Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/12/2019

Nhân Noel 2019, kể lại chuyện Đông Chí và Giáng Sinh

Từ thế kỉ 16, ở châu Âu đã có nhiều phản luận về ngày tháng sinh của Đức Kito, cho rằng, thực ra, không phải ngày 25 tháng 12 đâu. 

Ngày 25 tháng 12, theo lịch pháp cổ La Mã, thì chính là ngày Đông Chí - ngày mà thời gian của ban ngày ngắn nhất trong năm, nhưng từ Đông Chí thì dương khí của mặt trời đang nhiều đầy lên, thời gian của ban ngày bắt đầu cứ dài dần dài dần ra. Đọc về Đông Chí với báo hiệu của dương khí, thì ở đây.


1. Các học giả thế kỉ 16 đã cho rằng, Kito không hề được sinh vào ngày 25 tháng 12. Bởi vậy, lễ Giáng Sinh đang thịnh hành ở châu Âu thời đó thực ra hoàn toàn không có căn cứ lịch sử, hoàn toàn là một sự "sáng tạo" của phía Kito giáo mà thôi.

2. Đó là thời 1590s.

Tức là ở khoảng thời gian mà giáo sĩ Đắc Lộ vừa chào đời ở châu Âu, thì các nghi ngờ về tính không xác thực của ngày Giáng Sinh được dấy lên ở chính châu Âu. Kĩ thuật in ấn phát triển nhanh chóng lúc đó, đã làm cho các nghi ngờ ấy được phát tán nhanh và rộng.

3. Đức Kito được các học giả Tin Lành thời đó xem là sinh vào tháng 9 hoặc tháng 10. Cũng có thuyết là tháng 3 hay tháng 4. Chứ tháng 12 thì không phải, mà tận khi trời đã rét vào ngày 24 - 25 thì lại càng không phải !

Phía Kito giáo đã biến một nghi lễ nông nghiệp cổ ở châu Âu thành ra lễ Giáng sinh của Đức Kito.

4. Tới giữa thế kỉ 17, ở nước Anh, từng có lệnh cấm tổ chức Giáng Sinh. Lí do là: không tìm thấy căn cứ xác thực cho ngày 24 và ngày 25 tháng 12 !

Đã có một thời như vậy ở châu Âu. Châu Âu không gắn liền một mực với Noel.  Noel không phải gắn bó chặt một mực với người châu Âu. Người ta đã từng phủ nhận Noel.

Chạy một ít tư liệu.

Đi dần dần.

---

TƯ LIỆU



3.


Lễ Giáng Sinh có thật là kế tục một ngày lễ của dân ngoại không?

12/25/2018 9:00:17 AM
Chủ đề này đã được bàn cãi rất nhiều, và hầu như cứ xuất hiện đi xuất hiện lại mỗi dịp Giáng Sinh về, và hầu hết đều kết luận rằng 25/12 là một ngày được chọn theo ngày lễ "Sinh nhật của Mặt Trời hùng mạnh" của dân ngoại thời đế quốc La Mã. Tuy nhiên,thực tế không đơn giản như vậy: Hội Thánh có căn cứ để mừng Chúa Giáng Sinh vào tháng 12, không phải lấy ngày của người ngoại rồi mừng kính ngây thơ.

noel.jpg
Bằng chứng sử học
Theo sử liệu, hoàng đế Aurelianô của La Mã đã sáng lập lễ "Sinh nhật Mặt Trời hùng mạnh" vào ngày 25/12/274 SCN, nhằm cố gắng thay thế một ngày lễ quan trọng của Kitô Giáo đã có trước đó. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, xuất hiện một học giả Tin Lành Đức, tên là Paul Ernst Jablonski, khẳng định lễ Giáng Sinh là một ngày lễ du nhập từ dân ngoại, để chỉ trích Công Giáo đã làm suy thoái Kitô Giáo thời ban đầu. Không lâu sau đó, một tu sĩ dòng Bênêđictô tên là Dom Jean Hardouin cũng khẳng định lễ Giáng Sinh 25/12 là ngày được tiếp nhận từ dân ngoại, nhằm bênh vực cho Giáo Hội Công Giáo đã hội nhập văn hoá mà không làm sai lệch Tin Mừng. Thực tế, trước năm 274, lễ Mặt Trời được tổ chức vào ngày 9/8 và 28/8 và không phải là những lễ hội quan trọng. Hơn nữa, đó còn không phải là các lễ hội tôn giáo. Chính vua Aurelianô, người có ác cảm với Kitô Giáo, đã dời những lễ đó vào ngày 25/12 để đồng hoá một ngày lễ tôn giáo của người Kitô giáo. Dù vậy, khi lập lễ này, nhà vua không có ý mừng ngày đông chí như nhiều người vẫn nghĩ.

