Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào ngày hôm nay, Thứ Hai ngày 25/1/2021. Những con phố trong thành phố thủ đô rực rỡ sắc cờ tổ quốc. Loa phát thanh của tổ dân phố chúng tôi đã nhắc việc treo cờ tổ quốc trong dịp Đại hội Đảng từ nhiều hôm trước. Tổ dân phố bên cạnh do tổ trưởng là một trung niên nên thạo công nghệ, mà có lợi ích nhãn tiền, thông báo việc treo cờ và nhắc lại, đều qua mang zalo của tổ dân phố.
Tính sang âm lịch, hôm nay là ngày 13 tháng Chạp năm Canh Tí.
Trận mưa nhè nhẹ đêm 24/1 cũng đủ làm ướt các con phố nho nhỏ. Nhiệt độ trong phòng lên tới khoảng 21-22.5 độ. Lúc này, 23h thì là 22.5 độ. Có cảm giác ấm và khá ẩm. Gió lặng nên loạt cờ treo ở con ngõ chạy trước cửa nhà cũng chỉ lặng yên.
(đang viết)
(các tư liệu về khách mơì sẽ đưa lên)
----
THÔNG TIN CÁC NGUỒN SAU KHI ĐẠI HỘI KẾT THÚC
11.
国民の支持獲得に苦心するベトナム共産党
国民の支持獲得に苦心するベトナム共産党
Wedge 2021/2/19
ベトナム共産党第13回総会が、1月25日に開幕し2月2日に閉幕した。最大の焦点であった書記長人事は、グエン・フー・チョン書記長(国家主席を兼任)が、異例の3期目続投ということに決まった。党規では、書記長の任期を連続2期10年までとしており、南北統一以来初となる異例の措置である。
過去5年間、ベトナムは政治的安定を維持し、7%前後の高い成長率を達成してきた。新型コロナウイルス対策も見事であり、昨年の経済成長率は2.91%であった。
こうした高い経済率にも拘わらず、なぜ共産党がベトナムを統治しているかについて疑問を持つ国民が増加している。ベトナムでは日本のように世論調査の結果が公表されることはないが、2018年に死去したベトナム歴史協会会長のファンフィレ氏は、「1975年の南北統一後、国民の共産党統治に対する不満はこれまでになく大きくなっている」と語っている。
その要因は、70%以上の国民がベトナム戦争終了後(75年)の生まれであり、45歳以下のベトナム人にとって「国の統一」のために共産党が果たした重要な役割は歴史の中の出来事になってしまっていることである。また、急速な経済発展と共に国民の間に「不平等感」(機会の平等がない)や「経済格差」が拡大している点で挙げられる。
ベトナム共産党はこれらの点を認識し、この5年間、政治改革や汚職対策をはじめ様々な改革に取り組んできた。
ベトナムと中国は、共産党一党統治という「器」は似ているが、統治方法等の「器の中身」は全く違う。ベトナムは独立後一貫して集団指導体制であり、少数民族の言語や文化も尊重している。FacebookやGoogle、Yahooにもほとんど規制はない。習近平体制下の中国では独裁、全体主義傾向をますます強めているが、ベトナムは国民の意向を出来るだけ尊重する「国民第一主義」ともいえる統治を維持している。ベトナム共産党は柔軟である。
ただ、ベトナム共産党はこうした柔軟性を変更しようと試みているらしい。1月23日付けのエコノミスト誌の記事‘Vietnam’s Communist Party is in a weaker position than it seems(ベトナム共産党は、見かけより弱い立場にある)’は、「過去5年間に280名の人が反国家活動を理由に逮捕された(その前の5年と比較して68名の増加)。党は国営プレスに対して「市民社会」や「人権」というフレーズをページから消すように指示した。10月には政府は、「悪意ある投稿」の除去という要請の内95%に応じる確約をFacebookから取り付けた」と報じている。この取り締まりは、共産党がいかに国民の不満を心配しているかを示すサインであると見ることができる。
共産党は、1980年代に中央計画経済から市場経済への移行を開始して以来、統治の正統性の根拠を所得増においてきた。ベトナムは新型コロナのダメージを克服して、今年5.2%成長するとの予測もある。しかし、前出のエコノミストの記事によれば、7%成長に早期に復帰できなければ、労働市場への新規参入者の吸収に苦しむことになり、同時に、不平等が広まっている。同記事は「いくつかの州では、上位20%の富裕層は、最貧困層20%の20倍以上の所得を得ている。慈善は、誰が党の書記長に選出されようとも重要な考え方である」と指摘する。
いずれにせよ、3期目となるグエン・フー・チョン書記長率いる共産党新指導部が、政治改革と経済改革を今後どのように継続するか、米中覇権争いの中でどのような対外政策を打ち出すかは、東南アジア地域だけでなく日本の将来にも大きな影響を及ぼしうる。
岡崎研究所
10. Một Fb Lê Nguyễn Hương Trà khác thì vẫn lên bài
https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de
Chép 09/2/2021
"
https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215603099945276
"
9. Từ sáng 9/2/2021, Fb Lê Nguyễn Hương Trà khóa các bài cũ
https://www.facebook.com/cgdlhuongtra/
Hiện bài đầu tiên khi mở trang là bài sau:
"
"
https://www.facebook.com/cgdlhuongtra/posts/696139737711172
8.
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021
Ai nào không cho ông Trọng về?
Kết thúc đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí.
"Tôi cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi. Tôi đã xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên phải chấp hành".
Như vậy ông Trọng đã xin nghỉ nhưng đại hội đảng lần thứ 13 vẫn bầu ông tái cử.
Cần phải làm rõ vấn đề, ông Trọng có xin nghỉ hay không, ông xin nghỉ lúc nào, xin nghỉ bằng hình thức nào, đề đạt nguyện vọng nghỉ ở đâu, ai là người đề nghị ông tái ứng cử ?
Bởi theo quy chế 244 mà chính ông Trọng đã ban hành và áp dụng khoá 12 trước đó, là những người đã làm đơn xin nghỉ, nếu ở đại hội mà có trên 30% ý kiến đề nghị ông tái cử, đại hội sẽ bỏ phiếu xem có đồng ý cho ông nghỉ không, nếu số phiếu không đồng ý cho nghỉ, thì thêm cuộc bỏ phiếu nữa xem có đồng ý cho ông làm ứng cử viên tái cử không, nếu qua nốt vòng này thì mới đến vòng có bầu ông vào trung ương khoá mới không.
Tất cả những tin tức từ trước đến khi đại hội chấm dứt, không hề có một tin tức nào nói rằng ông Trọng xin nghỉ cả. Bởi nêú ông thực sự xin nghỉ và làm đơn trình trung ương đảng, bắt buộc ông tái cử phải qua những quy trình mà quy chế 244 do ông soạn ra. Đại hội 13 vừa qua thời gian, hoạt động được cập nhật trên báo chí công khai, không có đoạn nào theo quy chế 244 được áp dụng. Vậy khẳng định chắc chắn rằng ông Trọng không hề làm đơn xin rút và đại hội bầu ông vì ông có tên đứng đầu trong danh sách mà BCT, trung ương 12 đưa ra. Ông nói quá trình bầu cử như sau ;
"Lần này các anh chị thấy tất cả bầu một lần là xong đầy đủ các chính thức và dự khuyết. Hôm qua họp Ban chấp hành Trung ương, dự kiến họp cả ngày, nhưng có buổi là xong, bầu Bộ Chính trị, Ban bí thư, Tổng bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra trung ương… rất nhanh, thống nhất cao. Ra đại hội thảo luận cả ở tổ và trên hội trường rất nhanh."
Bầu một lần là xong, vậy không có quy trình bỏ phiếu không cho nghỉ và bỏ phiếu giới thiệu tái ứng cử ở đại hội đối với bất cứ trường hợp nào, đại hội kết thúc nhanh chóng sớm hơn dự định.
Ông Trọng đợi đại hội kết thúc và mình được bầu lại làm tổng bí thư và phát biểu mình muốn rút mà đại hội không cho, đó là nói dối trá trắng trợn. Trên cương vị tổng bí thư đứng đầu BCT, trung ương 12, trưởng tiểu ban nhân sự 13, trưởng ban quy hoạch cán bộ chiến lược...ông Trọng đã tự xếp mình là ứng cử viên duy nhất cho ghế tổng bí thư khoá 13. Đại hội không bầu ông thì vỡ đảng, vì không có ứng cử viên thứ hai, không bầu ông thì không có tổng bí thư, không có tổng bí thư thì đảng tan vỡ.
