Theo một ghi chép, thì nguyên văn ý kiến đó như sau:
"GS. Trần Ngọc Vương đã đặt lại câu chuyện mối quan hệ của văn hóa và chính trị. Bất kỳ nền chính trị nào cũng cần văn học phục vụ cho nó. Thể chế nào cũng có văn nô của nó. Nhưng, thể chế nào cũng có văn học của nó. Chính trị không phải chỉ là những sự đối lập… Cách chúng ta thông diễn về mối quan hệ chính trị và văn học... Chính trị có đám văn nô của nó, nhưng cần phải ứng xử như thế nào với Hội Nhà văn. Hãy để cho văn nô làm việc của văn nô, và những nhà văn khác làm công việc của họ một cách bình đẳng. Phần lớn những tác giả văn học cách mạng viết về yêu nước rất dở, ngay cả Tố Hữu, vì tâm hồn họ không toàn diện, họ không dám yêu nước bằng tất cả con người họ, họ chỉ yêu nước bằng đường lối, bằng chủ trương. Về một vấn đề rất nóng hiện nay: vấn đề chủ quyền trên biển và sự xâm lăng của sức mạnh mềm, GS. Trần Ngọc Vương đã nêu lên những suy nghĩ rất sâu sắc về cuốn sách của Trung Quốc vừa mới được dịch và xuất bản ở Việt Nam: Đạo mộ bút ký. Về sử liệu, Trung Quốc không có chủ quyền ở 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trước 1909. Nhưng Đạo mộ bút ký lại dựng nên một lịch sử hoạt động của nhân vật từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh... Điều đau khổ là họ viết hay quá, nên nhiều người thích thành ra đó là một cuộc xâm lăng của sức mạnh mềm mà chúng ta không cảnh giác hoặc chưa có biện pháp ngăn chặn. Cũng tại diễn đàn này, Trần Ngọc Vương đặt ra câu hỏi: Tại sao viết về Con Hồng Cháu Lạc thì được mà nhà văn lại không viết về Trường Sa, Hoàng Sa hay chống lại luận điệu và âm mưu của Trung Quốc?".