Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.
Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.
1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.
2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !
Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).
3. Hôm qua, Thứ Bảy ngày 11 tháng 4 năm Lệnh Hòa thứ hai (2020), cai đám của làng Hamakubo đã đi tới đền Hikozan.
Bùa thần từ đền Hikozan đã được mang về làng rồi.
Và cũng đã được đóng vào 4 góc làng. Các nhà cai đám sẽ thực hiện việc này với sự trợ giúp của ban lí dịch.
Người làng cầu mong là Cô Vy sẽ bị cản lại, không xâm phạm vào bên trong làng.
Nhật Bản vừa hiện đại lại vừa truyền thống, chính là từ những việc cai đám này.
Nhật Bản vừa hiện đại lại vừa truyền thống, chính là từ những việc cai đám này.
4. Ngày xưa, có lần chúng tôi đi xe bán tải, do một ông thích rượu lái. Nhưng khi đã lái đưa anh em đi lễ đền lớn mang bùa thần về cho làng, nên trách nhiệm lắm, đã phải cai rượu mấy ngày liền.
Đến lúc đóng xong cái bùa cuối cùng, thì ông ghé tai bảo: "Giao này, tí qua uống rượu ở nhà tớ nhé. Nhịn rượu mấy hôm nay rồi. Nay có món nhắm cậu thích".
Bây giờ, là nhìn ngắm từ xa ngôi làng cũ. Nhớ về món nhắm sau khi hoàn thành công việc đóng bùa đủ 4 góc làng, đó là shashimi và dưa muối từ củ cải lớn (gọi là taku-wan).
Món taku-wan vốn là tên một ông sư của phái Lâm Tế. Nhà sư ấy là người đã chế ra món dưa muối đặc biệt trên. Tương truyền là vậy.
Ảnh và văn ở dưới đây là của bác gái Matsumoto đang sống ở trong làng (lần trước, bác ấy viết về việc con gái đến trường vào mùa Cô Vy rồi tiện tay làm luôn một bài thơ, đọc lại ở đây).
Đại khái đền lớn Hikozan có thể tưởng tượng như sau (từ trang của nhà đền):
Ngày 12 tháng 4 năm 2020,
Giao Blog
---
英彦山へ代参り。
私の住む集落の慣しで、
毎年、ある占いで決まった役どころの者が、集落の代表としてお参りする。
光栄なことに!
今年の英彦山参りのお役をいただいたワタクシ。
毎年、ある占いで決まった役どころの者が、集落の代表としてお参りする。
光栄なことに!
今年の英彦山参りのお役をいただいたワタクシ。
***
慣しというのは、
英彦山
太宰府天満宮
愛宕神社
志賀海神社
櫻井神社
太宰府天満宮
愛宕神社
志賀海神社
櫻井神社
それぞれの縁起日に、2〜3名で詣でてお札をいただき、帰ったら、集落の入口(隣集落との境界)3カ所にお札を立てるというもの。
そのお札が集落への災いを防ぎ、安寧を守って下さるという。
そのお札が集落への災いを防ぎ、安寧を守って下さるという。
いつの時代にも災いは起こってきた。
その度に、焦り、翻弄され、涙を流し、励まし合い、なんとか乗り越えてきたのだろう。
雨風に晒された立札の向こうに、重ねてきた祈りの時をみる。
その度に、焦り、翻弄され、涙を流し、励まし合い、なんとか乗り越えてきたのだろう。
雨風に晒された立札の向こうに、重ねてきた祈りの時をみる。
コロナもこれで防げるか?
いやいや、もちろん、科学的にはNOだろう。
いやいや、もちろん、科学的にはNOだろう。
しかし、
yesとnoとの間をたゆたうような慣しが、
今も暮らしの中にあることが、
私には居心地いいなぁ。
yesとnoとの間をたゆたうような慣しが、
今も暮らしの中にあることが、
私には居心地いいなぁ。
…など、しみじみ思いながら、
篠竹を切り、お札を決まった場所へと供え、手を合わせる。
篠竹を切り、お札を決まった場所へと供え、手を合わせる。
皆々さま、どうぞ安寧な時を
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.