Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

19/11/2016

Chuyện cũ nhiều năm trước : luận tranh về chuyện nói ngọng và chữa ngọng của các nhà ngôn ngữ Đại Việt

"Không thể và không cần sửa"
(Trần Trí Dõi, 2011)

"Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại."
(Nguyễn Văn Hiệp, 2011)


Đúng vậy, chuyện đã bàn rôm rả trên mặt báo từ nhiều năm trước.

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).

31/08/2016

Tiếp tục câu chuyện trẻ con Đại Việt thế kỉ 21 nên học chữ Hán ở mức như thế nào (ý kiến Huy Nguyễn)

Hôm qua đưa bài của Đoàn Lê Giang. Đang muốn đọc một bài ngược ý của anh Giang, nhưng phải là bài hoàn chỉnh từ góc nhìn giáo dục hiện đại.

Bài phê Đoàn Lê Giang thì càng tốt. Để thử xem, thực sự có cần cho bọn trẻ Đại Việt thế kỉ 21 học chữ Hán hay không.

Bây giờ là một tác giả khác, mà tôi đọc lần đầu tiên.

13/01/2016

Chữ quốc ngữ với vùng ven, hay Bình Định với chữ quốc ngữ

Có một hội thảo như vậy đã diễn ra.

"Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015."

09/04/2015

"Đại cục" và "tồn dị" : giải nghĩa những từ mới sẽ xuất hiện nhiều từ năm 2015

Khoảng thời gian gần đây thì chữ được đặc biệt chú ý trên không gian thông tin là ĐẠI CỤC大局. Bên cạnh đó, là TỒN DỊ 存异 .

Chữ đầu, trực dịch là CỤC LỚN. Nghĩa thực là gì phải đọc tiếp.

07/04/2015

Tiếng nói và trách nhiệm của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ở đâu, trong vụ thảm sát cây xanh ?

Báo chí vừa đưa tin: Hà Nội giới thiệu nhân sự làm Chủ tịch HĐND TP (toàn văn đọc ở dưới).

Trong vụ thảm sát cây xanh đang diễn ra ở Hà Nội hiện nay, chưa thấy tiếng nói và trách nhiệm của HĐND TP đâu cả (HĐND TP nguyên lối viết tắt của văn bản hành chính và báo chí bây giờ).

20/02/2015

Năm Mùi kể chuyện Dê (con 35, tuổi 35, và lẩu 35)

Trong tiếng Việt hiện nay, để chỉ Dê, thấy có từ "35" (ba nhăm, ba lăm, ba năm). Lẩu dê có khi được gọi cách khác, thành ra "lẩu 35".

Nhân năm Dê, có một bác đưa định nghĩa thế này:

"Ở Việt Nam ta, lâu nay xuất hiện một lọai nữa. Nó cũng nhiều mỡ bụng, nhưng không ăn cỏ, không đoái hoài đến các lọai lá, dù non và ngon đến mấy. Mà chỉ uống bia, thích xơi hải sản, thích thịt rừng. Nó không kêu be be, mà chỉ thích hát karaoke rồi kêu he he. Người ta gọi con đó là con 35".

Con 35 này là một con khác rồi đấy.

Nhưng mà, chưa hiểu vì sau lại là "35". Có thể là tính từ hổ (dần) là 30, rồi tính đến(mùi), thì được con số 35. Hẳn vậy ?

13/02/2015

Một từ mới trong tiếng Việt, hay là thêm nghĩa của một từ cũ : BẠN ĐỜI

Thường thì chữ "bạn đời", theo nghĩa quen trước nay, là chỉ hoặc là chồng hoặc là vợ của một ai đó. Nhưng, bây giờ, rõ nhất qua hình ảnh gia đình của ông tân Đại sứ Mĩ tại Việt Nam, chúng ta đã thấy: bạn đời chưa hẳn là "chồng" hay cũng chưa hẳn là "vợ".

Con người ở thế kỉ 21 quả đã khác thế kỉ 20 và cả hai mươi thế kỉ trở về trước.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường từng dùng chữ "giống giữa".

14/01/2015

Nghe ông Khải người Tây nói về những tính cách của nhà khoa học: điên rồ, đam mê, giang hồ

Quanh đi quẩn lại, có 2 ông Khải. Hôm trước, là ông Khải người Tây nói tếu bằng tiếng Việt (xem lại ở đây).

Hôm nay, trở lại ở ông Khải đầu tiên. Và xem clip do chính ông phổ biến trên mạng.