Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/03/2017

Kong: đảo đầu lâu 2017 - sự kiện và bàn luận, từ nhiều góc nhìn

Đến hôm nay (18/3/2017), mình chưa có điều kiện xem phim Kong. 

Chưa xem, nên chưa bàn luận được. Chỉ bàn khi đã xem trọn vẹn. Dĩ nhiên vậy. Chẳng hạn, về lĩnh vực hiểu biết của mình, sau khi xem xong phim Người cộng sự (Nhật Bản và Việt Nam hợp tác sản xuất, và công chiếu đồng thời ở hai nước vào năm 2013), phải xem trọn, rồi thì mới có được bình luận, như ở đâyở đây ở đây.

Các nơi thì đang bàn luận sôi nổi về Kong 2017. Nhất là sau khi đạo diễn của phim được chính phủ Việt Nam bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam khóa mới (khóa trước là Lý Nhã Kỳ).

Tạm thời, đưa về một ít tư liệu. Đưa dần dần. Theo thứ tự ngược như mọi khi.


---



.

7.


authorMinh Phong Thứ Hai, ngày 20/03/2017 11:58 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Không hiểu từ khi nào, người ta dựng ra các chi tiết trong phim là để mục đích một ẩn dụ xấu, rất xấu nào đó cho Việt Nam mà không nghĩ đến tính tích cực của nó.

   

​Kong: Skull Island hoàn toàn không phải là bộ phim sâu sắc để giành giải hàn lâm Oscar, nó cũng không thể nào trở thành tâm điểm văn hóa của bất cứ vùng đất nào ở Việt Nam.

Về mặt đại chúng, con khỉ đột khổng lồ đó đã có tuổi đời 80 năm, ai thích nó thì xem hơn là luận nó ở mức “thực dân kiểu mới”.

​Kong thật ra là sản phẩm của kỹ nghệ màn bạc Hollywood, sức hút của nó là những dự án phim bom tấn qua các thời kỳ được phát hành toàn cầu. 

Kong của năm 2017 hình thành nên từ kỹ xảo điện ảnh và cảnh đẹp tự nhiên của Việt Nam, Mỹ, Úc, trong đó cảnh Việt Nam chiếm hơn 80% khung hình bộ phim.

 dung nhin kong nhu bieu hien cua "thuc dan moi" hinh anh 1
Việt Nam đẹp rực rỡ trong phim Kong: Skull Island

​Cảnh đẹp đang tạo hấp lực bán vé lớn ở Việt Nam và thế giới. Mỗi một suất chiếu được tăng thêm sẽ tạo cơ hội cho các điểm đến theo dấu Kong cơ hội tiếp cận nguồn du khách, tạo ra việc làm cho người dân địa phương. 

Mỗi tấm vé được bán thêm, nó là cơ hội cho hình ảnh siêu thực của Việt Nam phô diễn trước công chúng.

​Tuy nhiên, không ít lời kỳ thị Kong là lông lá, xấu xí, rừng rú. Nhiều ý kiến kỳ thị nó đến mức Kong của phim công chiếu 2017 ám chỉ phân biệt chủng tộc, xem thường Việt Nam lạc hậu, thổ dân không biết nói, nó như một cách ”thực dân kiểu mới”…

Xin hãy xem Kong là biểu tượng màn bạc, và trước khi nghĩ nó xấu thì hãy nhớ nó đang kiếm tiền cho hãng sản xuất, một con khỉ đột có sức hút như thế, thật sự lớn hơn nhiều lần tư duy bó buộc của tự ti, đôi khi tị hiềm.

​Về mặt nào đó, Kong đang làm nhiều chuyện, các clip quảng bá đặc biệt về Việt Nam được Waner Bros làm riêng, phát hành toàn cầu thu hút rất nhiều người xem, bên trong những clip ấy, hoàn toàn không có chuyện xem thường Việt Nam hay nói xấu Việt Nam.

​Với nền văn hóa lâu đời, không ai xem Kong là biểu tượng văn hóa của các vùng đất có cảnh quay. 

Nó là trào lưu trước mắt, và Kong là một ví dụ phối hợp đẹp đẽ cho dòng phim giải trí, không có yếu tố chính trị, cũng như đả phá nền văn hóa bản địa. 

Chuyện phim là chuyện trên một hòn đảo Thái Bình Dương nhưng nhiều người cố suy diễn quá xa vấn đề đến mức ám thị và dựng ra cả thuyết âm mưu về Kong.

 dung nhin kong nhu bieu hien cua "thuc dan moi" hinh anh 2
Một cảnh quay trong Kong: Skull Island

​Thực tế, hãy nhìn báo chí thế giới bình luận cảnh Việt Nam từ Quảng Bình, Ninh Bình, Hạ Long lên phim này như thế nào, khán giả ở các phòng vé toàn cầu đã nô nức ra làm sao và họ đang rất muốn đến Việt Nam qua ngã phim Kong mà hàng trăm hãng lữ hành đã bắt đầu bán tour. 

Trong nước, các diễn đàn dày đặc lời kêu gọi “xách ba lô lên và đi về với Kong” đang tạo hiệu ứng xê dịch, du lịch. 

Người ta cứ ngỡ trào lưu này là văn hóa, hoàn toàn không phải, nó là hiện tượng hâm mộ nhân vật phim ảnh và muốn khám phá những vùng đất đi vào bộ phim. Bởi thật ra mà nói, tình tiết phim, nhân vật trong phim không định hình nhân cách giới trẻ, nó chỉ là hành động của quái vật mà thôi.

​Khi đến được những vùng đất đó, hồn cốt bản địa, tình cảm con người, ẩm thực điểm đến mới chính xác là văn hóa của nơi có cảnh quay Kong. 

Không hiểu từ khi nào, người ta dựng ra các chi tiết trong phim là để mục đích một ẩn dụ xấu, rất xấu nào đó cho quê hương Việt Nam mà không nghĩ đến tính tích cực của Kong.

​Dĩ nhiên không ai tôn sùng Kong như vị thánh, và ai cũng hiểu Kong không thể là biểu tượng văn hóa của bất cứ vùng đất nào, nhưng nó là câu chuyện trên màn bạc có sức hút đối vơi nơi nó có suất diễn. Nó thật sự đang vinh danh những vùng đất được xem là “quê hương của Kong”.

​Các cảnh quay ở Ninh Bình, Quảng Ninh là thắng cảnh, di sản thế giới. Cảnh quay ở Quảng Bình không thuộc di tích nào. 

Như cảnh quay ở thung lũng Tú Làn, đó là một bãi ngô và hang động trong khu vực, nhưng địa danh này không thuộc di sản Phong Nha-Kẻ Bàng như báo chí nhầm tưởng, còn ở hồ Yên Phú, hay bãi đá Yên Phú (Trung Hóa, Minh Hóa) thực ra là một bãi chăn thả gia súc của người dân, và là nơi họ chôn cất người đã khuất, hồ nước là công trình thủy lợi cung cấp nước tưới nhưng đoàn làm phim đã ứng xử môi trường tốt nhất có thể, họ đào những cái hố tạo dấu chân trâu rừng và quái vật, quay xong là cho trả lại hiện trường như ban đầu. 

Ở các điểm quay khác, họ rời đi không một mảnh rác. Khi tác nghiệp hiện trường, nhà vệ sinh công cộng được vận chuyển đến để đảm bảo mọi nhu cầu sinh hoạt được thu gom, không ảnh hưởng môi trường người dân.

​Cách ứng xử ấy của đoàn làm phim Kong là bài học, góc nào đó thì con khỉ lông lá ấy được tạo ra từ những bộ óc ý thức môi trường như thế. 

Kong đang tạo ra lợi thế tốt cho các điểm quay, riêng ở bãi chăn thả gia súc hồ Yên Phú, một nơi vô danh trước đó, nay hoàn toàn nổi tiếng, và đang thu hút nhiều khách khứa bên ngoài. 

Một đơn vị lữ hành địa phương đang chào đón tour đến với phim trường bên bãi tha ma đã trở nên lừng danh trên phim ảnh Hollywood. Cách họ làm rất khác biệt, chọn người dân vào trung tâm, dùng những chiếc xe bò cải tiến đẹp hơn để chở khách từ nhà văn hóa làng vào phim trường. 

Người dân đang dần bán những sản phẩm địa phương cho du khách, chưa nhiều nhưng tương lai sẽ nhộn nhịp theo nghiên cứu bài bản của những đơn vị tư vấn lữ hành nước ngoài.

​Vậy thì Kong đang làm việc rất lịch sự, dù nó bị ai đó kỳ thị xấu xí, thậm chí bị xem như cái gọi là thực dân mới thì nó vẫn là con khỉ biến được bãi chăn thả, bãi chôn cất người chết thành điểm đến của nhiều người. 

Thay vì chỉ trích nó, hãy nhìn cách nó kiếm tiền cho ông chủ của nó trên phòng vé toàn cầu và gián tiếp giúp các vùng quê có phân cảnh trong phim từ vô danh thành siêu thực như thế nào. Dĩ nhiên Kong không phải là chiếc đũa thần.

http://danviet.vn/kinh-da-trong/dung-nhin-kong-nhu-bieu-hien-cua-thuc-dan-moi-754635.html


6.





authorHà Phạm Thứ Tư, ngày 15/03/2017 07:45 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Ăn theo một tác phẩm điện ảnh như Kong: Skull Island là chuyện bình thường, mục đích quảng bá cho du lịch cũng là chuyện bình thường, thậm chí còn rất nên.


   

Kể từ lúc có tin Bộ VHTTDL  trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam từ 2017-2020 cho đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, đồng thời cho biết  dự định dựng mô hình 3D Kong tại Hồ Gươm, suốt cả một ngày, quanh Hồ Gươm không ai không nói chuyện con Kong.

Người ta nói không hình dung được con đười ươi khổng lồ trong phim đó sẽ tồn tại ra sao cạnh Tháp Rùa. Chẳng có một sự liên quan nào, cũng chẳng có một sự hay ho nào khi con khỉ đứng đấy, làm nền cho vô số người xúm vào chụp ảnh tự sướng như dự định của Bộ này.

