Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/10/2021

Tiếng nói đòi truy tố những người chịu trách nhiệm về sách giáo khoa (của Trần Mạnh Hảo và những người khác)

Giữa lúc dịch covid bùng phát vào khoảng giữa năm 2021, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã lên tiếng mạnh mẽ về giáo dục và học thuật Việt Nam, lúc đó là có liên quan sâu đến chuyên ngành ngôn ngữ học (xem cụ thể ở đây).

Đúng như nhà thơ đã cho biết, trong khoảng 30 năm qua, ông đã bền bỉ quan sát và phản biện sách giáo khoa, mà trọng tâm là sách giáo khoa môn Văn. Nhiều năm trước, ông đã kêu gọi về việc cần truy tố những người đứng đầu trong việc tổ chức biên soạn và biên soạn sách giáo khoa các cấp (từ tiểu học đến sau đại học). Các kêu gọi đó, Trần Mạnh Hảo đã cho đăng trên trang Facebook của ông.

Tôi đã quan sát Fb của Trần Mạnh Hảo từ khoảng các năm 2014 - 2015 (ví dụ đọc những entry đầu tiên Giao Blog chép nhật kí bằng thơ của Trần Mạnh Hảo, ở đây). Cũng đã thấy tiếng kêu cứu của ông về sách giáo khoa.

Sau đó, có nhiều người cùng lên tiếng với ông. Thú vị là đầu tiên đều xuất phát từ Facebook. 

Đi riêng entry này cho các tiếng kêu tha thiết đó. Phần bổ sung sẽ hồi cố về trước, phần cập nhật thì tính từ hôm nay trở đi.

Bài lên đầu tiên là của tác giả Đỗ Duy Ngọc (lấy về từ trang của nhà văn Triệu Xuân, cũng tham khảo từ Fb Trần Mạnh Hảo).

Tháng 10 năm 2021,

Giao Blog


---


Đỗ Duy Ngọc




Họa sỹ.

Sinh năm Canh Dần 1950 tại Quảng Bình, lớn lên tại thành phố Huế.

Học Mỹ thuật Huế khoá 1967-1971.

Mười lăm tuổi anh xuất bản tập thơ tại Đà Nẵng mang tên Khung tình vỡ. Nhưng rồi anh nhận ra ngay sở trường của mình không phải là sáng tác văn học!

Vô Sài Gòn, anh vừa vẽ vừa học, lấy thêm bằng cử nhân của Văn khoa, Sư phạm và Vạn Hạnh.

Trước 1975, hoạ sĩ Ngọc đã hai lần mở triển lãm tranh.

Trong hội hoạ, anh mê say vẽ thế nào thì trong thú chơi sưu tập đồng hồ, đồ cổ, anh cũng say mê như thế.

Hiện sống tại Quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

https://trieuxuan.info/do-duy-ngoc/



..


Tôi định không viết về chuyện sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều do ông Tiến Sĩ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên nữa, bởi bản thân cũng đã viết và dư luận cũng đã lên án nhiều rồi. Tuy nhiên, nay một lần nữa lại nhắc đến, nhưng lần này tôi không bàn về nội dung của những cuốn sách nữa mà tôi chỉ muốn nói vài điều về nhân cách của hai ông, có thể gọi là những người trí thức trong chế độ ta hiện nay.

Ông Thuyết là Giáo sư, Tiến sĩ về Ngôn ngữ học, đã có quá trình thâm niên giảng dạy và từng là Đại biểu Quốc hội. Ông Trần Đình Sử cũng là Giáo sư, Tiến sĩ môn Phê bình, Lý luận văn học, toàn trí thức lớn cả, toàn là những người được tôn làm Thầy thiên hạ cả. Thế nhưng khi sự việc xảy ra, các ông xử sự rất kém, rất hèn.

