Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/09/2014

Những ngày Chủ Nhật đáng nhớ trong Tháng Chín : 2/9/1945, và 14/9/1958

Tháng Chín. Tháng Chín mùa thu. Tháng Chín mùa cách mạng. Tháng Chín mùa đến trường. Tháng Chín vàng hoa cúc,....Có những lối nói dạng thành ngữ hiện đại đại khái như vậy trong tiếng Việt.

Tháng Chín còn có 2 cái Chủ Nhật đáng nhớ.

03/09/2014

Một dòng quan trọng đã được lược bỏ trong Trần Dân Tiên: chậm chút, là người khác lên đọc Tuyên ngôn

Góp phần để giúp Việt Minh sớm thoát ra khỏi trận đánh ác liệt với tàn quân Nhật Bản và lính bảo hoàng của hoàng đế Bảo Đại tại Thái Nguyên, là một người Mĩ và đồng đội của anh đang chiến đấu bên cạnh bác Văn (xem lại ở đây). 

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : nhóm SMAP biểu diễn, kèm lời dịch tiếng Việt

Nhằm đúng dịp quốc khánh, báo chí lại tiếp tục ra trận với ngoại cảm (Bích Hằng, Trần Phương)


02/09/2014

Nhiều vùng đã có phong tục mổ lợn và chia thịt, vào ngày Tết Độc Lập

Tôi hay đi dự những lễ lạt, ở chỗ này chỗ kia. Cũng nhờ thế, được uống các loại rượu lễ khác nhau của nhiều vùng miền. 
 
Cảnh chia thịt trong phạm vi làng bản hay liên làng bản thì cũng đôi khi dự. Một ít thì đã văn bản hóa thành bài vở từ hồi thế kỉ XX rồi (bây giờ thế kỉ XXI mà). 

01/09/2014

Ngoài Trần Trọng Kim, lúc đảo chính tháng 3 năm 1945, người Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa

Lúc đảo chính vào tháng 3 năm 1945 để hất cẳng Pháp, tựa như ngoài con bài Trần Trọng Kim, quân đội Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa. Muốn đưa lên làm thủ tưởng ngay. Là nhà văn, có tham gia hoạt động báo chí với nhóm anh em Nhất Linh (nhưng không phải một người trong các anh em này).

Mà cũng lại là họ Trần. Nhưng vị này, theo lời nguyền của ông thân (trót ra làm quan cho Pháp), mà không nhận. Không muốn làm đầu sai cho bất cứ thế lực nào.

Hoàng phi giá lâm

Hội Bách Việt ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, có một hội nghiên cứu tập hợp các nhà nghiên cứu Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, mang tên Hội Bách Việt. Dĩ nhiên là hội nghiên cứu về Việt Nam.

Một người Việt Nam đã từng đến và nói chuyện chuyên đề tại hội nghiên cứu này là Phạm Xuân Nguyên. Anh cũng là người Việt Nam duy nhất cho đến thời điểm hiện tại (8/2014) phát biểu tại hội nghiên cứu này. Đó là hồi năm 2003, lúc anh Nguyên ở Tokyo, thì hội đã được mời xuống Osaka (trụ sở hiện tại của Hội Bách Việt ở đây), và nói về chủ đề văn học đương đại Việt Nam. 

31/08/2014

Trước khi tìm ra tổ tiên của loài người là LỢN và ĐƯỜI ƯƠI, thì người ta đã biết người vượn Bắc Kinh không phải tổ tiên của người Hán

Tìm ra tổ tiên của loài người là LỢN và ĐƯỜI ƯƠI là năm 2013 (đọc lại ở đây).

Lịch sử Việt Nam bây giờ bị xuyên tạc bằng tiếng Mỹ (Hà Văn Thùy vs Liam, 2/2014)

Toàn văn của câu trên là: "Lịch sử Việt Nam từng bị xuyên tạc bằng tiếng Tàu, tiếng Tây và bây giờ bằng tiếng Mỹ. Đấy là sự thật đắng cay không ai chối cãi được !".

Còn toàn bài thì đọc ở dưới (từ tháng 2 năm 2014, tức là trước một chút so với thời điểm tranh luận sôi nổi về cuốn sách của Tạ Đức, và cũng là trước cuốn vừa ra của Hà Văn Thùy).

Lại về Nguyễn Trãi đi trước Stalin, sớm hơn và đầy đủ hơn

Không biết là Phan Ngọc gây ảnh hưởng cho Nguyễn Thanh Giang. Hay là ngược lại ? Muốn biết rõ thì phải xem. Nhưng rõ ràng, từ đầu thập niên 1990, cụ Phan Ngọc thì đã phát minh rằng Nguyễn Trãi đưa ra định nghĩa về dân tộc sớm hơn Stalin.

Đại khái Phan Ngọc đã viết: "Nguyễn Trãi…trước Stalin 465 năm đã thấy dân tộc là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý (“Núi sông bờ cõi đã chia”), phong tục (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”), chính quyền thống nhất (“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”)".

Quan điểm trên của Phan Ngọc vào năm 2010 gặp sự phê phán gay gắt của Liam (Lê Minh Khải), đến mức Liam bảo cuốn sách của cụ là "hỏng kinh khủng".

UBND

Hầu như các văn bản chính thức (văn thư, tài liệu hành chính, in trên giấy và trên mạng) bây giờ thường viết tắt UBND. Có lẽ là cách viết tắt, trở thành phổ biến, bắt đầu khoảng từ năm 2000 đến nay.

Trước năm 2000, tựa như đều viết đầy đủ là "Ủy ban Nhân dân" hay "Ủy ban nhân dân".

Bây giờ, như kí hiệu của tiền tệ hay gì đó, thành "UBND". Cũng là tiện cho viết, và mọi người đều quen. Trở thành tự nhiên như nhiên.

30/08/2014

Viết lại lịch sử Trung Hoa (sách mới của Hà Văn Thùy, giới thiệu của Nguyễn Đức Hiệp)

"Bằng công trình của mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của thế giới" (Nguyễn Đức Hiệp).

Sách đang rao bán trên amazon, với giá hơn 20 đô.

Hôm trước, đã đưa về đây bài về cây thanh hao của Nguyễn Đức Hiệp năm 2006 (bà con ở Vĩnh Phúc mùa này gặp họa với cái cây này). Hôm nay, là bài giới thiệu của cùng tác giả cho cuốn sách vừa ra lò của bác Hà Văn Thùy.

Từ ngày trao đổi về những đại phát kiến vĩ đại của ông Trần Đại Sỹ, tức là từ sau năm 2002, thì ông Bàn Tân Định (chuyên môn về di truyền học) không còn thấy xuất hiện nữa. Nếu bây giờ, ông trở lại thì hữu ích biết bao.

Người quân tử làm việc thiện, ví như là ăn cơm : Đi gặp Đoàn Huyên ở Hà Nội - 2

Gặp Đoàn Huyên và Đoàn Triển ở Hà Nội, đúng là nhân duyên (đã nói ở entry trước, viết từ hồi tháng 4 năm 2013).