Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/09/2021

"Việc nói", nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021 - tiếp

Entry trước, ở đây, đã quá đầy, không thể đưa thêm được tư liệu vào đó nữa. Nên bây giờ phải mở thêm một entry mới.

Tháng 9 năm 2021,

Giao Blog



---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

- "Việc nói", nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021 - tiếp

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ Văn  8 

Hành vi phát ngôn (hành vi phát thoại, việc nói) - nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021

---


Trích ngắn 1 (lời của học giả Nguyễn Hữu Đạt --- xem toàn văn ở mục 2 bên dưới):

"Tôi chỉ nói đến đây đã đủ cơ sở để kết luận: các phát ngôn của nhà thơ TMH không lộng ngôn chút nào. Rất trung thực. Nếu Nhà nước cho các Viện và Trường ĐH tự bầu GS, tôi sẽ chấp nhận hồ sơ của TMH trình lên và đề nghị HĐ Viện phong làm GS ngay. Tôi không bao giờ làm theo bất cứ khẩu dụ nào vì thấy đó là một kiểu lãnh đạo phi khoa học. Báo chí suốt ngày nói “Sống và làm việc theo pháp luật” thì ai cũng phải tuân thủ. Đó mới là văn minh. Muốn là một nước văn minh, phải sống theo luật.

Đó là phát biểu phản biện của tôi về các phát ngôn mà anh TMH đưa ra. Xin mời ai có phản biện khác, xin cùng tham gia. Trân trọng!"


Trích ngắn 2 (lời của học giả Hoàng Dũng --- xem toàn văn ở mục 3 bên dưới):

"Trần Mạnh Hảo phê phán chủ nghĩa toàn trị rất dữ (tợn). Nhưng trên manh chiếu Facebook nhỏ nhoi, ông đã thực hành chủ nghĩa toàn trị một cách triệt để."








CẬP NHẬT




4. Ngày 2/9/2021

"


Do thư ký - nữ thạc sĩ Chim Cu ghi chép (ngoài tiếng bản địa Chim Chuột, thạc sĩ Chim Cu còn viết và đọc thông thạo tám ngoại ngữ : Tiếng Thạch Sùng, tiếng Giun, tiếng Dế, tiếng Bọ Hung, tiếng Gián, tiếng Ruồi, tiếng Muỗi và tiếng Cóc Nhái.)
Biên bản này được ghi lại bằng ngôn ngữ Chim Chuột (là tiếng phổ thông)
Chủ tịch Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cũng là chủ tịch hội đồng phản biện : Viện sĩ hàn lâm ngôn ngữ học tổ đỉa GS.TS. Ba Ba.
CÁC GS PHẢN BIỆN LUẬN ÁN :
1-Viện sĩ hàn lâm liên bang Mối & Kiến GS.TS. Cóc Tía
2- Viện sĩ hàn lâm vương quốc giếng cạn GS.TS. Ếch Cốm
3- Viện sĩ hàn lâm liên bang Dơi & Chuột : GS.TS Tu Hú
4- GS.TS. Thạch Sùng
5- GSTS Nhền Nhện
6- GS.TS Nhặng Xanh
7- Viện sĩ, GS TS Bò
PHẦN MỞ ĐẦU
- Viện sĩ, GS.TS Ba Ba giới thiệu sơ qua về lễ phản biện luận án của nghiên cứu sinh Chuột Nhắt, đồng thời giới thiệu qua thành phần hội đồng phản biện.
- Nghiên cứu sinh Chuột Nhắt ôm hoa tặng các vị đại giáo sư. Tiếng vỗ tay không dứt. Sau đó nghiên cứu sinh ôm khệ nệ một ôm phong bì, có nhẽ tới năm sáu ký, cúi đầu dâng lên từng vị giáo sư đáng kính. Các giáo sư nhận phong bì mặt tươi như hoa. Hầu hết các vị giáo sư đều mở phong bì ra và đếm rất lâu, cảm động sắp khóc, làm không khí trang nghiêm, thiêng liêng của lễ phản biện thêm cao qúy. Sau đó cả hội đồng dành năm phút vỗ tay.
- Nghiên cứu sinh Chuột Nhắt có lời dâng lên các giáo sư như sau “ Kính thưa các vị giáo sư tôn kính. Con sinh ra trong gia đình giai cấp công nhân trong một xí nghiệp gậm nhấm. Lúc đầu con được mù chữ. Đến 10 tuổi con mới bị đi học bổ túc. Con sáng dạ, học ba năm thì có bằng tốt nghiệp trung học. Sau sáu tháng vào đại học tại chức, con có bằng cử nhân gậm nhấm loại ưu ạ. Nay con được vinh dự PGS. TS Bọ Hung hướng dẫn làm luận án tiến sĩ ngôn ngữ học này. Con bị té ngã vì vừa ôm cả đống phong bì nặng quá, nên con khản tiếng không nói được. Con xin nhờ PGS.TS. Bọ Hung – thầy hướng dẫn luận án, trả lời phản biện dùm con. Con mong các thầy thương con mà đồng ý. Con kính mong các thầy và gia đình vui khỏe, hạnh phúc. Nói xong nghiên cứu sinh Chuột Nhắt cảm động quá nghẹn ngào ti tỉ rơi lệ. Các đại giáo sư đứng lên vỗ tay hơn cả sấm.