May mà, tất nhiên rồi, UBND Hà Nội chiều qua đã bác đề xuất vô cùng…"vớ vẩn" này. Và nhẽ ra, đã bác rồi thì chẳng còn chuyện gì mà nói nữa. Nhưng dù Kong (tượng đài, mô hình 3D, tranh…hay gì gì đi nữa) không được dựng, nỗi lo lắng về trình độ của các nhà quản lý văn hóa nước ta vẫn lại có dịp bùng lên. Ở mức độ đề xuất của quận, làm đại lộ danh vọng, như mấy tuần trước đây và cũng đã bị bác, bây giờ đến đề xuất của Bộ làm tượng đài đười ươi ở Bờ Hồ, không lo mới là chuyện lạ.

 kong suyt dat canh ho guom va noi lo ve trinh do can bo hinh anh 1
Hà Nội đã bác đề xuất dựng mô hình con Kong tại Hồ Gươm.

Ý đồ của Bộ VHTTDL, nghe thì đơn giản thôi: nhằm tận dụng sức ảnh hưởng dự án phim có mức đầu tư cao và được công chúng toàn cầu chờ đợi và lần đầu tiên một bộ phim Hollywood có cảnh quay tại Việt Nam, Bộ phối hợp với Công ty phát hành phim tổ chức một loạt các hoạt động nhằm thúc đấy quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng nhân dịp bộ phim chiếu ra mắt. Tạo điều kiện dựng phối cảnh 3D cảnh bộ phim tại một điểm nổi bật trên phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm đế người dân Thủ đô và khách du lịch chụp ảnh lưu niệm và trải nghiệm những công nghệ chụp ảnh mới với mô hình và các trò chơi thú vị (công nghệ chụp ảnh ảo, vẽ hình logo phim, hỏi đáp vui). Tại điểm này, có đặt bàn tài liệu quảng bá du lịch Việt Nam và giới thiệu du lịch Hà Nội (do Sở Du lịch Hà Nội hỗ trợ cung cấp nội dung về Hà Nội). Thời gian dựng mô hình từ ngày 5.3.2017 đến ngày 5.4.2017. Và địa điếm được đề xuất, quả thật nghe cũng sốc, là chỗ khu vực Tượng đài Cảm tử cho Tố quốc quyết sinh (phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm), đối diện với cổng đền Ngọc Sơn (!)

Ăn theo một tác phẩm điện ảnh là chuyện bình thường, mục đích quảng bá cho du lịch cũng là chuyện bình thường, thậm chí còn rất nên. 

Hơn nữa, sau ba ngày ra mắt, Kong: Skull Island cũng đạt được doanh thu đáng kể: Ngày đầu tiên của Kong ở Việt Nam là 18,2 tỷ đồng (một kỷ lục chắc sẽ còn tồn tại rất lâu). Còn ngày đầu tiên (thứ Sáu) ở Mỹ là 20,2 triệu USD, ngày tiếp theo nữa là 23,9 triệu USD.

Kong là một thương hiệu lớn trong làng phim giải trí, điều này đúng. Nhưng ăn theo cách nào để người ta thấy trong đó có sự tự trọng, lại là một vấn đề. Có cảm giác như người ta rồi rít quanh bộ phim quá nhiều, toan tính ăn theo nó quá nhiều như thể Kong được sinh ra từ Việt Nam vậy. Cứ cho là thế, Kong sinh ở Việt Nam, thì chỗ làm tượng đài, mô hình 3D hay gì nữa của nó cũng nên để xa xa một tý, chứ ai lại nhắm chỗ tượng đài cầm bom ba càng mà đặt. 

Một phim giải trí, mà không ít người xem khi xem xong đều cho rằng chẳng có gì để nói bởi đó chỉ là một phim giải trí tào lao, không hơn không kém. Có ý nghĩa nào đó thì đơn giản chỉ là trong phim có nhiều cảnh quay đẹp đẽ xứng đáng để quảng bá du lịch cho Hạ Long, Ninh Bình…Phim như thế  một ngày kia được đưa lên mây xanh, để con đười ươi khổng lồ trong phim được nghĩ rằng có thể chen chân ở một không gian được coi là linh thiêng bậc nhất Thủ đô như vậy, đúng là thái quá.

Ngay cả khi Hà Nội bác rồi, câu chuyện con Kong trong phim suýt đứng cạnh tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh vẫn sẽ là câu chuyện làm không ít người suy nghĩ. Nó làm người ta nghi ngại chất lượng cán bộ trong ngành ở nước ta. Mà có lẽ cũng chẳng cần nghi ngại, bởi sự yếu kém đã hiển nhiên bày ra đấy...

http://danviet.vn/kinh-da-trong/kong-suyt-dat-canh-ho-guom-va-noi-lo-ve-trinh-do-can-bo-753255.html


5.


Tự vấn trước Kong: Ai là vua?


   Trước đêm tạm xa Sài Gòn, tôi lò dò vào rạp xem phim "Kong: Skull Island" (Kong: Đảo Đầu Lâu).

Hình như cả rạp chỉ có mình tôi là khọm. Bọn trẻ làm chủ ở cuộc chơi này, và mùi bắp bung cũng là mùi vua của không gian này. Đành chấp nhận thôi.
Kong.
Tôi bị cuốn hút vào Kong lần đầu tiên xuất hiện bên những núi núi non non, trên biển cả, rừng rú quê hương Việt của tôi. Nói thật đó chính là lý do mà tôi đến rạp.
Tôi thú nhận rằng tôi quá bị lụy chuyện cảnh đẹp quê nhà. Nhưng, xem xong tôi tự hỏi điều gì cuốn hút hàng triệu người xem trên thế giới đem tới doanh thu tuần đầu tiên hơn 140 triệu đô cho Kong?
Điều gì đã đưa Kong trở thành bộ phim bom tấn đứng hạng nhất về lượt người xem trong tuần đầu tiên ra mắt ấy?
Và điều gì đã làm cho các rạp chiếu ở VN nghìn nghịt người đi xem phim, xếp hàng dài chờ mua vé?
Tôi đọng lại ba hình ảnh.
-Bức tượng tổng thống Nixon của Hoa Kỳ - người ra lệnh cho B52 thả bom hủy diệt quê hương tôi trước cảnh tàn phá muôn loài, tàn phá thiên nhiên nhân danh những giá trị của riêng mình bị biến thành hình nộm xoay như chong chóng.
- Cô gái phản chiến, phản cái ác do Brie Larson đóng nằm gọn lỏn, nhỏ bé và thánh thiện trong bàn tay lông lá khổng lồ của Kong.
- Kong tức quá đấm ngực thùm thụp rồi ngoác mồm gầm thét lên vì con người hủy diệt thế giới thiên nhiên thánh thiện của mình, một thế giới mà Kong yêu và chiến đấu quyết liệt trước bọn ma quỷ để bảo vệ nó.
Nước mắt. Nỗi đau. Sự xấu hổ.
Kong của Jordan Vogt - Roberts gầm thét lên thay cho chính Jordan.
Có thể với ai đó Kong cuốn hút bởi hình ảnh phim sống động, đẹp một cách gai người cùng những kỹ xảo tuyệt vời của Hollywood.
Với tôi, Kong chinh phục tôi ở sự căm giận những kẻ ngu xuẩn, tham lam, độc ác không biết mình là ai giữa Trời đất, vũ trụ mà láo lếu tự cho mình là vua của muôn loài là chủ của thế giới là chúa của một quốc gia để áp đặt tất cả theo ý thích và quyền lợi bẩn thỉu của mình.
Chủ đề tư tưởng của phim được Jordan đẩy đến cao trào giữa dữ dội lửa ngút trời, giữa tiếng kêu thảm thiết của thế giới thiên nhiên, trong ánh mắt căm thù của viên trung tá chỉ huy chiến dịch tiêu diệt Kong, chinh phục thế giới do Samuel Jackson đóng khi viên trung tá tuyên chiến: Ta sẽ cho Kong biết ai là vua?
Samuel Jackson trong vai Trung Tá Packard 
Ai là vua?
Con người sẽ còn gây khổ đau cho nhau, khi kẻ này tự cho mình là vua được quyền ngồi chồm hỗm trên đầu những kẻ khác.
Và, loài người sẽ còn chìm trong sự bất hạnh khi tự cho mình là vua được quyền ngồi chồm hỗm lên thế giới Thiên nhiên do Tạo hóa tạo ra mà không hòa vào Thiên nhiên như một đứa con ngoan của Trời đất.
Lưu Trọng Văn 

http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-90/tu-van-truoc-kong-ai-la-vua-58773.html



4.

Hôm nay đọc một bài viết của một bạn du học sinh nước ngoài về ĐẢO ĐẦU LÂU, về cơ bản bạn í nhấn mạnh bộ phim này chính là THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ KÌ THỊ CHỦNG TỘC VĂN HÓA TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DA TRẮNG THƯỢNG ĐẲNG và THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM LÀ NHỮNG THÔNG ĐIỆP CỦA KÌ THỊ VĂN HÓA VÀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN. Cái máu dân sử lại làm ở cq văn hóa của mình nó lại nổi lên mặc dù mình là tín đồ của phim Mỹ.

Mình nhớ lại cái ngày mới ra trường đi làm thuê cho 1 đôi người Đức, ngoài thù lao thuê khoán ra thì đôi ấy bao mình ăn ở đầy đủ. Tuy nhiên mình k quen ăn sáng bằng sữa & bánh nên họ cho mình mỗi sáng 10k để tự túc việc ăn sáng. Một hôm mình đi ăn về hắn hỏi mình ăn gì, mình rất hồn nhiên bảo là "ăn trứng vịt lộn", hắn tỏ vẻ rất rùng rợn và hỏi mình đã đánh răng chưa😨😨😨. Ngay sáng hôm sau mình xách đồ về HN mặc hắn gọi điện gửi email đủ kiểu và mỗi lần gặp lại hay có ai nhắc đến tên hắn là mình lại nhớ đến chuyện đó.😂😂😂
Vậy đấy, trong con mắt của "dân da trắng" VN chúng mình man di, mọi rợ lắm. Chẳng thế mà đoàn làm phim sau khi k thể chọn châu Phi làm bối cảnh quay (King Kong trước đó bị người Phi tẩy chay vì kì thị chủng tộc) thì đã tìm đến châu Á và điểm dừng chân cuối cùng là Việt Nam. Họ thắng lợi k chỉ vì phim thành công mà đằng sau đấy còn thể hiện sự thắng lợi của người Mĩ vì cuối cùng sau tất cả người da trắng đã thắng lợi trên mảnh đất hoang sơ nguyên thủy ấy.

Mình thấy sốc lắm, nhất là mấy bạn trẻ khi xem phim về ngoài khoe sự sang chảnh của mình lại còn có những stt hết lời ca ngợi. Thậm chí có bạn còn bảo "Chính phủ VN nên trả tiền cho đoàn làm phim vì đã giúp quảng bá du lịch". Đúng là lợi ích kinh tế ăn theo bộ phim này là k thể phủ nhận nhưng hệ lụy văn hóa, chính trị đằng sau là rất lớn.

