Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/07/2016

Nhất sinh nhất phẩm : một tiệm bánh ở Tokyo

Về tinh thần Nhất sinh nhất phẩm (một đời một tác phẩm) trong chế tạo/sáng tạo của người Nhật, thì xem lại ở đây (một bộ phim về nghề làm bánh, đã có bản dịch tiếng Việt).

Về tiệm bánh ở Tokyo, thì nó ở ngay cạnh ga tàu Kichijio-ji (Cát Tường tự), rất gần với trường cũ của tôi. Ngày trước, chúng tôi cũng hay du lãng ở khu đó, nhưng chưa từng nghe thấy tên tiệm bánh ấy. 



Minh họa lấy từ trang web của tiệm bánh

Lần gần đây nhất tới Kichijio-ji, tôi đi bằng tàu điện Keio, xuống ga còn khoảng 20 phút mới đến giờ hẹn, nên dạo quanh đó. Nhưng cũng không chú tâm vào bất cứ quán hàng nào.

Ở Nhật Bản, có biết bao tiệm bánh như vậy. Kể sao cho hết.

Dưới là một ít tin tiếng Việt.

---


Cửa hàng nhỏ ở Nhật chỉ bán 2 loại bánh, doanh thu 64 tỷ


Thường nghe bạn bè than vãn: “Đầu năm nay kiếm tiền khó quá”, “Đúng vậy, đã bỏ qua một thời điểm tốt”, “Bây giờ chi phí cao, cạnh tranh khốc liệt”.
Ở Kichijoji, Tokyo, Nhật Bản có một cửa hàng chỉ có 36 mét vuông, bán 2 loại bánh điểm tâm là Yokan và Monaka. Một năm doanh thu đạt tới 300 triệu yên. Tên cửa hàng là Ozasa.
Số lượng Bánh Yokan Ozasa (bánh thạch nhân đậu) có hạn, mỗi ngày có 150 chiếc, mỗi người được mua tối đa 5 chiếc. Rất nhiều người từ 4 – 5 giờ sáng đến xếp hàng. Vào ngày nghỉ, có người 1 giờ đêm tới xếp hàng. Tình trạng xếp hàng này đã kéo dài suốt 46 năm qua. Mà cửa hàng Ozasa chưa từng làm quảng cáo, cũng không có tiếp nhận phỏng vấn. Mặt tiền cửa hàng nhỏ và đơn giản, trước cửa cũng không có bãi đỗ xe. Nhưng mọi người đều sẵn sàng xếp hàng đến mua.
Yokan là loại bánh gì, có phải rất ngon không?
cuu hang banh yokan nhat ban 2
Yokan có xuất xứ từ Trung Quốc, gọi là chè dương canh.
Sau đó Nhật Bản cải tiến, biến nó trở thành món điểm tâm bình dân. Thực tế, chè dương canh là của Trung Quốc, là món canh nấu bằng thịt dê sau đó để đông lạnh mới ăn. Vào thời nhà Đường, chè dương canh theo Thiền Tông truyền đến Nhật Bản. Bởi vì tăng nhân không ăn thịt, liền dùng đậu đỏ và bột mỳ để nấu. Tại Nhật Bản chè dương canh dần dần cải tiến thành một món điểm tâm như thạch chế biến từ đậu.
Phương pháp làm rất đơn giản. Đó là đun sôi đậu đỏ rồi nghiền nát, nấu chín với đường cát và thạch trắng, làm lạnh thành hình là xong.
Bạn có thể sẽ hỏi: Món ăn này có thể bán được 3 trăm triệu? Đến xem bánh Yokan của cửa hàng Ozasa trông như thế nào.
cuu hang banh yokan nhat ban 3
Sau đó, chúng ta nghe được khách hàng nói: “Ăn một miếng, cảm giác như một lần đi du lịch biển sâu”, “Bánh Yokan có cá chép bên trong, ăn vào như mong muốn có thể trở thành sự thật”, “Đẹp đến nỗi không nỡ ăn, nhưng ngon quá không ăn không được.”
