Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn imanishi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn imanishi. Hiển thị tất cả bài đăng

15/12/2022

Làn sóng văn hóa pop : K-pop và J-pop ở Việt Nam - cập nhật thông tin

Về K-pop và J-pop tại Việt Nam, rồi về sự hình thành dần của V-pop do người Việt Nam tạo dựng (tiêu biểu là Sơn Tùng MTP và Hoàng Thùy Linh), thì vào tháng 5 năm nay, tôi đã tham gia hội thảo quốc tế, xem lại ở đây và ở đây.

Kỉ yếu của hội thảo vừa được xuất bản (có chỉ số) với hai ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Hàn). Bản kỉ yếu cũng đã được PDF và công bố trên mạng, xem ở đây.

16/03/2022

Nghe bạn Olga công dân của Kiep trình bày về: người Ucraina, chiến sự ở Ucraina 2022

Olga là học sinh khóa trước tôi một chút của ngôi nhà Atsumi (đã nói nhanh về Atsumi ở đây hay ở đây): Olga ở niên khóa 2004, còn tôi là ở niên khóa 2006. Các khóa cách nhau một chút, như 2004 và 2006, thì rất dễ biết nhau, bởi các hoạt động hàng năm của Atsumi thường là tụ hội của nhiều khóa gần gần.

Hồi đầu, tôi cứ ngỡ Olga là người Nga. Mãi sau mới biết đó là một người Ucraina. Chị ấy sinh trưởng ở Kiep, bây giờ thì dạy học ở Kiep.

Sắp tới, ngôi nhà Atsumi sẽ có một buổi tụ hội, dĩ nhiên bây giờ chỉ có thể là qua mạng. Chúng tôi sẽ nghe Olga nói về người Ucraina, và về chiến sự ở Ucraina 2022.

09/07/2021

Việt Nam chuyển động : từ thông điệp "5K" đã thành "5K cộng vắc-xin" rồi cộng thêm "công nghệ"

5K là thông điệp cơ bản của Việt Nam trong phòng chống covid-19 cho đến khoảng cuối tháng 5 năm 2021. 

Trong một hội nghị trực tuyến quốc tế (kết nối Tokyo với nhiều nước trên thế giới), tôi đã đại diện cho nhóm Việt Nam trình bày về 5K của Việt Nam, vào tháng 9 năm 2020, ở đây.

01/07/2021

Thay đổi từ 2021 của Quĩ Giao lưu Quốc tế Atsumi AISF : mở rộng cho cả người Nhật Bản

Về Quĩ Học bổng Quốc tế Atsumi (nay đã đổi tên thành Quĩ Giao lưu Quốc tế Atsumi) dành cho các nghiên cứu sinh đang viết luận văn tiến sĩ ở Nhật Bản (hạn vào vùng Kanto), thì trên Giao Blog đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Bắt đầu từ năm 2021, sẽ có thay đổi quan trọng như sau. Trước đây, quĩ học bổng chỉ dành cho nghiên cứu sinh quốc tế, nhưng từ 2021 thì mở rộng thêm cả nghiên cứu sinh có quốc tịch Nhật Bản. Số nghiên cứu sinh được nhận học bổng tăng lên thành 16 suất, trong đó, nghiên cứu sinh có quốc tịch Nhật Bản có thể lên tới 5 người (vốn trước đây, mỗi năm chỉ có 12 suất).

11/03/2021

10 năm sự kiện đại động đất và sóng thần Đông Bắc Nhật Bản (11/3/2011-11/3/2021)

Lệnh Hòa năm thứ ba, ngày 11 tháng 3.

Hôm nay, nước Nhật làm lễ kỉ niệm tròn 10 năm sự kiện này. Tên đúng là lễ truy điệu dành cho những người đã gặp nạn trong đại động đất và sóng thần Đông Nhật Bản 東日本大震災追悼式.