Các bạn xem cứ xem nhưng khi xem hãy có cái nhìn phản biện, đừng để truyền thông đánh lừa vì những hình ảnh, những ngợi ca mụ mị về mảnh đất đẹp ngỡ ngàng nọ kia ạ. Bối cảnh của phim là bối cảnh của cuộc chiến tranh VN tàn khốc mà bao ông cha phải đổ máu xuống đấy. Lợi nhuận thu về của đoàn làm phim có hiến tặng hết cho VN thì cũng chẳng đủ để bù đắp những gì dân tộc VN đã mất!

https://www.facebook.com/nguyen.tohoai.7/posts/1728347370515798?pnref=story



3.

福英 阮さんが写真6件を追加しました — 友達: Trần Trọng Dươngさん、他7人
9時間前
Cách đây vài ngày khi theo chân một người bạn đi phỏng vấn, tôi vô tình được tham dự buổi chiếu phim cho bộ phim Kong: Skull Island (Kong - Đảo đầu lâu) của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và vô tình được nghe, quan sát anh đạo diễn với phong cách hippy trả lời phỏng vấn phóng viên các báo đài.
Ấn tượng chung là anh ấy chả biết tí gì về Việt Nam cả. Anh ấy cũng chả có hình dung gì về cái gọi là Đại sứ du lịch cùng những gì cần phải làm khi được trao danh hiệu ấy. Lời khuyên cho các bạn phóng viên: đừng hỏi anh ấy Lý Nhã Kỳ là ai, anh ấy không biết đâu! Hỏi đi hỏi lại nhiều làm anh ấy hơi mệt và bực mình.
Tuy rằng anh ấy không có ý niệm gì về công việc đại sứ, không biết ai là người tiền nhiệm, đồng thời cũng chả biết luôn những người tiền nhiệm đã và đang làm những gì, thật mừng cho đất nước chúng ta là anh ấy đã nhận danh hiệu Đại sứ du lịch. Anh ấy thậm chí còn hứa sẽ làm tốt hơn những người tiền nhiệm.
Tôi may mắn hơn anh vì biết chút tiếng Việt, nên có thể search Google để tìm hiểu thêm về “chức danh” Đại sứ du lịch. Liệu có ai đó sẽ giúp anh ấy dịch ra tiếng Anh? (1)
Điều duy nhất anh đạo diễn có thể hứa hẹn đem đến cho Việt Nam là bộ phim của anh có thể trở thành một công cụ quảng bá cho du lịch và là cơ hội để Việt Nam kiếm thêm chút tiền từ khách du lịch.
Và cũng là để anh kiếm thêm tiền (rất nhiều tiền) từ người khán giả người Việt, bao gồm cả tôi, cùng thị trường phim ảnh trong và ngoài nước.
"Đấy là một mối quan hệ win-win về mặt tài chính. Với bất kì ai đó là điều bình thường và chả có gì đáng bận tâm, thậm chí phải ủng hộ vì tiền bạc thì ai chả thích.
Nhưng mọi chuyện trở nên quá đà khi người ta đang tìm cách biến bộ phim giải trí này thành một biểu tượng cho du lịch và để quảng bá văn hóa Việt Nam. Người ta kì vọng rằng bộ phim sẽ chuyển tải những thông điệp tốt đẹp và hấp dẫn về Việt Nam"
=> LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA TÔI LÀ ĐÂY (do mọi người nghĩ rằng tôi phản đối bộ phim nên tôi phải nhấn mạnh rằng tôi đang chống việc biểu tượng hoá nó chứ không chống nó với tư cách siêu phẩm giải trí)
Theo tôi cần phải cân nhắc kĩ điều này bởi thông điệp mà bộ phim “Kong: Đảo đầu lâu” chuyển tải là một thông điệp hết sức có vấn đề trong mắt người tiếp nhận thông tin là những người nước ngoài.
THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ KỲ THỊ CHỦNG TỘC - VĂN HÓA TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DA TRẮNG THƯỢNG ĐẲNG
Những bộ phim về khỉ đột khổng lồ King Kong từ lâu đã rất tai tiếng và bị phê phán nặng nề ở nhiều quốc gia. Nguyên nhân là bởi cách thức xây dựng tuyến câu chuyện đơn điệu nhàm chán cùng nhiều vấn đề kỳ thị chủng tộc được chuyển tải trong bộ phim.
Trong suốt 83 năm lịch sử của dòng phim, bắt đầu từ bộ phim King Kong (1933) của Merian C. Cooper và Ernest B. Shoedsack cho đến bộ phim Kong: Đảo đầu lâu (2017), nội dung phim vẫn luôn là hình ảnh một chú khỉ đột khổng lồ đen trũi đại diện cho sức mạnh hoang dã, man rợ của một thế giới cô lập, kém văn minh chống lại và đe dọa cả nền văn minh tiến bộ của thế giới phương Tây.
Và không thể thiếu sự góp mặt của một người đẹp da trắng, dũng cảm, anh hùng, đại diện cho tình yêu, văn minh, tiến bộ, lương tri và ánh sáng khoa học tham gia vào quá trình khám phá vùng đất của những người thổ dân man rợ.
Cuối cùng, những bộ phim này luôn kết bằng sự chiến thắng của cái đẹp, văn minh, tiến bộ, lương tri, ánh sáng khoa học. Tiến bộ, văn minh, và vẻ đẹp da trắng phương Tây luôn “cảm hóa” được sự hoang dã, man rợ. Chú khỉ đột khổng lồ cuối cùng lại ra sức chiến đấu để bảo vệ người đẹp. Và thậm chí, có thể hi sinh cho cái đẹp và văn minh.
Đoàn làm phim của những bộ phim này thường lang thang tìm bối cảnh cho bộ phim ở châu Phi và hình ảnh vùng đất được họ chọn làm bối cảnh trong bộ phim thường với thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã, song cực kỳ kém thân thiện, nguy hiểm và được miêu tả bằng con mắt đầy kỳ thị của những chàng Mỹ da trắng.
Những câu chuyện kiểu này lặp đi lặp lại trong nhiều thập niên đến mức đã trở nên nhàm chán trong suốt 83 năm qua mà không nhiều thay đổi. Mặc cho thế giới đã có nhiều phản tỉnh về thái độ phân biệt chủng tộc, kỳ thị văn hóa, và sự thống trị về ý thức hệ đầy cao ngạo của những đám đàn ông da trắng nhưng một số nhà làm phim nghèo sáng tạo nhất của điện ảnh Hoa Kỳ vẫn nhai đi nhai lại motif này vì lợi ích kinh tế (2).
Những người da đen ở Mỹ và những người ở châu Phi nơi “được lên phim” luôn cảm thấy bị xúc phạm khi xem những bộ phim loại này, bởi từ lâu họ đã bị những người da trắng coi như là “khỉ đột”, hay “tinh tinh” chỉ vì mang một màu da đen khác biệt (3)
Đến mức mà đoàn làm phim lần này, nhận thức được vấn đề phân biệt chủng tộc hết sức nhạy cảm ở Mỹ, đã không dám chọn bối cảnh “truyền thống” là cộng đồng của thổ dân da đen ở châu Phi. Họ tìm đến châu Á, và đến Việt Nam. Ở Việt Nam, họ tiếp tục câu chuyện không có gì mới, lười biếng, thiếu sáng tạo của họ. Trong những bài viết quảng cáo cho bộ phim, họ cố làm giảm tính chất phân biệt chủng tộc và kỳ thị văn hóa dày đặc bằng cách an ủi người xem rằng “cái xứ Việt Nam được chọn” được miêu tả trên phim ảnh cũng không quá đỗi man di (4). Người Việt Nam thông minh và độ lượng sẽ không nhận ra cái nhìn trịnh thượng bề trên da trắng. Thậm chí, thông minh đến mức còn giúp họ quảng bá bộ phim này.
Những người Mỹ cấp tiến khác thì không thực tế và có tầm nhìn xa về lợi ích kinh tế như vậy. Họ cảm thấy bức xúc thay cho người Việt Nam và bắt đầu phản ứng (5)
Nói tóm lại, cái mà Khỉ đột Khổng lồ biểu tượng không phải là du lịch Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sự hoang dã, kém văn minh, của chế độ nô lệ và sức mạnh thô bạo, và chủ nghĩa thực dân khai hóa kiểu cũ. Con khỉ đột đồng thời cũng thành biểu tượng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, khi chấp nhận hi sinh thân mình cho những giá trị mang tính biểu tượng của phương Tây: văn minh, tình yêu, tình người, nhân văn, cao thượng.
Dựng lên một bức tượng ở một công viên giải trí cho đám trẻ con thỉnh thoảng vào chụp ảnh thì còn chấp nhận được. Nhưng dựng nó thành tượng đài thì cần cân nhắc giá trị biểu tượng của tượng đài đấy.
Và làm ơn, hãy cân nhắc đến nó từ một góc nhìn của một người nước ngoài hơn là góc nhìn hí hửng vui vẻ của người trong nước.
NHỮNG THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM LÀ NHỮNG THÔNG ĐIỆP CỦA KỲ THỊ VĂN HÓA VÀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
Bộ phim mở đầu bằng việc mô tả Việt Nam là mảnh đất của những cô gái làng chơi để ngực trần lắc lư trong tiếng nhạc. Đàn ông Việt Nam là những người đàn ông hung hãn, bất chấp lý lẽ và luật chơi, sẵn sàng lao vào tranh chấp ẩu đả nơi công cộng. Đối lập với họ là những người da trắng văn minh, lịch sự và nhẫn nhịn nhưng khi cần thì đầy sức mạnh, đủ sức đập vỡ mõm bất kì thằng đàn ông Việt Nam láu cá, bẩn tính, chơi gian nào.
Việt nam trong phim là mảnh đất của sống nước cỏ cây hoang vu, ruồi muỗi, bệnh tật truyền nhiễm nhiệt đới, vi trùng, vi khuẩn, sẵn sàng có thể lấy mạng bất kì nhà thám hiểm phương Tây dũng cảm nào. Là nơi thử thách lòng dũng cảm và hi sinh của những người “văn minh” yêu khoa học và chân lý.
Nơi đó những người có kinh nghiệm và hiểu biết địa phương nhất, kì lạ thay, không phải là người bản địa mà chính là những chàng trai, cô gái da trắng với hiểu biết “sâu sắc” về vùng đất này. Họ đồng thời là những nhà thám hiểm, đến để khám phá và đưa ra ánh sáng những bí ẩn giấu kín của xứ sở này. Tôi cảm thấy giật mình vì góc nhìn thực dân văn hóa/khoa học này cũng chính là những thứ tôi đang phải đối mặt hàng ngày, qua nhiều trang sách viết về Việt Nam bằng tiếng Anh mà tôi đang đọc.
Năm năm qua, tôi theo chân những di dân người Việt đi lao động, làm dâu, học tập ở nước ngoài. Nhiều người Việt Nam mà tôi hỏi chuyện đã kể cho tôi những lo lắng của người bản địa về những người đến từ Việt Nam. Trong con mắt của nhiều người nước ngoài bản địa, mọi cô gái chàng trai Việt Nam đều mang mầm bệnh truyền nhiễm, đều thiếu văn minh, và sẵn sàng làm những việc khó hình dung được ở thế giới của họ.
Câu hỏi đầu tiên trước khi các bạn nước ngoài quan hệ tình dục với những cô gái/ chàng trai đến từ Việt Nam thường ẩn ý kiểu “đằng ấy có HIV không đấy?”. Bạn Mỹ trắng dính cúm mùa thì ai cũng coi là bình thường, cậu Việt Nam da vàng sụt sịt vì cúm mùa thì mọi người nhìn cứ như mang mầm bệnh H5N1 đến lớp. Thành kiến về người Việt Nam gắn liền với bẩn thỉu và bệnh tật nhiệt đới truyền nhiễm, tôi nghĩ phải chấm dứt từ đây.
Hiểu biết văn hóa của đoàn làm phim còn được thể hiện trong cách họ “CHÂU PHI HÓA” những người bản địa, miêu tả “thổ dân bản địa” (dù là Việt Nam hay New Zealand) theo cách đám làm phim người Mỹ vẫn miêu tả “thổ dân” châu Phi với những căn nhà lá chóp nhọn, bôi vẽ đầy mình theo kiểu châu Phi và cách thức chiến đấu rừng rú, nhảy xổ, bất chấp sinh mạng. "Thiên nhiên Việt Nam" là nơi sinh sống của những “giống loài cổ đại” (ancient species), và những con quái vật (monster).
Của đáng tội, nhiều năm làm nô lệ của đủ thứ thực dân mới - cũ, nhiều người Việt Nam thành tâm tin rằng đất nước mình thực sự kém “tiến bộ”, “man rợ”, “kém văn minh” chứ không phải đơn thuần là sự khác biệt về văn hóa và logic vận hành của xã hội. Quá đủ rồi những hình dung về Việt Nam kiểu này trong cuộc sống và trên phim ảnh.
Hài hước thay khi cho đứa bạn Mỹ, học Harvard và biết chút xíu về lịch sử Việt Nam xem trailer, nó thực sự sốc vì bối cảnh của bộ phim lại là chiến tranh Việt Nam. Nó nói là sau bao nhiêu năm, bọn tao cuối cùng cũng rửa hận được đất nước chúng mày bằng ẩn dụ điên khùng này về cuộc chiến Việt Nam. Cuối cùng quân đội Mỹ vẫn “chiến thắng” đám thổ dân và quái vật bản địa.
Việt Nam những năm gần đây là một đất nước bị lãng quên. Nếu đã từng đi nhiều nước, tự giới thiệu là học sinh Việt Nam thì nhiều người bạn tiếp xúc sẽ phải mất một lúc lâu để định hình xem Việt Nam là tên của đất nước nào. Người già thì còn có chút ký ức về chiến tranh Việt Nam. Người trẻ thì thậm chí chả biết Việt Nam nằm ở châu Phi hay là châu Nam Cực. Gần gũi về mặt địa lý như Trung Quốc cũng không phải ai cũng biết Việt Nam (Yuenan) nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.
Tôi tin rằng bộ phim này sẽ thay đổi thực trạng đau buồn đó. Sớm hay muộn, với sự phổ biến của bộ phim, Việt Nam sẽ có những vị khách du lịch đến thăm. Họ sẽ mang theo máy ảnh hoặc iphone đến Việt Nam với mong muốn dạy cho người Việt Nam cách selfie và chụp ảnh với V-signs (bàn tay chiến thắng).
Tôi không ủng hộ và kỳ vọng sau bài viết này, bộ phim Kong kia sẽ bị “kiểm duyệt” bởi hội đồng duyệt phim vốn đã bị ám ảnh quá nặng về bộ phận sinh dục nữ và máu me bạo lực, nhưng kính mong mọi người đừng quảng bá bộ phim này như là đại diện cho hình ảnh du lịch, thiên nhiên và đi kèm với nó…con người và văn hóa Việt Nam.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (racism) và chủ nghĩa thực dân (colonialism) chúng tôi muốn gợi ý hai quyển sách này viết cực kỳ hay và dễ hiểu. Bản scan đã có trong thư viện Nhân học.
Ali Rattansi (2007) Racism: A Very Short Introduction
Norrie MacQueen (2007) Short Histories of Big Ideas : Colonialism
—————————
(1) Đại sứ Du lịch Việt Nam https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_sứ_Du_lịch_Việt_Nam
(2) This Video Breaks Down The Racist History Of ‘King Kong’
http://www.huffingtonpost.com/…/this-video-breaks-down-the-…
(3) This Video Breaks Down The Racist History Of ‘King Kong’
http://www.huffingtonpost.com/…/this-video-breaks-down-the-…
(4) King Kong's Long Journey From Racist Monster to Woke Hero
https://www.inverse.com/…/28860-king-kong-skull-island-poli…
(5) King Kong is RACIST https://www.youtube.com/watch?v=vRk9pBtue_E
———————
Thư viện Nhân học là một thư viện phi lợi nhuận, chúng tôi chủ trương TẬP HỢP TOÀN BỘ những tư liệu NGHIÊN CỨU hoặc PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU về VIỆT NAM ở nước ngoài bằng các thứ tiếng ANH - TRUNG - VIỆT - NHẬT - HÀN - PHÁP về một nơi để tiện cho những nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước có cơ sở để tra cứu tư liệu phục vụ cho nghiên cứu của mình. ĐÂY SẼ LÀ THƯ VIỆN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM có quy mô LỚN NHẤT và HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ BẤT KÌ HẠN CHẾ NÀO TRONG VIỆC SỬ DỤNG DỮ LIỆU.
Chi phí vận hành lưu trữ dữ liệu cực kỳ lớn, cộng với việc trả lương cho các bạn tình nguyện viên thu thập và chỉnh lý tư liệu liên tục trong một thời gian dài khiến chúng tôi bắt buộc phải thu phí tham dự là 500 ngàn đồng 1 năm
Thư viện hiện có 170 ngàn đầu tư liệu đã qua chỉnh lý và hơn 10 triệu đầu sách đang trong quá trình chỉnh lý.
Để được hướng dẫn đăng ký, xin gửi tin nhắn.
Giới thiệu về Dự án của chúng tôi: https://goo.gl/FKRIci