- Không khí lễ phản biện trang trọng và thiêng liêng hiếm có.
- GS.TS, viện sĩ Ba Ba chủ tịch hội đồng chấm luận án thuyết trình, tuy giọng nói trọ trẹ nhưng cũng dễ nghe :
- ĐÂY LÀ BÀI NÓI CỦA GS.TS.Viện sĩ Ba Ba :
Luận án tiến sĩ của nữ nghiên cứu sinh Chuột Nhắt với tiêu đề : “NGHĨ TỨC LÀ LÀM, NÓI MÀ KHÔNG LÀM, LÀM MÀ KHÔNG NÓI MỚI LÀ HÀNH VI TƯ DUY TRONG NGÔN NGỮ CHIM CHUỘT” là một bước tiến lớn của ngành ngôn ngữ học nước ta. ( vỗ tay)
GSTS Ba Ba tiếp : “ Tôi với tư cách viện trưởng viện ngôn ngữ Chim Chuột, chủ tịch hội đồng chấm luận án này, vô cùng hoan nghênh PGS.TS Bọ Hung đã lao tâm khổ trí, cùng sự sáng tạo vô bờ bến của nghiên cứu sinh Chuột Nhắt để bổ sung vào học thuyết triết học ngôn ngữ : “ HÀNH VI IM LẶNG TRONG NGÔN NGỮ CHIM CHUỘT” của thiên tài J.L. Austin, với những đóng góp kinh hoàng. Nếu còn sống, ngài Austin chắc chắn sẽ đề thêm tên Chuột Nhắt sau tên mình là đồng tác giả học thuyết ngôn ngữ hành vi. Im lặng tuyệt đối cũng là một hành vi ngôn ngữ. Bởi ngay cả tờ giấy trắng đã là một hành vi. Không có hành vi nào cũng là một hành vi. Câm như hến ngồi đọc say mê các trang giấy trắng tinh không hề có dòng chữ nào cũng là hành vi…
( giáo sư tiến sĩ Ba Ba cảm động quá sức làm cả hội trường vỗ tay như điên; rằng luận án này có thể đánh đổ học thuyết “hành vi ngôn ngữ” của Austin, chắc chắn sẽ làm chấn động thế giới)
(Cả hội trường bỗng im lặng như chết trong ba phút vì không khí quá thiêng liêng.)
GSTS Ba Ba tự nhiên nói rất to : Cám ơn dân tộc ta, tổ tiên giống nòi chim chuột ta đã sinh ra một thiên tài là nhà ngôn ngữ vô địch của thời đại. Ối, tôi chết mất thôi vì cuộc đảo chính Austin của nghiên cứu sinh Chuột Nhắt. Đả đảo Austin ! Lý thuyết “ KHÔNG CÓ HÀNH VI, CÂM NHƯ HẾN, NGAY CẢ TỜ GIẤY TRẮNG CŨNG LÀ MỘT HÀNG VI NGÔN NGỮ” của tân tiến sĩ Chuột Nhắt hôm nay sẽ thay đổi cả thế giới… ( vỗ tay)
GSTS Ba Ba xúc động quá ngất xỉu, trúng gió..
Cả hội đồng chấm, phản biện luận án xuýt khóc vì cảm động, vì sự vĩ đại của nhà ngôn ngữ học thiên tài Chuột Nhắt đã làm thay đổi nhận thức muôn loài. Ơ hay, thế mà bây giờ loài người mới biết. Hành vi ngôn ngữ dù không có ngôn ngữ, dù không có gì, dù trong cõi hư vô cũng là hành vi ngôn ngữ. Não bộ ta tư duy là một hành động ngôn ngữ. Trong giấc ngủ, não bộ tạm thời không tư duy cũng là hành vi ngôn ngữ. Chúa ơi, một phát hiện vĩ đại mà ngay cả Kha Luân Bố khi vừa tìm ra Châu Mỹ cũng thấy xấu hổ vì quá nhỏ nhoi, so với nhà ngôn ngữ học Chuột Nhắt vừa soán ngôi Austin.
Nửa tiếng sau, GSTS Ba Ba mới tỉnh lại. Trong thời gian ấy, các vị GSTS đáng kính mở phong bì ra đếm, mặt tươi như hoa cứt lợn.
Cuối cùng, GSTS. Ba Ba hỏi :
- Thưa qúy vị viện sĩ, thưa quý vị giáo sư, ai còn phản biện gì không ạ ?
Tất cả các vị giáo sư đáng kính cùng đứng dậy hô : không, không còn gì phản biện với lý thuyết ngôn ngữ học vĩ đại của tân tiến sĩ Chuột Nhắc : “KHÔNG CÓ HÀNH VI CŨNG LÀ MỘT HÀNH VI NGÔN NGỮ”…
Tất cả cùng ký tên đồng ý công nhận nhà ngôn ngữ học Chuột Nhắt là tân tiến sĩ, hơn nữa còn là một nhà bác học ngôn ngữ với thuyết làm thay đổi cả vũ trụ : “ KHÔNG HÀNH VI, KHÔNG NGÔN NGỮ CŨNG LÀ MỘT HÀNH VI NGÔN NGỮ”…
Trần Mạnh Hảo dịch từ tiếng Chim Chuột ra Việt ngữ.,.
Sài Gòn lúc 2 h 51 phút ngày 2-9-2021
T.M.H.