Quy trình bầu cử đại hội lần này được đếm bằng phần mềm máy tính, ai cũng biết sử dụng phần mềm máy tính rất dễ dàng cho việc ăn gian phiếu bầu. Máy ra kết quả là công bố luôn và chuyển sang phần nội dung khác, không có cơ hội nào để cho thắc mắc, nghi ngờ được làm rõ.
Nhưng đại hội cũng không bầu ông làm tổng bí thư, họ chỉ bầu ông ở lại trung ương khoá 13. Bằng chứng đại hội không thông qua việc sửa đổi điều 17 của điều lệ đảng là không ai được làm tổng bí thư 3 lần liền nhau. Việc bầu ông làm tổng bí thư khoá 13 là do trung ương 1 khoá 13 bầu.
Trung ương khoá 13 với 200 đảng viên đã bất chấp điều lệ đảng, phớt lờ coi như không có điều này để bầu ông. Rồi ông nghiễm nhiên nhận chức TBT tiếp tục. Không báo chí, đảng viên nào có lời giải thích về sự phi lý này, tất cả đều tránh nói đến coi như không có điều lệ ấy.
Không những ông Trọng dối trá mà cả ban chấp hành trung ương đảng với 200 con người cũng như mấy triệu đảng viên đảng CSVN đều đồng loã với sự dối trá của người đứng đầu đảng.
Một cái đảng dối trá như vậy, một con người vô liêm sỉ trắng trợn như vậy mà lãnh đạo đất nước, chà đạp lên những điều luật của chính tổ chức của chúng. Không nói ai cũng hiểu chúng không coi pháp luật, hiến pháp là gì khi áp dụng với chúng.
Những bồi bút của ông Trọng dùng những lời lẽ bao biện như ông Trọng là người trong sạch, ông mà về không làm TBT thì đất nước không có ai dẫn dắt.
Hãy nhìn xem, ông Trọng được phiếu tín nhiệm thấp hơn nhiều người khác, thấp hơn cả ông Nguyễn Xuân Phúc rất nhiều. Ông Trọng trong sạch thì các người khác bẩn thỉu chăng? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là kẻ tham nhũng chăng ? Ông Phúc không xứng đáng lãnh đạo chăng ? Công cuộc chống tham nhũng là do mình ông Trọng làm chắc, nếu vậy ông chết là hết. Những người còn lại sẽ không tiếp tục phát huy công cuộc này ? Vậy thể chế CS lãnh đạo này phải chăng có một lỗ hổng lớn là việc chống tham nhũng chỉ phụ thuộc vào cá nhân đứng đầu nào đó, còn cá nhân đứng đầu trước đó và sau này không có gì bảo đảm họ sẽ chống tham nhũng?
Ông Trọng cầm cái và đã chiến thắng trong một canh bạc bịp, nếu còn chút tư cách hãy ngưng những phát biểu dối trá về việc ở lại của mình. Thiết nghĩ từ bây giờ ông nên chuyển giao dần quyền lực cho người được tín nhiệm hơn ông là ông Nguyễn Xuân Phúc, để ông Phúc kiêm nhiệm thêm trước ghế tổng bí thư khoá 13. Như thế mới chứng tỏ ông là con người không tham quyền cố vị, không lừa dối, bip bợp để ngồi lại ngôi cao. Chứ đừng đê hèn đẩy người tín nhiệm cao hơn mình, năng lực hơn mình, trẻ tuổi hơn mình vào cái ghế chủ tịch nước hữu danh vô thực để người ta không phát huy được năng lực, từ đó không có cơ sở đánh giá, khiến người ta uy tín giảm sút hơn mình.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2021/02/ai-nao-khong-cho-ong-trong-ve.html
7. Ngày 7/2/2021
"
"
https://www.facebook.com/vuphong.luuplv/posts/417063386217166
6. Sáng sớm 07/2/2021 (khoảng gần 2h sáng)
"
"
https://www.facebook.com/cgdlhuongtra/posts/722434285081717
5.
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa được Đại hội 13 bầu tiếp tục vai trò Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Giang Nguyễn phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích chính trị về Việt Nam và hiện làm việc tại Học viện quốc phòng Australia, về nhận định của ông trước sự kiện này.
Giang Nguyễn: Ông Nguyễn Phú Trọng lại được chọn làm Tổng bí thư Đảng CSVN, chức vụ quyền lực nhất ở Việt Nam. Đây là một sự tín nhiệm mạnh mẽ hay là kết quả của chính sách khéo léo của ông Trọng?
Carl Thayer: Cả hai điều đều không. Tôi nghĩ rằng nó là một dấu hiệu cho thấy hệ thống chính trị Việt Nam đang bị bệnh ‘xơ cứng động mạch’, và nó đang ngăn dòng máu mới dẫn tới não. Để lên vị trí cao nhất, bạn phải ở trong Bộ Chính trị 5 năm. Để vào Bộ Chính trị, bạn phải ở trong Ban Chấp hành Trung ương 5 năm. Trường hợp cụ thể này, có 19 thành viên của Bộ Chính trị được bầu vào năm 2016. Trong số đó, 5 người không còn nữa vì đã chết, bị bỏ tù hoặc sức khỏe yếu. Sau đó, với tuổi nghỉ hưu ở độ 65 tuổi, họ chỉ còn có sáu người để lấp đầy bốn vị trí (tứ trụ). Đối chiếu các tiêu chuẩn đề ra cho các vị trí này, chúng ta có thể nói rằng tất cả những người này có thể không thuộc ‘đội hình’ xuất phát từ ban đầu. Vì vậy, họ phải miễn trừ cho chính Tổng bí thư và người thứ hai là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để ông ấy có thể ở lại.
Còn nói rằng ai là người có quyền lực nhất sau Hồ Chí Minh, theo tôi đó là Lê Duẩn từ năm 1960 đến năm 1986. Tôi nghĩ ông ta là nhân vật chủ chốt với loại quyền lực đó. Từ đó đến nay chỉ có hai vị tổng bí thư là ông Nông Đức Mạnh và ông Trọng hoàn tất hết hai nhiệm kỳ. Nên nhiệm kỳ thứ 3 là chưa từng có. Tôi được một nhà báo ở Việt Nam cho biết rằng Đại hội đã thông qua một nghị quyết đặc biệt cho trường hợp của ông Trọng chứ đây không phải là việc sửa đổi các quy định của đảng về việc giới hạn ở hai nhiệm kỳ. Trên thực tế, điều tôi không biết là, liệu ông Trọng có thực sự sẽ phục vụ được 5 năm hay không? Chúng ta thấy tiền lệ đã được đặt ra vào năm 1996 khi Đỗ Mười vẫn tiếp tục ở lại, với sự hiểu biết rằng ông ấy sẽ từ chức khi tìm được người thay thế. Vì vậy, cuối năm 1997, một năm sau khi ông đắc cử, ông đã từ chức và Lê Khả Phiêu trở thành tổng bí thư.
Và tôi nghĩ rằng một phần lý do mà ông Trọng ở lại là vì Ban Chấp hành Trung ương cũ, mà bây giờ đã được thay thế, đã không đạt được sự đồng thuận, nhất trí cao về việc ai sẽ thay thế ông.
Giang Nguyễn: Giáo sư đã đề cập đến câu hỏi liệu ông Trọng có phục vụ đủ 5 năm hay không? Rõ ràng là sức khỏe của ông ấy có vấn đề, nên chúng ta không biết được điều đó có xảy ra hay không. Ông Trọng đã cố gắng định hình nhân sự lãnh đạo tương lai của Việt Nam như thế nào? Và triển vọng cho những cán bộ cấp tiến ra sao?
