Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/11/2015

Suu Kyi và Tập Cận Bình : một số trí thức Trung Quốc đang xem Miến Điện là bản mẫu

Đại khái tình hình thắng lợi của Suu Kyi và đảng NLD đang làm nóng mạng Trung Quốc. Nhà quan sát cho biết như vậy.

Nhiều trí thức Trung Quốc đang xem Miến Điện là mẫu cho Trung Quốc.

Dưới là lưu tin, khi rảnh sẽ nói kĩ hơn.

Tháng 6 năm 2015, tại Bắc Kinh
ミャンマーの最大野党・国民民主連盟(NLD)を率いるアウン・サン・スー・チー党首(左)と握手する中国の習近平国家主席=6月11日、北京(AFP=時事)

---




「ミャンマー民主化」に関心=ネットで話題に-中国


【北京時事】ミャンマー総選挙でアウン・サン・スー・チー党首率いる最大野党・国民民主連盟(NLD)が圧勝し、政権交代の可能性が強まったことを受け、共産党支配体制が続く中国の改革・民主派の知識人らの間でミャンマー情勢に関心が高まっている。特にインターネット上では「中国にとってミャンマーは隣国であり、手本でもある」(中国誌「東方歴史評論」サイト)など、軍政から民主派政権に転換が進むミャンマーに関する話題が広がっている。


 「今回は流血もなく、平和的な転換だ。強靱(きょうじん)なスー・チー氏の功績によるが、テイン・セイン大統領やその背後の軍人勢力の包容力にも感謝すべきだ」「数えるほどしかない他の独裁専制国家も啓示を受けるよう望む」。中国のネット上ではこうした意見が目立っている。(2015/11/10-17:03)


Trung Quốc cảnh báo Myanmar chớ ngả về phía Mỹ

Cập nhật lúc: 06:01 11/11/2015
(Kiến Thức) - Theo Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc đã cảnh báo Myanmar “chớ ngả vào vòng tay của Mỹ”, sau khi phe đối lập của bà Suu Kyi thắng cử áp đảo.

Chiến thắng của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) trong cuộc bầu cửMyanmar không có gì là bất ngờ đối với thế giới bên ngoài, kể cả Trung Quốc. Hơn nữa, đây là sự kiện mà  Bắc Kinh đã dự đoán. Nếu không thì làm gì có chuyện hồi tháng 6/2015, bà Aung San Suu Kyi đến thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trung Quoc canh bao Myanmar cho nga ve phia My
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp bà Aung San Suu Kyi ở Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc đã lường trước việc phe đối lập Myanmar sẽ lên cầm quyền.
Ban lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng chính quyền của Liên đoàn quốc gia vì dân ở Myanmar sẽ tăng cường quan hệ với phương Tây, Nhật Bản và Australia. Nhưng rõ ràng, Bắc Kinh không mong đợi một sự thay đổi triệt để tại Myanmar.
Trên thực tế, Trung Quốc vốn có vị thế mạnh mẽ ở Myanmar. Kết quả bầu cử  Myanmar có thể làm xuất hiện thêm những thách thức đối với Trung Quốc, nhưng vị thế cơ bản của Bắc Kinh ở nước này không có thể lay chuyển. 
Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Á-Âu thuộc Học viện Ngoại giao Moscow Andrei Volodin nói: “Trên thực tế không có gì nghiêm trọng xảy ra, vì các nhà đầu tư chủ yếu ở Myanmar đều là người Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của Myanmar, dù có khuynh hướng chính trị như thế nào, đều ý thức được rằng Trung Quốc là một cường quốc kinh tế và là nước láng giềng. Trong khi đó,  Myanmar vừa theo mô hình tự do chính trị thế giới, vừa cố gắng duy trì quan hệ với tất cả các nước. Chính sách này phù hợp với chiến lược tổng thể của ASEAN, nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN trong thế giới đa cực”.
Nhà phân tích Jiang Yuechun, giám đốc Trung tâm kinh tế thế giới và phát triển của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, nhận định: “Quan hệ Trung Quốc-Myanmar có  nền tảng tốt và Trung Quốc cũng trợ giúp kinh tế cho Myanmar. Bởi vì hai nước là hàng xóm láng giềng, quan hệ đôi bên rất tốt. Ngoài ra, Trung Quốc và Myanmar là những quốc gia đang phát triển và có truyền thống duy trì mối quan hệ hữu hảo. Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á, đó là một thực tế không thể chối cãi. Khoảng 5-6 năm trước đây, Mỹ đã bắt đầu chiến lược tái cân bằng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, liên tục gia tăng sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét mức độ mà Mỹ  có thể ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-Myanmar. Myanmar là một quốc gia đang phát triển, sẽ có quyết định và sự lựa chọn riêng. Hơn nữa, Myanmar gắn kết với Trung Quốc về mặt kinh tế”.
Trung Quoc canh bao Myanmar cho nga ve phia My-Hinh-2
Chính quyền của Liên đoàn quốc gia vì dân ở Myanmar sẽ tăng cường quan hệ với phương Tây, Nhật Bản và Australia. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ lĩnh NLD Aung San Suu Kyi.
Những cải cách dân chủ trong bốn năm qua liên quan đến mong muốn của ban lãnh đạo Myanmar thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều đó thể hiện trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng 10/2011 và hai chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, chuyến thăm Trung Quốc gần đây của bà Aung San Suu Kyi cho thấy rằng bà có thể hợp tác với các đối thủ chính trị cũ.
Minh Châu (Theo Sputnik)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.