Đã hẹn ở đây (tháng 10 năm 2018).
Chúng tôi đang ở đường Trần Phú (thành phố Hà Tĩnh). Ở chỗ nghỉ chân, việc vào Giao Blog có chút khó khăn. Lúc đầu không vào được. Rồi kiên nhẫn một chút, chỉ cần cho chạy lại đúng đường link bình thường thôi, thì blog hiện ra. Nhưng được dăm phút, thì lại chập chờn, cứ lúc được lúc không.
Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).
Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).
Đang còn loay hoay với bàn phím, thì thấy Huy Đức Osin xuất hiện. Hóa ra, một lúc sau thì biết, bác ấy người Hà Tĩnh (quê nhà ở huyện Thạch Hà), nên được một người bạn trong ban tổ chức mời về tham dự cuộc ngày mai. Mình vào chỗ nghỉ chân trước Huy Đức độ mấy chục phút.
(viết tiếp khi đã trở lại Hà Nội)
---
Một ít ảnh từ Fb bốn phương, và thông tin báo chí
---
THÔNG TIN BÁO CHÍ
Cập nhật: 18:47 24/11/2018
Viết được đúng 3 mẩu ngắn trên, thì là không vào được blog nữa. Không thể vào, dù cố gắng nhiều lần. Như vậy là mạng tại chỗ nghỉ chân không vào được hệ thống blog.
Bởi vậy, đành treo Giao Blog mất khoảng 2 ngày (24 và 25 tháng 11 năm 2018). Mạch viết của 3 mẩu ngắn trên, bỗng nhiên cũng bị ngắt quãng.
Bây giờ, trở lại Hà Nội, thì mới vào được bình thường. Đại khái đưa nhanh một ít thông tin ở dưới. Cụ thể thêm về các điểm, sẽ đưa dần lên sau.
Tháng 11 năm 2018,
Giao Blog
---
Một ít ảnh từ Fb bốn phương, và thông tin báo chí
---
THÔNG TIN BÁO CHÍ
Cập nhật: 18:47 24/11/2018
(Baohatinh.vn) - Sau 2 phiên thảo luận toàn thể và phân chia tiểu ban, Hội thảo khoa học "Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX" đã kết thúc tốt đẹp vào chiều nay (24/11).
Phát biểu tại hội thảo, GS. TS Trần Nho Thìn - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và sự hiện diện của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở nhiều trường đại học và các tỉnh thành.
Đánh giá về mặt chuyên môn, GS.TS Trần Nho Thìn cho rằng, 52 tham luận gửi về hội thảo đều được đầu tư rất công phu, có giá trị khoa học cao. Trong đó, nhiều tham luận đã kế thừa, phát triển những vấn đề đặt ra từ hội thảo về Nguyễn Công Trứ 10 năm trước; nhiều tham luận lại đem đến những góc nhìn mới, những phát hiện sâu sắc, thú vị, đa diện, đa chiều về con người, cuộc đời, tư tưởng, văn hoá và văn học nghệ thuật. Nhất là các tham luận đặt ra và tiếp cận vấn đề biển đảo.
Bên cạnh đó, nhiều tham luận viết về tình cảm của nhân dân Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và Nam Định dành cho Nguyễn Công Trứ đã làm sáng hơn tầm vóc lớn lao của những đóng góp của một nhà nho đối với việc lập đất, dựng làng.
Tiến sỹ Trần Nho Thìn cũng đánh giá cao những nghiên cứu về tư tưởng, nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ dựa trên sáng tác thơ văn của ông và khẳng định đây là đề tài mà giới khoa học sẽ còn phải đào sâu để nghiên cứu, luận giải thêm nhiều vấn đề nữa.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh khẳng định, hội thảo đã thành công tốt đẹp. Sau liên hoan ca trù toàn quốc, đây là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất tướng công Nguyễn Công Trứ vào tháng 12 tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cảm ơn Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa khọc, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã dành tâm sức, trí tuệ để đem đến hội thảo những tham luận công phu, có giá trị về nhiều mặt. Qua đó khắc hoạ rõ hơn, sáng hơn về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ cũng như vai trò, vị trí của ông trong lịch sử, văn học, văn hoá nước nhà.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của tướng công Nguyễn Công Trứ cũng như nhiều danh nhân khác của tỉnh.
http://baohatinh.vn/chinh-tri/khai-thac-sau-da-dien-hon-ve-than-the-cuoc-doi-su-nghiep-nguyen-cong-tru/164575.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.