https://www.facebook.com/anhnp86/posts/834495730022053



2.

Ông Dương Trung Quốc: 'Việt Nam không phải đảo đầu lâu'

 - Việc ai đó có ý tưởng trưng quảng cáo bộ phim ở không gian văn hóa và tâm linh như Hồ Gươm rõ ràng là không ăn nhập - nhà sử học Dương Trung Quốc nêu ý kiến.
LTS: Sau khi PGĐ Sở VH&TT Hà Nội Trương Minh Tiến lên tiếng cho hay quan điểm của chính quyền Hà Nội về việc không đặt mô hình giới thiệu phim Kong: Skull Island ở khu vực tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, hay khu vực hồ Gươm do dư luận không đồng tình, nhà sử học, ĐBQH Dương Trung Quốcgửi đến VietNamNet một bài viết. Trong thiện ý lắng nghe các nhà khoa học của Hà Nội, xin giới thiệu quan điểm của ông:
Việc khai thác những yếu tố có lợi của bộ phim nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam như những thắng cảnh đã được các nhà làm phim lựa chọn làm bối cảnh của bộ phim này như hang động ở Quảng Bình, vịnh biển ở Hạ Long, cảnh quan của Ninh Bình là điều nên làm nhưng phải đúng với những giá trị thực của nó bằng những hoạt động chuyên nghiệp của ngành du lịch.
Đúng là trước đây ta từng có cơ hội nhưng đã bỏ qua cho thấy sự non nớt của ngành du lịch Việt Nam. Bối cảnh các bộ phim như "Indochine" (Đông Dương) có tài tử nổi tiếng Catherine Deneuve đóng, quay ở Huế, Hạ Long, Hội An hay như phim "The Quiet American"(Người Mỹ trầm lặng) theo tiểu thuyết của Agraham Green quay ở trung tâm Sài Gòn không được mấy ai quan tâm khai thác.
Nhưng bộ phim được gọi là "bom tấn" về Kong chỉ là phim giải trí, còn 2 bộ phim trên ít nhiều mang tình chính luận và sử thi lấy bối cảnh và câu chuyện liên quan đến Việt Nam thời thuộc địa và thời Chiến tranh Đông Dương...
phim Kong, mô hình Kong, hồ Gươm, Dương Trung Quốc
'"Phải đưa ra thông điệp với du khách vẻ đẹp tự nhiên còn tuyệt vời hơn thế"
Với bộ phim "Kong - đảo đầu lâu", giá trị chúng ta có thể khai thác không phải là câu chuyện phim mà chỉ là những cảnh quan được các nhà làm phim chọn làm bối cảnh, cũng là những điểm du lịch chúng ta cần quảng bá để thu hút du khách cũng là để giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Do vậy, cách khai thác của chúng ta không phải là quảng bá trực tiếp cho bộ phim mà là quảng bá nhiều hơn nữa những thắng cảnh và năng lực du lịch của Việt Nam ở những địa điểm bộ phim đã chọn cảnh (Hạ Long, Tràng An, Sơn Đoòng) và cả những nơi khác nữa.
Chắc chắn hình ảnh khán giả xem trong phim về các địa điểm này phần nào cũng đã bị tác động bởi những thủ pháp điện ảnh. Chúng ta phải đưa ra thông điệp với du khách là vẻ đẹp tự nhiên còn tuyệt vời hơn thế và vẻ đẹp trên đất nước Việt Nam không chỉ có thế.
Việt Nam không phải là đảo đầu lâu! Việt Nam cũng không phải là xứ sở của loại linh trưởng đã bị "khủng hóa". Vì thế, cách nói có phần quá lời về một bộ phim mang tính giải trí và chứa đựng đầy hư cấu về một hòn đảo mang tên "Đầu lâu" với những giả tưởng kinh dị, đầy chết chóc như "biểu tượng của Việt Nam" hoàn toàn là không đúng.
Vậy thì, việc quảng cáo cho bộ phim "Kong: Skull Island" chỉ nên để ngành quảng cáo chăm lo theo lợi ích của các doanh nghiệp có liên quan (sản xuất hoặc chiếu phim) theo đúng quy định của luật Quảng cáo.
Việc ai đó có ý tưởng trưng quảng cáo bộ phim này ở không gian văn hóa và tâm linh như Hồ Gươm rõ ràng là không ăn nhập vì đó là công việc của ngành quảng cáo thương mại chứ không phải là của ngành văn hóa và du lịch.
Còn việc quảng bá hình ảnh của các danh lam thắng cảnh từng xuất hiện trong phim hay những di sản thiên nhiên và văn hóa khác của đất nước ta thì đó đích thị là trách nhiệm của ngành văn hóa và du lịch cần triển khai mạnh mẽ vào dịp này.
Dựng mô hình khỉ Kong ở hồ Gươm là không phù hợp

Dựng mô hình khỉ Kong ở hồ Gươm là không phù hợp


Theo lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội, vị trí dự kiến đặt mô hình khỉ Kong ở khu vực hồ Gươm là không phù hợp.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ong-duong-trung-quoc-viet-nam-khong-phai-dao-dau-lau-361328.html



1.