GS Trần Đình Sử phụ trách việc thẩm tra sách của nhóm Cánh Diều trước khi cho phát hành. Không biết ông có nhận phong bao phong bì không thì chẳng có bằng chứng để nói, thế nhưng xảy ra chuyện lùm xùm, ông phát biểu rất hùng hồn trên báo chí để bênh vực cho nhóm Cánh Diều: "Tôi đã lật dở từng trang, xem từng câu chữ trong sách ... 'gà nhí', 'gà nhép', 'chả', 'tợp' đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng". Ừ thì ông và các đồng sự của ông đã dở từng trang, xem từng chữ nhưng lại không thấy những hạt sạn to bằng tảng đá trong sách của nhóm Cánh Diều, kể cũng lạ đối với một ông Tiến sĩ, Giáo sư Lý luận văn học như ông. Những lỗi mà những phụ huynh ít học hơn ông xa lắc phát hiện đầy dẫy trong cuốn sách. Lại thêm ông cho rằng những từ ngữ được dùng trong sách đấy đều có nằm trong Từ điển Tiếng Việt. Lại một kiểu lý luận quá ngu của một ông Giáo sư. Trong văn chương, nhất là trong sách giáo khoa cho học sinh, không phải từ nào có trong Từ điển đều có thể dùng được và được phép dùng. Từ điển nào cũng có giải nghĩa những từ dung tục, thô lậu, khẩu ngữ bởi đó là chức năng chủ yếu của một cuốn Từ điển. Nhưng không phải vì Từ điển có mà ta lại có quyền sử dụng nó trong sách giáo khoa. Lối nguỵ biện của ông Sử thật dốt nát và chỉ là một cách chạy loanh quanh để trốn tội. Khi đài truyền hình tổ chức một buổi thảo luận về cuốn sách, ông tránh mặt chỉ cho cấp dưới của mình đối phó với những phát biểu quanh co. Tôi cũng nghĩ ông hèn bởi người có nhân cách, nhất là một người trí thức, một người làm khoa học khi thấy mình sai thì phải dũng cảm nhận sai sót, đó mới chính là bản lĩnh của một trí thức.

Thế rồi, trước những phản ứng và sức ép của dư luận, những minh chứng rõ ràng được vạch ra chỉ rõ những lỗi khó tha thứ được trong sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều, GS Trần Đình Sử lại chối tội, đổ lỗi cho ông Thuyết khi ông khẳng định, những vấn đề dư luận nêu ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều đã được Hội đồng thẩm định chỉ rõ nhưng chủ biên sách xin bảo lưu. Có nghĩa là khi duyệt, ông và hội đồng của ông đã thấy và yêu cầu sửa nhưng nhóm ông Thuyết không chịu sửa, như thế lỗi là do nhóm ông Thuyết chứ không phải của ông! Trái bóng lại được đá qua ông Thuyết. Hèn thế!

Đến ông Thuyết thì ông lại biện hộ rằng những bài ông đưa ra trong sách là những tác phẩm kinh điển của những Đại văn hào nổi tiếng, Lev Tolstoy, hay La Fontaine… không có bài học nào thiếu tính giáo dục, vấn đề là hiểu các bài học đó như nên hiểu hay cố tình hiểu theo cách khác. Nghĩa là ông núp bóng những danh nhân này để biện hộ cho mình và cho rằng vì mọi người cố tình hiểu sai các bài trong sách của ông. Đúng là các danh nhân ấy viết không phản giáo dục nhưng chính các ông khi chế tác lại, phóng tác lại, sửa chữa lại thành những bài học phản giáo dục. Ông cũng cho rằng sỡ dĩ dùng từ nhá, chộp, cuỗm...vì học sinh chưa học đến những vần khác. Cái thiếu lớn nhất trong những bài ở các sách giáo khoa này là chất văn học. Bài học vỡ lòng đầu đời của đứa trẻ mà phải học những thứ khẩu ngữ thô lậu, kệch cỡm, điều đó tác dụng đến ngôn ngữ của học sinh như thế nào? Cũng như ông Sử, ông bảo những từ đó đều có trong Từ điển!

Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, chuyện ngụ ngôn rất hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhưng sách giáo khoa lớp 1 lại không dùng mà sừ dụng của nước ngoài. Với thắc mắc này, ông Thuyết lại rất ngớ ngẩn khi cho rằng: "Sở dĩ sách không dạy ca dao tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ. Do vậy, chúng tôi sẽ dạy ca dao tục ngữ ở lớp khác, khi học sinh có nhận thức phù hợp hơn.". Lại là một lối tư duy ngu không chịu được. Đúng ra ông nên nói thật là các ông không có kiến thức về ca dao, tục ngữ, hay nói trắng ra là dốt về loại hình này nên đành đi vay mượn mấy chuyện của nước ngoài cho xong việc. Ông cũng đổ thừa cho phụ huynh "Họ chỉ biết một truyện rồi chỉ trích tác giả bịa. Tôi thấy phê bình như vậy rất vội vàng”. Ông cũng khẳng định: Khi viết các câu chuyện trong sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, tác giả đã suy xét đến tính giáo dục.". Thế nhưng người ta lại chỉ thấy trong các bài học toàn dạy sự tham lam, lừa lọc, mưu mô. Tóm lại, ông Thuyết đã dùng mọi cách để bảo vệ những cuốn sách của mình, dù những sai sót đã được dư luận và cả những người chuyên môn đánh giá là chưa đủ điều kiện để trở thành một cuốn giáo khoa. Ông cũng đổ lỗi cho dư luận khi cố tình hiểu sai ý trong các bài học. Điều đó chứng tỏ ông vẫn ngoan cố với cái sai của mình, vẫn cho rằng mình đúng và cũng theo ông: "Tôi tin nếu phụ huynh chờ đợi, không lâu đâu, mọi người sẽ thấy hiệu quả của sách. Việc xem xét điều chỉnh là cần thiết nhưng không thể đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng nghe được”. Xin thưa với ông, phụ huynh không thể chờ hiệu quả của sách vì hậu quả đã thấy ngay là sách đang dạy con em của họ thành những thằng mưu mô và láu cá.

Tóm lại, kể cả GS Trần Đình Sử là người thẩm định sách và GS Nguyễn Minh Thuyết là người Tổng chủ biên soạn sách đều là những trí thức hèn. Bởi các ông không dám nhận lỗi lầm của mình, không trung thực và trốn tránh trách nhiệm. Trí thức như các ông thì tôi không thể tôn trọng được. Thế thôi!

15.10.2020

ĐDN.

https://trieuxuan.info/mang-danh-tri-thuc-sao-hen-the/

..

LẠI NÓI CHUYỆN SÁCH GIÁO KHOA CỦA NHÓM CÁNH DIỀU

Đỗ Duy Ngọc

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 13/10/2020


  • Trước đây tui cũng có chút cảm tình với ông Nguyễn Minh Thuyết, khi ông là Đại biểu Quốc hội và là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Có chút tình cảm với ông khi nghe ông phát biểu trên diễn đàn Quốc hội về những vấn đề dân sinh. Nhưng rồi suy cho cùng, ông cũng chỉ là vai diễn và đã diễn tròn vai. Thế nhưng cũng còn hơn nhiều đại biểu đi họp chỉ ngủ và gật.

    Gần đây, dư luận lùm xùm về những hạt sạn to như tảng đá trong một số sách giáo khoa mà ông là Tổng chủ biên. Viết sách cho trẻ con không phải là chuyện dễ, bởi trẻ như tờ giấy trắng, những bài học đầu đời sẽ tạo tính cách của trẻ, thấm sâu và thành hành trang khi trẻ trưởng thành. Bởi thế tính nhân văn, nhân đạo, văn minh, văn hoá và nghiêm cẩn mang tính mô phạm là điều cần thiết trong những bài học vỡ lòng đó. Tiếc thay, những yếu tố đấy vắng bóng trong những sách giáo khoa do nhóm của ông biên soạn. Điều đó cho thấy các ông không những kém về tri thức dù mang danh Giáo sư mà các ông còn thiếu cái tâm của những người làm nghề nhà giáo. Sách của các ông mới đưa vào trường học đã gây hàng loạt phản ứng tiêu cực và xã hội lên án cho là thảm hoạ giáo dục.