Carl Thayer: Thật ra thì ông Trọng đã làm việc đó từ 5 năm nay rồi. Nỗ lực của ông nhằm đào tạo các cán bộ chiến lược sẵn sàng trong tương lai là kết quả của việc xây dựng đảng mà ông đã làm luận án Tiến sĩ của ông thời Xô Viết, làm sao để tạo những con người “đúng” về tư tưởng và đạo đức theo đường lối của ông. Cái đó đã có rồi. Thêm vào đó là thói quen mà chúng ta đã thấy là luôn cố gắng đặt hạn ngạch về độ tuổi và giới tính, như giới hạn 12% phụ nữ. Bây giờ chỉ có một người trong Bộ Chính trị là phụ nữ, trước đó có ba. Và về nhóm tuổi, 70% phân bổ cho độ tuổi từ 50 đến 60, và 10% cho độ tuổi từ 61 trở lên, và phần còn lại dành cho những người dưới 50. Đối với tôi, đó là một trong những vấn đề gây ra xơ cứng động mạch. Từ lâu, tôi đã nói đùa rằng với một hệ thống chính trị như của Việt Nam, thì một thống đốc tiểu bang Texas không bao giờ có thể trở thành tổng thống. Nói cách khác, một bí thư tỉnh xuất sắc, một người xuất sắc trong bộ máy hành chính thế nào đi chăng nữa, dường như không có cơ hội vì họ phải đánh mốc thời gian trên một chiếc thang cuốn mà phải cần 5 năm để đi lên. Và sau đó lại tốn thêm năm năm dài nữa để lên tiếp. Đối với tôi đó mới thật sự là vấn đề.
Ông Trọng sẽ tiếp tục làm công tác xây dựng đảng và tất nhiên chiến dịch chống tham nhũng của ông cũng sẽ tiếp diễn không suy giảm bởi vì nó quá phổ biến ở Việt Nam. Như chúng ta thấy cả trăm cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật, cả ủy viên Bộ Chính trị. Chính ông Trọng đã từng đặt câu hỏi, làm thế nào mà hai Ủy viên Bộ Chính trị, như Đinh La Thăng, đã leo đến chức đó mà suốt thời gian dài không bị phát hiện trong việc quản lý sai trái và tham nhũng? Nên chiến dịch chống tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục làm ông ta bận tâm.
Giang Nguyễn: Vậy chiến dịch ‘đốt lò’ sẽ tiếp tục trong nước. Còn về chính sách đối ngoại chúng ta có thể mong đợi điều gì từ nhiệm kỳ thứ 3 của ông Trọng?
Carl Thayer: Ở Việt Nam thì các ứng viên không được bầu chọn vì chính sách của họ. Chính sách của Việt Nam đã được quyết định kể từ tháng 10 năm 2018, với khoảng 30 bản dự thảo báo cáo chính trị và 2.400 trang tóm tắt các ý tưởng và nội dung. Cụ thể chính sách bao gồm việc đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác và đấu tranh, sử dụng quan hệ đối tác chiến lược một cách chủ động, và tích cực hội nhập với hệ thống toàn cầu... Tuy nhiên, một trọng điểm mới là việc nâng cao hiệu quả của các cơ sở ngoại giao, tham gia nhiều hơn vào ngoại giao đa phương, ví dụ như thông qua các cơ chế do ASEAN và các thể chế khác dẫn đầu.
Nhưng có một yếu tố cần cân nhắc theo tôi nghĩ, vì người có khả năng được đề cử làm thủ tướng (Chúng ta phải chờ đến cuộc bầu cử vài tháng nữa để các thủ tục được thông qua). Các ‘cánh’ trong ban lãnh đạo, các quan chức cấp cao trong đảng và trong bộ máy nhà nước, họ sẽ muốn đảm bảo rằng nguyên tắc độc đảng không bị đảo lộn hoặc bị làm suy yếu.
Vì vậy, nếu đảng Dân chủ (của Hoa Kỳ), các quan chức hoặc thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu thúc đẩy nhân quyền, cánh này sẽ cảm thấy bị đe dọa. Trong nhiều thập kỷ nay ở Việt Nam, khi điều đó xảy ra, cánh này xích gần với Trung Quốc và họ lập luận ‘Trung Quốc không bao giờ đặt điều kiện lên chúng tôi. Họ không có tham vọng muốn thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta và chúng ta cần phải trung thành với chủ nghĩa xã hội’. Nói cách khác, chính sách đối ngoại của ông Trọng sẽ là một chính sách đối ngoại thận trọng.
Giang Nguyễn: Ông đã đề cập đến tình hình nhân quyền. Dưới thời ông Trọng các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ đã phải chịu sự đàn áp khốc liệt. Xu hướng này sẽ tiếp diễn?
Carl Thayer: Vâng, tôi nghĩ vậy vì có một điều đã thay đổi là hai năm về trước, luật an ninh mạng, vốn bị phản đối nhiều, đã bắt đầu có hiệu lực và chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều vụ bắt bớ và xét xử các nhà hoạt động tham gia các nhóm thảo luận trên mạng. Chúng ta không còn thấy các cuộc biểu tình trên đường phố và những loại biểu tình công khai khác đã tồn tại trước đây, như năm 1986, có Khối 8406, hay khi APEC được tổ chức. Bây giờ là chế độ trù dập. Chế độ không thể kiểm duyệt Facebook vì nó quá phổ biến. Họ muốn các nhà cung cấp dịch vụ và Facebook xóa những thông tin chống nhà nước và họ muốn biết ai là người phổ biến nó. Việc này sẽ còn tiếp diễn.
Bộ trưởng Bộ Công an nói rằng ông ấy có 10.000 quân, dù tôi nghĩ đó là một sự cường điệu, nhưng nói cách khác, có những hacker ủng hộ chế độ ở Việt Nam đã thực hiện chiến dịch tấn công từ chối dịch vụ và các loại tấn công khác vào các trang web được chỉ ra bởi Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an hoặc các dịch vụ bảo mật khác.
Cuộc tấn công này sẽ tiếp tục, bởi vì các thông tin trên mạng xã hội rất phổ biến, có thể lan rộng, khó có thể ngăn chặn nó, phá hủy nó như một tờ báo hay đột kích vào như một nhà kho.
Việt Nam đang nhắm đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, tất nhiên điều này làm tăng tầm quan trọng của mạng internet và các mảng kết nối điện tử khác, ví nó vốn là phương tiện để phổ biến những sáng kiến, tư tưởng mới. Hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng cần có một mạng Internet cởi mở để thực hiện nền kinh tế đang phát triển.
Giang Nguyễn: Giáo sư còn ghi nhận điều gì đáng chú ý nữa từ Đại hội Đảng 13?
Carl Thayer: Thứ nhất, báo chí đã hiểu sai ở chỗ Việt Nam không tiết lộ các đề cử thủ tướng, chủ tịch nước, v.v. Như tôi đã nói, Bộ Chính trị mới được bầu ra có nhiệm vụ của họ, và chúng ta biết là họ sẽ để cử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước. Ông ấy, cũng như các ứng cử viên khác, sẽ phải ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử. Ông ấy sẽ thắng, Quốc hội sẽ họp, họ sẽ bầu chủ tịch quốc hội. Chủ tịch quốc hội sẽ đề cử chủ tịch nước, họ sẽ bầu ra chủ tịch nước. Chủ tịch nước sẽ đề cử thủ tướng và ông ấy sẽ trình nội các của mình. Vì vậy chúng ta phải đợi đến khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 cho việc đó xảy ra.
Thứ Nhì, tôi không nghĩ rằng mọi người đã phân tích vì sao có 18 người trong Bộ Chính trị. Trước đây, các nguồn tin người Việt của tôi cho biết đó là một con số không ổn định, một con số lẻ. Thật khó để có được một đa số rõ ràng. Điều đó có nghĩa là chúng ta biết rằng họ đã nhắm tới con số 19. Tại Hội nghị Trung ương thứ 14, theo nguồn tin của tôi, họ có ít nhất 22 tên để bầu chọn, và những người được 50% cộng một sẽ vào Bộ Chính trị. Rõ ràng sau Hội nghị Trung ương 14, họ đã loại bỏ một số tên, bổ sung một số người mới và họ không tìm được một người thứ 19 vào Bộ Chính trị với 50% cộng một phiếu bầu. Điều đó thật đáng ngạc nhiên.
Vì vậy phe quân đội gia tăng sức mạnh trong Ban Chấp hành Trung ương là một điều đáng chú ý.
Giang Nguyễn: Rất cảm ơn Giáo sư Carl Thayer.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-phu-trong-election-shows-vn-communist-party-suffers-arterial-sclerosis-prof-thayer-02012021183345.html?fbclid=IwAR3kqkG84hQNw0pvITaWfpqypgfeum3aMLw6V2lpg3_bCHQR9nfcdn79eN4
4. Ngày 6/2/2021
Ông Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư.
Sáng nay, 6/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với ông Võ Văn Thưởng.
Cùng tham dự buổi Lễ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương.
|
Cụ thể, tại Quyết định 01, Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Thay mặt các nhân sự nhận nhiệm vụ, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu, trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông cũng cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng phân công nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng vào thời điểm khởi đầu một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Đây thực sự là một vinh dự lớn lao, đồng thời là một trách nhiệm rất nặng nề trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang kỳ vọng vào những bước phát triển vững chắc của Đảng và đất nước sau Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp.