"

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3095790874026429



3. Ngày 1/9/2021

"

Đúng như tôi dự đoán: Nguyễn Văn Hiệp bị Trần Mạnh Hảo block. Ông nhà thơ muốn "một mình một chợ", tha hồ muốn chửi ai thì chửi, vu cáo ai thì vu cáo.
Không, đúng hơn, ông muốn xây dựng trang Facebook của mình thành một vương quốc, mà ông là Vua. Bất cứ ai vào vương quốc này đều phải tung hô Thánh thượng sáng suốt. Còn kẻ nào cả gan phê bình ông, hay táo tợn hơn nữa, la to "Ông vua ở truồng" thì bị trảm (block) tức khắc.

Trần Mạnh Hảo phê phán chủ nghĩa toàn trị rất dữ (tợn). Nhưng trên manh chiếu Facebook nhỏ nhoi, ông đã thực hành chủ nghĩa toàn trị một cách triệt để.

"

"

  • Dzung Nguyễn
    Ai không vừa lòng, nhất là khi muốn là người của công chúng, mà cũng block thì chỉ biểu hiện một tâm thế kém cỏi. Người như thế chỉ làm bạn với tiểu nhân!!!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 ngày
  • Dzung Nguyễn
    Cái cô Huệ, tác giả luận án "Hành vì nịnh trong tiếng Viêt" kia giờ đang ở đâu nhỉ? Chết rồi hãy sao mà không thấy lên tiếng nhỉ????
    1
    • Thúy Hằng Nghiêm
      Dzung Nguyễn , tôi cũng thấy thế, tác giả và người hướng dẫn đều hèn, không có bản lĩnh của dân nghiên cứu, ngậm miệng ăn tiền để người khác chịu trận thay mình, không bảo vệ được đứa con tinh thần của mình, không chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Cách hành xử như vậy chưa minh bạch, sòng phẳng, chưa có trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình.
      3
    • Dzung Nguyễn
      Thúy Hằng Nghiêm Cách hành xử như vậy khiến cho nhiều người, trong đó có tôi cho rằng cô Huệ và cả đám người hướng dẫn nghiên cứu sinh kia CHÍNH LÀ CÁC TIẾN SỸ PHONG BÌ!!!!!!
      2
    • Thúy Hằng Nghiêm
      Dzung Nguyễn , thật ra tôi biết hai người hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho cô Huệ này, họ là dân ngôn ngữ học chứ không phải dân ngữ dụng học hay Ngôn ngữ học xã hội, việc nhận hướng dẫn tiến sĩ trong lĩnh vực họ chưa chắc đã được đào tạo bài bản là một việc hơi mạo hiểm. Cô Huệ thì tôi không rõ năng lực đến đâu, nhưng chỉ riêng việc dịch khái niệm hành vi ngôn ngữ/ hành động ngôn từ speech act thành language behavior thì đã không thể chấp nhận được vì không hiểu gì về bản chất của đối tượng nghiên cứu, không đọc sách chuyên ngành hoặc chỉ đọc nửa vời như thế thì nghiên cứu cái gì được, độc sáng cái gì được? Sau vụ này cả hai bên đều cần rút kinh nghiệm sâu sắc ạ.
      2
    • Dzung Nguyễn
      Thúy Hằng Nghiêm Qua lùm xùm ở đây thì tôi không hiểu cô tác giả kia viết tổng quan luận án thế nào nhỉ? và người hướng dẫn, ông Nguyễn Quang U. kia có thật sự hiểu biết và biết cách hướng dẫn cho nghiên cứu sinh hay không?
      1
    • Thúy Hằng Nghiêm
      Dzung Nguyễn , anh đang hiểu nhầm ạ, ông Nguyễn Quang Uẩn hướng dẫn luận án về cái bắt tay của chủ tịch xã. PGS. TS Phạm Hùng V và PGS. TS Cầm Tú T mới là người hướng dẫn cô Huệ. Theo tôi đánh giá họ đều là những người nghiêm túc trong chuyên môn, nhưng có lẽ chưa được đào tạo bài bản về ngữ dụng học và ngôn ngữ học xã hôj, lại gặp đúng cô nghiên cứu sinh không giỏi tiếng Anh nên đã gặp tai nạn nghề nghiệp, cần rút kinh nghiệm sâu sắc.
      2

"

https://www.facebook.com/dzung.hoang.501/posts/4357747287616363



"

Cuộc “trao đổi” của những người có liên quan về đề tài Hành vi nịnh trong tiếng Việt đã khiến đông đảo người trong và ngoài ngành tham dự. Ngay các nhà nghiên cứu hàn lâm cũng sẵn sàng đăng tải quan điểm của mình trên fb cá nhân. Sự này rất thú vị.
Tuy nhiên, bên dưới các bài viết (stt) ấy chúng ta thường xuyên gặp thấy những “lời khuyên” kiểu: sao lại bàn chuyện học thuật trên fb, đừng nói chuyện khoa học ở fb bác ơi, fb đâu phải chỗ để nói chuyện này…. Tôi thắc mắc là tại sao lại không thể bàn một vấn đề tri thức trên trang báo cá nhân của mình khi nó có hàng ngàn người đọc, thậm chí hàng vạn?
Facebook (hay nền tảng MXH và internet nói chung) cũng chỉ là một phương tiện như một tờ báo để đăng tải một bài báo, nó có đóng vai trò gì trong việc quyết định chất lượng bài viết đâu? Khi mà trong bối cảnh xã hội Việt Nam đa phần là không đọc sách nhưng ai cũng lướt fb và hiện có tới khoảng hơn 60 triệu tài khoản thì việc xuất bản trên nền tảng này là phù hợp với thực tế chứ.
Cái nền tảng này rất thuận lợi cho việc chia sẻ đã đành nhưng cũng rất tiện lợi cho trao đổi trực tiếp, ai cũng có thể tức thì đưa ra quan điểm của mình bên dưới quan điểm của người khác, cuộc thảo luận có thể làm sáng tỏa vấn đề rất nhanh chóng mà nhiều khi với báo chí thì khó hơn nhiều vì các thủ tục xuất bản cũng như tính hạn chế trong trao đổi trực tiếp. Vấn đề còn lại chỉ là văn hóa đối thoại.
Một tạp chí khoa học chuyên ngành hẹp cũng chỉ có một thiểu số các nhà chuyên môn và giới nghiên cứu đọc, vậy đăng tải một “bài báo” trên fb thì ai không phù hợp sẽ tự động bỏ qua, còn lại thì vẫn hữu ích cho những người muốn tìm hiểu, dường như nó không có trở ngại gì. Chỉ có vài phiền toái là trang fb ấy có thể bị sập hoặc người không có kiến thức chuyên môn có thể vào phán bậy, tuy nhiên việc ấy cũng không khó để kiểm soát, nếu chủ nhà muốn kiểm soát.
Còn có một “lời khuyên” nữa mà chúng ta thường hay gặp bên dưới các bài viết tranh luận: “thôi, dành thời gian mà làm việc khác có ích hơn, tranh cãi làm gì”. Khi đang có những sự hiểu sai, hiểu lầm, thậm chí ác ý có nguy cơ khiến không ít người bị dẫn đi lạc và hủy hoại một số người khác thì việc lên tiếng đối thoại, thảo luận để đính chính và làm sáng tỏa chẳng lẽ lại không phải là một việc làm hữu ích?
“Tháp ngà” thì chê là tháp ngà, bình dân thì bĩu môi là bình dân; có những nhà khoa học mang tri thức chuyên ngành ra phổ biến với tinh thần của khoa học thường thức thì lại cũng không ưa, rốt cuộc thì ta đòi hỏi cái gì?
Tôi thấy có một điều thế này: không phải là ở ta không có các nhà chuyên môn nghiêm túc, cũng không phải không có các sách vở tử tế, mà là do dân ta ít đọc sách, hầu như không đọc thì đúng hơn (mỗi năm chưa tới 1 cuốn/người, tính cả sgk và giáo trình) - cái “thiên nan vấn” của vấn đề dân trí ở ta là điểm này.
Còn một điều nữa, quý vị chớ vội chỉ trích các nhà chuyên môn thuần túy, họ là người làm khoa học, có thể họ có uy tín lớn trong giới nhưng không có quyền lực chính trị. Nghĩa là họ không thể tham dự vào quá trình cải biến xã hội như một thành tố hữu cơ tích cực khi thường xuyên bị gạt ra ngoài. Như vậy, thay vì chỉ trích họ thì tư cách là dân với nhau, ta nên tìm đến họ, đọc sách vở của họ để theo đúng tinh thần của Kant “một dân chúng tự mình khai sáng cho nhau”, chứ không phải đứng ở ngoài để mạt sát họ. Khi chúng ta làm như thế, thì sẽ cô lập tri thức và nhà khoa học một cách triệt để hơn mà thôi.
Không ai nuôi họ một ngày cả, họ phải tự cày để sống và làm khoa học, những đóng góp của họ cho tri thức dù quý giá nhưng ít được hệ thống quyền lực dùng tới, vậy vấn đề đâu phải ở họ. Họ cũng là những người thấp cổ bé họng như chúng ta thôi. Chắc chưa ai quên cái câu “trí thức là cục phân” chứ?
Thay vì chỉ trích và mạt sát nhau, tôi nghĩ, chúng ta nên chủ động đến gần nhau hơn. Đều là nạn nhân, đừng lấy việc tấn công nhau làm trò tiêu khiển, nó bi hài và khốn khổ cùng cực.
Thái Hạo