Bách khóa toàn thư mở
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kong:_%C4%90%E1%BA%A3o_%C4%90%E1%BA%A7u_l%C3%A2u

Kong: Đảo Đầu lâu


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kong: Skull Island

Áp phích chiếu rạp của phim tại Việt Nam
Thông tin phim
Đạo diễnJordan Vogt-Roberts
Sản xuất
Kịch bản
Cốt truyện
Dựa trênKing Kong của
Merian C. Cooper
Edgar Wallace
Diễn viên
Âm nhạcHenry Jackman
Quay phimLarry Fong
Dựng phimRichard Pearson
Hãng sản xuất
Phát hànhWarner Bros. Pictures
Công chiếu
Độ dài118 phút[1]
Quốc giaMỹ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí185 triệu USD[2]
Doanh thu146,1 triệu USD
Kong: Đảo Đầu lâu (tên gốc tiếng AnhKong: Skull Island) là một phim quái vật của Mỹ năm 2017 do Jordan Vogt-Roberts đạo diễn, với phần kịch bản được thực hiện bởi Dan GilroyMax Borenstein và Derek Connolly từ cốt truyện của John Gatins và Gilroy. Bộ phim là sự khởi động lại của nhượng quyền điện ảnh King Kong và đồng thời cũng là phim điện ảnh thứ hai trong vũ trụ điện ảnh MonsterVerse của hãng phim Legendary, sau Godzilla (2014). Phim có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Tom HiddlestonSamuel L. JacksonJohn GoodmanBrie LarsonCảnh ĐiềmToby KebbellJohn OrtizCorey HawkinsJason MitchellShea WhighamThomas MannTerry Notary và John C. Reilly.
Phim bắt đầu được khởi quay vào ngày 19 tháng 10 năm 2015 tại Hawaii. Năm 2016, Việt Nam được chọn làm phim với bối cảnh chính là một thung lũng rộng 2 ha ở trong lòng quần thể di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình).[3] Có 5 danh thắng thuộc 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam được ghi hình để làm phim là: Tràng AnVân LongTam Cốc (Ninh Bình); vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha (Quảng Bình).[4][5]
Kong: Đảo Đầu lâu được ra mắt vào ngày 28 tháng 2, 2017 tại London, Anh và được công chiếu rộng rãi tại Mỹ vào ngày 10 tháng 3, 2017 dưới định dạng 2D, 3DIMAX 3D và các rạp Dolby Cinema. Tại Việt Nam, phim được dán nhãn C-13 và cũng được công chiếu vào ngày 10 tháng 3, 2017 dưới định dạng 2D, 3D, 4DX 3D và IMAX 3D.[6]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1971, một tổ chức bí mật tên là Monarch phát hiện một hòn đảo chứa nhiều bí ẩn và được xác định là cái nôi của nhiều loài sinh vật lạ. Đoàn thám hiểm tới hòn đảo phát hiện một con khỉ khổng lồ tên Kong đang ở giữa một cuộc chiến tranh giành hòn đảo, cạnh tranh với loài "Skullcrawler", loài đã làm tuyệt chủng loài của Kong. Khi đoàn thám hiểm lập kế hoạch để đấu tranh sinh tồn với Kong và những quái vật khác trên đảo, một số người trong số họ thấy rằng họ cần phải cứu Kong.
Vào năm 1944, trong Thế chiến II, trên một đảo hoang ở đâu đó giữa Thái Bình Dương, hai phi công một người Mỹ một người Nhật cùng bị rơi xuống đảo hoang.
Năm 1973, cựu nhân viên đội đặc nhiệm đường không là James Conrad, được thuê bởi đại diện chính phủ là Bill Randa để hướng dẫn một cuộc thám hiểm để tìm ra “Đảo Đầu lâu”. Randa cũng tuyển dụng Sky Devils, một phi đội trực thăng  do Trung tá Preston Packard chỉ huy và nổi bật là tay phụ tá, cơ trưởng Jack Chapman và Earl Cole hộ tống họ đến hòn đảo. Nhóm đã có sự tham gia cùng một phóng viên ảnh là Mason Weaver.
Đến đảo Đầu lâu, những người lính của Packard bắt đầu thả các quả bom nổ do nhà địa chấn học Houston Brooks phát minh để xác định xem nền đất có bị rỗng không, bất chấp sự phản đối của Conrad. Trực thăng đột nhiên bị tấn công bởi một con khỉ đột khổng lồ cao 100 feet được gọi là "Kong", nhiều máy bay và người bị phá hủy, những người sống sót sau khi đổ bộ xuống đảo chia thành hai nhóm. Với hy vọng duy nhất của những người sống sót là được cứu hộ nhờ một nhóm tiếp tế sẽ đến ở phía Bắc của hòn đảo trong ba ngày tới. Randa tiết lộ sự liên kết bí mật của ông với tổ chức chính phủ Monarch cùng Packard, và mục đích thực sự của cuộc thám hiểm là để có được bằng chứng về sự tồn tại của quái vật bị lãng quên.
Packard và những người đàn ông còn lại của ông chôn cất các đồng đội đã chết của họ và bắt đầu tìm kiếm các thành viên mất tích trong cuộc thám hiểm, bao gồm Chapman. Trên đường đi, họ đã chật vật vượt qua được 1 quái nhện chân dài. Trong khi đó, Conrad, Weaver, Brooks, nhà sinh vật học San Lin, binh nhì Reg Slivko và 1 nhân viên của Landsat, là Victor Nieves, tình cờ tìm  đến các thổ dân Iwi bí ẩn và gặp Hank Marlow, được biết đó là một cựu phi công mất tích từ thế chiến 2 , đã đổ bộ lên hòn đảo vào năm 1944 với một phi công Nhật Bản. Marlow giải thích rằng “Kong” là người bảo vệ hòn đảo và được người dân bản địa tôn thờ như là một vị thần để bảo vệ họ khỏi bọn cướp biển, và đặc biệt là tiêu diệt những con "Skullclawler", chúng là loài quái vật bò sát cổ đại sống dưới lòng đất đã giết hại tổ tiên của Kong, chỉ còn lại Kong  như là sinh vật cuối cùng của giống khỉ đột khổng lồ. Marlow tiết lộ nguyên nhân Kong tấn công các trực thăng là để ngăn chặn các quả bom sẽ đánh thức quái vật "BigOne", con Alpha và to lớn nhất loài Skullclawler.
Nhóm của Conrad đã sửa chữa và cho hạ thủy  xuống sông một chiếc thuyền được Marlow phục hồi từ cái động cơ của máy bay cũ trong thế chiến 2, đi đến nơi họ bị các quái vật bò săt như khủng long bao vây và giết chết Nieves. Những người sống sót tìm cách liên lạc với Packard, người đang cố gắng tìm kiếm đồng đội Chapman, người mà họ không biết - đã bị giết bởi một quái thú bò sát. Marlow miễn cưỡng dẫn cả đội của Conrad và Packard đến “Vùng đất cấm”, một chiến trường bị quên lãng trước đây giữa tổ tiên của Kong và quái vật thằn lằn . Chính con quát vật bò sát đã ăn thịt Chapman tấn công nhóm, nuốt Randa và giết chết nhiều người lính trước khi Weaver giết chết nó bằng cách kích hoạt một vụ nổ. Một mình Trung tá Packard đổ lỗi cho Kong vì cái chết của những người lính của mình, nên lấy ra các bom nổ dò địa chấn để dụ Kong vào cái bẫy và giết chết anh ta, trong khi Conrad cố tìm cách để đưa nhân viên dân sự quay trở lại thuyền để họ có thể gặp được với nhóm tiếp tế giải cứu.
Trong khi đi đến con đường phía trước, Conrad và Weaver đối xử với Kong một cách thân thiện hơn, và quyết tâm cứu anh ta, một tình cảm mà Marlow đã chia sẻ. Bẫy xích săt của Packard đã làm mất khả năng của Kong, và anh ta ra lệnh cho những người đàn ông của mình đặt thuốc nổ xung quanh sinh vật đã ngã, nhưng trước khi anh ta có thể hoàn thành cuộc tấn công, nhóm của Conrad đến và một cuộc xung đột xảy ra. Conrad và Weaver thuyết phục những người lính khác để cho Kong sống, nhưng Packard giận dữ từ chối, và nằng nặc muốn trả thù cho những người đàn ông đã bị giết của mình. Nhóm đột nhiên bị tấn công bởi “Big One” con Alpha Skullclawler được mệnh danh là "Ramarak". Nhóm chạy trốn, trong khi Packard cố gắng kích nổ chất nổ, nhưng Kong chống lại được và giết chết anh ta. Vì bị thương, nên Kong bị quái thú bò sát “Ramarak” áp đảo, sau đó đuổi theo những người sống sót khi họ đang chạy về phía bờ. Cole đã bị giết khi cố gắng chống lại với Ramarak thất bại. Kong trở lại để giải cứu họ và nhờ được hỗ trợ bởi con người, cuối cùng Kong cũng chiến đấu thắng và giết chết Ramarak. Nữ phóng viên Weaver bị văng xuống sông do một vụ nổ, nhưng sau đó được cứu bởi Kong. Sau khi đánh bại được quái thú đầu bảng “Skullcrawlers”, Kong cho phép những người còn sống sót rời khỏi. Một thời gian sau, Marlow trở về nhà và đoàn tụ với vợ mình và gặp con trai vừa mới sinh lần đầu tiên.
Trong một cảnh cuối Conrad và Weaver bị giam giữ bởi tổ chức Monarch và thông báo rằng Kong không phải là con quái vật duy nhất để đi lang thang trên thế giới. Đâu đó trong những hang đá bí ẩn trên thế giới này vẫn còn những GodzillaKing GhirodahMothra và Rodan …. đã từng tồn tại . Trong bóng đen bí ẩn, tiếng gầm của Godzilla vẫn vang l