Tân Thường trực Ban Bí thư xin hứa luôn nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, kỷ luật, kỷ cương và thanh danh của Đảng; góp phần tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm được giao, ông Thưởng hứa sẽ luôn rèn luyện, nỗ lực không ngừng, tự răn, tự sửa; đồng thời mong muốn luôn được các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng quan tâm, hỗ trợ, góp ý để các đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và của nhân dân.
Tại Đại hội Đảng XIII vừa qua, ông Võ Văn Thưởng tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Sau đó, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, ông Võ Văn Thưởng là một trong 8 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục được tín nhiệm tái cử vào Bộ Chính trị khóa XIII.
Bộ Chính trị khóa XIII có 18 Ủy viên, trong đó ông Võ Văn Thưởng là người trẻ tuổi nhất.
Thu Hằng - Trần Thường
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-vo-van-thuong-giu-chuc-thuong-truc-ban-bi-thu-711446.html
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Bộ Chính trị phân công ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công Thương giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Sáng nay, 6/2, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với ông Trần Tuấn Anh.
Cùng tham dự buổi Lễ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh |
Tại Quyết định 02, Bộ Chính trị phân công ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Tại Đại hội Đảng XIII vừa qua, ông Trần Tuấn Anh tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Sau đó, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, ông Trần Tuấn Anh được bầu vào Bộ Chính trị.
Ông là một trong 10 nhân sự lần đầu tiên được bầu vào Bộ Chính trị.
Tân Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh |
Ông Trần Tuấn Anh sinh ngày: 6/4/1964; quê quán: Xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân Ngoại giao.
Quá trình công tác:
1/1988 - 4/1994: Chuyên viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
4/1994 - 6/1999: Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6/1999 - 6/2000: Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp.
6/2000 - 5/2008: Phó Vụ trưởng, rồi Quyền Vụ trưởng, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Mỹ).
5/2008 - 8/2010: Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ.
8/2010 - 1/2016: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
1/2016 - 4/2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
9/4/2016: Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.
28/7/2016: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bí thư Ban Cán sự Đảng.
30/1/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
31/1/2021: Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, được bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thu Hằng - Trần Thường
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-truong-cong-thuong-tran-tuan-anh-lam-truong-ban-kinh-te-trung-uong-711431.html
Hình ảnh lễ công bố quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị
Sáng 6/2 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức lễ công bố quyết định phân công ủy viên Bộ Chính trị; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và trao quyết định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự buổi lễ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự buổi lễ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự buổi lễ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự buổi lễ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng hoa chúc mừng ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Thường trực Ban Bí thư. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định phân công ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Thường trực Ban Bí thư. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định phân công ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính, trị giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Theo TTXVN
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/hinh-anh-le-cong-bo-quyet-dinh-phan-cong-uy-vien-bo-chinh-tri-711453.html
3. Ngày 5/2/2021
2.
Phải quyết liệt để ngăn hành vi vi phạm
Theo đó, tại cuộc họp báo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã kể lại việc từng có người đem cả vali đầy đôla đến UBKT định biếu, xén, lấp liếm hối lộ.
"Tôi nói đồng chí cán bộ kiểm tra mở ra xem là cái gì? Mở vali ra thấy tiền, đô la, tôi nói khoá lại, lập biên bản…" – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhớ lại.
Vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIII nhìn nhận, đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn, nếu không có dũng khí, tình cảm chân chính, bản lĩnh thì dễ mắc lắm.
"Tôi xin khẳng định phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt. Vừa qua mới là hạn chế nó, ngăn ngừa một bước. Còn tiền, còn chức, còn quyền, nếu người ta không tu dưỡng, rèn luyện thì còn xảy ra tham nhũng" – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ.
Trao đổi với Dân Việt xung quanh câu chuyện có đối tượng phạm tội định dùng tiền để "chạy" sai phạm, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhìn nhận, qua sự việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra, có thể thấy không thể tưởng tượng được các đối tượng lại làm trò bỉ ổi, bẩn thỉu đến như thế.
Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng thông tin, vào thời điểm ông làm việc ông chưa từng chứng kiến những cảnh trắng trợn đến thế.
Nói sâu về vấn đề các loại tội phạm sẵn sàng dùng vật chất, đem cả vali tiền đôla tới để mua chuộc nhà chức trách, ông Vũ Quốc Hùng nhận định là do vấn đề chọn cán bộ. Cần nhìn nhận việc chọn cán bộ thế nào mà để họ sai phạm, rồi lại dùng tiền để "bịt" sai phạm.
"Rồi cái vụ Vũ Nhôm, Út trọc, cũng là một công ty sân sau của cơ quan nào đó. Họ có thể phải đi đút lót để được nhận các công trình. Giờ thì bao nhiêu người chịu tội về những hành vi liên quan trong các vụ án mà họ bị xét xử" – ông Vũ Quốc Hùng dẫn chứng.
Nói một cách khá gay gắt, vị chuyên gia cho rằng, từ xưa đã có câu nói "nén bạc đâm toạc tờ giấy", bây giờ làm thế nào để dẹp, để không có chạy chức chạy quyền, không có cán bộ có hành vi vi phạm để làm những người tử tế, trong sáng, không bao giờ để đồng tiền nó mua chuộc được là một điều phải quyết liệt. Việc lựa chọn nhân sự phải hợp lý, tinh nhuệ, đủ đức, đủ tài.
Kẻ dùng tiền để "chạy án", "chạy tội" là kẻ vô liêm sỉ
"Cán bộ cũng là con người, cũng có cảm giác, thấy ăn ngon thì thèm, nhưng đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng nói rồi, phải có lương tâm, trách nhiệm, có liêm sỉ. Phải biết danh dự là như thế nào, còn đối với những loại tội phạm có ý định dùng tiền để "chạy án", "chạy sai phạm" thì gọi là vô liêm sỉ rồi, nói làm gì nữa" – Ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Mặt khác, vẫn bàn về công tác cán bộ, theo ông Vũ Quốc Hùng, tại sao để người vô liêm sỉ vào chức chỗ nọ, chỗ kia, công tác cán bộ phải nắm rõ việc này.
"Những người đứng đầu, một trong những nhiệm vụ là chọn được cán bộ tử tế, còn nếu người đứng đầu là kẻ tham nhũng thì lại chọn quân cũng như thế" - ông Hùng nêu quan điểm.
Mặt khác, theo ông Hùng, các đối tượng đã có hành vi định hối lộ ai đó, hối lộ chức vụ nào đó, chúng sẽ nghiên cứu. Ví dụ, sẽ xem ông cán bộ này thích ăn thứ gì, thích ăn ra sao, khi biếu quà cáp thì người cán bộ lại thấy xúc động khi biết được thói quen của mình. Như thế, nếu là tình đồng chí là tốt, nhưng nghiên cứu tâm lý, nghiên cứu đặc điểm để mà mua chuộc cán bộ thì cần phải xử lý nghiêm.
Hiện nay, viện dẫn các cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước đều thể hiện rõ ở những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ hay tiêu cực.
Các quy định trong Đảng có hết rồi, biện pháp xử lý thì đã có luật pháp quy định đầy đủ hết, chỉ còn xem có thực thi pháp luật quyết liệt không thôi" – ông Vũ Quốc Hùng chia sẻ thêm.
https://danviet.vn/ong-vu-quoc-hung-ke-dem-ca-vali-dola-den-ubkt-bieu-xen-vo-liem-si-den-trang-tron-2021020222415692.htm?fbclid=IwAR0JhevuIKH5-ipYuB1muzp_g9F4u44Ss-7vhBpY6INwJAaJo6lVDDABBJY
1. Sáng 1/2/2021
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/3558768194158336
THÔNG TIN CHÍNH THỨC
(bổ sung đến hết ngày 31/1)
11.
Chủ nhật, 31/1/2021, 13:38 (GMT+7)Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư
Trung ương khóa mới bầu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
Sáng 31/1, theo TTXVN, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tiến hành phiên họp để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Hoàng Thùy10.
Sáng nay, bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư
TTO - Sáng nay (31-1), Đại hội XIII của Đảng sẽ nghỉ để Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Dự kiến, ngày 1-2, Đại hội Đảng XIII sẽ họp phiên bế mạc, rút ngắn một ngày so với lịch dự kiến ban đầu.