    Đáng lẽ với trách nhiệm của người Tổng chủ biên, ông phải có trách nhiệm với những sai sót không thể chối cãi được. Đằng này ông cố nguỵ biện, chống chế, ngoan cố bảo vệ những lỗi lầm của ông và ban biên soạn khiến dân tình càng bức xúc. Sách của các ông soạn lấy tác phẩm của các đại văn hào đã lừng lẫy thế giới, là những kiệt tác của nhân loại nhưng lại đem xào nấu một cách thô thiển, bừa bãi và kệch cỡm thành những bài học cho học sinh. Những phóng tác của các ông với những từ ngữ chỉ dành cho dân hè phố như: cuỗm, nhá, chộp...lại còn dạy trẻ chuyện ghen tuông, đánh ghen, những chuyện chỉ dành cho người đã trưởng thành. Trẻ rất nhạy cảm, những năm đầu đến trường là bước đầu hành trình để học làm người chứ không chỉ học chữ. Cũng có nhiều người cho rằng ở lớp một chỉ cần cho học sinh tập học đánh vần, quen mặt chữ chứ không cần hiểu nghĩa. Đó là một quan điểm sai lầm. Tiếng Việt luôn dùng chữ đi đôi với nghĩa nên có chữ nghĩa, bây giờ chỉ dạy chữ không cần dạy nghĩa thì làm sao dạy điều tốt qua bài học. Những chuyện ngụ ngôn như “Hai con ngựa”, “Quạ và chó”, “Ve và gà”, “Cua, cò và đàn cá”… dạy các học sinh điều gì? Có phải là thói gian ngoa, trí trá, lừa lọc. Phụ huynh phải lo sợ tác hại đến con trẻ khi đọc những mẩu ngụ ngôn đấy là điều tất nhiên.

    Với tư cách người tổng chỉ huy, với tư cách là một Giáo sư đáng lẽ ông phải có thái độ thành khẩn và nghiêm túc trước những phản ứng của dư luận. Đằng này ông lại nguỵ biện rằng: “Một nhà văn vĩ đại như ông Tolstoy thì chắc chắn không có sáng tác nào là câu chuyện phản giáo dục”. Đúng thế, Đại văn hào Lev Tolstoy không bao giờ viết chuyện phản giáo dục, nhưng các ông mượn chuyện của Lev Tolstoy, của La Fontaine rồi bóp méo nó, biến thành chuyện khôi hài rẻ tiền, nhảm nhí với nhiều chi tiết chế lại thô lậu, đầu Ngô mình Sở còn tệ hơn ngôn ngữ của mấy anh hề diễn nhảm xuất hiện thường xuyên trên sóng truyền hình. Ông còn cho rằng dư luận làm ầm lên là do chuyện cạnh tranh giữa các bộ sách giáo khoa và "Có bao giờ xã hội bằng lòng với ngành giáo dục đâu”. Thưa với ông, nhân dân không rỗi hơi để đi làm chuyện không công lên án sách các ông để đề cao sách của nhóm khác. Tâm ông nhỏ nhen nên ý nghĩ của ông cũng bẩn thỉu thế thôi. Còn chuyện không bằng lòng với ngành Giáo dục bởi giáo dục xứ ta từ ông Bộ trưởng cho đến cấp lãnh đạo các sở, các trường toàn làm chuyện phản giáo dục thì dân làm sao bằng lòng được. Ông coi thường dân quá và dân cũng khinh ông vì nếu là người có lòng tự trọng, thấy mình sai thì phải sửa. Ở đây cái sai rành rành ra đó mà ông cứ cãi chày cãi cối. Là một Tiến sĩ, mang hàm Giáo sư mà ông không có tính cách của một nhà khoa học. Đa số nhân dân lên án chứ không chỉ một nhóm hay một vài người đơn lẻ, do vậy các ông phải có thái độ cùa một người có nhân cách, đừng vì món thu lợi lớn quá mà ngoan cố khiến chúng khinh. Thế mới thấy đồng tiền có sức mạnh to lớn biết bao, nó khiến cho người trí thức phải cúi đầu làm kẻ vô đạo, kẻ sĩ hoá bất lương.