Nghe thấy những lời cảm thán này, bạn sẽ hiểu vì sao đông khách như thế, sẵn sàng đi ô tô, từ nơi xa ngàn dặm đến đây xếp hàng.
cuu hang banh yokan nhat ban 4
Bánh Yokan tốt nhất, khi làm xong bên trong sẽ phát ra ánh sáng màu tím
Chủ cửa hàng này có tên là Atsuko Inagaki. “Khi cô đặc trong nồi đồng đặt trên than lửa, trong thời gian ngắn, nhân bánh đậu đỏ sẽ phát ra ánh sáng màu tím”
“Có cảm giác trong suốt, ánh sáng rất đẹp khiến cho người xem cảm thấy giống như đậu đỏ nở hoa.”
Để nhìn thấy ánh hào quang này, Atsuko Inagaki phải dành tâm huyết cả đời.
Atsuko Inagaki thừa kế sản nghiệp từ cha, tiếp nhận kinh doanh bánh Yokan trong nhà. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp trung học Atsuko Inagaki lập tức giúp cha kinh doanh tiệm bánh. Cha của Atsuko Inagaki là người rất nghiêm khắc. Ông có 6 người con gái, nhưng cuối cùng để cho Atsuko Inagaki kế thừa sự nghiệp của mình. Bởi vì ngoài Atsuko Inagaki ra, không ai nhẫn chịu được sự nghiêm khắc của ông. Mỗi ngày vào sáng sớm, Atsuko Inagaki phải nhóm lửa đốt than. Sau đó rửa sạch đậu đỏ, chưng nấu, nghiền nát… Khi đã nấu xong, cần làm lạnh trong vòng một ngày, ngày hôm sau mới ăn được.
cuu hang banh yokan nhat ban 5
Cha của Atsuko Inagaki nghiêm khắc dạy bảo bà chỉ vì muốn làm ra sản phẩm tốt nhất
Mỗi sáng sớm, cha đều thử bánh Yokan do bà làm hôm qua rồi biểu hiện ra vẻ mặt nghiêm túc và đưa ra lời nhận xét: “Nấu chưa đủ chín, lửa còn quá yếu”. Nói xong sẽ đem bánh Yokan mà Atsuko Inagaki vất vả một ngày làm ra ném vào thùng rác. Cha bà chỉ có một yêu cầu: “Tóm lại, phải làm ra sản phẩm ngon nhất.”
Sau 10 năm nấu bánh Yokan mới tạo ra được ánh sáng màu tím…
Atsuko Inagaki lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng màu tím là lúc bà nấu bánh không có khác biệt nhiều so với 10 năm trước đây. Một lần, trong lúc Atsuko Inagaki nấu bánh, nhìn thấy ánh sáng màu tím phát ra. Ngày hôm sau, cha bà nếm thử bánh cuối cùng gật đầu nói “Ừ, được”. Nhưng hôm nay nấu thành công, không có nghĩa là ngày mai cũng có thể.
Bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu và nhân tố bên ngoài, ánh sáng tím cũng không thường thấy
Mỗi ngày có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Đậu đỏ cũng có nơi sản xuất và chất lượng không giống nhau. Tình trạng của than củi mỗi ngày cũng khác đều sẽ ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng của bánh. “Muốn nghĩ cách tạo ra ánh sáng tím, nhất định phải điều chỉnh tốt nhất những yếu tố này”. Điều này thực sự là một khó khăn nhưng cũng khá thú vị. Để tìm được cách điều chỉnh tốt nhất các yếu tố, Atsuko Inagaki đã lần mò trong 10 năm.