Hơn nữa, Rôma thời đó có rất nhiều lễ hội lớn, trải dài suốt 12 tháng trong năm, nên nói người Kitô Giáo nhất định đã chọn 25/12 làm lễ Giáng Sinh là không thuyết phục. Quả vậy, trong lịch tôn giáo Rôma cổ, ngày 5/1 là lễ thần Vica Pota, 9/1 lễ thần Janus, 27/1 lễ thần Song Tử, 1/3 lễ năm mới, 15/3 lễ thần Mercury, 21/4 lễ thành lập La Mã, 19/10 thần Mars, 17/12 thần Saturn, 25/12 thần Mặt Trời. Đó đều là các lễ hội lớn, không nhất thiết người Kitô Giáo phải chọn 25/12 để tổ chức Giáng Sinh.

Từ lâu trước đó, ngay từ những năm 100 SCN, các Kitô hữu đã bắt đầu cố gắng xác định ngày Chúa Giáng Sinh. Thời đó, truyền thống Do Thái cho rằng tất cả các ngôn sứ của Thiên Chúa đều có ngày được thụ thai hoặc ngày sinh trùng khớp với ngày qua đời. Do vậy, người ta cố gắng xác định ngày Chúa chịu chết để biết ngày Người được sinh ra hoặc được thụ thai. Kết quả, dựa vào thời điểm lễ Vượt Qua theo Tin Mừng mô tả, Giáo Hội Tây phương xác định 25/3 chính là ngày Chúa chịu đóng đinh, cũng là ngày Người được thụ thai trong lòng Mẹ, do vậy mà lễ Giáng Sinh phải rơi vào 25/12; trong khi các Giáo Hội Kitô Đông phương tin rằng ngày Người thụ thai là 6/4 và họ tổ chức Giáng Sinh vào 6/1. Thánh Augustinô ủng hộ quan điểm của Giáo Hội Tây phương, ngài viết: "Phải tin rằng Người đã được thụ thai vào ngày 25 tháng Ba, vào ngày đó Người cũng chịu khổ hình; như thế, lòng dạ của Đức Trinh Nữ đã cưu mang Người, nơi không có con người phải chết nào được cưu mang nữa, cũng phù hợp là ngôi mộ mới chôn cất Người, nơi không một người nào khác được chôn cất nữa, trước hay sau Người" (Augustine thành Hippo, "Về Chúa Ba Ngôi").

Năm 204 SCN, Thánh Hippôlitô thành Rôma đã viết: "Trong lần đến thứ nhất của Chúa chúng ta trong xác thịt, Người sinh ra ở Bethlehem, là vào ngày 25 tháng Mười Hai, một ngày thứ tư trong tuần, khi Augustô đang ở năm thứ 42 của ông." Thánh Hippôlitô viết những đoạn này 70 năm trước khi Aurelianô thiết lập lễ Sinh nhật Mặt Trời, và Thánh nhân không nói gì về lễ Mặt Trời nào cả, chứng tỏ khi đó nó chưa tồn tại vào ngày 25/12. Như vậy, trước khi có lễ Mặt Trời, người Kitô Giáo đã cử hành một ngày độc lập với mọi cử hành ngoại giáo. Năm 221, sử gia Kitô Giáo có uy tín Sextus Julius Africanus cũng xác nhận Chúa Giêsu sinh ra vào ngày 25/12.

Cuộc cử hành lễ Giáng Sinh đầu tiên được ghi nhận vào 25/12/336 SCN, sau khi La Mã đã thiết lập lễ Mặt Trời. Năm 350, Giáo Hội thiết lập lễ Sinh Nhật Chúa Kitô chính thức vào ngày 25/12, dưới thời Đức Giáo Hoàng Julius I. Thánh Gioan Kim Khẩu (349-407) viết rằng: "Nhưng Chúa chúng ta, cũng vậy, đã sinh ra vào tháng Mười Hai, tám ngày đếm về trước tính từ ngày đầu tháng Giêng... Nhưng nhiều người gọi đó là 'Sinh nhật của hùng mạnh'... Thực sự thì ai hùng mạnh bằng Chúa chúng ta?... Hay họ cũng gọi đó là 'Sinh nhật của mặt trời', chính Chúa là Mặt Trời Công Chính!"