Trước đó, ngày 30-1, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã tiến hành bầu và công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương.
Theo kết quả được công bố, Đại hội đã bầu được 180 ủy viên chính thức trong tổng số 203 ứng viên và 20 ủy viên dự khuyết trong tổng số 23 ứng viên.
Trong danh sách ứng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 10 trường hợp "đặc biệt" được giới thiệu và đều trúng cử.
Trong đó có hai trường hợp "đặc biệt" trong Bộ Chính trị khóa XII tái cử là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Bốn trường hợp "đặc biệt" là ủy viên Trung ương khóa XII tái cử, gồm: ông Lê Minh Trí - viện trưởng Viện KSND tối cao; ông Nguyễn Chí Dũng - bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư; ông Phan Văn Giang - thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; ông Võ Văn Dũng - phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương.
Bốn trường hợp "đặc biệt" tham gia Trung ương lần đầu, gồm: trung tướng Lương Tam Quang - thứ trưởng Bộ Công an; trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - thứ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Tiến Hải - bí thư Tỉnh ủy Cà Mau và ông Phạm Gia Túc - phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Trong danh sách trúng cử đáng chú ý có một số tân bí thư tỉnh ủy vừa được bầu như ông Lê Tiến Châu (Hậu Giang), ông Phạm Đại Dương (Phú Yên), ông Dương Văn An (Bình Thuận), ông Lê Quang Mạnh (Cần Thơ)…
Ở "bảng" ủy viên Trung ương dự khuyết, duy nhất một người tái cử là bí thư Thành ủy Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu. Một số gương mặt tham gia lần đầu như: Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết; Bí thư Huyện ủy Điện Biên Đông (Điện Biên) Mùa A Vảng... Ông Vảng (38 tuổi) là thành viên trẻ nhất của Ban Chấp hành Trung ương khóa này.
Đáng chú ý trong danh sách Trung ương khóa mới có sự vắng mặt của hai ủy viên Trung ương khóa XII tuy được giới thiệu nhưng không trúng cử, gồm: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh.
https://tuoitre.vn/sang-nay-bau-bo-chinh-tri-tong-bi-thu-20210130235713873.htm
9.
Ảnh: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất
BCH Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
https://vtc.vn/anh-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-hop-hoi-nghi-lan-thu-nhat-ar593754.html
8.
7. Lúc hơn 23 h ngày 30/1/2021
TPO - Tối 30/1/2021, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), ngay sau khi hoàn thành kiểm phiếu, Đại hội XIII của Đảng công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
6.
30/01/2021 16:44
Công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Cập nhật liên tục)
QĐND Online - Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử có mặt tại Đại hội cho biết, Đại hội đang công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), ngay sau khi hoàn thành kiểm phiếu, Đại hội XIII của Đảng công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành phiên họp.Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương khóa XII thay mặt Ban Kiểm phiếu Đại hội báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các đồng chí trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Theo thông tin ban đầu phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi nhận được từ hội nghị, các đồng chí thuộc đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XIII với số phiếu rất cao.
Báo Quân đội nhân dân sẽ tiếp tục cập nhật...
THU HÀ - MINH MẠNH - TRỌNG HẢI - TUẤN SƠN và TTXVN
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu đến dự phiên họp chiều 30-1. Ảnh: TTXVN
Trước đó, chiều 29-1, sau khi nghe các đồng chí trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Đoàn Chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đến các đoàn. Các đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử.
Trước đó, ngày 28-1, đại hội đã biểu quyết thông qua số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII là 200, trong đó có 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết.
Tại họp báo trước đại hội, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết, các ủy viên Trung ương khóa XIII được cơ cấu đảm bảo 3 độ tuổi: dưới 50, từ 50-60 và từ 61 tuổi trở lên.
Trong đó, số ủy viên Trung ương phấn đấu dưới 50 tuổi khoảng 15-20%; từ 50 - 60 tuổi khoảng 70%; 61 tuổi trở lên trên dưới 10%; cán bộ trẻ khoảng trên 10% và nữ khoảng 12%.
Ứng viên để bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có số dư từ 10 - 15%. Đại hội có thể đề cử, giới thiệu thêm nhưng không quá 30%.
https://realsv.qdnd.vn/tien-toi-dai-hoi-xiii-cua-dang/tin-tuc/dang-cong-bo-danh-sach-cac-dai-bieu-trung-cu-vao-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-cap-nhat-lien-tuc-650577
5.
Ảnh: Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Chiều 30/1, đại biểu dự Đại hội Đảng bầu 200 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
* Tiếp tục cập nhật
https://vtc.vn/anh-bo-phieu-bau-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-ar593631.html
4.
Đại hội XIII bắt đầu làm việc về công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII từ chiều 28/1.
Đầu giờ chiều, các đại biểu nghe ông Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII là 200 người, gồm 180 Uỷ viên chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết; số lượng này tương đương với Ban chấp hành Trung ương khóa XII vào đầu nhiệm kỳ.
Trước đó, thông tin trong cuộc họp báo trước thềm Đại hội XIII (hôm 22/1), ông Mai Văn Chính - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cho hay công tác chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có số dư từ 10-15% (để bầu 200 người); tại Đại hội, các đại biểu có thể đề cử, giới thiệu thêm nhưng số dư không quá 30%.
Cơ cấu độ tuổi trong Ban chấp hành Trung ương khóa mới phấn đấu dưới 50 tuổi từ 15% đến 20%; 50-60 tuổi 70%; 61 tuổi trở lên khoảng 10%.
Cũng theo ông Chính, ngoài những người trong độ tuổi theo quy định, trong danh sách đề cử, Trung ương khóa XII đã giới thiệu một số Uỷ viên Trung ương khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và một số nhân sự lần đầu thuộc trường hợp "đặc biệt" tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.
Cũng trong chiều nay, các đại biểu về thảo luận tại Đoàn về công tác nhân sự. Tham dự Đại hội XIII có 1.587 đại biểu thuộc 67 đoàn, gồm các đoàn của 63 tỉnh, thành và 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương là Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Bộ Chính trị đã phân công 191 Ủy viên Trung ương đương nhiệm sinh hoạt tại 67 đoàn đại biểu, nghĩa là các Uỷ viên Trung ương sẽ thảo luận tại đoàn đại biểu được phân công tham gia.
Theo ông Hầu A Lềnh - Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội làm việc về công tác nhân sự trong 3 ngày kể từ hôm nay. Tiểu ban nhân sự và đoàn chủ tịch Đại hội cung cấp hồ sơ cá nhân từng ứng viên để các đoàn đại biểu có thời gian thảo luận, xem xét kỹ lưỡng.
Hồ sơ của các ứng viên theo quy định có đầy đủ thông tin từ lý lịch, trích ngang, quá trình công tác, kê khai tài sản... Đại biểu có ý kiến về trường hợp cụ thể sẽ được các đoàn tổng hợp, báo cáo Đoàn Chủ tịch. Đoàn chủ tịch có trách nhiệm giải trình, báo cáo với Đại hội hoặc làm việc với đại biểu đó.
Ông Hầu A Lềnh cũng cho biết, sau khi đề án nhân sự được trình bày tại Đại hội, đại biểu có quyền đề cử (giới thiệu người khác vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới) hoặc tự ứng cử, nhưng phải đảm bảo việc đề cử chính xác, đúng yêu cầu, có hồ sơ gửi tại đoàn. Đoàn đại biểu sẽ có trách nhiệm báo cáo với Đoàn Chủ tịch Đại hội.
Sáng nay 28/1, Đại hội tiếp tục thảo luận các văn kiện, ông Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành phiên họp.
Tính đến ngày làm việc thứ ba, đã có 36 ý kiến phát biểu tại hội trường và 788 ý kiến phát biểu tại Đoàn về các văn kiện Đại hội XIII.
3.
28/01/2021
Thông tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đề cử thêm một nhiệm kỳ nữa đã được rò rỉ ra công chúng vài tuần trước khi Đại hội Đảng bắt đầu hôm 25/1 và được chính thức 'tiết lộ' bởi một uỷ viên Trung ương Đảng hôm 27/1. Tuy nhiên, các trang báo mạng trong nước đã đồng loạt sửa đổi bài viết trích dẫn bình luận của uỷ viên Trung ương này, trong đó nói ông Trọng được “giới thiệu tái cử” và là “nhân sự đặc biệt” cho việc biểu quyết tại Đại hội Đảng 13 đang diễn ra tại Hà Nội.
