Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-lân-cường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-lân-cường. Hiển thị tất cả bài đăng

05/10/2021

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt (bài của nhà vật lí Trần Gia Ninh)

Cũng như học giả Nguyễn Hải Hoành (dòng họ Nguyễn làng Đông Tác - Hà Nội), học giả Trần Gia Ninh có nhiều năm sống và học tập tại Trung Quốc (về thời kì nhân lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gửi đào tạo trên đất Trung Hoa, có thể đọc loạt bài của học giả Nguyễn Chí Công ở đây). Tạm gọi là thời kì học xá trung ương (ở đây chỉ tạm gọi cho tiện dùng).

Có nhiều học giả Việt Nam đã trải qua thời kì học xá trung ương, ví dụ anh em bác Nguyễn Lân Cường (đã nói nhanh ở đây). Một lần tôi hỏi bác Cường đại khái: kiến thức âm nhạc để bác viết được nhạc là học từ đâu ? Bác Cường trả lời đại khái: học trên đất Trung Quốc thời kì học xá trung ương.

01/09/2017

Ông giáo làng lên tiếng : tôi là học trò của thầy Nguyễn Lân

Ông giáo làng, thực ra là Ông Giáo Làng. Một blogger với bút danh như vậy, mà tên thực là Dương Đình Giao (trên Giao Blog từng đăng lại bài của ông, ở đây).

Bây giờ, ông giáo làng họ Dương viết về người thầy Nguyễn Lân của mình. Đại ý người học trò bảo rằng, thầy Lân của mình không có lỗi gì, vì lúc soạn từ điển cụ đã rất cao niên. Mà nếu có lỗi, thì đầu tiên, phải chỉ ra, chính là tại đám con cháu cụ.

17/01/2017

Ngôi mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới phát lộ (cập nhật hội thảo 16/1/2017)

Đã đưa tin về ngôi mộ, ở đây.

Dưới là cập nhật nhanh về một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/1/2017. 

Vẫn như lần trước (hội thảo về chiếc răng lợn trong sự kiện di cốt cụ Phùng Chí Kiên, tháng 11/2013, ở đây), sẽ thấy các vị: Ngô Tiến Quý, Phan Anh, Nguyễn Lân Cường,... Người ta đọc được dòng chữ Hán từ chiếc thẻ tre dưới lòng đất khoảng 4 thế kỉ !

01/12/2016

Từ Hà Nội, lên Việt Bắc, tới Khu học xá Nam Ninh (hồi kí Nguyễn Chí Công)

Thật ra, đúng hơn là "từ Hà Nội lên Việt Bắc, tới Khu học xã Nam Ninh, và trở lại Hà Nội".

Về tác giả Nguyễn Chí Công - một chuyên gia tin học lớp đầu tiên của Việt Nam - thì có thể đọc một bài cũ về ông (ở đây), hay một chút về họ Nguyễn làng Đông Tác ở Hà Nội (ở đây).

07/05/2015

Chuyện nào cũng có thể trở thành tuyên truyền : Cớ sao bỏ mất hai bà vợ đầu của sứ thần ?

Nhìn chung là báo chí chỉ tuyên truyền một chiều. Dư luận theo đó được định hướng. Về tình yêu. Về tình cảm vợ chồng. Và nhiều thứ khác. Đều một chiều như vậy.

Chẳng hạn đọc lại ở đâyở đây.

Đại khái là bây giờ người ta chỉ còn biết đến cặp trai tài gái sắc Nguyễn Kiều - Đoàn Thị Điểm. Nói theo ngôn ngữ báo chí bây giờ.

Nhưng sự thực đâu có thế. Phu quân có tới 3 bà phu nhân. Mà 2 vị trước (chị cả, chị hai) là con nhà quan lớn. Em thứ ba thì con nhà bình dân, lại quá lứa lỡ thì (tầm 37 tuổi), thì là được mối lái vì có liên quan đến các chị cả và chị hai. Nhờ có mối quan hệ ấy mới thành bà ba.

07/03/2015

Tranh nhau quệt máu ngài lấy phúc, uống nước chảy ra để chữa bệnh

“Mọi người chen đến đông lắm, ai cũng đòi quệt máu của ngài nhưng cha sứ không cho. Chỉ đến khi cha hứa là sẽ lấy bông thấm máu rồi chia cho mọi người thì mọi người mới chịu, chứ chen lấn, xô đẩy kinh lắm

21/08/2014

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 1 - Một ghi chép thực tế vào tháng 5 năm 2010

Thành Dền thuộc địa phận huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Huyện bị thay đổi cấp trực thuộc qua nhiều lần trong mấy chục năm qua, lúc là Hà Nội, rồi là về Vĩnh Phú, thành Vĩnh Phúc, bây giờ thì trở lại với Hà Nội.

Sự kiện đã lùi khoảng 4 năm. 

12/12/2013

Đã xác định được danh tính hài cốt cụ bà mai táng 300 năm trước, khỏi cần ngoại cảm

Lại thấy đang rộ lên sự kiện tìm được xác ướp ở địa bàn Hà Nội (có thể xem bên bác tranhung09, xem video clip khai quật ).

Xác ướp cụ bà đang được nhóm bác Nguyễn Lân Cường nghiên cứu. Ở hướng khác, từ tư liệu Hán Nôm (đã dịch), người ta tựa như xác định được cả danh tính của cụ bà rồi:


mo8-2781-1386818775.jpg
Cụ bà Nguyễn Thị Rạ


Vậy là khỏi cần đến ngoại cảm. 

Gần đây, có những trường hợp, người ta phải nhờ những nhà ngoại cảm xác định danh tính, không phải cho hài cốt, mà cho cả một số ngôi tượng nữa. Tượng theo nhóm đặt trong chùa. Người đi nhờ là một chuyện, nhưng nhà ngoại cảm thì quá siêu, đọc luôn được cả tên họ của các vị tượng. Sự kì diệu và không tốn sức đó, phải nói, tôi không thể không ngả mũ kính phục (và cũng là "kính lạy chạy xa" luôn). Lúc khác tôi sẽ kể.

06/11/2013

Chuyên gia về xương người, thuộc cổ nhân học, vừa nói : không phải răng ... lợn !

PGS. TS Nguyễn Lân Cường - Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam.
PGS. TS Nguyễn Lân Cường - Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam

Nhìn cái ảnh, chắc nhiều người biết là nhà khách 99, tức Nhà khách 99 đường Lê Duẩn (Hà Nội). Hôm nay, hội thảo tổ chức ở đó từ sáng.

Tôi đã xem ảnh cái răng ấy rồi, nhưng về nguyên tắc, thì chưa công bố được (đợi phía báo chí và phía anh Cát vậy). Không có chuyên môn, lại càng không phải chuyên môn nhìn qua ảnh, nên tôi mù tịt, không biết răng gì.