"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1063791307763390&id=100023975920044


2. Ngày 1/9/2021

"

Dat Nguyen Huu

( Nhớ chèo: “Quan viên bắt vạ Thị Mầu ”)

Khi anh TMH hỏi: Vị nào không đạo văn thì bước ra. Tất cả các vị GS, PGS trong ngành không ai bước ra cả. Chúng ta đều ăn lương nhà nước. Có người oai hơn được làm Chủ tịch, P.Chủ tịch HĐ chức danh ngành, được quyền “ban phát chức danh” cho đồng nghiệp. Nay anh TMH, lại chẳng ai ra.

Đêm nằm tôi nghĩ, mình là con cháu họ Nguyễn Đình, không ra thì hèn quá. Các cụ nhà tôi trí dũng cao vời, từng là người cung cấp toàn bộ vũ khí lương thực cho cụ Nguyễn Thiện Thuật làm cuộc khởi nghĩa ở Hưng yên. Sau khi thất bại, cụ Nguyễn Thiện Kế là em trai cụ Thuật có gặp gia đình, truyền lại cho một số bí pháp và đặt cho một ngôi mộ. Tôi nắm trong tay nhiều bí quyết của thuật âm dương ngũ hành, lại là học trò của một thầy Do Thái vậy mà hèn ư??? Trước khi đọc phản biện của tôi, mong anh nghe tôi kể chuyện, anh sẽ thấy một nơi mà ngay tôi cũng rất sợ. Đừng liều! Không có ai trả lời của anh đâu. Tôi xin thề đấy. Anh sẽ nhận được một bể thuật ngữ mà chỉ đọc sẽ quay cuồng ra mà chết. Tôi xin phản biện anh một câu chuyện rất chân thực ở ngành tôi. Anh sẽ hiểu lời tôi khuyên rất chân thành.

…Nhờ nắm được rất nhiều bí quyết của y lý, đạo pháp, tướng số, phong thủy nên tôi đem thử nghiệm, thấy đều đúng cả. Tôi xem tướng cho hai vị từ lúc là phó chủ nhiệm khoa sau này đều làm hiệu trưởng đúng như sách các cụ. Lại dùng y lý học được và nắm thuật âm dương ngũ hành, tôi đã chữa cho bạn bè được đồng nghiệp nhiều ca bệnh mà bệnh viện chữa không khỏi. Gần đây nhất (tháng 5/2021) tôi chữa GS.TS Nguyễn Như Ý mắc mấy căn bệnh, trong đó căn bệnh mất ngủ. Mỗi đêm chỉ ngủ được 1 tiếng, đi tiểu 5- 6. Suốt 5 năm ngày nào cũng mất ngủ, ngày nào cũng phải uống an thần. Mỡ máu, men gan… chỗ nào cũng thấy bệnh. Tôi phải gọi điện cho một nữ sư chủ trì một ngôi chùa (sư này đặc biệt kính trọng tôi) bố trí cho một phòng riêng để tôi và GS Ý lên ở trong 5 ngày, lấy khí nhà chùa để chữa. Chỉ sau 2 ngày, căn bệnh chuyển hẳn: ngủ được 4 tiếng, đi tiểu 1 tiếng. Tóm lại sau 5 ngày, tôi cho GS thêm uống vài thứ lá quê, hướng dẫn cách tập luyện. Cụ GS Ý khỏi mệnh (tuổi 80), các chỉ số trở lại bt, dưới bình thường. Vợ con như không tin nổi, hỏi mãi, CỤ Ý trả lời: Do nhân duyên và tấm lòng. Cụ còn cho tôi một chức lớn: Quan thái y! Dù chữa cho ai, tôi không hề lấy bất cứ một xu nào. Thậm chí cho thêm, tùy theo hoàn cảnh. Nay muốn nói thêm vài thông tin dưới đây, mọi người đọc để cùng kiểm nghiệm về cái sự báo oán với ngành tôi.

Tôi và anh TMH là bạn, nhưng không hề chuẩn bị gì mà rất ngẫu nhiên. Việc giải quyết hôm nay liên quan đến các vấn đề cực lớn của Bộ giáo dục hiện nay. Đó cũng là câu chuyện tâm linh mà ai muốn thông thái môn này, rất cần tham khảo.
Bài trước, tôi đã mời “GS thầy” đối thoại, nay chưa có hồi âm. Để tiếp tục đến tận nguồn gốc của mọi vấn đề, tôi đã nêu lên thuyết nhân - quả (bài trước). Đây chính là cuộc “báo oán” rất kỳ lạ. Sự tan nát toàn bộ ngành Ngôn ngữ học hôm nay liên quan đến hai vị “GS ông”, là Chủ tịch Hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ năm 2001. Về góc độ tổ chức, đó là cách chọn người, dùng người.

Trong nhiều hội đồng, hai vị này cấu trúc nên một con số kỳ lạ: 6/3 ( trong khi phải đạt PGS số phiếu 70%) dành cho người làm việc thật và con số 10/10 cho người kế nghiệp mình. Để rồi, chính chuỗi người này đạp đổ toàn bộ sự nghiệp mà gần hai phần ba thế kỷ, bao người gây dựng, nay nếu nghiêm túc nên làm lại từ đầu, giống như cải cách chữ viết (bài 1).