cuu hang banh yokan nhat ban 6
“Mỗi lần nấu bánh Yokan, tôi bước vào thế giới chỉ có một người. Như vậy, không ai có thể quấy nhiễu. Tôi chỉ có thể chuyên tâm làm việc, không suy nghĩ đến thời gian, quên đi chuyện cửa hàng hoặc công xưởng, các mối quan hệ và quên đi nóng bức. Chỉ lắng nghe âm thanh của đậu đỏ, tâm vô tạp niệm chế luyện thành bánh Yokan. Sau đó mới nhìn thấy ánh sáng màu tím. Tôi sẽ cảm nhận được cảm giác sảng khoái không cách nào diễn tả.”
30 năm tìm tòi, kỹ nghệ của Atsuko Inagaki tiến bộ, cuối cùng vượt qua cha của mình
Tại sao mỗi ngày số lượng bánh Yokan chỉ có 150 chiếc?
Cũng không phải là vấn đề tiêu thụ. “Một nồi nấu 3 kg đậu, chỉ có thể làm được 50 chiếc. Nếu quá 3 kg thì làm không ra được hương vị thơm ngon như vậy. Nấu 3 nồi cần 10 tiếng rưỡi đã là giới hạn. Cho nên một ngày chỉ có thể bán 150 chiếc.”
Số lượng có hạn là đối với yêu cầu chất lượng, khách hàng rất hiểu rõ điều này. Xuất phát từ sự yêu thích Ozasa, khách hàng đã tự thành lập hội Ozasa, đưa ra đề nghị mỗi ngày mỗi người mua được tối đa 5 chiếc. Nếu như không hạn chế, một người chỉ trong chốc lát đã mua hết toàn bộ rồi, người phía sau không mua được nữa.
cuu hang banh yokan nhat ban 7
Ozasa là một thương hiệu nên đối với khách hàng rất nhiệt tình! Khách hàng cũng yêu thích Ozasa như thế. Bà Atsuko Inagaki càng đối đãi với khách hàng chân thành hơn. Bởi vì trong phòng nấu bánh rất nóng, đặc biệt là vào mùa hè. Dù nhiệt độ cao bên ngoài nhưng mỗi lần đi ra ngoài đều cảm thấy mát. Khi nấu bánh người sẽ toát đầy mồ hôi. “Cho nên mỗi khi nấu xong một nồi, tôi sẽ thay một bộ quần áo.”
Để mồ hôi không nhỏ vào nồi, Atsuko Inagaki sẽ buộc một chiếc khăn hình tam giác lên trán. “Trước khi nấu bánh, tôi sẽ dùng nước làm ướt mặt và uống một ly nước lạnh.” Điều này giúp cho cơ thể ngay lập tức trở nên mát, bớt ra mồ hôi. Như vậy phải chú ý rất nhiều chi tiết nhỏ. “Đây đều là nghi lễ từ trước đến nay của tôi”, Atsuko Inagaki nói.
Atsuko Inagaki luôn kiên trì những nguyên tắc này bởi vì một câu nói của cha. Cha bà một mực khuyên bảo:
“Đối đãi với khách hàng và sản phẩm tuyệt đối không thể thấp kém.”
“Cả đời để làm tốt một việc, không gì là không thể.”
“Bây giờ chậm chạp một chút cũng không sao, chỉ cẩn nhớ rõ tiến lên là tốt rồi.”
“Một khi quyết định làm, không thể bỏ dở giữa chừng.”
“Chỉ cần bạn dũng cảm gánh vác, có thể bộc phát ra sức mạnh để hoàn thành.”
Những điều này đều là trí tuệ tích lũy từ cuộc sống đã trở thành nguyên tắc làm việc mà Atsuko Inagaki cả đời hết lòng làm theo. Cửa hàng Ozasa 36 m2 này sáng tạo ra bí quyết  giá trị 300 triệu yên. Bí quyết này là hai chữ: Chuyên chú. “Tóm lại, phải làm ra sản phẩm ngon nhất”, Atsuko Inagaki nói.

