Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đàm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đàm. Hiển thị tất cả bài đăng

24/09/2014

"anh Ba" và bà Bảy Vân, đây mới là tư liệu xác thực

Mỗi lần bà nhắc đến phu quân, bà dùng chữ "anh Ba" rất đỗi trìu mến. Lần đầu tiên thấy được hình ảnh của , nghe giọng bà nói, và cách dùng từ trìu mến như vậy.

Tư liệu xác thực, đã đưa lên lúc giàn khoan 981 lừ lừ tiến vào Biển Đông.

09/04/2014

Viên đá góc đền Hùng - 7 : Thêm một tư liệu thú vị nữa

Viết dần dần từ 6/4/2014


"Nơi Lạc Long Quân đem con xuống biển chính làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ). Nơi Âu Cơ đem con lên núi là làng Hiền Lương, huyện Sông Thao, Phú Thọ. Ngày nay ở Bình Đà (miền xuôi) hiện còn đình thờ Lạc Long Quân, và làng Hiền Lương (miền ngược) hiện có đền thờ Âu Cơ"

(tác giả Liêm Quế, 2009)

Phú Thọ, 19/9/1954

27/03/2014

Đấu lại cả thế giới, bằng dép lốp, nỏ thần, và nỏ mồm

Nỏ thần, nỏ mồm là hai từ mới, vừa đi mượn về. Dép lốp thì rõ ràng cũ hơn, nhưng vẫn là đi mượn. Chỉ gia công một chút xíu, bằng cách xếp chúng vào một hàng với nhau.

Đại ý nỏ thần thì như sau:

Nỏ thần ấy được trang bị cùng dép lốp, để ta bay vào vũ trụ.

Còn nỏ mồm thì có thể theo các nghĩa sau (phỏng theo từ điển tiếng Việt): 1. Binh khí hình như cái cung, nhưng cũng lại giống luôn cái miệng người. Khác với nỏ thần, nỏ mồm chuyên bắn đạn lời, kể cả văng tục; 2. Cái miệng đã nói mỏi, tới mức khô toàn bộ vòm họng và gẫy luôn cả lưỡi. 

Đại ý cứ lảm nhảm, huyên thuyên, liến thoắng, đủ trò đủ cách, đến độ khô môi héo lưỡi. 
NỎ MỒM NỎ MIỆNG trong cuốn từ điển tiếng Việt in năm 1931

24/03/2014

Đức Phật Bà đã xuất hiện

Có khi người ta gọi bà Phật Mẫu. Nhưng nghiêm cẩn mà xưng danh trong đạo thì đó là: "Cao Đài đại đạo nữ phối sư Madame Nguyễn Ngọc Thơ" (Cửu thiên huyền nữ giáng sanh).
Trích từ cuốn sách in năm 1929, tại Sài Gòn
Bà là "bà/madame Nguyễn Ngọc Thơ", tức phu nhân của ông Nguyễn Ngọc Thơ. Chúng đệ tử xưng danh tôn kính theo tên của người chồng.

25/02/2014

Rớt kiếm : Chiêu thức cho năm Giáp Ngọ 2014 và những năm tiếp theo

Chỉ là ghép những bức hình đã có lại với nhau, để thành một câu chuyện. Tất cả đều trong phạm vi hài. Mua vui cũng được chừng nửa trống canh. Ý tưởng và một phần giáo trình là của thầy Thiên Lý (cần xem trước bên thầy Thiên Lý rồi đọc tiếp bên đây).


Đi đến bước đường cùng, cạn kiệt tất cả, người ta chỉ còn biết trông và cậy vào ông Bao Công hiện hình trên tường:

1330597057-chuyen-la-1.jpg

09/11/2013

Đề nghị VTV cho chiếu phim tư liệu đã hoàn thành năm 2008 : "Đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng tôi tìm đến Người"


Có một bộ phim như vậy, do chính VTV sản xuất. Đã hoàn thành năm 2008. Nhưng VTV hình như chưa cho phát sóng bao giờ (nhờ các bạn xác nhận giùm). 

Chính những cái hình, như dạng sau đây, là được cắt ra từ bộ phim ấy.



Tôi đã xem. Nhưng mong nó được chiếu rộng rãi, cho nhiều người quan tâm được cùng xem. Tốt nhất, nên để Thu Uyên của VTV là người nói mấy lời trước khi chiếu (chỉ nói mấy lời như là người phụ trách chương trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, còn thì sau đó là toàn bộ phim; tự phim đó, do chính người của VTV sản xuất, viết toàn bộ lời bình, nên không cần thêm thắt gì).

Hai nắm đất đen tròn và nhỏ nhìn từ một góc khác

Hôm trước, vào ngày 6/11/2013, báo chí đã công bố cái ảnh sau:


01/11/2013

Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó

Từ lúc vô tình biết được rằng, tạm thời, Bộ Quốc phòng Việt Nam hình như không có một số Đại tướng và Đại tá quen biết trước nay, lại thử đọc tờ báo là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, lướt lướt, xem sao. 

Chỉ lướt thế thôi, cũng tìm ra nhiều thứ khá vui cho thấy: có cả một khoảng thời gian không thể nói là ngắn, Bộ Quốc phòng Việt Nam vốn khá thân thiện với giới ngoại cảm. Thái độ trọng thị có thể thấy rõ.

Các nhà ngoại cảm được huy động vào việc tìm hài cốt của các liệt sĩ (thường là lâu rồi; có niên đại xa với ngày nay nhất, có lẽ, là trường hợp thủ cấp cụ Phùng Chí Kiên: hi sinh năm 1941, mãi năm 2008 mới đi tìm). 

Không những thế, họ còn được mời để tìm ra cho bằng được những người vừa mới mất. 

21/10/2013

Trên báo Công Thương, cụ Vũ Khiêu khóc tướng quân (2013)

Thấy một vài đoạn lẻ, cho là của cụ, ở một vài chỗ khác, còn bán tín bán nghi. Bây giờ đã thấy nguyên bài trên tờ Công Thương. Cụ kí tên ở cuối bài. Qua bài, được biết: sắp tới, Hồi kí của cụ sẽ ra mắt bạn đọc.

Để đọc tham khảo, có thể xem lại bài nhà thơ Hữu Loan khóc tướng quân.