Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhật-bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhật-bản. Hiển thị tất cả bài đăng

24/11/2016

Tuyết đầu mùa tháng 11 ở Đông Kinh (lần đầu sau 54 năm)

Hà Nội, tức Đông Kinh của Đại Việt, sáng nay đã lạnh nhiều. Gió khá rét và lá vàng rụng tả tơi khắp các góc đường. Thời tiết thay đổi hoàn toàn sau một đêm. Đêm qua còn bật quạt, sáng nay đã áo khoác mũ ấm.

Cũng sáng nay, ở Tokyo, tức Đông Kinh của Đại Nhật Bản, lần đầu tiên sau 54 năm có tuyết rơi vào tháng 11 (tính từ năm 1962) .

Sớm hơn thường niên khoảng 40 ngày.

05/11/2016

Thần đạo quốc gia : Đám tang hoàng gia Nhật Bản (tháng 11/2016)

Thuật ngữ "thần đạo quốc gia" đã được nhắc tới và có bàn luận nhanh ở hội thảo hôm trước (xem lại ở đây). Có thể thấy thực tế qua đám tang hoàng gia Nhật Bản ở đầu tháng 11 này.

01/11/2016

Chú ruột nhà vua từ trần, thần dân tới ghi sổ tang trên toàn quốc

Người chú ruột của nhà vua Nhật Bản vừa mới từ trần (1915-2016). Cụ hưởng thọ 100 tuổi.

Tên chính thức trong hoàng tộc của cụ là Điện hạ thân vương Mikasa-no-miya Takahito 三笠宮崇仁親王殿下(Mikasa-no-miya Takahito Shinno). Có thể gọi tên theo âm Hán Việt là Điện hạ thân vương Sùng Nhân cung Mikasa. Có thể gọi giản lược thành Điện hạ Sùng Nhân trong tiếng Việt.

10/09/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : những người mẹ Nhật Bản đã đứng lên vì cuộc sống "không hạt nhân" của các con

Mình nhận bài báo giới thiệu về cô Kameyama (người mẹ trẻ Nhật Bản), qua mail, từ một người bạn của cô (tạm gọi là cô Kan). Mà cô Kan là con gái của một nhà văn đã nổi danh từ thập niên 1980 với chủ đề chống hạt nhân.

Bài báo nói về việc cô Kameyama (tạm gọi tắt là cô Kam) mới mở một triển lãm ảnh kêu gọi hòa bình ở Đại học Hà Nội. Ảnh là do chính cô Kam chụp.

Không rõ thế nào, cô Kam đã chuyển về quê, tới sống gần với gia đình nhà cô Kan. Lần tới mình sẽ hỏi nguyên do. Hiện còn đang đồ rằng là vì non xanh nước biếc của vùng quê quyến rũ, mà lẽ có thể còn vì mẹ của cô Kan.

Con người ta tự nhiên như nhiên có sự quyến rũ, hấp dẫn nhau.

07/09/2016

Sau khi hồi hưu, quan Đại Việt kể chuyện "kinh ngạc" về Nhật Bản

Nghe quan ta kể vào năm 2016, mà tưởng như đọc lại Phan Bội Châu hồi năm 1905 (lúc cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ lần đầu tới Nhật).

Sau hơn 1 thế kỉ, chúng ta vẫn chỉ "kinh ngạc" trước những điều giản dị.

24/08/2016

Thử tìm định nghĩa về Maki-no-udon (một món mì nhà quê ở Nhật Bản)

Khá lâu trước đây, đã cho chạy một video về đoạn đường quốc lộ chạy xuyên hai tỉnh ở phía Tây nước Nhật, là tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga (xem lại ở đây). 

Trong video sẽ thấy hình ảnh của quán mì Maki-no-udon (đọc thành tiếng Việt là Mác-ki-nô-u-đông).

Món Maki-no-udon là gắn chặt với vùng đất tiếp giáp ấy, là sản phẩm của con người ở đó.

Bây giờ, cuối tháng 8 năm 2016, đang nhẩm tính sẽ nhất định ghé ngay quán Maki-no-udon sau khi xuống ga tàu điện ở gần đó. Người về quê, ai cũng thế cả. Mà lúc nào chả thế.

Nhất định là vậy. Đã hẹn với "đại gia" dưa chuột Tanaka như vậy rồi, vào hôm nay.

12/08/2016

Quán trọ trên đỉnh núi Phúc Phú Sĩ, nơi dừng chân khoảng 20 năm trước

Nhẩm tỉnh thời gian, giật mình, bởi đã tới hơn 15 năm, và gần 20 năm.

Khi ấy tuổi trẻ đầu xanh, hăm hở đi du lãng các làng bản khu vực núi Nhật Quang (Nikko) vùng miền núi phía Bắc xứ Dâu. 

09/08/2016

Nhà vua Nhật Bản chính thức phát biểu suy nghĩ về việc thoái vị

Thực chất là một cuộc cách mạng, do chính nhà vua khởi xướng. Ông sẵn sàng từ bỏ chức vị, để vì quốc dân và vì hoàng gia.

Hôm trước, nhà vua mới đánh tiếng (xem lại ở đây).

Đầu tuần này, nhà vua chính thức phát biểu suy nghĩ của mình trên truyền thông nước Nhật.