    Ông cũng cho rằng “Lần đầu tiên sau năm 1975 ở Việt Nam có SGK xã hội hóa, không làm bằng tiền của Nhà nước mà hoàn toàn bằng tiền tư nhân. Đây là điều rất mới”. Thật ra chuyện này là chuyện phổ biến trên thế giới và trước đây ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà người ta cho là chuyện đương nhiên, chẳng có gì mới mẻ cả. Nhưng trước đây họ làm có trách nhiệm, có lương tâm với tư cách là những nhà mô phạm chứ không phải chỉ vì tiền thu được mà phớt lờ tất cả kể cả liêm sỉ của một nhà giáo như các ông.

    Có người vì quá bất bình và phẫn nộ đã đề nghị bỏ bộ sách của các ông, cho đó là thảm hoạ không được xuất hiện trong nhà trường. Mới đây Bộ trưởng Giáo dục đã ra quyết định thẩm tra lại bộ sách giáo khoa này. Nhưng trớ trêu là những người trước đây thẩm định bộ sách mà đứng đầu là Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng đã nghiên cứu, kiểm tra rất kỹ trước khi chấp thuận cho phát hành. Bây giờ cũng chính các ông ấy thẩm tra lại thì hoá ra vừa đá bóng vừa thổi còi à? Mà với sai sót nghiêm trọng như dư luận đã nêu thì thiển nghĩ tiêu huỷ nó là hợp lý hơn cả, chứ không lẽ sửa hết như viết lại cuốn sách mới sao? Phụ huynh học sinh có quyền tẩy chay bộ sách này với tư cách là người bỏ tiền ra mua, họ có quyền chọn bộ sách tốt nhất cho con em họ, không nên có chuyện bắt buộc phải mua sách của nhóm này và không được mua sách của nhóm khác. Với tư cách là người tiêu dùng, họ có quyền chọn lựa. Không ai bỏ tiền ra mua những thứ nhảm nhí để đầu độc con em của họ.

    Các ông chọn tên "Cánh Diều" cho nhóm biên soạn sách, thế nhưng cánh diều mang quá nhiều vết nhơ, những thứ xú uế nên không thể bay cao và bay xa được. Nhân dân đang chờ sự phán xét cuối cùng của Bộ Giáo dục, nhưng cũng xin nói thật lòng cũng chẳng tin chút nào phán quyết của các ông ở Bộ Giáo đâu. Cá mè một lứa cả thôi!

    12.10.2020

    ĐDN.

    Facebook Do Duy Ngoc ngày 13-10-2020.

    https://trieuxuan.info/lai-noi-chuyen-sach-giao-khoa-cua-nhom-canh-dieu/

    ..


    ---


    CẬP NHẬT


    1. Ngày 16/10/2021

    "

    CÓ BÀN TAY CỦA TRUNG QUỐC GIẬT DÂY CHO BỘ GD& ĐT TRONG VIỆC IN NHIỀU CỜ TRUNG QUỐC TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1 VÀ VIỆC BỎ HẲN MÔN VĂN LÀ MÔN DẠY LÀM NGƯỜI, MÔN CỦA NGHỆ THUẬT TRUYỀN CẢM THẨM MỸ ĐỂ THAY BẰNG “MÔN NGỮ VĂN” LÀ MỘT MÔN THUẦN TÚY KHOA HỌC, KHÔNG HỀ CÓ DÂY MƠ RỄ MÁ NÀO VỚI MÔN VĂN TRUYỀN THỐNG “VĂN TỨC NGƯỜI” CỦA DÂN TỘC TA HAY KHÔNG ?
    Trần Mạnh Hảo.
    Chúng tôi đã có ba bài báo phê phán các GS : Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống, Bùi Đức Lâm…đã “gà” cho bộ GD& ĐT bỏ hẳn MÔN VĂN là môn nghệ thuật thẩm mỹ văn chương để dạy một môn “Ngữ Văn” là môn khoa học thuần túy để dạy cho trẻ em từ lớp một đến đại học.