Dat Nguyen Huu
Trong khi bầu chức danh ở trường, tôi luôn được 15/15, hoặc 14/15 (vì nhiều người đọc sách của tôi nên họ biết tôi). Các vị này luôn coi mình là thánh ngành mặc dù, ngay thời điểm đó, số đầu sách của hai vị chủ tịch và phó chủ tịch HĐ cộng lại vẫn chưa bằng một nửa đầu sách của tôi. Nhưng họ lại là thánh. Đúng ra, họ chỉ cần công nhận phiếu bầu từ 5 năm trước là xong. Nhưng họ là các “tên tuổi lớn”, đức cao, vọng trọng nên hóa ra tôi rất khổ ải. Khổ ải, nhưng không chịu khuất phục. GS Nguyễn Lai từng khuyên tôi “nên có nhời”. Tôi lắc đầu: “Mãi mãi và không bao giờ thầy ạ” (GSTSKH Nguyễn Lai là vị GS nhân ái, tài cao, có công với ngành và là vị GS tôi rất kính trọng về nhân cách. Xin đọc thêm Văn khoa chân dung ký để hiểu thêm. Dài lắm. Nay không nói nữa.)…

Nay nói tiếp. Sau mấy cuộc bị gạt, tôi đành phải mang 5 cuốn sách lên gặp “GS Cụ” – Chủ tịch HĐCD Nhà nước (cụ Hàm?). Tôi đặt sách lên bàn và nói: Thưa GS. Tôi nhờ GS xem, tác giả của 5 cuốn sách này có đáng được PGS không? Sau một ngày kiểm tra, cụ trả lời: “Xứng đáng Giáo sư anh ạ”. Tôi cười: “Vậy mà tôi không qua nổi PGS mấy cuộc rồi”. Cụ H cho cái công văn xuống bắt chỉnh lại. Nhưng người ta quyết chặn bằng cách “Có một người bị ốm không họp được”. Tôi bị “bóp cổ” nên tương lên các báo mấy bài phê phán rất quyết liệt. Năm sau, ở HĐCD ngành, phiếu đạt 100%. Tôi thành PGS . Tôi đã can ngăn, anh TMH cứ xông vào như Trương Phi. Mắt trộn ngược trừng trừng. Tôi sợ quá.

Anh sẽ không bao giờ hiểu được sợi dây vô hình đáng cuốn và xiết chặt anh đâu. Ngay cả tôi, bây giờ mới thấu hiểu cái phong bì của GS Hoàng Trọng Phiến đưa tôi trước lúc thành GS. GS Phiến nói với tôi: “Tôi vô cùng căm thù cái chức danh GS chú ạ. Tôi gửi chú cái phong bì này”. Phong bì có tên: “Tôi, Hoàng Trọng Phiến, kẻ chết vì háo danh”.

Tôi khiếp hãi (đời tôi sao gặp sự khiếp hãi thế), nói chuyện với thầy Trần Hinh (dạy văn học Pháp). Thầy Hinh nói: “Làm gì mà phải khổ thế? GS có là cái qué gì đâu. Ông là “trò ruột” của thầy, phải khuyên thầy. Việc gì vì cái danh mà chết thức tưởi?”. Tôi nói: “Cụ muốn gửi thông điệp gì đó cho XH, trước khi chết” (xin đọc thêm “Văn khoa chân dung ký”: hồi thứ 41 “GS Hoàng Trọng Phiến, nhà khoa học lãng mạn nhất xứ Quang”). Tôi cố tình loang tin cho mọi người. Năm sau, cụ được cái hàm GS. Tôi đã kể việc này trong “Văn khoa chân dung ký”. Có người bảo: ông Đ dám sáng tác chọc ghẹo cả các thầy. Cô Hồng Sâm đọc xong bảo: Bây giờ mới biết tài viết của Đ, đọc thích lắm… cô Nguyệt phó chủ nhiệm khoa TV thời đó mua hơn 20 cuốn để tặng các thầy cô, đại biểu nhân dịp kỷ niệm khoa…Nhưng hạnh phúc lớn nhất với tôi là, khi tôi tặng sách cho thầy Phiến. Thầy đọc xong cười ha hả: “Chú viết văn diệu nghệ lắm. Các tác phẩm thơ và văn của chú, cả nhà tôi thích đọc. Các cháu hỏi: “Có phải chú Đ do bố hướng dẫn luận văn không?”.“Đúng con ạ”.

Nếu thầy Phiến kính yêu của tôi đọc đủ 9 bài chắc sẽ không qui tôi là thằng vào hùa với TMH…. Nhưng, đây là một cuộc gặp gỡ rất kỳ lạ! Chính tôi bị cuốn vào một cách vô tình. Một vài dòng về tâm linh xin được viết ra để mọi người xem xét. Khi tôi đã bị “bóp cổ” mới được cái PGS. Tôi làm mâm cơm kính cụ để tạ ơn. Trong hương khói, tôi than: “Con làm việc cật lực như thế mà lấy được cái PGS khó quá”. Từ cao xanh tôi nghe một tiếng vọng rất kỳ lạ. Các cụ bảo “Trong cái con số 3 ấy (ba người luôn bỏ phiếu loại tôi), sẽ có một đứa chết bất đắc ký tử, một thành run rẩy như cô đồng. Một kẻ sẽ bán thân bất toại”. Tôi sợ quá, nói chuyện với vợ con. Nhà tôi ai cũng ghi nhớ và theo dõi. Nay chưa có dịp kiểm nghiệm. Vậy kính mong các vị GS từng ngồi ở Hội đồng năm 2001-2005 có thể kiểm chứng!

Tôi kính cảm ơn tất cả các thầy cô đã dạy tôi ở đại học. Cảm ơn các Cụ Tổ họ Nguyễn Đình đã linh thiêng cho con một bể tri thức y lý, tướng số, phong thủy... để giúp đời, cứu người. Đến nay vài trăm người đã được giúp đỡ, thoát khỏi hiểm nghèo. Riêng câu chuyện “Dạy tích hợp” con đã can gián, gửi nhiêu thông điệp đến lãnh đạo. Chương trình này đem dạy, sẽ giết chết tâm hồn văn chương, văn hóa Việt Nam. Họ hiểu rất sai về cuốn “Tích hợp trong giáo dục” của GS, nhà nghiên cứu tâm linh Hoàng Phương. Cuốn sách rất phức tạp. Chỉ khi nào hiểu được nội dung của nó mới có thể áp dụng được vào thực tiễn.

Tôi phản biện xong. Không phản biện ai khác. Đó cũng là câu trả lời anh Hoàng Xuân Tuyền. Trân trọng cảm ơn!

"

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3095342934071223

..


