Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/11/2014

"Vùng sông Mê Công mở rộng" hay "Tiểu vùng Mê Công mở rộng" ?


Ngày nay, sau khoảng 20 năm, chương trình phát triển GMS (Greater Mekong Subregion) do Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) khởi xướng đã chuyển sang tiếng Việt quen dùng là "Tiểu vùng Mê Công mở rộng" hay "Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng".

Tôi thì nghĩ là không cần chữ "tiểu" nữa. Chỉ là "Vùng Mê Kông mở rộng". 

Không biết trong tiếng Việt lúc đầu ai đã đưa chữ "tiểu" đó vào. 

Ngó sang Trung Quốc, thì thấy chữ Subregion được dịch ra là "thứ khu vực 大湄公河次区域" (tức là khu vực cấp thứ). Không dùng "tiểu". 

Còn Nhật Bản thì dùng luôn là "vùng", không "tiểu" cũng không "thứ".

Dưới là một cuốn sách đã xuất bản năm 2007 (chép nguyên xi).


---


Giới thiệu sách "Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Hiện tại và tương lai"
Thứ sáu, 30 Tháng 5 2008 02:16

"Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Hiện tại và tương lai", Nguyễn Trần Quế (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội - năm 2007
      
Năm 1992, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đề xuất sáng kiến phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) bao gồm các nước và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Năm 2002, theo đề nghị của Trung Quốc, tỉnh Quảng Tây được tham gia vào các hoạt động của hợp tác GMS.

Hợp tác GMS đã tiến hành 16 năm và thu được nhiều kết quả quan trọng bước đầu. Tuy nhiên, điều kiện mới của thời kỳ đầu thế kỷ 21 đòi hỏi phải có sự đánh giá thành tựu thời gian qua và xác định hướng ưu tiên, cơ chế quản lý phù hợp để đưa hợp tác GMS có bước phát triển mới, tương xứng với tiềm năng và nguyện vọng của nhân dân các nước trong khu vực.
      Cuốn sách "Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai" do TS. Nguyễn Trần Quế (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) chủ biên, sách dày 267 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành tháng 11 năm 2007 được biên soạn và xuất bản nhằm góp phần làm sáng tỏ mục tiêu đó.
      Sách gồm 4 chương :
Chương 1Hợp tác quốc tế phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng – thành tựu và vấn đề. Phần này hệ thống hoá những kết quả hoạt động hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng thời gian qua, phân tích những khó khăn tồn tại của hợp tác GMS và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên GMS.
Chương 2Những điều kiện mới của Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Phân tích những điều kiện mới của hợp tác phát triển GMS như sự thiết lập của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và Chương trình thu hoạch sớm (EHP), phân tích những tiến bộ trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế các quốc gia thuộc GMS…
Chương 3Hợp tác phát triển GMS trong những điều kiện mới. Dự báo các đặc điểm và xu hướng phát triển hợp tác GMS dưới tác động của các điều kiện mới và phân tích những ưu tiên mới trong quá trình hợp tác của GMS và chỉ ra rằng hợp tác khai thác thuỷ lợi và thuỷ điện sông Mê Công, hợp tác vì an sinh môi trường sinh thái, hợp tác xây dựng môi trường và phát triển nguồn nhân lực… là những hướng hợp tác ưu tiên số một của khu vực GMS trong điều kiện mới hiện nay.
Chương 4Việt Nam và hợp tác. Phần này trình bày lộ trình tham gia của Việt Nam vào hợp tác GMS, quá trình hội nhập của nước ta và đặc điểm riêng của hội nhập GMS… qua đó phân tích một số khía cạnh thuộc quan điểm và định hướng của Việt Nam về hợp tác, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả của việc tham gia vào GMS.
      Cuốn sách đã đề cập khá toàn diện về bối cảnh, điều kiện mới trong hợp tác GMS, cung cấp nhiều thông tin nghiên cứu khoa học liên quan đến sự phát triển của các quốc gia, các vùng lãnh thổ tham gia Tiểu vùng trên nhiều bình diện. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu về GMS.
      Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

http://qhqt.edu.vn/qhqt/index.php?option=com_content&view=article&id=233:gii-thiu-sach-qhp-tac-phat-trin-tiu-vung-me-cong-m-rng-hin-ti-va-tng-laiq&catid=23:gii-thiu-sach-mi&Itemid=9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.