    Khi quân Minh xâm lược nước ta, Chu Đệ, tức Minh Thành tổ ( 1356 - 1424) ra lệnh tiêu diệt nền văn hóa, văn hiến, văn học của dân tộc ta : "Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu "Thượng đại nhân, khưu ất dĩ" một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn", bao nhiêu trước tác thuần túy Việt Nam thì đều phải phá hủy”.

    "Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ, như loại "Thượng đại nhân, khưu ất dĩ" một mảnh một chữ đều phải đốt hết, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ mất mát nhiều. Từ nay các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại"…

    Nước ta trong năm tháng này, sao lại để cho Trung Quốc khống chế nền giáo dục, khiến sách dạy Tiếng Việt phải in nhiều cờ Trung Quốc cắm trên cổng trường Việt Nam là sao ?
    Hơn nữa, liệu Trung Quốc có nhúng tay vào lệnh của các bộ trưởng bộ GD & ĐT Việt Nam từ các ông Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận, Phùng Xuân Nhạ đã giết hẳn môn VĂN là môn dạy làm người, dạy trẻ yêu Tiếng Việt, dạy thẩm mỹ văn chương, để dạy một môn khoa học là “Ngữ Văn” không có dây mơ rễ má gì với môn Văn cả…

    Hậu quả, giờ đây trẻ em và học sinh sinh viên vô cùng căm thù môn “Ngữ Văn” khô khốc, phản thẩm mỹ…

    Việc bộ GS & ĐT Việt Nam cho cắm nhiều cờ sáu sao Trung Quốc trên cổng trường cấp một, và việc loại bỏ hẳn MÔN VĂN, là môn quan trọng nhất của học sinh, phải chăng là việc làm theo ý của Minh Thành tổ ngày xưa tiếp tục âm mưu đồng hóa Việt Nam…

    Cần phải truy tố các ông bộ trưởng bộ GD & ĐT và các vị Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống …ra tòa vì tội toa rập với ngoại bang bỏ hẳn môn văn trong nhà trường phổ thông và đại học .,.
    Sài Gòn ngày 16-10-2021
    T.M.H.

    Hình ông Trần Đình Sử và ông Nguyễn Đăng Mạnh chủ soái bỏ môn Văn dạy môn khoa học ngữ văn






    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3129485650656951




    "