Huy Hoàng
http://www.daikynguyenvn.com/doi-song/cua-hang-36m2-o-nhat-chi-ban-2-loai-banh-doanh-thu-64-ty-bi-quyet-khien-nhieu-nguoi-kinh-ngac.html











Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng

12:42:29 18/07/2016

“Nếu làm hãy làm ra sản phẩm hoàn hảo nhất, nếu không thì đừng làm nữa”.

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Nhật vẫn còn rất nhiều khó khăn. Nửa đầu năm 2016, có đến 4.273 doanh nghiệp Nhật lâm vào cảnh phá sản. Giá trị các khoản nợ không trả được mà các doanh nghiệp Nhật đang ôm lên đến 793 tỷ yên.
Thế nhưng cùng lúc đó, có không ít cửa hàng nhỏ bán chỉ riêng 1 vài sản phẩm trong suốt hàng thập kỷ qua lại có lợi nhuận khiến nhiều ông chủ phải ước mơ.
Gần ga Kichijoji, Tokyo, Nhật Bản có một cửa hàng nhỏ rộng chỉ 6 mét vuông tên là Ozasa. Cửa hàng này chỉ bán 2 loại bánh và 2 loại bánh đó mang lại cho cửa hàng doanh thu lên đến hơn 160 triệu yên mỗi năm.
Danh tiếng của cửa hàng bánh nổi tiếng này không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Nhật mà còn thu hút hàng nghìn du khách nước ngoài tìm đến đây mỗi năm. Tuy nhiên, gần như tất cả trong số đó phải ra về trong tiếc nuối.
Những ngày mùa hè tháng 7 tại Tokyo. 4h35 phút sáng, khi chuyến tàu đầu tiên của ngày đến ga Kichijoji, người ta thấy một người phụ nữ vội vàng đi ra khỏi ga tàu và đến xếp hàng bên ngoài cửa hàng. Ngay sau bà là 2 người đàn ông trung niên đến từ tỉnh Ishikawa. Chỉ vài phút sau đó là một khách du lịch đến từ đảo Hokkaido, cực Bắc nước Nhật.
Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng - Ảnh 1.
Mới chưa đến 5h sáng nhưng đã có nhiều người mang ghế đến xếp hàng chờ được mua bánh Yokan và Monaka. Tuy nhiên còn có những người đến sớm hơn nữa, họ lấy số rồi tranh thủ đi công việc rồi quay lại mua bánh.
Chỉ trong khoảng 10 phút sau đó, thêm 2 sinh viên và 2 người già đến xếp hàng. Và cứ như thế, sau 2 tiếng, tức là khoảng 6h rưỡi sáng, đã có 37 người xếp hàng. Đến 8h sáng, 150 suất mua bánh Yokan của cửa hàng Ozasa đã kín chỗ.
Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng - Ảnh 2.
Đến 8h sáng đã có hàng chục người đứng chờ mua hàng.
10h cửa hàng mới mở cửa. Một tuần cửa hàng mở cửa 6 ngày, chỉ trừ ngày thứ Ba. Nhiều người mang theo cả ghế để ngồi trong lúc chờ đợi cho đỡ mỏi chân, có những người mang theo con nhỏ đứng chờ.
Những người bán hàng xung quanh đã quá quen thuộc với sự đông đúc của cửa hàng này, họ cho biết vào ngày thường, số lượng suất mua bánh hết chậm hơn. Nếu vào ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, chỉ từ 4h rưỡi sáng đến 7h sáng, đã có 70-80 người xếp hàng kín, nhưng khi nào cũng chỉ có đúng 150 suất mua bánh yokan ozasa. Hàng chục người đến sau sẽ chỉ được mua bánh monaka.
Mỗi ngày, hiệu bánh chỉ bán ra đúng 150 chiếc bánh thạch nhân đậu yokan. Theo quy định, để cơ hội thưởng thực đến được với nhiều người hơn, mỗi người chỉ được phép mua 3 cái.
Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng - Ảnh 3.