VnExpress là một trong những tờ báo mạng đăng bài phỏng vấn Uỷ viên Trung ương Đảng Hầu A Lềnh tiết lộ việc người đứng đầu Đảng Cộng sản, Nguyễn Phú Trọng, được đề cử để tiếp tục làm tổng bí thư nhiệm kỳ 5 năm tới.
“Sáng nay tờ báo mạng VnExpress có đăng bài phỏng vấn ông Hầu A Lềnh nhưng khoảng 1 tiếng sau thì vẫn là đường dẫn đấy nhưng nội dung đã bị cắt phần có tên ông Trọng đi,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho VOA biết theo quan sát của ông từ Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VOA, hiện tại đường link bài báo và tiêu đề “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử” vẫn hiển thị khi tìm kiếm về thông tin này nhưng chi tiết trong bài viết đã được thay đổi.
Trong bản tin gốc được TS Hợp, một nhà nghiên cứu của Viện Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak, chụp lại trước khi bị thay đổi, ông Lềnh, phó chủ tịch kiêm phó tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nói với phóng viên bên hành lang Đại hội 13 sáng ngày 27/1 rằng “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quá tuổi theo quy định nhưng được giới thiệu tái cử.” Nhưng phần trích dẫn này bị cắt bỏ trong bản tin đã được sửa đổi với tiêu đề mới “Ông Hầu A Lềnh: ‘Nhân sự khoá XIII được chuẩn bị kỹ lưỡng’” và tên của ông Trọng không còn được nhắc tới trong phần trích dẫn về điều kiện tái cử liên quan đến tuổi.
Một loạt các bài viết trên ZingNews, Pháp Luật Online, Dân Trí hay Tiền Phong đều được sửa đổi tương tự. Đường dẫn các bản tin này vẫn tồn tại với các tiêu đề ban đầu về việc ông Trọng “được giới thiệu tái cử” hoặc là một “nhân sự đặc biệt” nhưng chi tiết trong bài khi nhấn vào đường link đã bị xoá bỏ phần nào.
“Người ta chưa muốn tuyên bố ông Trọng được đề cử để tái ứng cử trong thời gian này,” TS Hợp nhận định. “Thực ra mọi thông tin đã rò rỉ ra ngoài nhưng chính thức thì người ta chưa muốn công bố. Ban Tuyên giáo bắt các tờ nào đăng tin đó phải thay nội dung để không có tên ông Trọng nữa.”
Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản là nơi kiểm duyệt thông tin của báo chí trong nước, hầu hết nằm dưới sự quản lý của nhà nước, và thông tin về nhân sự của lãnh đạo Đảng được quy định là “tuyệt mật”. Mặc dù vậy, trên mạng xã hội đã rò rỉ những thông tin về các “trường hợp đặc biệt” quá tuổi, gồm ông Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều ngày trước khi Đại hội Đảng khai mạc hôm 25/1.
“Ông Hầu A Lềnh không lỡ lời,” TS Hợp nhận định về việc ‘tiết lộ’ thông tin ông Trọng được giới thiệu tái cử. “Không loại trừ là người ta bảo ông ấy nói ra.”
Việc rò rỉ hoặc tiết lộ thông tin nhân sự của lãnh đạo cấp nhà nước từ một quan chức chính phủ ở Việt Nam từng xảy ra trước đây và theo nhận định của giới quan sát đó có thể là những bước, mà TS Hợp gọi là “thủ thuật” của ban Tuyên giáo đã nhiều lần được dùng, để “chuẩn bị dư luận.”
Ngoại lệ
Ông Trọng đã có hai nhiệm kỳ làm tổng bí thư, kể từ lần trúng cử đầu tiên vào năm 2011, và điều lệ Đảng chỉ cho phép một tổng bí thư giữ chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ. Cũng theo quy định hiện hành, ông Trọng, hiện 76 tuổi, đã quá giới hạn tuổi cho phép, 65 tuổi, để tái cử.
Theo TS Hợp, báo chí trong nước gần đây đã đăng các bài viết về việc phải sửa đổi hiến pháp hoặc không cần trong các trường hợp “đặc biệt.”
“Tức là người ta đã để lộ gián tiếp thông tin rằng ông Trọng sẽ được đề cử để tái ứng cử làm tổng bí thư khoá thứ 3 và nếu như thế nó trái với điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó điều 17 quy định tổng bí thư không làm việc quá 2 khoá liên tiếp,” TS Hợp nói và nhận định rằng việc sửa đổi là “rất dễ” bởi Đảng Cộng sản cầm quyền có thể quyết định điều đó mà không gặp bất cứ phản đối nào.
Theo ông Lềnh, được truyền thông trong nước trích lời nói hôm 27/1, rằng một số trường hơp “đặc biệt” ngoài độ tuổi theo quy định đã được Trung ương bàn rất kỹ lưỡng và giới thiệu với Đại hội 13 xem xét, quyết định.
Sau các cuộc họp của Trung ương Đảng trước thềm Đại hội, nhiều nhà quan sát chính trường Việt Nam cũng đã nhận định rằng ông Trọng đã được ủng hộ để trở thành ngoại lệ.
Điều này tiếp tục một xu hướng của những chuyển giao quyền lực một cách khó khăn và dường như là những ngoại lệ cần thiết đối với các chuẩn mực lâu đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington DC.
Năm 2016, ông Trọng được cho là sẽ từ chức tổng bí thư và sẽ được thay thế bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thay vào đó, ông Trọng trở thành ngoại lệ đầu tiên về giới hạn độ tuổi và được tái cử nhiệm kỳ tổng bí thư thứ 2 trong một Đại hội đảng được cho là gây nhiều chia rẽ.
Ông Dũng lúc đó được nhiều người ca ngợi là ủng hộ doanh nghiệp và cải cách, nhưng cũng là một người tham nhũng. Sau khi đánh bại ông Dũng để tiếp tục làm tổng bí thư, ông Trọng đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng, mà truyền thông trong nước ca ngợi và được nhiều người dân ủng hộ, trong đó xét xử nhiều quan chức dưới thời ông Dũng.
“Việc ông Trọng làm được trong những năm qua về chống tham nhũng được đánh giá cao trong nội bộ Đảng,” TS Hợp nói và cho rằng ông Trọng “không tham quyền lực” bởi ông đang gặp những vấn đề về sức khoẻ trong vài năm qua.
“Nhưng do tình hình chưa chắc chắn để có thể tìm ra ngay một người có thể làm tổng bí thư khoá 13 thì đây là một giải pháp, là (Bộ Chính trị) đề xuất ông (Trọng) ở lại,” TS Hợp nói.
Gần 1.600 đại biểu trên toàn quốc sẽ bầu chọn ra 200 thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng và những người này chọn ra trong số họ 19 thành viên vào Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Các vị trí tứ trụ sau đó sẽ được bầu chọn tại Đại hội 13, dự kiến kết thúc ngày 2/2.
2.
Công tác nhân sự Đại hội XIII được Ban chấp hành Trung ương khóa XII "chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, khoa học", theo ông Hầu A Lềnh, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN.
Sáng 27/1, trả lời báo chí bên hành lang Đại hội XIII, ông Hầu A Lềnh (Uỷ viên Trung ương Đảng) cho hay, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Trung ương xác định công tác xây dựng Đảng là rất quan trọng, nhiệm vụ then chốt", ông nói. Tại hội nghị tháng 10/2018, Ban chấp hành Trung ương đã thành lập các tiểu ban để chuẩn bị cho Đại hội XIII, trong đó có Tiểu ban nhân sự.
Tiếp đó, các cấp có thẩm quyền đã tiến hành quy trình công tác nhân sự Đại hội XIII; quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa mới. Trung ương khóa XII cũng đã thảo luận và ban hành phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII... Đây là những cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, giới thiệu, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp những người dự kiến sẽ được đề cử vào Trung ương khóa mới.
"Sau khi có phương hướng công tác nhân sự khóa XIII, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận nhiều lần, tiến hành công tác nhân sự từng bước, hết sức thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình qua nhiều hội nghị", ông Hầu A Lềnh nói và khẳng định các nhân sự được giới thiệu với Đại hội XIII "cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện, có năng lực, uy tín và triển vọng".
Theo quy định hiện hành, một trong các điều kiện để các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII tái cử là không quá 60 tuổi; Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tái cử không quá 65 tuổi.