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim bắt đầu vào ngày 19 tháng 10 năm 2015 tại Hawaii và tiếp tục ở Úc. Việt Nam là địa điểm quay của phim của Kong: Đảo Đầu lâu với bối cảnh quay chính ở quần thể di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), 3 địa điểm ở Quảng Bình và vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. Việc quay phim đã diễn ra trong khu phố Tàu Honolulu và tại Kualoa Ranch và Waikane Valley (Ohulehule Forest Conservancy) trên Oahu.[7][8]

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 2 năm 2016, chuyên cơ chở gần 120 thành viên của dự án Kong: Đảo Đầu lâu đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài để bắt đầu 2 tháng quay phim tại Việt Nam. Theo thông tin từ Cục Hợp tác quốc tế, Quảng Bình sẽ là địa điểm quay phim đầu tiên của đoàn làm phim Kong. Lịch trình này sẽ được khép lại tại vịnh Hạ Long vào cuối tháng 3, sau khi đoàn hoàn thành các cảnh quay tại bối cảnh chính là Quần thể di sản thế giới Tràng An Ninh Bình - dự kiến kéo dài khoảng 1 tháng. Bộ phim được kỳ vọng sẽ mở ra một bước đột phá để thu hút các dự án phim quốc tế đến với Việt Nam, đồng thời là cơ hội quảng bá ngoạn mục cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển.[9]
'Kong: Đảo Đầu lâu' được kỳ vọng sẽ mở lại cánh cửa cho Hollywood đến Việt Nam.[10] Việt Nam gây chú ý trở lại với các hãng phim thế giới nhờ cảnh đẹp thiên nhiên. Năm 2014, hơn 10 chuyên gia của phim Pan đã đến đây để ghi hình trong hai tuần tại Hang Én (Quảng Bình), Vịnh Hạ Long và Trường An (Ninh Bình). Tháng 10/2015, đạo diễn Jordan Vogt-Roberts sang Việt Nam và đi dọc từ Bắc vào Nam trong hơn một tháng để khảo sát các bối cảnh cho bom tấn Kong: Đảo Đầu lâu. Sau khi khảo sát, ông đã ca ngợi và quyết tâm đưa Việt Nam lên màn ảnh đẹp tầm cỡ như phim Chúa Nhẫn. Kong: Đảo Đầu lâu đánh dấu sự thay đổi cái nhìn của các nhà làm phim thế giới với các nhà quản lý Việt Nam. Ngay từ khi dự án ngỏ lời tới Việt Nam, Thủ tướng chính phủ sau đã chỉ đạo bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông hỗ trợ và hợp tác với đoàn phim trong quá trình làm việc. Sau Kong, các nhà quản lý Việt Nam đang tích cực quảng bá đất nước như phim trường mới cho thế giới. Ông Ted Osius, Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam, bày tỏ: "Kong mở ra chương mới cho Hollywood đến Việt Nam. Sau Kong, nhiều bom tấn Hollywood khác sẽ đến Việt Nam. Điều này thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ngành công nghiệp phim Việt Nam với ngành điện ảnh hàng đầu thế giới - Hollywood".
Chủ Nhật 21 tháng 2 năm 2016, đoàn làm phim Kong: Đảo Đầu lâu đã có buổi họp báo ra mắt thành công tại Hà Nội. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam Vương Duy Biên và Phó Chủ tịch tỉnh Ninh Bình là Trần Tiến Dũng cùng với khoảng 150 nhà báo tới tham dự tại phòng họp khách sạn Metropole.

Quảng Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 21 tháng 2 năm 2016 đoàn làm phim Kong: Đảo Đầu lâu đã đến Quảng Bình.[11] Thời gian quay tại đây từ 22-25 tháng 2 năm 2016. Các địa danh Quảng Bình được chọn làm địa điểm quay phim gồm thung lũng Chà Nòi thuộc khu vực đèo Đá Đẽo xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa; hồ nước Yên Phú thuộc xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa và khu vực sông suối, hang Chuột thuộc xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa.[12]

Ninh Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Ninh Bình, Đoàn làm phim Kong: Đảo Đầu lâu ghi hình từ ngày 26 tháng 2 năm 2016 đến 25 tháng 3 năm 2016 tại các địa danh: Quần thể danh thắng Tràng An (tại xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư), Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (huyện Gia Viễn) và Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) của tỉnh Ninh Bình.
Phim trường chính ở Trường An có khoảng 40 cái lều có hình chóp nhọn như nhà của thổ dân châu Phi, có các con thuyền gỗ dài giống như thuyền mà thổ dân hay sử dụng. Đoàn làm phim cũng thiết kế các giá treo bằng tre như người dân vùng biển dùng để treo cá, phơi cá. Tất cả đều sử dụng vật liệu truyền thống như tre, nứa, gỗ…,
Tại khu vực đầm Vân Long, đạo diễn đã yêu cầu khu du lịch dâng nước để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quay phim. Họ cũng yêu cầu hút bùn, vệ sinh môi trường để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cảnh quay. Trong thời gian phục vụ quay người dân khu vực tạm ngừng vụ cấy.[13]
Ngày 27 tháng 2 năm 2016, Đại sứ Mỹ, ông Ted Osius đã có buổi thăm đoàn làm phim Kong: Đảo Đầu lâu tại Trường AnNinh Bình. Đây cũng là thời điểm đoàn phim tiến hành những cảnh quay đầu tiên ở đây.[14] Bến thuyền Trường An đã bị quá tải vì phim 'King Kong 2'.[15]
Tối ngày 3 tháng 3 năm 2016, đạo diễn của phim Kong: Đảo Đầu lâu - Jordan Vogt-Roberts đã đăng tấm ảnh chụp cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên trang cá nhân. Bức ảnh được chụp tại một nhà hàng ở chùa Bái ĐínhNinh Bình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có việc tại Ninh Bình nên ghé qua thăm đoàn làm phim và dùng bữa tối cùng các thành viên trong đoàn.[16]
Ngày 4/3/2016, các nhà báo, nhà phê bình điện ảnh từ 5 nước Hàn QuốcTrung QuốcIndonesiaMalaysiaThái Lan cùng 2 nhà báo Việt Nam từ Thanh Niên và VnExpress theo lời mời của Hãng phim Mỹ Warner Bros để tham quan trường quay của phim tại Ninh Bình.[17]

Quảng Ninh[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim đã quay cảnh tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Kong: Đảo Đầu lâu dự kiến sẽ được phát hành vào ngày 4 tháng 12 năm 2016, nhưng vào tháng 12 năm 2014, Universal đã chuyển ngày ra mắt bộ phim sang ngày 10 tháng 3 năm 2017. Phim được phát hành dưới dạng 3D và IMAX 3D.[18]

Phim tiếp nối[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: MonsterVerse
Vào tháng 9 năm 2015, Legendary đã chuyển sự phát triển của bộ phim Kong: Đảo Đầu lâu từ Universal sang cho Warner Bros., gây ra sự suy đoán cho truyền thông rằng Godzilla và King Kong sẽ xuất hiện trong một bộ phim cùng nhau.[19][20] Trong tháng 10 năm 2015, Legendary công bố kế hoạch để kết hợp Godzilla và King Kong trong một bộ phim mang tên Godzilla vs. Kong, thiết lập cho một ngày phát hành năm 2020. Kế hoạch huyền thoại để tạo ra một thương hiệu điện ảnh chia sẻ rằng "quy tụ Godzilla và King Kong trong một hệ sinh thái của các loài siêu khổng lồ khác, cả cổ điển và mới".[21]

Thông tin thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 3 năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ký quyết định bổ nhiệm Jordan Vogt-Roberts trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020[22]. Lần đầu tiên một người nước ngoài được bầu chọn trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam.[23]
Dịch vụ bản đồ Google Maps đã tạo một hòn đảo với tên gọi Đảo đầu lâu trong dữ liệu bản đồ ở vùng biển Nam Thái Bình Dương gần Peru. Tuy hình dáng của hòn đảo không hiện trên bản đồ (vì thực chất đây là một vùng đất giả tưởng) nhưng những thông tin về địa điểm này vẫn được bổ sung khá đầy đủ. Google Maps liệt Đảo đầu lâu vào danh sách “địa danh khảo cổ”, hình ảnh đại diện chính là quang cảnh của vùng đất Ninh Bình, nơi được chọn làm bối cảnh chính để quay phim và mọi người dùng đều có thể đăng tải những bức ảnh cùng những bài đánh giá tưởng tượng của mình về Đảo đầu lâu. Skull Island hay Đảo đầu lâu là một địa danh giả tưởng. Thực chất, ở trong phim, hòn đảo này được lấy bối cảnh thiên nhiên từ quần đảo Hawaii của Mỹ, một phần ở Úc và tại nhiều tỉnh ở Việt Nam.[24][25]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kong: Skull Island (12A)”British Board of Film Classification.
  2. ^ “‘Kong: Skull Island’ Hopes To Leave Huge Footprint At Global B.O. In Face Of ‘Logan’s Wrath”Deadline.com. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ Phim trường 'King Kong' ở Ninh Bình Việt Nam thực sự 'hấp dẫn' Đại sứ Mỹ ?
  4. ^ Đoàn phim Kong: Skull Island đến Việt Nam bằng chuyên cơ riêng
  5. ^ Những danh thắng Việt Nam có thể xuất hiện trong 'King Kong'
  6. ^ “Kong: Đảo Đầu Lâu”CGV. Truy cập 10 tháng 3, 2017.
  7. ^ 'Kong: Skull Island' spotted filming at Kualoa Ranch in Hawaii”On Location Vacations. Ngày 23 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ Gordon, Mike (ngày 17 tháng 12 năm 2015). “King Kong movie filming closes Chinatown streets”StarAdvertiser. Honolulu. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
  9. ^ "King Kong 2" sẽ quay tại Việt Nam
  10. ^ 'King Kong' mở lại cánh cửa cho Hollywood đến Việt Nam
  11. ^ Phong Nha - Kẻ Bàng, bối cảnh phim bom tấn King Kong Hương Chi VnExpress Thứ ba, 23/2/2016 | 07:37 GMT+7
  12. ^ 'Bom tấn' King Kong 2 quay cảnh đầu tiên tại Quảng Bình”. VietnamNet. Ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  13. ^ Đạo diễn 'King Kong' yêu cầu dâng nước ở đầm Vân Long
  14. ^ Đại sứ Mỹ thăm phim trường 'Kong: Skull Island'
  15. ^ Bến thuyền Trường An quá tải vì phim “King Kong 2”
  16. ^ Đoàn phim 'King Kong' đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm
  17. ^ Kong: Skull Island mời nhà báo châu Á đến Ninh Bình tham quan phim trường
  18. ^ Ford, Rebecca (ngày 12 tháng 12 năm 2014). “Universal Pushes King Kong Film to 2017, Dates Great Wall Movie for 2016”. hollywoodreporter.com. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2014.
  19. ^ Fleming Jr., Mike (ngày 10 tháng 9 năm 2015). “King Kong On Move To Warner Bros, Presaging Godzilla Monster Matchup”Deadline. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
  20. ^ Masters, Kim (ngày 16 tháng 9 năm 2015). “Hollywood Gorilla Warfare: It’s Universal vs. Legendary Over ‘Kong: Skull Island’ (and Who Says "Thank You")”The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  21. ^ “Legendary and Warner Bros. Pictures Announce Cinematic Franchise Uniting Godzilla, King Kong and Other Iconic Giant Monsters” (Thông cáo báo chí). Legendary Pictures. Ngày 14 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  22. ^ “Đạo diễn phim Kong trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam”.
  23. ^ “Đạo diễn Kong: Skull Island được bầu làm Đại sứ du lịch VN”.
  24. ^ “Đảo Đầu lâu của ‘Kong: Skull Island’ được định vị trên Google Maps”.
  25. ^ “Google tạo vị trí của Skull Island trên Maps”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]