Quản lý cửa hàng bánh nhiệt tình cho khách xem những hộp bánh Yokan mới ra lò được đưa đến cho ngày bán hàng mới.
Trong khi khách bận rộn xếp hàng thì chủ nhân cũng tất bật không kém, ông Sochi Furawa, quản lý của cửa hàng cho biết hàng ngày chủ hiệu bánh, cũng như ông và những người làm việc trong cửa hàng phải thức dậy từ 3h sáng để làm các mẻ bánh và sau đó đóng hộp chuyển đến đây.
Bánh luôn phải đảm bảo đúng quy chuẩn và sự tươi ngon. Cũng từ 5h sáng, khi những người khách đầu tiên xếp hàng bên ngoài thì những người chủ như ông cũng đang tất bật chuyển bánh, xếp bánh cho một ngày bán hàng mới.
Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng - Ảnh 4.
Người khách đến xếp hàng sớm nhất, từ 4h rưỡi sáng. Phiếu màu vàng ghi số 1 là phiếu xếp hàng được phát đầu tiên trong ngày.
Tiệm bánh Saredo Yokan sau này có tên là Ozasa được mở ra tại Kichijoji vào năm 1951. Đến nay, lịch sử của hiệu bánh đã trải qua 65 năm.
65 năm qua, hiệu bánh vẫn trung thành với duy nhất 2 loại bánh bao gồm bánh monaka sốt đậu đỏ hoặc đậu trắng và bánh thạch nhân đậu yokan. Tuy nhiên loại bánh làm nên sự nổi tiếng vượt trội của cửa hàng chính là bánh thạch nhân đậu yokan, dù loại bánh đầu tiên cũng mang lại doanh thu lớn.
Một du khách người Mỹ may mắn được đi xếp hàng cùng người bạn Nhật của mình nói: “Tôi đã đọc về hiệu bánh này trên mạng Internet và trong lần du lịch hiếm hoi đến Nhật, tôi quyết tâm dậy thật sớm để đến đây mua ăn thử một lần cho biết.”
Còn theo một phụ nữ Nhật khác đến từ Nara, anh trai bà đã ao ước ăn món bánh của cửa hàng này đến cả 40 năm nay mà điều kiện kinh tế có hạn nên họ không thể lên được thủ đô. Nay họ cũng đã già, anh trai bà không đi lại được nữa, bà sẽ mua bánh và mang về ngay trong ngày để cả hai cùng thưởng thức
Từ năm 1951 đến năm 2011, tức là trong 60 năm, cửa hàng quy định mỗi người được mua 5 cái. Tuy nhiên vào năm 2011, sau khi quá nhiều người phàn nàn về việc số lượng 30 người được mua mỗi ngày là quá ít, số lượng bánh từng khách hàng được mua giảm xuống chỉ còn 3. Bánh có thể để được khoảng 5 tháng.
Những người thích bánh của cửa hàng Ozasa không chỉ giới hạn trong những người dân thường và khách du lịch, mà còn là rất nhiều doanh nhân của các tập đoàn hàng đầu nước Nhật, thậm chí cả rất nhiều chính trị gia. Nhưng cửa hàng luôn có quy định rõ ràng: Không một ai, kể cả Thủ tướng hay bất kỳ thành viên nội các nào, được quyền ưu tiên không phải xếp hàng.
Quy định xếp hàng và mua hàng cũng rất ngặt nghèo: Khách đến phải lấy số, không được đứng chắn cây ATM, che máy bán hàng tự động, gây cản trở giao thông, nói chuyện ồn ào. Mỗi người mỗi ngày chỉ được 1 suất mua 3 chiếc. Khi mua được nhận phiếu mua hàng và hóa đơn.
Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng - Ảnh 5.
Đối với rất nhiều người khách, mua được bánh Yokan tại đây là niềm vinh dự và sau khi mua xong, họ chụp ảnh cho nhau làm kỷ niệm.
Cửa hàng cũng khẩn thiết đề nghị khách không được bán lại bánh mà hãy thưởng thức nó. Khách có thể mang theo một chiếc ghế nhỏ để ngồi chờ cho đỡ mỏi chân. Khi bỏ hàng trong chốc lát, khách phải báo cho những người xung quanh và giữ phiếu. Tuyệt đối không đi ô tô đến cửa hàng vì không có chỗ đỗ xe.