Trường hợp "đặc biệt" nào ngoài độ tuổi theo quy định, nhưng cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới thì Trung ương khóa XII xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội XIII.
Ông Lềnh cho hay căn cứ vào tình hình thực tiễn, một số trường hợp "đặc biệt" ngoài độ tuổi theo quy định đã được Trung ương bàn rất kỹ lưỡng và giới thiệu với Đại hội XIII xem xét, quyết định. "Các trường hợp đặc biệt đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có sức khỏe, năng lực công tác, có uy tín ở cương vị công tác của mình", ông Hầu A Lềnh nói.
Trước đó, thông tin trong cuộc họp báo trước thềm Đại hội XIII hôm 22/1, ông Mai Văn Chính - Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cho hay Ban chấp hành Trung ương khóa XIII dự kiến có 200 người, trong đó 180 Uỷ viên chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết; cơ cấu 3 độ tuổi gồm dưới 50, từ 50 đến 60 và 61 tuổi trở lên. Trong đó, phấn đấu dưới 50 tuổi khoảng 15-20%; từ 50 đến 60 tuổi khoảng 70%; 61 tuổi trở lên trên dưới 10%. Ban Chấp hành Trung ương có số cán bộ trẻ trên 10%, nữ khoảng 12%.
Ngoài những người trong độ tuổi theo quy định, trong danh sách đề cử, Trung ương khóa XII đã giới thiệu một số Uỷ viên Trung ương khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và một số nhân sự lần đầu thuộc trường hợp "đặc biệt" tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.
Trả lời câu hỏi Đại hội XIII sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hay giữ như hiện hành, ông Mai Văn Chính nói "Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất, do vậy việc sửa đổi Điều lệ Đảng hay không sẽ do Đại hội xem xét quyết định".
1.
Sáng 25/1, sau khi đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp phiên trù bị tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội.
Đại hội thông qua chương trình phiên họp trù bị, quy chế làm việc, chương trình làm việc, quy chế bầu cử Đại hội XIII và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
Tại phiên trù bị, các đại biểu tiến hành bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu.
Sáng 25/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã họp phiên trù bị tại hội trường lớn Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. |
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp trù bị. |
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày dự thảo Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại Đại hội XIII tại phiên trù bị. |
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trình bày Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. |
Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội. |
Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng trình bày dự thảo chương trình làm việc để Đại hội xem xét, thông qua. |
Đoàn Chủ tịch tại phiên trù bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng. |
Các đại biểu biểu quyết tại phiên trù bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng. |
Các đại biểu quân đội dự Đại hội. |
Các đại biểu công an dự Đại hội. |
Các đại biểu dự Đại hội. |
Các đại biểu dự Đại hội. |
Các đại biểu dự Đại hội. |
Các đại biểu dự Đại hội. |
Các đại biểu dự Đại hội. |
Các đại biểu dự Đại hội. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại phiên trù bị Đại hội. |
https://daihoi13.dangcongsan.vn/multimedia/hinh-anh-phien-tru-bi-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3967
..
----
BỔ SUNG, THÔNG TIN CÁC LỀ
10.
https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215554537971257
9. Trưa 31/1/2021
https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215554537971257
8. Sáng 31/1/2021
7. Sáng 31/1/2021
https://www.facebook.com/khasy.le.14/posts/248980073267491
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021
Buồn thay, chú Vượng tịt rồi
Mất một tay nhóm lò thiêu tham nhũng
Nếu như được trời sinh ra muộn
Thì chú xứng đáng Tổng Bí thư !
Trách trời có mắt cũng làm ngơ
Mới biết phường tham khôn đáo để !
Vẫn “đồng thuận, đồng lòng vui vẻ”
Để ai thì để, "đặc biệt - lỏng biệt”, tùy
Nhưng Vượng, nhất thiết phải cho về
Âu cũng lả vận không may của nước !
Chăng đồng hương, họ hàng nhưng tôi tiếc
Giá như, giá như và giá như…
Sáng 31-01-2021
-----------------------
Ảnh nguồn Internet: Ông Trần Quốc Vượng, nguyên Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương, Thường trực ban Bí thư, trụ cột chủ trương chống tham nhũng hiệu quả !
http://lekhasy.blogspot.com/2021/01/blog-post_31.html#comment-form
6.
https://www.facebook.com/ngoc230270/posts/10224049166807711
5.
4.
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021
VÌ SAO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC PHÙNG XUÂN NHẠ KHÔNG TRÚNG CỬ TRUNG ƯƠNG KHÓA 13?
Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, không trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới.
Vì sao vậy?
Vấn đề này Google.tienlang đã có câu trả lời từ lâu!
Nhiệm kỳ vừa qua, ngành giáo dục do ông Phùng Xuân Nhạ làm Tư lệnh có quá nhiều bê bối. Rất nhiều cán bộ liên quan đã phải ra tòa lĩnh án. Đặc biệt, ông Phùng Xuân Nhạ là Ủy viên trung ương nhưng lại không hề biết tới NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4- KHÓA XII "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"; ông đã LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH GIÁO KHOA!
Xin xem các bài:
- 1. XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊNH SÁCH GIÁO KHOA???
- 2. GIÚP BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ ÔN LẠI NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4- KHÓA XII
- Ngoài ông Phùng Xuân Nhạ không trúng Trung ương 13, còn có ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Hà Giang và đương Phó ban Kinh tế Trung ương.
- Ông Triệu Tài Vinh vốn cũng là "người quen của Google.tienlang.
Xin xem các bài: - Hoàng Minnh Tâm
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/01/vi-sao-bo-truong-bo-giao-duc-phung-xuan.html
3. Đêm ngày 30/1/2021 (lúc gần 23 h)
https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215550734316168
2.
Tác giả: Lê Hồng Hiệp
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước. Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.
Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước.
Điều này khiến hầu hết các nhà quan sát Việt Nam ngạc nhiên. Việc cả ông Trọng, 77 tuổi, và ông Phúc, 67 tuổi, được ủng hộ tiếp tục ở lại trong nhiệm kỳ mới có nghĩa là sẽ có hai “trường hợp đặc biệt” được miễn trừ giới hạn độ tuổi. Điều này đi ngược lại thông lệ chỉ có một “trường hợp đặc biệt” dành cho vị trí tổng bí thư.
Một điều bất ngờ khác là việc ông Phạm Minh Chính, hiện là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, được đề cử giữ ghế Thủ tướng, trong khi Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được đề cử giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Việc thăng chức cho ông Chính đi ngược lại truyền thống của đảng là dành ghế thủ tướng cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước. Sự vắng mặt của các chính trị gia miền Nam trong nhóm “Tứ trụ” cũng có nghĩa là Đảng cũng sẽ bỏ qua một quy tắc quan trọng khác: duy trì sự cân bằng vùng miền trong bộ máy lãnh đạo cấp cao.
Tuy nhiên, không có quyết định nào gây chú ý bằng việc Ban chấp hành Trung ương Đảng tán thành việc đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm nhiệm kỳ thứ ba. Bên cạnh vấn đề tuổi cao, sức yếu, Điều lệ Đảng cũng quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Do ông Trọng đang trong nhiệm kỳ thứ hai và đảng chưa công bố bất kỳ kế hoạch cụ thể nào về việc sửa đổi Điều lệ Đảng, đa phần các nhà quan sát trước đây cho rằng ông sẽ phải từ bỏ chức vụ tổng bí thư.
Liệu Đại hội Đảng có thông qua các dàn xếp trái thông lệ như trên hay không vẫn còn phải chờ xem. Nhưng quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng về trường hợp Tổng Bí thư Trọng đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Tại sao Đảng muốn ông tiếp tục tại vị? Và làm thế nào Đảng có thể thực hiện thành công ý định này mà không mở “Chiếc hộp Pandora” vốn có thể làm phức tạp thêm vấn đề chuyển giao lãnh đạo trong tương lai?
Ông Trọng được cho là không có ý định nắm quyền vô thời hạn. Ông đã đôi lần đề cập mong muốn nghỉ hưu do vấn đề tuổi cao sức yếu, đặc biệt là sau khi ông bị đột quỵ vào năm 2019. Hơn nữa, nếu ông có ý định trở thành một nhà lãnh đạo tham quyền cố vị, ông đã dàn xếp việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ trong Điều lệ Đảng sớm hơn.