    Cần truy tố Trần Đình Sử & Nguyễn Minh Thuyết ra tòa vì tội soạn và cho dạy bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 ( bộ Cánh Diều) rất bậy bạ, sai trái, phản giáo dục làm băng hoại tâm hồn trẻ thơ
    MANG DANH TRÍ THỨC SAO HÈN THẾ!
    Bài của Đỗ Duy Ngọc
    Tôi định không viết về chuyện sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều do ông Tiến Sĩ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên nữa, bởi bản thân cũng đã viết và dư luận cũng đã lên án nhiều rồi. Tuy nhiên, nay một lần nữa lại nhắc đến, nhưng lần này tôi không bàn về nội dung của những cuốn sách nữa mà tôi chỉ muốn nói vài điều về nhân cách của hai ông, có thể gọi là những người trí thức trong chế độ ta hiện nay.
    Ông Thuyết là Giáo sư, Tiến sĩ về Ngôn ngữ học, đã có quá trình thâm niên giảng dạy và từng là Đại biểu Quốc hội. Ông Trần Đình Sử cũng là Giáo sư, Tiến sĩ môn Phê bình, Lý luận văn học, toàn trí thức lớn cả, toàn là những người được tôn làm Thầy thiên hạ cả. Thế nhưng khi sự việc xảy ra, các ông xử sự rất kém, rất hèn.
    GS Trần Đình Sử phụ trách việc thẩm tra sách của nhóm Cánh Diều trước khi cho phát hành. Không biết ông có nhận phong bao phong bì không thì chẳng có bằng chứng để nói, thế nhưng xảy ra chuyện lùm xùm, ông phát biểu rất hùng hồn trên báo chí để bênh vực cho nhóm Cánh Diều: "Tôi đã lật dở từng trang, xem từng câu chữ trong sách ... 'gà nhí', 'gà nhép', 'chả', 'tợp' đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng". Ừ thì ông và các đồng sự của ông đã dở từng trang, xem từng chữ nhưng lại không thấy những hạt sạn to bằng tảng đá trong sách của nhóm Cánh Diều, kể cũng lạ đối với một ông Tiến sĩ, Giáo sư Lý luận văn học như ông. Những lỗi mà những phụ huynh ít học hơn ông xa lắc phát hiện đầy dẫy trong cuốn sách. Lại thêm ông cho rằng những từ ngữ được dùng trong sách đấy đều có nằm trong Từ điển Tiếng Việt. Lại một kiểu lý luận quá ngu của một ông Giáo sư. Trong văn chương, nhất là trong sách giáo khoa cho học sinh, không phải từ nào có trong Từ điển đều có thể dùng được và được phép dùng. Từ điển nào cũng có giải nghĩa những từ dung tục, thô lậu, khẩu ngữ bởi đó là chức năng chủ yếu của một cuốn Từ điển. Nhưng không phải vì Từ điển có mà ta lại có quyền sử dụng nó trong sách giáo khoa. Lối nguỵ biện của ông Sử thật dốt nát và chỉ là một cách chạy loanh quanh để trốn tội. Khi đài truyền hình tổ chức một buổi thảo luận về cuốn sách, ông tránh mặt chỉ cho cấp dưới của mình đối phó với những phát biểu quanh co. Tôi cũng nghĩ ông hèn bởi người có nhân cách, nhất là một người trí thức, một người làm khoa học khi thấy mình sai thì phải dũng cảm nhận sai sót, đó mới chính là bản lĩnh của một trí thức.
    Thế rồi, trước những phản ứng và sức ép của dư luận, những minh chứng rõ ràng được vạch ra chỉ rõ những lỗi khó tha thứ được trong sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều, GS Trần Đình Sử lại chối tội, đổ lỗi cho ông Thuyết khi ông khẳng định, những vấn đề dư luận nêu ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều đã được Hội đồng thẩm định chỉ rõ nhưng chủ biên sách xin bảo lưu. Có nghĩa là khi duyệt, ông và hội đồng của ông đã thấy và yêu cầu sửa nhưng nhóm ông Thuyết không chịu sửa, như thế lỗi là do nhóm ông Thuyết chứ không phải của ông! Trái bóng lại được đá qua ông Thuyết. Hèn thế!