Bà Atsuko Inagaki thừa hưởng cửa hàng bánh từ cha mình cách đây khoảng hơn 10 năm. Cha của bà có 6 người con gái nhưng chỉ duy nhất bà chịu được tính khí khắc nghiệt của ông. Bà kể lại, ông cụ dạy rằng, người nghệ nhân mỗi khi bước vào làm bánh thì hãy quên hết thế giới bên ngoài, chỉ chuyên tâm vào những chiếc bánh thạch mà họ làm ra.
Cha của Atsuko Inagaki dạy bà một bài hát mà bà luôn phải nhớ như in trong đầu: “Hãy lắng nghe tiếng nói của lửa, của than đá, của gió xuyên qua cánh cửa, của những hạt đậu. Hãy yêu những hạt đậu và lắng nghe giai điệu mà chúng tạo ra.” Và bà cho biết, chỉ khi nào sự nhập tâm vào chiếc bánh lên đến đỉnh cao, mới có thể tạo được ánh sáng tím cho những miếng thạch của mình.
Bà vẫn nhớ như in không biết bao nhiêu lần những chiếc bánh của bà làm ra chỉ được cha bà cắn đúng một miếng nhỏ và ném thẳng vào sọt rác và bỏ đi không nói gì. Bà cho biết: “Cha tôi rất kiệm lời, tôi cứ miệt mài làm bánh cho ông ăn mỗi ngày trong suốt hơn 10 năm, cho đến một ngày, ông nói: “Được”, trái tim tôi như vỡ tan vì hạnh phúc”.
Cha bà luôn nhắc bà rất nhiều về việc đảm bảo nguồn đậu, nước, nguyên liệu thạch chuẩn nhất cho khách. Kể cả nguồn nhiên liệu đốt nóng là than củi cũng phải được người trong gia đình kiểm soát cẩn thận hàng ngày để đảm bảo sự hoàn hảo.
Bà kể lại có lần mẻ thạch đã làm gần xong, bất chợt ông vào kiểm tra và bảo không đạt chuẩn, thế là tất cả mẻ thạch ngày hôm đó đổ đi và ông ra xin lỗi khách hàng. Cha bảo bà: “Nếu làm hãy làm ra sản phẩm hoàn hảo nhất, nếu không thì đừng làm nữa”.
Tiệm bánh 65 tuổi ở Nhật Bản: Rộng 6m2, chỉ bán 2 loại bánh, nguyên thủ quốc gia muốn ăn cũng phải xếp hàng - Ảnh 6.
Bánh yokan.
Khi làm bánh, bà luôn phải rửa mặt, uống một cốc nước lạnh, cột tóc lên cao và đội mũ trùm để không một sợi tóc mảnh mai hay giọt mồ hôi nào có thể rơi xuống nồi bánh. Sau đó, khoảng 2 bộ quần áo chuyên dụng luôn được chuẩn bị sẵn, cứ xong một mẻ bánh, bà sẽ thay một bộ quần áo.
Mỗi ngày gia đình chỉ nấu 3 nồi đậu, mỗi nồi đậu cần nấu đúng 10 tiếng rưỡi, chính vì vậy mỗi ngày chỉ có thể bán đúng 150 chiếc bánh thạch nhân đậu. Hiện tại, giá mỗi chiếc bánh thạch nhân đậu là 675 yên (đã có thuế), mỗi ngày bán 150 chiếc, một tháng nghỉ 4 ngày, doanh thu từ bánh thạch nhân đậu của cửa hàng mỗi tháng ước khoảng xấp xỉ 2,65 triệu yên và một năm là 31,8 triệu yên.
Mỗi ngày cửa hàng bán ra 6.000 bánh monaka, giá trung bình khoảng 70 yên/cái, mỗi năm doanh thu từ bánh monaka đạt 131 triệu yên. Vậy tính chung, cửa hàng vị trí khoảng 6 mét vuông nhỏ xíu này mỗi năm mang lại doanh thu 160 triệu yên (khoảng 35 tỷ đồng) cho chủ, một con số mơ ước với rất nhiều doanh nghiệp Nhật.
Theo Cafebiz/Trí Thức Trẻ







---
https://www.ozasa.co.jp/guide.php

小ざさの最中

〒180-0004 東京都武蔵野市吉祥寺本町1-1-8
電話:0422-22-7230
営業時間 午前10:00~午後7:30 (火曜日定休)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.