Xét về thần học, các đấng Giáo Phụ vẫn thường nói: Chúa Giêsu chính là Mặt Trời công chính, Mặt Trời cứu độ. Sách tiên tri Malakhi có nói: "Với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, Mặt Trời công chính sẽ mọc lên cho các ngươi" (Ml 4,2). Tin Mừng Luca thì nói: "Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Dương tự chốn cao vời viếng thăm ta" (Lc 1,78). Và trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu phán rằng: "Tôi là ánh sáng thế gian" (Ga 8,12). Chính vì vậy, nếu có chọn ngày đông chí - ngày mà dân ngoại tôn vinh thần Mặt Trời - để làm ngày Giáng Sinh, thì cũng là để nhấn mạnh Chúa Giêsu quả thật là Mặt Trời soi sáng thế gian.

Bằng chứng Kinh Thánh

Bây giờ đến bằng chứng Kinh Thánh. Chúng ta biết rõ Thiên sứ Gabriel hiện ra với ông Dacaria để truyền tin sinh Ngôn sứ Gioan khi ông vào Đền Thờ để dâng hương. Truyền thống thánh, được Thánh Gioan Kim Khẩu ủng hộ, xác nhận ông vào Đền Thờ vào lễ Xá Tội, Yom Kippur, ngày mồng 10 tháng Tishrei Âm lịch Do Thái, thường rơi vào giữa tháng 9-10 Dương lịch. Khi bà Êlisabét có thai được 6 tháng thì Thiên sứ Gabriel hiện ra với Đức Maria để truyền tin Mẹ chịu thai, như Tin Mừng Luca chương 1 kể. 6 tháng sau tháng Tishrei là tháng Nissan, tương đương giữa tháng 3 và tháng 4 DL; lễ Truyền Tin được chọn vào 25/3 là hợp lý. Đức Mẹ mang thai 9 tháng thì sinh con, rơi vào tháng Tevet, tức khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1 DL. Vậy là tương ứng với truyền thống Giáng Sinh 25/12. Tuy có nhiều lập luận khác phủ nhận việc ông Dacaria vào Đền Thờ dâng hương đúng vào lễ Xá Tội, khiến Giáng Sinh vào 25/12 là không đáng tin cậy, nhưng truyền thống kể trên do chính Thánh Gioan Kim Khẩu khẳng định, nên đáng tin tưởng hơn các nguồn khác.

Nhiều người dựa vào việc có các người chăn chiên ở ngoài đồng vào đêm Chúa sinh ra, theo Tin Mừng tường thuật, để cho rằng ngày Giáng Sinh không phải là vào mùa đông. Tuy nhiên, một chuyên gia viết trên Aleteia rằng: các mục đồng được nhìn thấy cùng với đàn chiên của họ vào mọi thời điểm trong năm, do vậy chi tiết về mục đồng không khẳng định được vấn đề thời gian. Có điều là mùa đông ở Do Thái không có tuyết như người ta tưởng tượng.

Kết luận

Như thế, nguồn gốc việc tổ chức lễ Giáng Sinh vào 25/12 có trước khi La Mã xưa chào mừng lễ thần Mặt Trời của họ, nhưng trớ trêu là người hiện đại, nhất là người Công Giáo, thường tin điều ngược lại, cho rằng ngày Giáng Sinh "kế tục" một ngày mừng của dân ngoại. Lầm tưởng này phần nào khiến lễ Chúa Giáng Sinh mất phần ý nghĩa và giá trị, vì thiếu tính chân thực. Điều nên tin là Hội Thánh được Chúa Thánh Thần soi sáng, và như Chúa Giêsu hứa rằng Thánh Thần sẽ "dẫn đưa anh em đến sự thật toàn vẹn" (Ga 16,13), Hội Thánh hẳn không mừng một lễ ngoại đạo tưng bừng như vậy. Dù sao, việc Chúa có thực sự sinh ra vào ngày 25/12 hay không vẫn còn là vấn đề được tranh luận. Chỉ cần biết đó là một sự thật lịch sử, không phải là huyền thoại; điểm nhấn của câu chuyện ở đây không phải là nó khi nào xảy ra mà là nó đã xảy ra. Lễ Noel phản ánh một chân lý rằng: Thiên Chúa trên trời đã xuống làm một con người dưới đất, để con người dưới đất được lên nơi của Thiên Chúa trên trời (Thánh Athanasiô).

Nguồn tham khảo:insidethevatican.com 

Gioakim Nguyễn
http://conggiao.info/le-giang-sinh-co-that-la-ke-tuc-mot-ngay-le-cua-dan-ngoai-khong-d-48479





2.

12:22 23/12/2019



Mừng mùa lễ hội năm 2019!: Sáng nay 23/12, người dùng mở trang tìm kiếm lớn nhất thế giới thấy trên Doodle google có từ khóa Mừng mùa lễ hội năm 2019! kèm hình ảnh 3 ngọn nến cháy sáng chào mừng Lễ Giáng sinh, lễ đón năm mới 2020... đang đến gần.

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng nay 23/12, người dùng mở trang tìm kiếm lớn nhất thế giới thấy trên Doodle google có từ khóa Mừng mùa lễ hội năm 2019! kèm hình ảnh 3 ngọn nến cháy sáng chào mừng Lễ Giáng sinh, lễ đón năm mới 2020... đang đến gần.
Lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel hay nhất, ý nghĩa nhất dành cho mọi người

Lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel hay nhất, ý nghĩa nhất dành cho mọi người

Lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel hay nhất, ý nghĩa nhất: Giáng sinh - Lễ Noel, mọi người đang chuẩn bị một tấm bưu thiếp cùng lời chúc Giáng sinh an lành để gửi tới nhau với những tình cảm tốt đẹp nhất.
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus sinh ra đời.
Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea, ngày nay là một thành phố của Palestine, lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019


Hình ảnh trên Google sáng nay
Ngay từ thời kỳ Kitô giáo sơ khởi, dù ban đầu Giáo hội chưa cử hành lễ mừng kính sự giáng sinh của Chúa Jesus nhưng ngày 25 tháng 12 đã được coi là sinh nhật Chúa Jesus. Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày 25 tháng 12 này.
Đến đầu thế kỷ XVIII, các học giả bắt đầu đề xuất các cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày Đông chí, mà theo lịch thời đó rơi vào ngày 25 tháng 12 bởi vì với các Kitô hữu, Chúa Jesus chính là "Mặt trời công chính".
Năm 1889, học giả Pháp Louis Duchesne cho rằng thời điểm được chọn là ngày Giáng sinh được tính bằng 9 tháng sau sự kiện Truyền tin, ngày Chúa Jesus được hoài thai, truyền thống có từ rất sớm trong Giáo hội liên kết sự chết và sự nhập thể của Chúa Jesus với nhau, theo đó hai sự kiện này rơi vào cùng một ngày trong niên lịch: 25 tháng 3 theo cách tính của Tây phương hoặc 6 tháng 4 theo cách tính của Đông phương. Do vậy, việc ấn định 25 tháng 12 là ngày Giáng sinh không chịu ảnh hưởng từ ngoại giáo, đến khi Hoàng đế Aurelianus muốn biến ngày này thành ngoại giáo thì tới lượt các Kitô hữu tái thích ứng ngày này thành ngày lễ cử hành mừng sinh nhật Đấng Kitô.
Ngày lễ giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. 
Vào đêm 24 tháng 12, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...
Trước đây, Noel là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus ra đời. Nhưng hiện nay, ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel còn là một ngày lễ lớn của các gia đình, một ngày đặc biệt để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình.
Đồng thời, lễ Giáng sinh hay Noel cũng là một thông điệp của hoà bình, đó là Vinh danh Thượng Đế trên cao - Bình an cho người dưới thế, Đây cũng là ngày mọi người có thể dành cho nhau sự cảm thông và sẻ chia chân thành, quan tâm và yêu thương với những người có nhiều thiệt thòi, người bị bỏ rơi, người cô đơn và những người bệnh tật, già yếu…
Noel từ có gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là "sinh". Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ là tước hiệu của Chúa Jesus, còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "ngày lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đấng được xức dầu, mở đầu bằng chữ cái "Χ" nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.
Ông già Noel
Ông già Noel Santa Claus, hay  Ông già Giáng sinh là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel. Hình ảnh tiêu biểu của ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây. 
Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi chín con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Ngày nay, người ta chấp nhận Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra (280 - 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sĩ Thomas Nast. Tại phương Tây, ngày lễ Thánh Nicholas là vào ngày 6 tháng 12.
Tuy vậy, Phần Lan có vẻ được biết đến nhiều hơn hết là nơi được cho là xuất xứ của ông già Noel. Là một đất nước nổi tiếng về du lịch mùa đông và tuyết, cùng những món ăn đặc sản như cá hồi và thịt tuần lộc, ông già Noel cũng là biểu tượng văn hóa du lịch của Phần Lan. Người ta cho rằng ông già Noel cư ngụ tại Lapland, miền Bắc Phần Lan. Thành phố Rovaniemi, thủ đô của vùng Lapland, được xem là thủ phủ của ông già Noel.
Làng ông già Noel nổi tiếng ở Rovaniemi, nằm ngay vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc quanh năm của ông. Ngôi làng có rất nhiều điểm tham quan như văn phòng ông già Noel, nơi ở của các chú lùn, bưu điện ông già Noel, lò bánh Giáng Sinh… Mọi hoạt động trong làng rất sôi động và chào đón hàng trăm ngàn khách du lịch đến thăm vào mỗi dịp Giáng Sinh. Ngoài ra, công ty media JoulupukkiTV (Joulupukki trong tiếng Phần Lan có nghĩa là "ông già Noel") ở Rovaniemi có một trang web, phát hành DVD và thiệp DVD về ông già Noel, lễ hội Giáng Sinh thế giới.
Ông già Noel dùng tuần lộc kéo xe
Có rất nhiều loài động vật có thể kéo xe, nhưng ông già Noel, Santa Claus chỉ sử dụng tuần lộc để kéo chiếc xe gỗ, đi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng sinh.
Theo truyền thống về ngày Giáng sinh, chỉ có 1 con tuần lộc duy nhất được kéo xe tuyết cho ông già Noel, cho đến khi Clement C.More thay đổi từ 1 con lên thành 8 con. Thay đổi này diễn ra vào năm 1823, khi cuốn sách “The Night Before Christmas” được xuất bản. Kể từ năm 1939, Robert L.May giới thiệu thêm một con tuần lộc đặc biệt khác trong bộ phim “Rudolph the Red-Nosed Reindeer”. Và tổng cộng, ông già Noel có 9 con tuần lộc trong chuyến đi của mình.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Mừng mùa lễ hội, Mùa lễ hội, Giáng sinh, lễ giáng sinh, Noel, Lễ Noel, Doodle google, ông già Noel, tuần lộc, kẹo que, quà giáng sinh, quà noel, quà tặng giáng sinh
Ông già Noel sống tại Bắc Cực. Chính xác hơn, ngôi nhà của ông nằm ở Vòng cực Bắc, thị trấn Rovaniemi ở Lapland, Phần Lan. Cũng như các nền văn hóa tại các nước Bắc Âu khác, từ lâu, người Phần Lan đã sử dụng loài tuần lộc làm phương tiện sinh sống. Tuần lộc vừa là thực phẩm, phương tiện vận chuyển, và vừa là nơi trú ẩn. Không ít lần, người ta tìm thấy các hố bẫy tuần lộc, các hàng rào và biển báo chỉ dẫn có tuần lộc ở một số khu vực, vv..
Sinh sống tại vùng Bắc Cực khắc nghiệt, những con tuần lộc có khả năng thích nghi với băng giá qua nhiều thế kỷ, giúp cho chúng tồn tại trong khí hậu khắc nghiệt của phương bắc một cách tuyệt vời. Chẳng hạn, mũi của chúng có cơ chế điều hoà đặc biệt để làm nóng không khí trước khi thở, vì thế không khí sẽ đi vào phổi mà không bị lạnh. Ngoài ra, bộ lông của tuần lộc có khả năng cách nhiệt, giữ ấm tốt khi chúng băng qua các dòng sông băng và hồ trong quá trình di chuyển.
Cây thông Noel
Theo câu chuyện xưa kể lại, vào đêm Noel, một người tiều phu nghèo trên đường trở về bất ngờ gặp đứa trẻ đang lả đi vì đói. Dù hoàn cảnh bản thân cũng khó khăn, nhưng người đàn ông vẫn nhường đứa bé chút thức ăn và mang tới giấc ngủ yên lành.
Hôm sau khi tỉnh giấc, người tiều phu bất ngờ thấy một cây thông xanh tươi trước cửa nhà. Khi ấy, ông mới biết người mình giúp đỡ là Chúa cải trang và tặng ông cây thông như một món quà cho Giáng sinh.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Một câu chuyện khác kể lại về Thánh Boniface trê đường hành hương bỗng bắt gặp những kẻ sùng đạo đang tập trung quanh cây sồi lớn, dùng một đứa bé để tế thần. Để cứu đứa trẻ, Thánh Boniface đã hạ gục cây sồi bằng nắm đấm. Tại đó mọc lên cây thông nhỏ. Vị Thánh nói với những kẻ sùng đạo, cây thông là biểu tượng sự sống, tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Tới thế kỷ 16, phong tục trang trí cây thông vào dịp Giáng sinh mới bắt đầu phổ biến ở Đức. Và chính Đức là quốc gia đầu tiên ở châu Âu có phong tục trang trí cây thông trong dịp Noel.
Vòng lá mùa Vọng
Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Ngoài ra, tại phương Tây, thường có một lịch mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh.
Kẹo gậy Giáng sinh
Hình ảnh các cây kẹo hình gậy có 2 màu đỏ trắng vào mùa giáng sinh đã trở nên rất quen thuộc trên toàn thế giới. Bạncó thể bắt gặp những chiếc gậy bắt mắt này trên các loại bánh kẹo, trên cây thông Giáng Sinh hoặc các họa tiết trang trí mùa Noel.


Chú thích ảnh
Kẹo gậy Giáng sinh mang ý nghĩa biểu trưng cho Giáng Sinh. Bằng trí sáng tạo của mình, ông đã làm ra kẹo gậy Giáng Sinh với rất nhiều ý nghĩa:
Tên của Chúa: Thay vì để đầu móc của chiếc kẹo hướng lên trên, bạn hãy quay đầu móc của chiếc kẹo xuống dưới. Bạn sẽ thấy ký tự J. Đó chính là viết tắt tên của Chúa Jesus.
Sự vô tội: Ban đầu kẹo gậy được làm từ các viên kẹo màu trắng với múc đích biểu trưng cho sự vô tội và thuần khiết của Chúa.
Sự hy sinh của Chúa: Ba sọc đỏ nhỏ trên thanh kẹo là các trận đòn mà Chúa phải chịu trước khi bị treo lên thánh giá. Sọc đỏ lớn biểu trưng cho máu Chúa đã đổ để cứu rỗi loài người.
Ý chí sắt đá và kiên định: Kẹo gậy Giáng Sinh thường được làm từ loại kẹo đường cứng. Điều này thể hiện ý chí kiên cường, bền vững và sắt đá của Chúa. Đây cũng được xem là biểu trưng cho sự bền vững của nhà thờ và sự bất biến của lời thề mà Chúa đặt ra.
Hình ảnh của sự cứu rỗi: Chúa sinh ra là một người chăn cừu. Những người con của Chúa thường được gọi là “con chiên”. Hình ảnh cây gậy với móc ở đầu trông giống cây gậy chăn cừu. Cây gậy này mang ý nghĩa Chúa sẽ đưa đường dẫn lối cho những người con của mình đi đúng con đường và không phạm sai lầm.
Sự thanh lọc và tẩy uế: Mùi vị bạc hà của cây kẹo đặc biệt này thể hiện sự gột rửa và thanh lọc các tội lỗi mà con chiên gây ra.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Ý nghĩa của lễ Noel
Vào đêm 24 tháng 12, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...
Trước đây, Noel là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus ra đời. Nhưng hiện nay, ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel còn là một ngày lễ lớn của các gia đình, một ngày đặc biệt để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình.
Đồng thời, lễ Giáng sinh hay Noel cũng là một thông điệp của hoà bình, đó là Vinh danh Thượng Đế trên cao - Bình an cho người dưới thế, Đây cũng là ngày mọi người có thể dành cho nhau sự cảm thông và sẻ chia chân thành, quan tâm và yêu thương với những người có nhiều thiệt thòi, người bị bỏ rơi, người cô đơn và những người bệnh tật, già yếu…


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Noeltừ có gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là "sinh". Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ là tước hiệu của Chúa Jesus, còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "ngày lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đấng được xức dầu, mở đầu bằng chữ cái "Χ" nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
* Những lễ hội ánh sáng đón Giáng sinh độc đáo và đặc sắc trên thế giới
Lễ hội ánh sáng Shiodome Caretta Illumination, Nhật Bản
Lễ hội ánh sáng Shiodome Carettal Illumination tại Nhật Bản được xem là một trong những lễ hội tuyệt đẹp nhất vào năm 2018. Năm nay, 2019, Nhật Bản hứa hẹn sẽ tiếp tục và còn hoành tráng hơn.
Sự kiện sẽ được bắt đầu từ 14/12/2019 đến hết nửa đầu tháng 2/2020 tại khu trung tâm thương mại Shiodome City Center. Tại đây, sự kiện sẽ sử dụng 250 nghìn đèn Led màu xanh dương và trắng.


Chú thích ảnh
Số lượng đèn lớn đã tạo nên không gian cực kỳ huyền ảo, và giúp mọi người liên tưởng đến bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney là "Nữ hoàng Băng giá" (Frozen).
Ngoài ra, năm 2019, sự kiện sẽ có thêm nhiều màu sắc đa dang hơn (như: màu hồng và tím) sẽ càng khiến du khách thích thú hơn nữa.
Lễ hội ánh sáng tại đảo Staten, New York
Hơn 10 ha đất sẽ được bừng sáng lên bởi vô số ánh đèn nhằm chào mừng mùa lễ Giáng sinh. Điểm nhấn độc đáo trong Lễ hội này chính là cổng chào khổng lồ được thiết kế theo kiến trúc cổng cung đình Trung Hoa cổ đại, hay dải hoa bên lề đường cùng cổng trời sao lung linh đầy màu sắc.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Du khách khi thăm quan cũng có thể thấy được cả mô hình của đầu một T-rex (khủng long bạo chúa), đèn lồng và vô số những quang cảnh ánh sáng sắc màu khác.
Lễ hội còn có cả lều nước nóng, các chương trình nghệ thuật được biểu diễn ngoài trời khá phong phú.
Lễ hội ánh sáng Christmas in Tivoli, Đan Mạch
Sự kiện được tổ chức thường niên và đã trở thành thông lệ của nhiều người dân cũng như du khách trên thế giới. Theo đó, Lễ hội ánh sáng Christmas in Tivoli được tổ chức theo tên gọi của nơi diễn ra – Công viên giải trí Tivoli Gardens của thủ đô Copenhagen (Đan Mạch).


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019
Như thường lệ, lễ hội sẽ sử dụng hơn 16 nghìn ánh sáng, ánh đèn lấp lánh theo giai điệu vui nhộn sẽ tạo nên một bầu không khí ấm áp, chan hòa tiếng cười.
Khi trẻ em đến tham dự lễ hội, bố mẹ có thể mua và tự tay trang trí những chiếc bánh Giáng sinh cho con mình tại tòa lâu đài kẹo ngọt đặc biệt Honey Cake castle của công viên.


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019


Mừng mùa lễ hội năm 2019, mừng mùa lễ hội năm 2019!, Mừng mùa lễ hội 2019, Noel, Giáng sinh, Lễ Giáng sinh, lễ Noel, mùa lễ hội năm 2019, Mùa lễ hội, mung mua le hoi 2019

https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/mung-mua-le-hoi-nam-2019-google-thap-nen-chao-mung-mua-le-hoi-bat-dau-n20191223065256811.htm



1. Câu chuyện vốn đã được kể từ lâu lắm rồi. 8 năm trước được kể lại ở dưới:

"





初期近代における「クリスマス終了のお知らせ」


 1600年代の初頭、とあるプロテスタントの学識者は次のように言いました。
もし私が60年前に我らが主[キリスト]は12月25日に生まれたわけではないと言ったならば、私は焼き殺されていただろう。もしカトリック教徒が今同じことを言ったならば、彼は異端審問にかけられるだろう。しかし私たちの宗教[プロテスタント]ではそれが許される。なぜならここでは真理を話しそれを公言することが許されているのだから。実際、彼らの想定[キリストが12月25日に生まれたという想定]の根拠はあまりにばかげていて、全ヨーロッパがそれに同意してきたというのは驚くべきことだ。
 この人物の反カトリック的なバイアスには注意する必要があるものの、少なくとも1500年代の半ばにいたるまで12月25日がイエス・キリストの生誕日という想定が疑われてこなかったことは確かです。
 ここで彼が「ばかげている」と一蹴している根拠とはなんでしょう。それはベーダという修道士・司祭が735年に著した書物にまでさかのぼります。そこで彼はローマの古い慣習では冬至が12月25日とされていたことに言及し、この日をキリストの生まれた日とみなしました。この想定をするさい彼はさらに以前(300年代)に書かれた著作に依拠していました。この著作では、そこから日照時間が長くなりはじめる冬至という日が、世界に光をもたらすキリストの生誕の日にふさわしいという象徴的解釈がなされていました。
 この12月25日説が疑問視されるようには宗教改革の嵐が吹き荒れる1500年代半ばからでした。ちょうどそのころある古代の著名な教父の著作が印刷にかけられます。そこではベーダの想定とは異なる3月、4月、あるいは5月がキリストの誕生日ではないかという説が唱えられていました。すでに古代の時点でいつ生まれたかよく分からなくなっていた!
 1575年にカルヴァン派の説教者であり、ジュネーブで哲学教授をつとめていたベロアルドゥスという人物が『年代』という著作を出版します。そこで彼はベーダが用いている史料(300年代に書かれたもの)がイエスの生誕日を確定するために聖書から引き出している情報が、当時のユダヤ教についての無理解にもとづく誤ったものであることを指摘し、12月25日説を否定します。代わりに彼は旧約聖書新約聖書、あるいはそれらに付されてきた注解を根拠にして、キリストは12月ではなく10月に生まれたのだと主張しました。
 12月25日説にたいする批判の根拠は、より実際的な理由からもなされました。たとえばハインリヒ・ヴォルフという改革派の人物が1585年に出版した著作では次のようなことが書かれています。イエスが生まれたころにアウグストゥスの命令によってローマの全戸口調査を行う命令が出されたとあるが(ルカ2:1)、アウグストゥスほどの賢帝がそんな年末の寒くて雨ばっかりの時期に人々をはるばる歩かせて調査に協力させるとかありえないだろ、常識的に考えて。
 さらに1590年代に入ると、クリスマスというのは異教の祭りを起源とするものではないかという説が唱えられはじめます。スイスの神学者であったホスピアヌスという人物は1593年の著作のなかで、クリスマスというのはローマで農耕の神サトゥルヌスを祝うために12月17日に行われた祭りに起源があるのではないかと疑いはじめました。最初に12月にお祭りをはじめた人たちは、別にキリストの誕生日を祝おうとしていたのではなくて、当時ローマで行われていた祭りをキリスト教化しようとしただけではないかというのです。そう言われてみると、子供にプレゼントをあげる、あるいはとりわけ暴飲暴食を行うというクリスマスの慣習は、いかにもローマの祭りに起源を持っていそうです。実際彼によれば、クリスマスというのはエピキュリアンたちがワインを飲みまくる唾棄すべき行事に成り果てていました。
 1594年にはさらに新たな証拠が見つかります。ある古代の教父がアンティオキア(今のトルコにある町)で386年に行った説教のなかで、12月25日にキリストの生誕日を祝うという行事は10年前には知られておらず、最近になって「西」からやってきたのだと言っていることが分かったのです。
 冒頭で引用した学者はヨセフ・スカリゲルという初期近代最大(というか史上最大)の年代学の権威なのですが、彼はこの証拠を目の前にして断言しました。「西」というのはローマのことだと。つまりすでに異教徒たるローマ人が行っていた祭りをキリスト教化したのが12月25日のクリスマスだということになります。スカリゲル自身は旧約その他の資料を駆使して、イエスの生誕を紀元後3年の9月下旬から10月初旬にかけてのどこかだと主張しました。
 このようなクリスマス批判を行った者たちはみな、12月25日という日付が間違っているから、別の日付に祝祭を移そうと主張していたのではありません。彼らはクリスマスという祝祭の無根拠性を問うていたのです。この問いを通じて彼らが行っていたのはカトリック批判でした。カトリックの教えのもとで実践されてきたクリスマスというのは、聖書に根拠はなく、実際に行われている祭りも堕落したものであり、しかもあろうことかそれは異教起源なのだ。このように主張することで彼らはプロテスタントの立場から、ローマの宗教実践を突き崩そうとしていたのです。
 彼らはルネサンス以降人文主義によって研ぎ澄まされてきた文献学というメスをふるい、常識の無根拠性を明らかにし、それにより伝統的権威を無力化しようとしていました。1647年にイギリスで出されたクリスマス禁止令というのも、このような年代学者たちによる挑戦があってこそ成り立ちえたものです。
 暦をあつかう年代学という学問は、学識を武器に争われた正統性の奪い合いのアリーナであり、12月25日のクリスマスはその主たる係争点の一つでした。「クリスマス終了のお知らせ」は学問的であると同時に、宗教的であり、宗教的であるがゆえに政治的なメッセージだったのです。





"
https://nikubeta.hatenablog.com/entry/20111224/p1

ProfilDernière mise à jour: 

Hatena ID
nikubeta
Description
本名: 坂本邦暢
Self introduction
本名坂本邦暢
Full name
坂本 邦暢
Sexe
Age
28
Birthday
Blood type
B
Occupation
School
Place of residence
Place of birth
E-mail address #1kuni.sakamoto@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.