    Đến ông Thuyết thì ông lại biện hộ rằng những bài ông đưa ra trong sách là những tác phẩm kinh điển của những Đại văn hào nổi tiếng, Lev Tolstoy, hay La Fontaine… không có bài học nào thiếu tính giáo dục, vấn đề là hiểu các bài học đó như nên hiểu hay cố tình hiểu theo cách khác. Nghĩa là ông núp bóng những danh nhân này để biện hộ cho mình và cho rằng vì mọi người cố tình hiểu sai các bài trong sách của ông. Đúng là các danh nhân ấy viết không phản giáo dục nhưng chính các ông khi chế tác lại, phóng tác lại, sửa chữa lại thành những bài học phản giáo dục. Ông cũng cho rằng sỡ dĩ dùng từ nhá, chộp, cuỗm...vì học sinh chưa học đến những vần khác. Cái thiếu lớn nhất trong những bài ở các sách giáo khoa này là chất văn học. Và vì thiếu tính văn nên câu chữ trục trặc khó có cảm xúc. Trẻ con học loại chữ nghĩa như thế thì khó có rung động để tiếp thu. Bài học vỡ lòng đầu đời của đứa trẻ mà phải học những thứ khẩu ngữ thô lậu, kệch cỡm, điều đó tác dụng đến ngôn ngữ của học sinh như thế nào? Cũng như ông Sử, ông bảo những từ đó đều có trong Từ điển!
    Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, chuyện ngụ ngôn rất hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhưng sách giáo khoa lớp 1 lại không dùng mà sừ dụng của nước ngoài. Với thắc mắc này, ông Thuyết lại rất ngớ ngẩn khi cho rằng: "Sở dĩ sách không dạy ca dao tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ. Do vậy, chúng tôi sẽ dạy ca dao tục ngữ ở lớp khác, khi học sinh có nhận thức phù hợp hơn.". Lại là một lối tư duy ngu không chịu được. Đúng ra ông nên nói thật là các ông không có kiến thức về ca dao, tục ngữ, hay nói trắng ra là dốt về loại hình này nên đành đi vay mượn mấy chuyện của nước ngoài cho xong việc. Ông cũng đổ thừa cho phụ huynh "Họ chỉ biết một truyện rồi chỉ trích tác giả bịa. Tôi thấy phê bình như vậy rất vội vàng”. Ông cũng khẳng định: Khi viết các câu chuyện trong sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, tác giả đã suy xét đến tính giáo dục.". Thế nhưng người ta lại chỉ thấy trong các bài học toàn dạy sự tham lam, lừa lọc, mưu mô. Tóm lại, ông Thuyết đã dùng mọi cách để bảo vệ những cuốn sách của mình, dù những sai sót đã được dư luận và cả những người chuyên môn đánh giá là chưa đủ điều kiện để trở thành một cuốn giáo khoa. Ông cũng đổ lỗi cho dư luận khi cố tình hiểu sai ý trong các bài học. Điều đó chứng tỏ ông vẫn ngoan cố với cái sai của mình, vẫn cho rằng mình đúng và cũng theo ông: "Tôi tin nếu phụ huynh chờ đợi, không lâu đâu, mọi người sẽ thấy hiệu quả của sách. Việc xem xét điều chỉnh là cần thiết nhưng không thể đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng nghe được”. Xin thưa với ông, phụ huynh không thể chờ hiệu quả của sách vì hậu quả đã thấy ngay là sách đang dạy con em của họ thành những thằng mưu mô và láu cá.
    Tóm lại, kể cả GS Trần Đình Sử là người thẩm định sách và GS Nguyễn Minh Thuyết là người Tổng chủ biên soạn sách đều là những trí thức hèn. Bởi các ông không dám nhận lỗi lầm của mình, không trung thực và trốn tránh trách nhiệm. Trí thức như các ông thì tôi không thể tôn trọng được. Thế thôi!
    15.10.2020
    DODUYNGOC

    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3129445360660980


    ---

    BỔ SUNG


    1 nhận xét:

    1. Có lẽ nhóm chủ biên về sách giáo khoa thời gian vừa qua làm chưa được tốt nhưng như ông cha ta thường nói Trâu buộc ghét Trâu ăn, nếu là những người có tâm huyết với đất nước phản biện thì không nói làm gì nhưng những kẻ như Trần Manh Hảo, Đỗ Duy Ngọc mà cũng nói về giáo dục thì nghe xong mà cười phọt rắm, ở Việt nam sao có loại người ngu nhưng thích nói trên mây không vậy, còn nữa cứ cái gì không tốt là đổ cho TQ không hiểu được đám người như Trần Bất Hảo.... vì chỉ có những kẻ tâm thần mới suy diễn bẩn thỉu như vậy.

      Trả lờiXóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.