"

Dat Nguyen Huu
Khi đọc các bài phản biện của nhà thơ TMH trên mạng, tôi ĐÃ nhắn tin để xin anh địa chỉ với mục đích tặng cuốn sách “Phê bình phong cách học”. Vì tôi phê bình theo phương pháp này, nhiều tác phẩm bị cấm đã được phép in lại như: “Im lặng” (N.N.Tấn), “ Truyền thuyết quán tiên”, Xin đừng gõ cửa” (Xuân Thiều)…”. Đây chính là điểm nút liên quan đến các phát ngôn của TMH.
Từ cuối thế kỷ trước, tôi, nhà văn DDN và TMH đã có nhiều cuộc đàm luận về văn chương. Ngoài ra, tôi có trao đổi với nhiều nhà văn, nhà thơ khác và nhận định: Đã đến lúc phải có những bộ sách lý luận và bộ SGK mới về dạy Ngữ Văn. Chúng ta dạy sai quá nhiều…có thể nói be bét, thậm chí sai toàn bộ ở một số cấp.
Tôi đã xuất bản cuốn sách có tên “Từ văn học kháng chiến đến văn học đổi mới” (phê bình phong cách học). Lý thuyết của phương pháp này đã cho ra ngay kết quả: nhiều tác phẩm hay bị cấm, nhiều tác phẩm dở lại được cho là hay. Chương trình giảng dạy lộn xộn vô cùng, không theo phương pháp khoa học nào cả. Do đó, cả một nền văn học bị dạy méo mó, thậm chí dị dạng.
Tôi định lấy cuốn sách này làm cơ sở viết một giáo trình mới. Trước hết, phải có cuộc hội thảo bàn về cuốn này. Sau đó, cần có một số bài dùng phép phủ định tuyệt đối (cực đoan) để chứng minh các lý thuyết mới đưa ra. Người viết bài phải chấp nhận một “cuộc chiến” nảy lửa nhất với giới nghiên cứu giảng dạy có học hàm học vị cao nhất nước. Cả hai bên có thể bị xúc phạm nặng nề, nhưng sẽ có những đáp số hữu ích cho những câu hỏi mà dư luận, nhân dân đặt ra. Tôi đang tìm người vào vị trí này. Chưa tìm được, anh đã lù lù xuất hiện. Có nhiều câu nhân dân nói về trí thức như: Sự giả dối bắt đầu từ nóc - các GS, PGS, những người ăn lương nhưng nói láo và xằng bậy rất nhiều. Thậm chí, có nhiều người có học hàm học vị rất cao lúc nào cũng nói một điều mà họ hoàn toàn chưa hiểu “làm theo tư tưởng và tác phong Hồ Chí Minh”, nhưng thực tế họ là hình ảnh tiêu biểu nhất về sự “chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh”. Họ làm hỏng tư duy của học trò đã đành, nhưng họ còn bôi tro trát trấu vào mặt các thầy, cả quá khứ và hiện tại. Nói rộng hơn là đang phá hoại cả một nền văn hiến. Các bài của tôi đã dẫn ra nhiều nhân vật có thật trong bộ máy giáo dục cao nhất ở nước ta. Bất cứ ai hiểu về lý thuyết lập luận, đều coi đó là chứng cứ. Chứng cứ rành rành như vậy, vẫn còn có nhiều người không nghe, trái lại, còn quay sang chửi bới một công dân chân chính, một người lính trận mạc, một vị “ly Đảng”, nhưng xét các việc làm mà anh ta làm thì hóa ra là anh lại người đảng viên đáng kính trọng nhất. Đó là phẩm chất: trung thực, dũng cảm. Vì có phẩm chất ấy, TMH thực chất đã làm theo đúng tinh thần mà Nghị quyết Đảng. Ngược lại, có các đảng viên đã có mác rất to lớn: đại biểu quốc hội, GS.TS…anh này không ly Đảng, nhưng lại làm nhiều việc chống lại chủ trương của Đảng (nhiều người sẽ nghĩ lầm tôi có mâu thuẫn với anh, anh có thể lấy lương tâm làm chứng). Anh cầm đầu một nhóm can thiệp vào công việc nội bộ một cơ quan KH cao nhất là Viện Hàn lâm, dùng lối xảo thuật, đề cao nhau vô cùng bừa bãi. Kết quả, một cô bé chưa nứt mắt đã phát ngôn thế nào, các anh đã rõ. Đó là sự xỉ nhục quốc thể. Các anh đã lấy tay che cả mặt trời. Trước khi qui TMH là tên phản động, hãy nghiên cứu chính các diễn biến ở đây. Đó là một người bạn làm ngành khác, có chức năng bảo vệ tổ quốc, đã nói như vậy. Người này hỏi tôi “nghĩ thế nào”. Nội dung, tôi đã đề cập qua bài nói về vũ trường Tràng Thi. Đấy là một thông điệp, nếu ngành khác thì không bàn, các vị nghiên cứu ngôn ngữ mà không hiểu thì sao họi là ngôn ngữ học? Mong các vị đọc lại bài này. Nếu “GS thầy” không tin lời nói của tôi, hãy mở các ý kiến. Có người nói thẳng “NMT nói trong quốc hội thì coi được, ra ngoài tôi rất khinh bỉ”, còn rất nhiều ý kiến khác nữa…
4
  • Thích
  • Phản hồi
  • 6 giờ

