Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sgra. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sgra. Hiển thị tất cả bài đăng

30/07/2023

Làn sóng văn hóa K - pop: nhóm BlackPink vào Việt Nam 2023

Tháng 5 năm 2022, chúng tôi đã thực hiện một hội thảo nhỏ qua mạng kết nối Tokyo - Seoul - Hà Nội - Đài Bắc và nhiều nơi khác. Chủ đề hội thảo là về hiện tượng văn hóa đại chúng của Hàn Quốc đang tạo ra ảnh hưởng lớn toàn cầu, không chỉ ở châu Á mà đã sang nhiều châu lục.

Tôi tham gia và nói về K-pop, J-pop, và đặc biệt là V-pop. Về V-pop, tôi nói về hai nhân vật tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay là Sơn Tùng MTP và Hoàng Thùy Linh.

1. Đến cuối năm, kỉ yếu hội thảo (được biên tập kĩ lưỡng và có chỉ số xuất bản) đã được ấn hành. Đại khái có thể xem nhanh ở đây. Kỉ yếu in hai thứ tiếng, là tiếng Nhật và tiếng Hàn (bài của tôi viết bằng tiếng Nhật thì cũng được dịch sang tiếng Hàn từ bản tiếng Nhật đó).

15/12/2022

Làn sóng văn hóa pop : K-pop và J-pop ở Việt Nam - cập nhật thông tin

Về K-pop và J-pop tại Việt Nam, rồi về sự hình thành dần của V-pop do người Việt Nam tạo dựng (tiêu biểu là Sơn Tùng MTP và Hoàng Thùy Linh), thì vào tháng 5 năm nay, tôi đã tham gia hội thảo quốc tế, xem lại ở đây và ở đây.

Kỉ yếu của hội thảo vừa được xuất bản (có chỉ số) với hai ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Hàn). Bản kỉ yếu cũng đã được PDF và công bố trên mạng, xem ở đây.

16/03/2022

Nghe bạn Olga công dân của Kiep trình bày về: người Ucraina, chiến sự ở Ucraina 2022

Olga là học sinh khóa trước tôi một chút của ngôi nhà Atsumi (đã nói nhanh về Atsumi ở đây hay ở đây): Olga ở niên khóa 2004, còn tôi là ở niên khóa 2006. Các khóa cách nhau một chút, như 2004 và 2006, thì rất dễ biết nhau, bởi các hoạt động hàng năm của Atsumi thường là tụ hội của nhiều khóa gần gần.

Hồi đầu, tôi cứ ngỡ Olga là người Nga. Mãi sau mới biết đó là một người Ucraina. Chị ấy sinh trưởng ở Kiep, bây giờ thì dạy học ở Kiep.

Sắp tới, ngôi nhà Atsumi sẽ có một buổi tụ hội, dĩ nhiên bây giờ chỉ có thể là qua mạng. Chúng tôi sẽ nghe Olga nói về người Ucraina, và về chiến sự ở Ucraina 2022.

21/11/2020

Những điểm giống nhau kì lạ giữa nước Đức và nước Nhật

Trong một cuộc hội thảo khoảng 15 năm về trước, tổ chức tại khuôn viên nhà nghỉ dưỡng ở cách Tokyo khoảng hơn 1 giờ tàu siêu tốc, tôi đã trình bày nhanh cảm nhận của riêng mình về sự giống nhau giữa Đức và Nhật. Thực ra, báo cáo viên hôm ấy là một chuyên gia về môi trường và xử lí rác thải, mới đi khảo sát dài hạn tại Đức nên tập trung nói về kĩ thuật xử lí rác thải của người Đức.

Hội thảo đó, sau này có gỡ băng. Phát biểu của mình được ghi lại toàn bộ ! (sẽ tìm lại sau).

Đại khái, tôi gọi Đức là Nhật Bản ở Âu châu, còn Nhật thì như Đức ở Á châu. Nói ví von như vậy. Lời nói đã được văn bản hóa rồi (dĩ nhiên là nói bằng tiếng Nhật).

26/09/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi đã quen với họp hành và thảo luận qua mạng, hơn nửa năm sống chung với Covid-19

"Thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại thời kì trước Covid-19 nữa". Hay nói một cách khác, thì là: "Sẽ vĩnh viễn không trở lại với thế giới trước Covid-19 nữa".

Gần đây, bằng văn bản, nhóm chúng tôi đã thống nhất quan điểm như vậy. Xem như một định hướng lâu dài. Tôi sẽ viết ý này trong một bài học thuật về covid-19 từ góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử). Bản nháp của bài này đã được trình bày vắn tắt qua mạng trong một tọa đàm quốc tế vào ngày 19/9/2020 (Thứ Bảy) vừa rồi.

18/01/2017

du lãng Nepal, bắt đầu từ visa

Nepal không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán tại Việt Nam. Khi vào Nepal vẫn cần visa, và việc này thực hiện ngay tại sân bay (trước khi nhập cảnh).

"Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu."

18/10/2016

Một chút phân tâm, trước cảnh sắc cũ đúng 10 năm trước

Hóa ra là ở thời điểm đó, một đàn em (đã kể ở entry hôm trước) cũng đã có mặt ở đó. Mình hoàn toàn không để ý tới cho tới khi đàn em gửi cho ảnh 10 năm về trước.

Tháng 10 năm 2006.

Lúc ấy đang bị phân tâm một chút. Và bây giờ, cũng vậy vì xem lại ảnh lúc ấy. 

02/10/2016

Liên Xô cũ và Liên Xô mới : những người phụ nữ Nga và Ucraina mà tôi đã thấy loáng thoáng

Đây chỉ nói về những người phụ nữ Liên Xô cũ mà tôi thấy loáng thoáng. Không tính những người bạn lâu dài, biết và có giao lưu từ lâu.

Sở dĩ nói đến những người loáng thoáng, vì họ vốn đang sống ở Nga hay Ucraina, đi ra nước ngoài một vài ngày hay một vài tuần, rồi lại trở về ngay nhà.

30/06/2016

Báo tường SGRA : Li He-Shu --- Recognition of History toward Japan in Taiwan

Tạp văn của Lí - một đàn em người Đài Loan ở Sgra.

Từ kinh nghiệm của bản thân và gia đình, Lí đưa tiêu đề Nhận thức lịch sử về Nhật Bản của người Đài Loan.

01/10/2015

Báo tường SGRA (1) : Japan Studies in East Asia as Method (Bai Zhili)

SGRA là viết tắt của "Sekiguchi Global Research Association" - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo. SGRA hội tụ các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) vốn đã hay đang là lưu học sinh Nhật Bản ở chương trình tiến sĩ mà đã hay đang nhận học bổng Atsumi. Cụ thể hơn, có thể xem tại trang chủ của SGRA, tại đây.