31/07/2016

Lần đầu tiên Tokyo có nữ Chủ tịch - một chính trị gia lão luyện, cứng rắn với Trung Hoa đại lục

Tin cập nhật trên báo chí Nhật, đến giờ phút này, bà Koike - nguyên Bộ trưởng Bộ Phòng vệ (Bộ Quốc phòng), 64 tuổi - đã chắc chắn đoạt ghế Tân Chủ tịch Tokyo trong cuộc tranh cử ngày hôm nay (tin đã đưa ở đây).

Như tôi từng quan sát, bà là một nữ chính trị gia lão luyện, chắc chắn, và đanh thép. Từ lâu, bà thường cho thấy sự cương quyết, cứng rắn với Trung Hoa đại lục.

Thử đọc một bài của bà, đã đăng trên blog này, ở đây.

Tokyo sẽ có Chủ tịch mới vào hôm nay (31/7/2016)

Bỏ phiếu và kiểm phiếu chỉ trong một ngày. Công bố kết quả ngay tức khắc.

Tức là, trong cùng ngày hôm nay, 31/7/2016, người dân Tokyo sẽ đi bỏ phiếu (từ 7 h sáng đến 8 h tối), rồi đến nửa đêm thì công việc kiểm phiếu sẽ xong. Ngay sau đó là công bố người trúng cử, tức Tân Chủ tịch Thủ đô Tokyo.

Cách bỏ phiếu ở mọi cấp ở Nhật Bản đều như vậy.

Lần này có 21 người ra ứng cử (nhiều nhất từ trước đến nay). Số cử tri của Tokyo là hơn 11 triệu người (chính xác là 11.274.080 người).

19/07/2016

Nhất sinh nhất phẩm : một tiệm bánh ở Tokyo

Về tinh thần Nhất sinh nhất phẩm (một đời một tác phẩm) trong chế tạo/sáng tạo của người Nhật, thì xem lại ở đây (một bộ phim về nghề làm bánh, đã có bản dịch tiếng Việt).

Về tiệm bánh ở Tokyo, thì nó ở ngay cạnh ga tàu Kichijio-ji (Cát Tường tự), rất gần với trường cũ của tôi. Ngày trước, chúng tôi cũng hay du lãng ở khu đó, nhưng chưa từng nghe thấy tên tiệm bánh ấy. 

14/07/2016

Niên hiệu "Bình Thành" có thể sẽ khép lại, nhà vua Nhật muốn thoái vị khi còn tại thế

Văn bản chính thức của Nhật Bản hiện nay thường ghi thời gian theo niên hiệu của nhà vua. Việt Nam trước năm 1945 cũng phổ biến cách ghi đó (như Bảo Đại năm thứ nhất, Bảo Đại năm thứ sáu,...).

Bây giờ, ở Nhật, đang là thời đại Bình Thành (bắt đầu tính từ năm 1989). Năm nay, năm 2016, là năm Bình Thành 28.

28/06/2016

Sinh Mướn (Surrogate Mother) : câu chuyện toàn cầu đầu thế kỉ 21 (2006-2016)

Câu chuyện trong khoảng 10 năm qua.

Năm 2006, thì điểm thấy một bài thơ tiếng Việt. Đọc lại, thấy bất ngờ, đó chính là ghi chép của năm 2006 về việc Sinh Mướn trên toàn cầu. Lúc đó Sadam Hussen còn sống và đang chống Mĩ, ông Kim ở Triều Tiên vẫn say mê luyện tên lửa. Chợt ngộ ra về chức năng "biên niên kí" của thơ.

Bây giờ, năm 2016, cả hai ông lãnh tụ chống Mĩ đã qui tiên. Và đang có phong trào người Trung Quốc tích cực tham gia vào dịch vụ Sinh Mướn toàn cầu, nhất là hướng về Mĩ và Nhật. Bài của báo TP.

05/05/2016

Một công việc của chúng tôi ngày trước

Anh C. đã nhập quốc tịch Nhật từ lâu, mang họ của bà xã, mà là cùng họ với Murakami. 

Lúc chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến Đông Kinh, anh hay chỉ dẫn phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật. Anh kể: hồi ấy (giữa thập niên 1970), lẽ anh đi Đài Loan học, nhưng thế nào, lại đến Nhật. Lúc mới đến, tiếng hầu như bằng không. Các đàn anh lớp trước như cụ M., cụ Th., là thầy giáo kèm học tiếng miễn phí.

Các anh ấy đều đi từ Sài Gòn. Và trước năm 1975. 

01/04/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Ngày này đúng 12 năm trước, giữa mùa hoa đào

Một bức ảnh của mùa hoa đào năm ấy (cách nay đúng một vòng thập nhị chi) được treo trong phòng làm việc của mình. Trên đó, có dòng ghi chú bằng bút bi màu than "2004/4/1". Chữ ấy là của cô Honda.

Lúc con còn bé tí, chắc là ở mẫu giáo lớn, khi lên phòng cha chơi, thấy bức ảnh, đã khóc nức nở.

Sau một hồi, thì biết lí do con khóc. Con vừa khóc vừa thắc mắc: tại sao trong ảnh chỉ có bố và mẹ, không có con ? Bố mẹ bỏ rơi con à ? Hi hi, cả nhà cười phá lên: lúc ấy, làm gì đã có con !

Đã lâu lâu bà xã không còn liên lạc qua lại với cô Honda. 12 năm đã qua, nhưng vẫn nhớ như in cả ngày dạo chơi dưới hoa, giữa đất trời xuân, ở Đông Kinh, mà bắt đầu là từ lời mời của cô. Hồi ấy, cô mới sắp sáu mươi thôi.