  • Dat Nguyen Huu
    Khi con gái tôi (cũng là gv) hỏi về việc ký vào lá đơn kiến nghị. Tôi nói ngay: “Cấm không ký. Phải nghĩ mình là đảng viên, là giáo viên, lại là người có học hàm học vị, làm việc gì phải có suy nghĩ. Vì nghe tôi, không vướng vào chuyện này.
    Vậy để công minh, tôi đề cập đến vị PGS.TS chủ nhiệm khoa. Tôi không có thù oán gì, thậm chí đấu tranh rất vất vả để đưa lên em ấy chức chủ nhiệm. Nhưng thấy em ấy ký vào đơn này, tôi thất vọng vô cùng. Đó là phẩm chất chính trị. Bí thư chi bộ như thế thì Đảng đến bao giờ mới trong sạch? Đó là tôi không qui kết, chỉ coi là non yếu. Về trình độ chuyên môn, tôi cũng thất vọng như thế. Tôi đã phát biểu, nay phân tích thêm. Trong một buổi khai giảng trước rasasts nhiều cb, sinh viên, em đã giới thiệu mấy “tên tuổi lớn” còn tôi thì chỉ giới thiệu chức danh. Như vậy, có mấy thứ phải bàn. Thứ nhất, em rất ít đọc sách. Đây là nguyên nhân dẫn đến trình độ kém. Một “tên tuổi lớn” (tự hình dung, ko nói cụ thể) mà số đầu sách chỉ chưa bằng 1/5 của tôi? Đúng là nói mà không biết nghĩ. Các sv mới sẽ hỏi: Thầy ra trường trước, chắc lười lao động??? Vậy phát ngôn đó thuộc hành vi nào? Thuộc hành vi nịnh hay hành vi chê? Em làm chủ tịch nhiều hội đồng, lại đã từng là cán bộ phản biện nhiều LA có đề tài về: lý thuyết hành vi, LT giao tiếp, LT hội thoại, ngữ dụng học… Trong lý thuyết giao tiếp, dụng học… người ta đều phải bàn đến “thể diện”. Em chưa hiểu kỹ các khái niệm rất cơ bản này. Các khái niệm đơn giản nhất là “hành vi”, “thể diện”, em chưa biết sử dụng thì làm sao nhận được LA có ích hay vô ích?. Nếu từ các căn cứ thu được có thể dẫn đến kết luận sai như: “hóa ra cô này cũng vô đạo đức, tráo trở…thậm chí đểu cáng”…Nhưng thầy hiểu rất rõ lý thuyết nên thầy vẫn quí em và coi tất cả các phát ngôn của em thể hiện sự non kém về nhiều mặt. Em sẽ hỏi: Em còn xứng đáng là bí thư và chủ nhiệm không? Xứng đáng. Vì sao? Vì em đã hội tụ được các yếu tố nhỉnh hơn người khác trong đội ngũ hiện tại. Bản thân em là người tốt. Nhưng sẽ còn sai rất nhiều. Thậm chí chưa biết mình đang ở đâu trong thông điệp thầy đã gửi. Nếu em còn coi tôi là thầy của em thì đây là bài học tôi đào tạo lại đội ngũ. Các em biết đau đớn mà vượt qua, đất nước được nhờ.
    Trở lại vụ Hiệu trưởng Phạm Quang Minh. Cả trưởng nói, từ ngày thành lập ĐHTH đến nay mới thấy một ông thầy mắng hiệu trưởng như mắng con mắng cháu. Anh Minh cũng chỉ tầm tuổi học trò của tôi. Nhưng tôi không mắng mà khuyên nhủ. Khi tôi thấy anh Minh nói hơn một tiếng đồng hồ về “chiến lược phát triển…kịp khu vực và QT”trong hội nghị, tôi thấy ngán vô cùng. Nói dài quá mà toàn là giả dối, có thể nói là rất bịp bợm. Tôi nghe rất vô bổ và có ý kiến khi đến lượt phát biểu: Tôi hỏi anh, anh bẻm mép mãi. Tôi không ghét gì anh (anh có gọi điện xin phiếu, lúc đó anh nói rất giỏi, xét thấy khi ở cấp dưới anh làm được việc nên đã bỏ phiếu ủng hộ), nhưng anh đưa trường “tiến kịp” thế giới bằng cách nào? Chưa hết khóa, anh đi nước ngoài hơn năm mươi lần. Chia ra mỗi tháng anh đi hơn 4 lần. Anh chẳng học được gì cả, ngoài sự giả dối, lừa lọc, tiêu tiền vô tội vạ, thực chất là ăn ngay vào lưng CB trong trường. Đó là lý do anh luôn sợ người trung trực. Bộ máy phụ tá của anh dứt khoát không liêm chính (có cả Trưởng phòng TCCB đang dự). Tôi khuyên anh, nếu còn biết liêm sỉ của hai chữ giáo sư, không nên đi dự đại hội Đảng và từ chức ngay. Đó là chưa nói, anh còn là hiệu trường NHÂN VĂN mà anh lại xử sự vô nhân. Lẽ ra một nữ CB (PGS.TS) có hoàn cảnh khó khăn anh phải nâng đỡ, vậy mà anh lại vào hùa với cái xấu (riêng việc này đã ko đủ tư cách đảng viên)…Vị nữ CB này khóc với tôi. Tôi bảo: “Em yên tâm. Thầy còn ở đây thì tài thánh ô Minh cũng ko thể cho em “về” được. Cạnh thầy còn có nhiều thầy có bản lĩnh và nhiều CB trẻ tích cực”. Một việc cỏn con như vậy, ko cần đề nghị, họp hành gì hết, anh Minh có thể ký ngay. Anh ko làm. Vậy sao đủ tư cách hiệu trưởng?
    Thực ra lúc đó, bạn tôi đã có rất nhiều cứ liệu. Tôi cũng có như thế. Các cứ liệu tày đình. Tôi thương anh “mất hết” nên khuyên can nhiều lần bằng “thông điệp” với câu: “Ông càng để càng chết…nghe tôi khuyên đi”. Vẫn không chịu. Cố kiết bám ghế hiệu trưởng. Vẫn được bầu đi đại hội Đảng. Nghĩ là ko ai làm gì được mình! Hiệu trưởng mà tăm tối vì tiền đến mức “Đào tạo chất lượng cao mà dám lấy người chỉ thi đạt 15 điểm, trong khi điểm chuẩn lại là 22. Mỗi sinh viên phải đóng 150 triệu. Đó gọi là Nhân Văn? Không. Đó là lừa lọc. Anh TMH có lộng ngôn không? Không. Kết cục của anh Minh đến hôm nay chính là báo oán. Bởi anh nợ số tiền xương máu của cán bộ và nhân dân mà anh không biết.
    Đến đây, thuyết Nhân – quả vẫn hoàn toàn kiểm nghiệm.
    Tôi chỉ nói đến đây đã đủ cơ sở để kết luận: các phát ngôn của nhà thơ TMH không lộng ngôn chút nào. Rất trung thực. Nếu Nhà nước cho các Viện và Trường ĐH tự bầu GS, tôi sẽ chấp nhận hồ sơ của TMH trình lên và đề nghị HĐ Viện phong làm GS ngay. Tôi không bao giờ làm theo bất cứ khẩu dụ nào vì thấy đó là một kiểu lãnh đạo phi khoa học. Báo chí suốt ngày nói “Sống và làm việc theo pháp luật” thì ai cũng phải tuân thủ. Đó mới là văn minh. Muốn là một nước văn minh, phải sống theo luật.
    Đó là phát biểu phản biện của tôi về các phát ngôn mà anh TMH đưa ra. Xin mời ai có phản biện khác, xin cùng tham gia. Trân trọng!
    11
    • Thích
    • Phản hồi
    • 6 giờ


"

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3096332920638891




1. Ngày 31/8/2021


"

mệnh đề "hành vi nịnh trong tiếng việt" trong tiếng việt còn có thể tranh cãi, nhưng trong tiếng anh, đố ai tìm được mệnh đề "flattery behavior in xxx", với xxx là một ngôn ngữ nào đó. cứ google xem trong tiếng anh thiên hạ có viết như vậy không. muốn hàm ý speech act thì phải viết là "flattery speech act in xxx". làm sao có flattery behavior trong ngôn ngữ được. cứ chiếu sang tiếng anh là mọi thứ rõ ràng, bởi vì tiếng việt có độ mù mờ, nhập nhằng rất cao.
nghĩ cũng hài hước, tác giả luận án hiểu "hành vi nịnh" là "flattery behavior", ông trần mạnh hảo cũng hiểu như vậy, các ông khác lại hiểu là "flattery speech act". vậy phải hiểu theo tác giả hay hiểu theo không phải tác giả? flattery, flattery behavior, flattery speech act đâu có phải đồng nhất là một.