キングコング: 髑髏島の巨神

キングコング: 髑髏島の巨神
Kong: Skull Island
監督ジョーダン・ヴォート=ロバーツ英語版
脚本マックス・ボレンスタイン英語版
デレク・コノリー英語版
原案ジョン・ゲイティンズ
ダン・ギルロイ
製作トーマス・タル英語版
ジョン・ジャシュ
メアリー・ペアレント
製作総指揮エリック・マクレオド
アレックス・ガルシア
出演者トム・ヒドルストン
サミュエル・L・ジャクソン
ブリー・ラーソン
ジェイソン・ミッチェル英語版
コーリー・ホーキンズ英語版
トビー・ケベル
トム・ウィルキンソン
トーマス・マン
テリー・ノタリー英語版
ジョン・グッドマン
ジョン・C・ライリー
音楽ヘンリー・ジャックマン
撮影ラリー・フォン
編集ボブ・ムラウスキー
リチャード・ピアソン
クリスチャン・ワグナー英語版
製作会社レジェンダリー・ピクチャーズ
配給ワーナー・ブラザース
公開アメリカ合衆国の旗 2017年3月10日
日本の旗 2017年3月25日
上映時間118分
製作国アメリカ合衆国の旗 アメリカ合衆国
言語英語
製作費$190,000,000[1]
テンプレートを表示
キングコング: 髑髏島の巨神[2](キングコング どくろとうのきょしん、原題:Kong: Skull Island)は、ジョーダン・ヴォート=ロバーツ英語版監督による2017年3月10日公開のアメリカ合衆国怪獣映画である。 キングコングの映画としては通算8作目となる。また、レジェンダリー・ピクチャーズ製作の怪獣映画を同一世界観のクロスオーバー作品として扱うモンスターバースシリーズとしては第2作目の映画である。出演はトム・ヒドルストンサミュエル・L・ジャクソンブリー・ラーソンジェイソン・ミッチェル英語版コーリー・ホーキンズ英語版トビー・ケベルトム・ウィルキンソントーマス・マンテリー・ノタリー英語版ジョン・グッドマンジョン・C・ライリーらである。主要撮影は2015年10月19日よりハワイなどで行われた。
日本では2017年3月25日公開予定。字幕監修は映画評論家の町山智浩[3]

ストーリー[編集]

未知生命体の存在を確認しようと、学者やカメラマン、軍人からなる調査隊が太平洋の孤島“スカル・アイランド(髑髏島)”にやって来る。そこに突如現れた島の巨大なる“守護神”キングコング。島を破壊したことで、“彼”を怒らせてしまった人間たちは究極のサバイバルを強いられる。

キャスト[編集]

※括弧内は日本語吹き替え[4][5]

製作[編集]

企画[編集]


ジョーダン・ヴォート=ロバーツ
レジェンダリー・ピクチャーズは2014年7月にサンディエゴ・コミコンにて『Skull Island』と題したキングコングのオリジン・ストーリーの企画を発表し、2016年11月4日にユニバーサル・スタジオ配給で公開予定であることを明かした[7]。レジェンダリーはジョー・コーニッシュに監督のオファーを出し[8]、一方で以前に『キング・コング』を監督したピーター・ジャクソンギレルモ・デル・トロを提案した[9]。2014年9月、スタジオはジョーダン・ヴォート=ロバーツ英語版が監督を務めることを発表した[10]。彼は本作を「モンスターが出てくるベトナム戦争映画」と語っており、『地獄の黙示録』をイメージした映像が含まれている[11]。また、時代設定は1973年となっており、その理由について「テクノロジーがまだここまで進んでいなくて、科学と神話の境目がはっきりしていない時代だった」ためと述べている[11]
撮影前に脚本は複数の脚本家たちの関与を受けた。キングコングとゴジラの世界観のコンティニュイティが求められたため、『GODZILLA ゴジラ』のマックス・ボレンスタイン英語版が初稿を書き、次いでジョン・ゲイティンズが第2稿執筆のため雇われた[12]。2015年8月、ダン・ギルロイがボレンスタインとゲイティンズの脚本に協力していることが明らかとなった[13]。2015年8月18日、デレク・コノリー英語版が書き直しのためにさらに雇われたことが明らかとなった[14]
2014年12月12日、スタジオは映画を『Kong: Skull Island』に改題したことを発表した。2015年9月10日、レジェンダリーは『Kong: Skull Island』の配給をユニバーサルからワーナー・ブラザースに変更し、彼らはキングコングとゴジラのマッシュアップの計画を立て始めた[15]。その後、脚本では2014年の映画『GODZILLA ゴジラ』に登場した秘密機関モナークが参照されることが明かされた[16]
2016年4月、アーティストのジョー・デヴィードは自らが作り上げたスカル・アイランドの世界観の要素を映画製作者たちが無断で使用したとして製作者たちを訴えた[17]

キャスティング[編集]


サンディエゴ・コミコンでの企画発表会見
ヴォート=ロバーツの監督就任と同時にスタジオはトム・ヒドルストンが主演を務めることを発表した[10]。2014年12月15日、J・K・シモンズが加わったことが発表された[18]MTVのインタビューでシモンズは1971年のデトロイトが映画の舞台となり、野球シーズン中にデトロイトで撮影予定であることを明かした[19]
2015年1月、マイケル・キートンがキャストに加わったことが発表された[20]。2015年7月1日、スケジュールの都合によりキートンとシモンズが降板したことが報じられた[21]。降板した2人の代役俳優探しを始めたレジェンダリーは製作開始の延期を望んでいなかった[21]。2015年7月23日、ブリー・ラーソンが女性主人公役でキャストに加わった[22]。2015年8月5日、コーリー・ホーキンズ英語版が脇役でキャストに加わった[13]。2015年8月6日、『Deadline.com』はスタジオがシモンズの代役としてサミュエル・L・ジャクソンとの交渉に入っており、またジョン・C・ライリーの出演を検討し、さらにトム・ウィルキンソンにオファーを出していることを報じた[23]
2015年8月20日、トビー・ケベルがキャストに加わり、ジャクソンとライリーがスタジオとまだ交渉中であることが報じられた[24]。2015年8月25日、ジェイソン・ミッチェル英語版がパイロット役で加わった[25]。2015年11月2日、ウィル・ブリテン英語版がパイロット役でキャストに加わったことが発表された[26]。2015年9月25日、ジョン・グッドマンが政府の役人で探検隊リーダーのランダ役に決定し、またトーマス・マンも加わったことが報じられた[27][28]。2015年10月1日、ジョン・オーティスシェー・ウィガムが役名不明で加わったことが報じられた[29]。2015年10月13日、ユージン・コルデロが加わったことが報じられた[30]。2016年5月、トビー・ケベルはテリー・ノタリー英語版がモーションキャプチャーを用いてコングを演じることを明かした[6]

日本のアニメ・ゲームの影響[編集]

ヴォート=ロバーツは「日本の漫画・ゲーム・アニメを見て育ち、今の自分のDNAとなっている」と公言する程の日本好きであり、本作の製作にも影響を与えている[31]。本作についても「自分が子ども時代に触れてきた文化を、ゲロを吐くみたいに全部ぶち込んである」と語っている[32]
映画全体には『もののけ姫』の要素が多く含まれているとし、登場するクリーチャーは「宮崎駿監督作品に出てくるようなもの。精神性があり美しく、パワフルなものを目指した」と語っており、『千と千尋の神隠し』のカオナシや『新世紀エヴァンゲリオン』の使徒サキエルを彷彿とさせるトカゲも登場する[33][34]。この他にも『AKIRA』『メタルギアソリッド』などのオマージュが含まれている[35]。また、序盤に登場する日本兵グンペイ・イカリの名前は『新世紀エヴァンゲリオン』の碇シンジと、ゲームクリエイター横井軍平から取られている[36]
本作のコングは体長31.6メートルの巨体に設定されているが、これは将来的にゴジラと対決させるためという理由の他に「見上げたときに『神だ』と思うサイズを意識しているんだよ。『ワンダと巨像』に感じるような威厳をね」と述べている[34]。コングはモーションキャプチャーを用いているが、「コングの動きをどうするのか、試行錯誤の中で使っているに過ぎない」と語っており、主にCGアニメーションで作られている[32]

撮影[編集]

主要撮影英語版は2015年10月19日に始まり、2016年3月18日に完了した[37]。撮影は主にベトナム北部、ハワイ州オワフ島、オーストラリアのゴールドコーストで行われた。ロケ地にはホノルル・チャイナタウン英語版クアロア・ランチ英語版、ワイカナエ・バレーが含まれた[38][39]。2016年1月半ば、オーストラリアクイーンズランド州ゴールドコーストで行われた[40][41]

