Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : ngưng bút trước chùa Phạn Ngư tự, nhớ lại thời tiếng Hàn bắt đầu dạy ở Khoa Ngữ văn

Những lần du lãng Pusan (cũng viết Busan) - một thành phố biển ở miền Nam của Hàn Quốc ở ngay sát với tỉnh Fukuoka của Nhật Bản - tôi hay trở đi trở lại la cà ở khu vực chùa Phạn Ngư tự. Bẵng một cái, thời du lãng ấy đã lùi vào quá khứ tới quá nhiều năm rồi, xem ra sắp tới 18-19-20 năm !

Tôi lên tàu ở bờ biển Nhật Bản, chỉ ngủ gật một lúc, là cập bến tàu Hàn Quốc. Gần đến mức mà sang bờ Hàn Quốc rồi, tôi vẫn có thể gọi điện thoại di động trực tiếp về phía Nhật Bản bằng sóng của J-phone (để nói chuyện với người trong làng Nhật Bản). Những năm đầu thế kỉ XXI ấy, là điện thoại cục gạch của  hãng J-phone (nhưng đã có thể gửi e-mail các loại, truy cập mạng ở mức tàm tạm), sau thì họ chuyển thành Vodaphone (bắt đầu xem truyền hình rất tốt), một hồi nữa thì thành Softbank.

Hồi ấy, tuổi trẻ đầu xanh, có thể đi bộ cả ngày không biết mệt. Vì có thời là học theo gương đi bộ của cụ Miyamoto - nhà văn hóa dân gian Nhật Bản - đã nói nhanh ở đây (tháng 11/2016).

Bài viết về khu Phạn Ngư tự (một ngôi chùa lớn của tỉnh Pusan) đã bắt đầu bản thảo từ lâu, nhưng còn dang dở. Hôm nay, mang ra tranh thủ làm tiếp, thì vui mừng ngẫu nhiên đọc được một ít thông tin về thời kì đầu tiên tiếng Hàn (thực ra là tiếng Triều Tiên phương ngữ Hàn Quốc) được dạy ở Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, từ chia sẻ của chị Hana Choi.

Thời ấy là giữa thập niên 1990. Thời ấy, ở Khoa Ngữ văn có hai ngành mới là văn hóa ngôn ngữ Hàn Quốc, cùng văn hóa ngôn ngữ Nhật Bản. Trong một bài viết đã công bố gần đây về chữ Nôm, tôi đã viết về thời kì ấy như sau:

(đang đưa lên).


Dưới là sưu tập từ Fb của chị Hana Choi. Mình thì thực ra không nhớ lắm về hồi chị Choi dạy tiếng Hàn ở Khoa Ngữ văn ngày trước. Gần đây thì hay gặp nhanh ở chỗ này chỗ kia.

Hồi du lãng Pusan, mình đã từng đi bộ khá lâu qua cái cổng uốn hình parabon đến Khoa Tiếng Việt của Đại học Pusan trên núi. Thời của nhóm thầy Hwang và thầy Be. Mình có tặng các tập tranh dân gian Làng Sình ở Huế cho khoa (đó là quà mà anh Huỳnh Đình Kết mang từ Huế sang Nhật Bản tặng cho, có tới cả mấy chục bộ).



---

Từ lúc đang đi học đại học, tôi mong được làm nghề dạy DH sau khi sớm bảo vệ tiên sĩ truoc 30 tuoi. Nen cac anh tien boi di bo doi ve hoc cung toi khoa tieng Viet goi treu toi la GS.Choi suot thoi gian toi hoc DH vi nam nao toi to chuc nhom hoc sau cac chuyen de rieng.

Kể ra gia đình tôi vừa gắn bó với nghề dạy vừa không.

Ông nội bố tức là cụ nội tôi là thầy đò dạy Hàn học nên bố tôi nổi tiếng học chữ sớm và giỏi thừ bé, 5-6 tuổi thuộc lòng 'Tuyến ngôn độc lập' và ngâm cho ông nội ( tức là cụ tôi) nghe. Bố tôi là trưởng tôn, niềm tự hào của cụ.

18 tuổi bố tôi tốt nghiệp trường sư phạm vào nghề làm giáo viên dạy trường cơ sở. Tính bố nghiêm túc nên không hợp để dạy dỗ trẻ con, chịu làm nghề đó 5 năm rồi bố đến tuổi đi bộ đội là bố đi nghĩa vụ quân sự, sau đó bỏ nghề dạy đi lên đường làm nghề luật và hành chính. Tuy nhiên, bố sau này làm phó chủ tịnh Hội đồng giáo dục Tỉnh và vẫn tiếp tục gắn bó với ngành giáo dục, viết văn.

Tôi cũng là con cả! 

Gái nhưng bố tôi mong con gái của bố nổi và giỏi, không kém thua con giai.
Tôi biết chữ và biết nói từ sớm ( cũng giống cháu Vừng nhà cô Le Thieu Ngan), bố tôi muốn tôi làm nghề gì chuyên môn sâu sắc. Lúc bé bố tôi muốn con gái làm phát thanh viên lên truyền hình nói về thời sự hàng ngày, về sau bố muốn tôi về KDI (Viện Phát triển Hàn Quốc vì hồi đó một người bạn bố làm Bộ trưởng Bội Tài Chính Kang Bong Kyun làm Viện trưởng muốn nhận tôi) mà tôi không theo gì hết, mãi ăn chơi kiểu riêng, không chịu tìm được việc nào cho bố tôi yên tâm.

Tuy nhiên, tôi không xa với nghề dạy vì chưa đã tốt nghiệp được mời dạy, có buổi dạy tiếng Việt từ hồi sinh viên năm thứ hai tức đầu năm 1994 ( em không hiểu sao GS. Đoàn Thiện Thuật cứ cho rằng em đã khác hẳn so với các bạn cùng lớp!😝) thay các thầy Việt cho người Hàn khi các thầy có việc bận, dám dạy các bạn sinh viên VN bắt đầu học về Hàn Quốc tại Hà Nội năm 1996 (bị ép Khoa ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội dạy mới đúng vì hồi đó năm 1995-1996 Khoa thiếu giáo viên, vì khoa Đông Phương mới thành lập bắt đầu dạy tiếng Hàn, thầy Phạm Quang Long giới thiệu học trò vừa dạy tại Seoul sang Hà Nội cái là bắt khoa ngữ văn giữ tôi dạy sinh viên K 39 mà tôi lại muốn học về VN chứ chẳng muốn dạy gì về Hàn Quốc cho sinh viên VN vì tôi cho rằng tôi không đủ tư cách dạy ai! May mà hồi đó tôi không gặp lại GS.Phan Huy Lê làm trưởng khoa Đông Phương) ra trường năm 1998 vì tôi sang VN học riêng mấy đợt nên ra trường muộn 1 học kỳ, kinh tế cả nước khó khăn thì các bạn VN đang làm việc tại Hàn Quốc tìm đến nhà tôi xin học chữ ngày càng nhiều hơn đến mức cuối tuần tôi chẳng còn thời gian nào làm việc khác vì ngày càng số người xin đến học tăng lên đến mức mà tôi cảm thấy không thể nào dạy kỹ từng người nữa, mỗi lớp 3 tiếng liền mà lớp nào cũng đông! Nhớ lại bây giờ ko khác gì thời 'Bình dân học vụ'!

Nhưng xin đừng nghĩ tôi dạy thế ko có chất lượng nhé! Bởi vì tôi ghét lấy bằng cấp thôi chứ thời đó tôi đã đi học khóa học dạy phương pháp tiếng Hàn cho người nước ngoài buổi tối mà 2 người dạy tôi là người rất nổi tiếng của Đại học Kyung Hee trong ngành này mới bắt đầu dạy tiếng Hàn như một thứ ngoại ngữ cho người nước ngoài. Hơn nữa con bạn cùng lớp hồi cấp 3, GS. Yoo Kyung Min (ngành sư phạm tiếng Hàn Quốc đại học Cheon Ju bây giờ chỉ biết học tiếng Hàn và lịch sử từ vựng) luôn trao đổi và lập ra kế hoạch tương lai rằng sau này 2 đứa cùng hợp tác làm việc gì đó...

Tôi vì sao khai quật những chuyện này là vì tự dựng bố tôi lại hỏi tôi muốn làm nhà chính trị, ra cuộc bầu cử thị trường thành phố đợt tới không? Thì không chỉ bố mà anh trai tướng quân VN mong em gái làm nghề chính trị cũng hơn chục năm nay...còn gì?!

Tôi vừa có vừa không... vì tôi muốn tìm cách nào làm việc cùng UNESCO...lâu dài...

Chuyến đi Jeju lần này sẽ là một thời gian quyết định định hướng làm việc thời gian còn lại cuộc đời của tôi.

Căng thẳng nhiều hơn với đóng công việc đang làm dở...

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.