"

https://www.facebook.com/donga01/posts/10224388794619467

..


Trên FB đang có vụ cãi nhau loạn xạ về chuyện "Nịnh có phải hành động/vi ngôn ngữ không", có thể nghiên cứu về "hành động/vi nịnh trong tiếng Việt" không? Dưới đây là ý kiến của Mỗ. (Xin lưu ý trước, mỗ không phải là người hướng dẫn hay thành viên HĐ chấm luận án đang bị/được bàn tán. Mỗ viết tút này chỉ để trao đổi về học thuật, không đánh giá về luận án hay bênh vực ai. Vì vậy, các bình luận ngoài lề là không hoan nghênh, thậm chí block không thương tiếc).
😎
1) "Nịnh" có phải là hành động ngôn ngữ không?
Để xem "nói"có phải là "làm" (hành động) hay không, hay cụ thể hơn "hành vi nịnh" (trong tiếng Việt) có phải là hành động ngôn ngữ hay không, chỉ cần so sánh "hành vi nịnh" (bằng lời nói) với hành động "chém" (mà chắc ai cũng thừa nhận, đó là hành động thật sự):
1) chém:
- bộ phận cơ thể thực hiện: tay
- phương tiện thực hiện: dao (kiếm, mác)
- phương thức thực hiện: bổ/chém từ trên xuống hay phạt ngang
- mục đích: làm cho người/vật bị chém bị thương/đứt...
2) Nịnh (hình thức nói)
- Bộ phận cơ thể thực hiện: mồm
- Phương tiện thực hiện: ngôn ngữ
- Phương thức thực hiện: nói/phát ngôn
- Mục đích: làm người nói hài lòng để cầu lợi.
Theo 4 tiêu chí trên đây (có thể dùng 4 tiêu chí này để nhận diện và phân biệt bất kỳ hành động nào, cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) có thể thấy:
- Nếu "chém" là hành động thì nịnh cũng là hành động. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ "nịnh" bằng lời nói là 1 hành động ngôn ngữ (vì được thực hiện bằng ngôn ngữ), còn chém là một hành động phi ngôn ngữ (như đấm, đá, nấu, vẽ...).
-Hành động ngôn ngữ luôn gắn với mục đích (ý đồ) phát ngôn của người nói. Không có hành động ngôn ngữ nào không gắn với ý đồ (mục đích) phát ngôn của người nói, trừ phi người nói không bình thường. Nịnh là lời nói có mục đích (ý đồ) nên nó là hành động ngôn ngữ. Nếu người nói chỉ có ý đồ mà chưa thế hiện ra bằng ngôn ngữ (bằng cách nói hay viết) thì chưa có hành động ngôn ngữ.
2) Có thể nghiên cứu "hành vi nịnh trong tiếng Việt" được không?
- Các hành động ngôn ngữ có thể được nghiên cứu từ nhiều hướng: triết học ngôn ngữ, ngữ dụng học, phân tích diễn ngôn, phân tích hội thoại, ngôn ngữ học xã hội... tuỳ theo cách xác định đề tài và tên đề tài. Hành vi nịnh cũng vậy.
- Nếu đề tài là "hành vi (ngôn ngữ) nịnh trong tiếng Việt" thì hướng nghiên cứu sẽ thiên về dụng học, còn nếu đổi thành "hành vi nịnh trong diễn ngôn giao tiếp/hội thoại tiếng Việt" thì hướng nghiên cứu sẽ thiên về phân tích diễn ngôn/phân tích hội thoại hoặc NNH Xã hội.
Dưới đây là tên một số công trình nghiên cứu về Lý thuyết HĐNN (Speech Acts), các HĐNN trong tiếng Anh và HĐ nịnh trong tiếng Ba Tư và tiếng Anh.
Ảnh 1: Bìa công trình "Speech Acts" của J.R.Searle
Ảnh 2: Bìa của một tuyển tập về các Hành động ngôn ngữ trong tiếng Anh (Speech Acts in English)

Ảnh 3: Một bài tạp chí nghiên cứu so sánh HĐNN nịnh trong tiếng Ba Tư và tiếng Anh (A Comparative Study of Flattery Speech act in Persian and English Languages)






https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10159511993558688&id=580408687

..

1 nhận xét:

  1. Trích ngắn 1 (lời của học giả Nguyễn Hữu Đạt --- xem toàn văn ở mục 2 bên dưới):

    "Tôi chỉ nói đến đây đã đủ cơ sở để kết luận: các phát ngôn của nhà thơ TMH không lộng ngôn chút nào. Rất trung thực. Nếu Nhà nước cho các Viện và Trường ĐH tự bầu GS, tôi sẽ chấp nhận hồ sơ của TMH trình lên và đề nghị HĐ Viện phong làm GS ngay. Tôi không bao giờ làm theo bất cứ khẩu dụ nào vì thấy đó là một kiểu lãnh đạo phi khoa học. Báo chí suốt ngày nói “Sống và làm việc theo pháp luật” thì ai cũng phải tuân thủ. Đó mới là văn minh. Muốn là một nước văn minh, phải sống theo luật.


    Đó là phát biểu phản biện của tôi về các phát ngôn mà anh TMH đưa ra. Xin mời ai có phản biện khác, xin cùng tham gia. Trân trọng!"


    Trích ngắn 2 (lời của học giả Hoàng Dũng --- xem toàn văn ở mục 3 bên dưới):

    "Trần Mạnh Hảo phê phán chủ nghĩa toàn trị rất dữ (tợn). Nhưng trên manh chiếu Facebook nhỏ nhoi, ông đã thực hành chủ nghĩa toàn trị một cách triệt để."

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.