Nhà vua Lệnh Hòa đã có phát biểu trước quốc dân tại lễ truy điệu. Đây là lần truy điệu cuối cùng, tức là từ nay về sau thì chính phủ không tổ chức lễ truy điệu này nữa.

Hồi năm 2015, tức thời điểm 4 năm tròn, trên Giao Blog thì xem ở đây. Lúc ấy, tôi tham gia lễ truy điệu tại chính phòng làm việc của tôi ở Nhật Bản. Tôi mặc niệm tại phòng từ lúc 2:46, theo khẩu lệnh phát theo loa của cơ quan --- các phòng làm việc đều có loa phát thanh. Cơ quan lúc đó của tôi là một cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản, không tổ chức mặc niệm chung tại hội trường, mà chúng tôi cứ ai ở phòng nghiên cứu của người đó mà thực hiện mặc niệm qua khẩu lệnh phát thanh.

26/09/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi đã quen với họp hành và thảo luận qua mạng, hơn nửa năm sống chung với Covid-19

"Thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại thời kì trước Covid-19 nữa". Hay nói một cách khác, thì là: "Sẽ vĩnh viễn không trở lại với thế giới trước Covid-19 nữa".

Gần đây, bằng văn bản, nhóm chúng tôi đã thống nhất quan điểm như vậy. Xem như một định hướng lâu dài. Tôi sẽ viết ý này trong một bài học thuật về covid-19 từ góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử). Bản nháp của bài này đã được trình bày vắn tắt qua mạng trong một tọa đàm quốc tế vào ngày 19/9/2020 (Thứ Bảy) vừa rồi.

24/07/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (hạ tuần tháng 7/2020) : bùng phát đợt 2 và đợt 3 của Cô Vy

Mấy hôm nay, vào hạ tuần tháng 7, tình hình dịch Cô Vy ở một số nước trở nên nghiệm trọng. Nhật Bản đang tự xem là đợt bùng phát thứ 2, có tới cả gần 1000 người mắc mới trong một ngày. Đặc biệt, giới chuyên môn đã cảnh báo là có nhiều chủng Cô Vy - từ một bệnh nhân, có thể tìm ra nhiều chủng vi-rút.

Tình hình Mĩ cũng cam go. Bạn ở bên Mĩ viết cho đêm qua rằng (23/7/2020), trích nguyên văn: "Mỹ chết gần 150 ngàn rồi ... California đóng cửa tiếp 2 tháng nữa". 

Các nước châu Âu cũng đầy quan ngại.

Như vậy là tới hơn cả nửa năm, tình hình Cô Vy vẫn chưa thực sự khả quan.

Đầu tiên đưa một ít tư liệu từ truyền hình Nhật Bản trưa ngày hôm nay (24/7/2020). Chỉ một ít màn hình đã được chụp và thêm lời chú thích đơn giản. Kèm theo là thông tin lấy từ trang tin chuyên dụng của chính phủ Việt Nam ở ngày hôm nay.

18/10/2016

Một chút phân tâm, trước cảnh sắc cũ đúng 10 năm trước

Hóa ra là ở thời điểm đó, một đàn em (đã kể ở entry hôm trước) cũng đã có mặt ở đó. Mình hoàn toàn không để ý tới cho tới khi đàn em gửi cho ảnh 10 năm về trước.

Tháng 10 năm 2006.

Lúc ấy đang bị phân tâm một chút. Và bây giờ, cũng vậy vì xem lại ảnh lúc ấy. 

01/10/2015

Báo tường SGRA (1) : Japan Studies in East Asia as Method (Bai Zhili)

SGRA là viết tắt của "Sekiguchi Global Research Association" - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo. SGRA hội tụ các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) vốn đã hay đang là lưu học sinh Nhật Bản ở chương trình tiến sĩ mà đã hay đang nhận học bổng Atsumi. Cụ thể hơn, có thể xem tại trang chủ của SGRA, tại đây.