25/12/2014

Giáng sinh ở bản người Mông khu thị trấn Phố Ràng

Về thị trấn Phố Ràng, hay cũng là gần với đền Bảo Hà, thì có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Khi đi du lãng ở bản người Mông này, bà con chỉ cái tủ to đùng, và bảo rằng: ngày xưa, thầy về mà bị động là vào luôn tủ ! Ấy là hồi lâu rồi. 

31/05/2014

Động đất lớn ở Vân Nam (30/5/2014), quân đội Trung Quốc vào cuộc cứu trợ nhân dân

Vân Nam là một tỉnh vùng Tây Nam của Trung Quốc, có đường biên giới chung với Việt Nam ở khu vực tỉnh Lào Cai - tỉnh có ông đại biểu quốc hội Phạm Văn Cường vừa mới lên diễn đàn than rằng (23/5/2014): "ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua" và "thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về" (hiện nay, chưa cơ quan nào đứng ra xác nhận và công bố kết quả về điều ông đại biểu này phát ngôn).

23/05/2014

"Trung Quốc ép người dân phải ký vào bản đồ mới cho nhập cảnh" (đề nghị xác nhận ngay tin nóng của Đại biểu Cường ở Lào Cai)

Đại biểu quốc hội Phạm Văn Cường vừa cho biết như vậy (theo tin trên báo Thanh Niên, 23/5/2014).

Nguyên văn:

"Với vị trí của một tỉnh vùng biên, ĐB Cường cho biết dù yên tâm với động thái của Đảng, Nhà nước nhưng các cử tri cũng khá lo lắng. Vừa qua phía Trung Quốc có nhiều động thái hoạt động quân sự, dân sự sôi động hơn ở vùng biên khiến người dân không biết thực hư, lo ngại.

Vẫn theo ĐB Cường, ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua. Dẫn lại bài học từ 1979, ĐB Cường đề xuất phải chuẩn bị mọi phương án, tình huống xấu nhất, không thể bị động, bất ngờ. “Thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về", ĐB Cường bức xúc"

19/05/2014

Trung Quốc đang điều quân áp sát biên giới Việt - Trung ? (tin của tờ Đại Kỷ Nguyên, dẫn theo mạng Hoa Nhài)

Chưa rõ thực hư. Có thể là thật, mà cũng có thể chỉ là đòn gió của quân khu Quảng Châu.

Hiện tại, báo chí Nhật và một số nước khác đều đang đặt nghi vấn: Trung Quốc đang điều động quân đội áp sát vùng biên giới với Việt Nam: Nam Ninh, Bằng Tường, Sùng Tả, Phòng Thành, Côn Minh (giáp hai tỉnh Lào Cai và Cao Bằng), thật hay giả ? 

Trên mạng Trung Quốc, xuất hiện khá nhiều hình ảnh quân đội với xe tăng và vũ khí hạng nặng đang có mặt tại các địa điểm nói trên. Tất cả đều rất gần biên giới.

Nguyên chú (tạm dịch): Ở huyện Thượng Tư thuộc cảng thị Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, ngày 17/5/2014 (2014 /05/17 广西防城港市上思县)

22/01/2014

Dừng lại ở đền Mẫu Liễu ngay trước cửa khẩu quốc tế Lào Cai (dòng Nậm Thi và Hà Khẩu)


Mỗi lần đứng ngắm cửa Hà Khẩu từ đền Mẫu Liễu này, dù là hè hay là đông, tôi đều thấy một cánh chim bay từ bờ Nậm Thi bên này sang bên kia hoặc ngược lại. Không rõ giống chim gì, và chưa từng chớp được hình của nó. 

Mùa hè thì thường có người bán tào phớ dạo đi loanh quanh khu vực đền cửa khẩu. Bây giờ, không thấy anh, cũng đâm ra nhớ, bởi đó là một trong những người có thâm niên ở đây mà tôi thường gặp đầu tiên mỗi khi đến.

Đền Mẫu Liễu ở đây, theo tư liệu của phía Sở Văn hóa Lào Cai (gọi tắt) cộng với tư liệu điều tra của tôi, thì đã có từ thế kỉ 19. Vài năm trước, đền được công nhận là di tích cấp quốc gia.


Tạm thời, tôi chưa đưa ảnh của mình, mà tạm xem ở đây

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.

15/01/2014

Tới thăm cung đường mà ông Bảy đền Bảo Hà bắt đúng 7 người

Hôm qua, đã ghi lại tin đồn.

Hôm nay, tới tận nơi để mục kích sở thị.

Tạm đưa một cái ảnh, do chính tôi vừa chụp, ở chính nơi chiếc xe xấu số đã lao xuống: