Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-nam-á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-nam-á. Hiển thị tất cả bài đăng

09/11/2015

Ghi chép về Miến Điện trước và sau năm 2010 (bài Phạm Thị Hoài)

Lấy mốc 2010, là bởi đó là năm mà bà Suu Kyi được trả tự do. Chuyện trước năm 2010, bằng trải nghiệm cá nhân của mình, tôi sẽ viết dần dần sau.

Sau năm 2010, Phạm Thị Hoài đã tới Miến Điện để mục kích sở thị về một nhà nước mới. 

Về lại Đức, bà có đưa một bản ghi chép.

Nhưng bản ghi chép ấy chỉ đến giữa chừng thì đứt đoạn. 

Bà Aung San Suu Kyi và ngọn cờ đỏ NLD ở Miến Điện mới

Tin cập nhật về tình hình bầu cử dân chủ đầu tiên ở Miến Điện: bà Suu Kyi sẽ không trở thành Tổng thống được, bởi lẽ cả 2 người con của bà hiện đang mang quốc tịch nước ngoài. 

Đồng thời, đã có tố cáo rằng, đảng NLD (Liên minh Dân chủ Quốc dân) của bà có những gian lận trong bỏ phiếu (chỉ mang tính cục bộ).

Nhìn toàn cục, đảng NLD đang ở thế thắng. Bản thân bà Suu Kyi thì mới trả lời báo chí đại khái rằng: khi đoạt được chính quyền từ tay giới quân sự, bà muốn mình là nhân vật có ý nghĩa ở trên cả Tổng thống.

Đảng NLD của Suu Kyi là đảng đối lập lớn nhất ở Miến Điện hiện nay. 

31/07/2015

Một nghề mưu sinh của người Việt ở Sing

Đây là về nghề ở khu đèn đỏ.

Báo Việt Nam chỉ lấy về từ báo nước ngoài (tên người Việt chỉ copy từ báo Sing, nên không có dấu).

03/06/2015

Bắt đầu thời kì của những Công Phượng - Mạc Hồng Quân (2015)

Ngày 2/6/2015, tại giải U23 Đông Nam Á, thì đội Việt Nam thắng đội Mã Lai 5-1. Bõ công người hâm mộ đứng về nghĩa lớn để bảo vệ Công Phượng và lật trò mèo của một chương trình thuộc VTV.

Cũng có thể nói là bõ công mình xem trực tiếp qua mạng (dĩ nhiên chỉ đủ điều kiện là mở mạng và liếc thôi).

23/03/2015

Di sản được thử thách của Lý Quang Diệu (1923-2015)

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2011, tức là từ năm mà ông Lý nhậm chức Thủ tướng (đời đầu tiên của Singgapo độc lập) đến lúc ông từ giã chính trường, thì thu nhập bình quân theo đầu người của nước này tăng 90 lần. Đây là thành tích không một nước châu Á nào có được.

14/03/2015

Vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và mại dâm xuyên quốc gia

Về khu vực được gọi là GMS (vùng sông Mê Kông mở rộng, hay được quen gọi là Tiểu vùng sông Mê Kông), thì có thể đọc lại những entry cũ, như ở đâyở đây.

Về nạn mại dâm trong GMS và từ GMS, thì báo Đất Việt có bài. Đại ý là hàng năm, có gần 2 vạn phụ nữ Đại Việt đi làm ăn xa ở danh mục công việc như vậy.

29/01/2015

Đông Nam Á sẽ tiến tới ăn ngủ, học bài, và rửa bát cùng một giờ

Tức là cả khu vực sẽ chung một múi giờ. Dần dần, sẽ tiến tới chung đồng tiền, và biết đâu sẽ có một chính phủ liên bang như kiểu EU ? Có thể Trung Quốc cũng đã dự tính: sẽ cho hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam "ăn ngủ" cùng các nước ASEAN luôn.

Chú ý là: Đây không phải ý tưởng mới. Các lãnh đạo của chúng ta đã ấp ủ ý tưởng này từ năm 1995 và đã đưa vấn đề ra thảo luận một lần nữa hồi năm 2004” Ngoại trưởng Aman nói. “Với việc ASEAN hình thành một cộng đồng hội nhập và gắn kết vào cuối năm nay, chúng ta tin rằng một múi giờ chung cho các thủ đô ASEAn là một ý tưởng đáng xem xét”.

07/12/2014

Tinh thần Đông Nam Á nói chung, và người Mã Lai nói riêng (2014)

Thường thì châu Âu, các hu-li-gân sẽ "tẩn" nhau ở ngoài sân. Tới bến luôn. Nhưng đã ngoài lãnh địa của thể thao, sang khu vực tự do "tẩn" rồi.

Còn Đông Nam Á thì xưa nay vẫn quen làm luôn trong sân. Đặc biệt là ngưỡi Mã.

23/07/2014

Sáu tháng đầu năm 2014, có tới 6 vạn người Việt Nam đến Nhật

Một con số không nhỏ. Tuy nhiên, để biết rõ hơn là có bao nhiêu người đến Nhật với mục đích thuần túy là du lịch thì cần đợi số liệu cụ thể hơn của phía Nhật. Lúc đó, khi số liệu chính thức của phía Nhật đã ra, thì sẽ trở lại ở một entry khác. Nhưng có thể tự đoán/phỏng đoán là cũng phải tới cả vạn người đã tới du lịch Nhật Bản (tạm chỉ tính 1/6 trong tổng số).

10/06/2014

Bản đồ Tây Sa, và đường biên giới áp sát đảo Lý Sơn, do Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố, trong chiến lược hù dọa láng giềng

Với sự nhập nhèm, không tử tế, không đàng hoàng như là một đại quốc trong thế giới hiện đại, phía Trung Quốc, mà đại diện là Bộ Ngoại giao, vừa công bố các tài liệu liên quan đến việc họ khẳng định chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa. Trong đó, có một phần là "hồ sơ" về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (đã nói đến ở entry hôm qua).

Ở vùng trời mạng và trời tin tức, thì ra sức tố cáo ngược (vừa đánh người vừa kêu ầm lên là tôi bị chúng nó bắt nạt !).

Ở vùng trời biển Tây Sa (tức Hoàng Sa) thì đưa giàn khoan khủng để xoắn dầu (hai ngôi sao đỏ trong bản đồ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố là chỉ 2 địa điểm đã hạ đặt giàn khoan).

Còn ở vùng trời biển Nam Sa (tức Trường Sa), thì đang "lấn biển khai hoang" ở liền mấy chỗ.