公開[編集]

2014年12月12日、公開日が当初予定されていた2016年11月4日から2017年3月10日に延期された。3D及びIMAX 3Dでの上映が予定されている[42]
日本では、2017年3月25日の公開に先駆けて同年2月28日にワーナー・プラザース映画試写室にて日本最速試写会が開催された[3]

評価[編集]

本作のプレゼンテーションに参加した樋口真嗣は、本作のコングについて「33年のオリジナル版キングコングのような人形劇の動きに近く、ピーター・ジャクソン版で描かれたような巨大なゴリラではなく、どちらかといえばリック・ベイカー1976年版コングのスーツアクター)っぽい。『キングコング2』で見せた人形のようなキングコングに近い」と語り、作品の内容を「正統派の怪獣映画という予感がします」とコメントしている[31]

続編構想[編集]

2015年9月、レジェンダリーは『Kong: Skull Island』をユニバーサル配給からワーナー・ブラザース配給に変更し、メディアではゴジラとキングコングが共演するという憶測が流れた[43][44]。2015年10月、レジェンダリーは2020年5月29日公開を予定している『Godzilla vs. Kong』でゴジラとキングコングを共演させることを認めた。レジェンダリーは「モナークを中心に」フランチャイズを作り上げ、「古いものと新しいもの、異なる巨大超生物種族の生態系の中でゴジラとレジェンダリーのコングを結集する」計画を立てている。レジェンダリーはユニバーサルとの契約を続ける一方、フランチャイズのためにワーナー・ブラザースと協力する[45]

出典[編集]

  1. ^ New Kong: Skull Island Set Photos Reveal Plane Wreckage!”. Kong: Skull Island Movie News2016年7月23日閲覧。
  2. ^ “キングコングが巨体現す、トム・ヒドルストン主演作の特報解禁”映画ナタリー. (2016年10月28日2016年10月28日閲覧。
  3. a b “【ノーカット動画あり】町山智浩さんが解説! 20分で分かる『キングコング:髑髏島の巨神』”ガジェット通信. (2017年3月1日2017年3月15日閲覧。
  4. ^ 佐々木希、ハリウッド映画吹き替え初挑戦!GACKTと『キングコング』に挑む!”. シネマトゥデイ (2017年2月3日). 2017年2月3日閲覧。
  5. ^ “暴走キングコング”の異名を持つ真壁刀義、「本気でコング役のオファーが来たと思った」”. 映画.com (2017年2月14日). 2017年2月14日閲覧。
  6. a b c Sullivan, Kevin (2016年5月11日). “Toby Kebbell clears up Kong: Skull Island rumors”. Entertainment Weekly2016年5月11日閲覧。
  7. ^ Sciretta, Peter (2014年7月27日). “Legendary Announces King Kong Prequel 'Skull Island' Movie For 2016 [Comic Con 2014”]. Slashfilm.com 2014年7月27日閲覧。
  8. ^ Fleming, Mike (2014年7月28日). “Comic-Con: Legendary Wants Joe Cornish For 'Skull Island'”Deadline.com
  9. ^ Han, Angie (2014年7月31日). “Peter Jackson Would Like Guillermo Del Toro to Direct ‘Skull Island’”. Slashfilm.com 2016年7月15日閲覧。
  10. a b Fleming, Jr., Mike (2014年9月16日). “Legendary’s ‘Skull Island'; Tom Hiddleston Stars, Jordan Vogt-Roberts Helms King Kong Origin Tale”. Deadline. 2014年9月16日閲覧。
  11. a b 「メタルギア」ハリウッド映画化は何よりも慎重に…『キングコング』監督が明言”. シネマトゥデイ (2017年1月22日). 2017年2月8日閲覧。
  12. ^ Fleming, Mike (2014年10月30日). “King Kong Tale 'Skull Island' Gets Rewrite From ‘Flight’ Scribe John Gatins”. deadline.com. 2014年10月31日閲覧。
  13. a b Kroll, Justin (2015年8月5日). “'Straight Outta Compton's' Corey Hawkins Joins 'Skull Island' (EXCLUSIVE)”. Variety2015年8月7日閲覧。
  14. ^ Kit, Borys (2015年8月18日). “'Jurassic World' Writer Heads to 'Kong: Skull Island' (Exclusive)”The Hollywood Reporter 2015年8月19日閲覧。
  15. ^ Kit, Borys (2015年9月10日). “'Kong: Skull Island' to Move to Warner Bros. for Planned Monster Movie Universe”. The Hollywood Reporter.com2015年9月21日閲覧。
  16. ^ Masters, Kim (2015年9月16日). “Hollywood Gorilla Warfare: It’s Universal vs. Legendary Over ‘Kong: Skull Island’ (and Who Says "Thank You")”The Hollywood Reporter 2015年9月21日閲覧。
  17. ^ Cullins, Ashley (2016年4月28日). “Legendary, Warner Bros. Sued for Allegedly Stealing 'Kong: Skull Island' Story”The Hollywood Reporter2016年5月9日閲覧。
  18. ^ Kroll, Justin (2014年12月15日). “J.K. Simmons joins 'Kong: Skull Island'”. variety.com 2014年12月15日閲覧。
  19. ^ Lesnick, Silas (2015年1月15日). “J.K. Simmons Reveals a Surprise Setting for Kong: Skull Island”. Coming Soon2015年1月16日閲覧。
  20. ^ Jaafar, Ali (2015年1月7日). “Michael Keaton In Talks To Join ‘Kong: Skull Island’ For Legendary”. deadline.com. 2016年7月15日閲覧。
  21. a b Jaafar, Ali (2015年7月1日). “Michael Keaton And JK Simmons Exit Legendary's 'Kong: Skull Island'”Deadline.com 2015年7月2日閲覧。
  22. ^ Fleming, Mike (2015年7月23日). “Brie Larson Lands Female Lead In 'Kong: Skull Island'”. Deadline.com2015年7月27日閲覧。
  23. ^ Fleming Jr, Mike (2015年8月6日). “Is There Room On 'Kong: Skull Island' For Samuel L. Jackson And Tom Wilkinson?”Deadline.com2015年8月7日閲覧。
  24. ^ Kit, Borys (2015年8月20日). “'Fantastic Four' Actor Toby Kebbell Joins Tom Hiddleston in 'Kong: Skull Island' (Exclusive)”. The Hollywood Reporter2015年8月21日閲覧。
  25. ^ Kroll, Justin (2015年8月25日). “'Straight Outta Compton's' Jason Mitchell Joins Legendary’s ‘Skull Island’”. Variety2015年8月26日閲覧。
  26. ^ Kit, Borys (2015年11月2日). “'Kong: Skull Island' Casts Up-And-Comer for Pilot Role”. The Hollywood Reporter2015年11月2日閲覧。
  27. ^ Busch, Anita (2015年9月25日). “John Goodman Joins Cast Of ‘Kong: Skull Island’”. deadline.com2015年9月25日閲覧。
  28. ^ Kroll, Justin (2015年9月25日). “Thomas Mann Joins 'Kong: Skull Island' (Exclusive)”. Variety2016年7月23日閲覧。
  29. ^ Pedersen, Erik (2015年10月1日). “'Kong: Skull Island' Adds John Ortiz & Shea Whigham”. Deadline.com2015年10月17日閲覧。
  30. ^ Pedersen, Erik (2015年10月13日). “Eugene Cordero Heads To 'Kong: Skull Island'; Amiah Miller Joins 'War For The Planet Of The Apes'”. deadline.com2015年10月17日閲覧。
  31. a b 『キングコング:髑髏島の巨神』ジョーダン・ボート=ロバーツ監督と『シン・ゴジラ』樋口真嗣監督の怪獣夢対談が実現!”. ビーグルザムービー (2017年2月8日). 2017年2月8日閲覧。
  32. a b ジブリ、エヴァ、ワンダと巨像…新生「キングコング」監督、オタク要素を全部ぶち込んだ!”. 映画.com (2017年2月22日). 2017年2月22日閲覧。
  33. ^ 新『キングコング』は『もののけ姫』要素タップリ!親日監督、日本の反応に興味津々”. シネマトゥデイ (2017年1月19日). 2017年2月8日閲覧。
  34. a b 樋口真嗣、来日した「キングコング」監督の“オタク度”に太鼓判「彼は本物」”. 映画.com (2017年2月7日). 2017年2月8日閲覧。
  35. ^ GACKT、アフレコど緊張の佐々木希に「かわいいね」 「『ジュラシックパーク』の20倍面白い」”. エンタメOVO (2017年2月16日). 2017年2月16日閲覧。
  36. ^ 『キングコング』登場モンスターのモチーフは『エヴァ』の使徒・サキエルとカオナシ”. Cinema Cafe (2017年2月7日). 2017年2月8日閲覧。
  37. ^ Mann, Thomas (2016年3月18日). “That's a wrap. 📷 by @tutututuuuu”. Instagram.com2016年3月20日閲覧。
  38. ^ 'Kong: Skull Island' spotted filming at Kualoa Ranch in Hawaii”. On Location Vacations (2015年10月23日). 2015年10月26日閲覧。
  39. ^ Gordon, Mike (2015年12月17日). “King Kong movie filming closes Chinatown streets”. 2015年12月17日閲覧。
  40. ^ 'Kong: Skull Island' moves from Hawaii to Australia”. On Location Vacations (2016年1月20日). 2016年1月26日閲覧。
  41. ^ Simonot, Suzanne (2016年1月24日). “Kong: Skull Island cast and crew wanted as filming continues”. Gold Coast Bulletin2016年1月26日閲覧。
  42. ^ Ford, Rebecca (2014年12月12日). “Universal Pushes King Kong Film to 2017, Dates Great Wall Movie for 2016”. hollywoodreporter.com2014年12月13日閲覧。
  43. ^ Fleming Jr., Mike (2015年9月10日). “King Kong On Move To Warner Bros, Presaging Godzilla Monster Matchup”. Deadline2015年9月10日閲覧。
  44. ^ Masters, Kim (2015年9月16日). “Hollywood Gorilla Warfare: It’s Universal vs. Legendary Over ‘Kong: Skull Island’ (and Who Says "Thank You")”The Hollywood Reporter 2015年9月17日閲覧。
  45. ^ “Legendary and Warner Bros. Pictures Announce Cinematic Franchise Uniting Godzilla, King Kong and Other Iconic Giant Monsters” (プレスリリース), Legendary Pictures, (2015年10月14日2015年10月14日閲覧。

外部リンク[編集]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.