Thay vào đó, một lý do hợp lý hơn là Đảng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một ứng viên phù hợp có thể kế nhiệm ông. Có ba ứng cử viên tiềm năng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Ông Trọng được cho là ủng hộ ông Vượng làm người kế nhiệm. Tuy nhiên, sự ủng hộ đối với ông Vượng trong Ban chấp hành Trung ương Đảng khá mỏng và ông chưa xây dựng đủ thẩm quyền, uy tín cá nhân để có thể giành được lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh của mình.
Do đó, những người ủng hộ ông Trọng muốn ông tiếp tục lãnh đạo đảng ít nhất một vài năm nữa để duy trì sự ổn định và đoàn kết nội bộ trước khi họ có thể tìm được một ứng cử viên phù hợp hơn kế nhiệm ông.
Mặc dù vậy, giới hạn nhiệm kỳ đối với vị trí tổng bí thư vẫn là một trở ngại lớn cho kế hoạch của họ. Một số quan chức cấp cao của Đảng đã đề xuất Đảng không nên sửa đổi điều lệ mà thay vào đó nên coi nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư Trọng như một ngoại lệ đặc biệt, duy nhất. Có lẽ mối quan ngại cơ bản của họ là việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ sẽ mở ra tiền lệ xấu và tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các lãnh đạo chuyên quyền trong tương lại, điều sẽ đe dọa sự ổn định chính trị của đất nước. Quan trọng hơn, nếu các đại biểu tại Đại hội 13 từ chối thông qua việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ, kế hoạch để ông Trọng ở lại sẽ thất bại, tạo nên một cuộc khủng hoảng lãnh đạo đối với Đảng.
Nhưng đề xuất cho phép Tổng Bí thư Trọng ở lại nhiệm kỳ ba mà không sửa Điều lệ Đảng cũng rất có vấn đề. Sự lãnh đạo của ông sẽ bị coi là không chính danh, làm tổn hại uy tín của Đảng và bản thân ông Trọng, người từ lâu luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và quy trình trong công tác đảng và nhà nước.
Một lối thoát khả dĩ có thể cân bằng được các vấn đề trên là Đảng có thể vẫn giữ nguyên giới hạn hai nhiệm kỳ đối với vị trí tổng bí thư nhưng bổ sung thêm một điều khoản là “trường hợp ngoại lệ do Đại hội Đảng toàn quốc quyết định”. Một giải pháp như vậy sẽ cho phép duy trì cơ chế kiểm soát tham vọng quyền lực cá nhân của các nhà lãnh đạo trong tương lai và do đó có khả năng được các đại biểu dự Đại hội dễ dàng thông qua hơn. Đồng thời, quy định này cũng sẽ mang lại cho Đảng sự linh hoạt cần thiết để xử lý các trường hợp bất thường hiếm gặp như quyết định gia hạn thêm một nhiệm kỳ thứ ba cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việc có một đội ngũ lãnh đạo mới có năng lực và kinh nghiệm là điều cần thiết để Việt Nam có thể đối phó được với các thách thức tương lai như duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh bất ổn do Covid-19 gây ra, chống tham nhũng, hay vượt qua các khó khăn xuất phát từ gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung. Do đó, các quyết định nhân sự được đưa ra tại Đại hội 13 của ĐCSVN, dù trái thông lệ hay không, cũng sẽ có tác động quan trọng đối với triển vọng kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Straits Times.
http://nghiencuuquocte.org/2021/01/25/dai-hoi-13-van-de-nhan-su-va-dau-hoi-ve-dieu-le-dang/?fbclid=IwAR1j_QigJ6eGKOnGEKU65xmFVgB-CswM_uzrbSfKy-mTCO6Jr_aGyVtHF_Q
1. Đúng ngày này một năm trước, tức ngày 25/1/2020, thì nhà văn Nguyễn Hoàng Đức đã viết như sau:
"
"
https://www.facebook.com/paulnguyenhoangduc/posts/2466473963609742
3.
Trả lờiXóa28/01/2021
Tại sao thông tin TBT Trọng được ‘giới thiệu tái cử’ hé lộ rồi bị rút xuống?
Thông tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đề cử thêm một nhiệm kỳ nữa đã được rò rỉ ra công chúng vài tuần trước khi Đại hội Đảng bắt đầu hôm 25/1 và được chính thức 'tiết lộ' bởi một uỷ viên Trung ương Đảng hôm 27/1. Tuy nhiên, các trang báo mạng trong nước đã đồng loạt sửa đổi bài viết trích dẫn bình luận của uỷ viên Trung ương này, trong đó nói ông Trọng được “giới thiệu tái cử” và là “nhân sự đặc biệt” cho việc biểu quyết tại Đại hội Đảng 13 đang diễn ra tại Hà Nội.
VnExpress là một trong những tờ báo mạng đăng bài phỏng vấn Uỷ viên Trung ư
7. Lúc hơn 23 h ngày 30/1/2021
Trả lờiXóaCông bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
TPO - Tối 30/1/2021, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), ngay sau khi hoàn thành kiểm phiếu, Đại hội XIII của Đảng công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
11.
Trả lờiXóaChủ nhật, 31/1/2021, 13:38 (GMT+7)
Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư
Trung ương khóa mới bầu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
3. Ngày 5/2/2021
Trả lờiXóaLê Nguyễn Hương Trà
1 giờ ·
Ban Tuyên giáo Trung ương…ông kẹ của các cơ quan báo chí, do ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia thay Võ Văn Thưởng cầm đầu (2021-2026). Như vậy, vắng mặt trên tứ trụ, vị trí thứ 5 đã chính thức thuộc về người miền Nam Võ Văn Thưởng – TT Ban bí thư; sau cuộc họp phân công cơ quan đảng của BCT chiều nay!
Các vị trí mới trong nội các chính phủ sẽ còn nhiều thay đổi tới tháng 6/2021, sau tổng tuyển cử và quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên!
4. Ngày 6/2/2021
Trả lờiXóaÔng Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư
06/02/2021 12:22 GMT+7
Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư.
Chân dung 18 ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII
Quê quán của 18 ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII
Độ tuổi của 18 ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII
Sáng nay, 6/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với ông Võ Văn Thưởng.
Cùng tham dự buổi Lễ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương.
6. Sáng sớm 07/2/2021 (khoảng gần 2h sáng)
Trả lờiXóa"
Lê Nguyễn Hương Trà
24 phút ·
Sau khi Đại hội XIII kết thúc (1/2/2021) và công bố rộng rãi danh sách 200 nhân sự BCHTW và BCT. Về qui trình, bộ máy chính quyền cũ sẽ tiếp tục làm việc tới tháng 6/2021.
Sau khi bầu cử toàn quốc xong, Quốc hội khóa mới sẽ họp phiên đầu tiên và bầu 02 vị trí là chủ tịch QH và CTN. Tiếp theo sau đó, CTN sẽ giới thiệu UCV thủ tướng để QH bầu. Cuối cùng, Thủ tướng mới sẽ trình lên danh sách nội các để QH phê duyệt.
Kiện toàn một bộ máy mới, cũng phải mất cả năm.
Dưới đây là danh sách được dự đoán cho khóa 2021-2026. Cập nhật thêm, là vị trí Trưởng ban KTTW đã thuộc về Trần Tuấn Anh. Trần Tuấn Anh ban đầu được dự kiến thay Trần Bình Minh làm BT BNG. Tuy nhiên, bộ này nhiệm kỳ mới vừa trúng cử tới 03 UVTW + 1 UVDKTW; trong đó thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn được giới thiệu vô Bộ chính trị với 66% phiếu nhưng bị rớt. Việc ông Sơn nếu thay TBM, thì Bộ Ngoại Giao yếu đi vì không có tiếng nói trong Bộ chính trị!
9. Từ sáng 9/2/2021, Fb Lê Nguyễn Hương Trà khóa các bài cũ
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/cgdlhuongtra/
Hiện bài đầu tiên khi mở trang là bài sau:
"
Lê Nguyễn Hương Trà
17 tháng 12, 2020 ·
Hội nghị TW.14 diễn ra từ ngày 14-18/12, nội dung được nhiều người quan tâm là ông/bà nào sẽ được giới thiệu vào Bộ chính trị (2021-2026).
---
Như vậy 06 người trong BCT hiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư...3 tháng tuổi, hiện chưa nghe gì là được xét.
Các ông trong Ban bí thư khả năng giành suất BCT khóa tới: Nguyễn Văn Nên, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú. Như vậy, dư 4-5 suất cho người mới và một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại - sẽ được bàn ở Hội nghị TW.15 hoặc có khi HN.16 tổ chức sát đại hội XIII (1/2021)
---