Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

02/04/2015

Tư liệu tham khảo : Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam


Thư như sau:





Nguồn ở đây:


1979 Jun 5 Tu
Archive (TNA)

Vietnam: Prime Minister Lee Kuan Yew of Singapore letter to MT (Vietnamese refugees) [Western leaders should concentrate "their energies on exposing the villainy of the Vietnamese government"] [declassified 2009]

Document type:archive
Document kind:-
Venue:-
Source:PREM19/129 f97 (T21/79T)
Journalist:-
Editorial comments:A copy of this letter can be found in the Thatcher MSS (Churchill Archive Centre): THCR 3/1/1. The full file from which this item is taken can be seen here.
Importance ranking:Major
Word count:2pp
Themes:Foreign policy (development, aid, etc), Foreign policy (Asia), Commonwealth (general)
PDF View this document (PDF, 655K)

Bản dịch (của Phạm Thị Hoài):



Ngày 5/6/1979

Thưa Thủ tướng,

Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.

Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.

Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.

Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.

Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.­­

Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin[6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải phản suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.

Kính thư


Lý Quang Diệu




Dưới là nguyên bài của Phạm Thị Hoài (trên đây là trích từ bài nguyên này). 

---

Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam


Wednesday, 01 April 2015 12:46
Tác Giả 

Phạm Thị Hoài

Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, chương "Nạn kiều", nhà báo Huy Đức nhắc tới "Phương án II", "một kế hoạch 'được phổ biến miệng để giữ bí mật', theo đó: người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản."[1] Đó là thời điểm từ giữa năm 1978 đến giữa năm 1979, khi chiến dịch bài Hoa ở Việt Nam dâng cao và chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ. Những người vừa mất nơi sinh sống, vừa mất hết tiền của vào tay chính quyền để ra đi "hợp pháp" trong vòng bí mật và không ít cũng sẽ mất mạng trên biển trong kế hoạch này phần lớn là người Việt gốc Hoa.




Lý Quang DiệuẢNH TODAYONLINE.COM


Phương án bí mật, chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam thừa nhận này, được đánh giá từ một nguồn bất ngờ khác: bức thư của cố Thủ tướng Singapore vừa qua đời, gửi cho cố Thủ tướng Anh ngày 5/6/1979, đăng trên trang Margaret Thatcher Foundation.

Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam để kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô. Ông cũng biện bạch cho Pol Pot, rằng Khmer Đỏ là một phương án cần thiết, chẳng qua chỉ bị giới truyền thông cường điệu lên thành ma quỷ[2].Về xung đột biên giới Việt-Trung, ông cho rằng nếu Trung Quốc không dạy cho Việt Nam một bài học thì giờ này Liên Xô đã bành trướng thế lực ra toàn Đông Nam Á, rằng các nước trong khu vực đều hưởng lợi từ đòn phủ đầu của người Tàu. Khi ấy, Đặng Tiểu Bình đã coi ông là cố vấn và mô hình Singapore đã trở thành hình mẫu của Trung Hoa hiện đại. Họ Lý và họ Đặng gặp nhau hai lần, trò chuyện kéo dài, nồng ấm và trân trọng lẫn nhau, ngày 12 và 13/11/1978, trong chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Singapore. Trước đó một tháng, nhanh chân hơn, ngày 16/10/1978, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đến Singapore tiếp kiến Lý Quang Diệu. Nhưng cuộc trò chuyện giữa họ Lý và họ Phạm, theo miêu tả của một nhà ngoại giao Singapore chứng kiến cả ba cuộc gặp mặt[3], diễn ra lạnh lẽo. 

Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trở thành một vấn nạn quốc tế. Khác với nhiệt tình cứu giúp những năm trước, các nước trong khu vực bắt đầu lo ngại, từ chối, thậm chí xua đuổi và có cả trường hợp nổ súng vào thuyền nhân Việt Nam. Các nước phương Tây bắt đầu đùn đẩy nhau trách nhiệm bảo lãnh. Anh quốc đóng một vai trò, vì điểm đến của những nạn kiều gốc Hoa này trước hết là Hồng Kông, trong khi Anh quốc chỉ sẵn lòng tiếp nhận tổng cộng chưa đầy 2000 người. Trước áp lực của công luận, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thậm chí đã tính đến việc mua một hòn đảo ở Thái Bình Dương cho thuyền nhân Việt Nam định cư. Dự định này bị Lý Quang Diệu phản đối, vì lo ngại nó sẽ trở thành một đảo quốc, cũng của những người Tàu tha phương, cạnh tranh với Singpore.[4]

Ngày 23/5/1979, một chiếc thuyền với 293 người tị nạn Việt Nam được con tàu chở hàng Roachbank của Anh trên đường từ Singapore đến Đài Loan cứu vớt, đến Cao Hùng ngày 27/5. Song chính quyền Đài Loan từ chối không cho họ nhập cảnh, tàu Roachbank không được phép cập cảng.[5] Bà Margaret Thatcher đã nhờ đến Thủ tướng Singapore để gây áp lực với chính quyền Đài Loan, trước khi nước Anh phải đối diện với trách nhiệm bảo trợ những con người trong bước đường cùng đó. Toàn văn bức thư trả lời của Lý Quang Diệu như sau:


alt


alt


Ngày 5/6/1979

Thưa Thủ tướng,

Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.

Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.

Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.

Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.

Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.­­

Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin[6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải phản suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.

Kính thư

Lý Quang Diệu

Với những lời thẳng thừng không một chút màu mè ngoại giao này, vị nguyên thủ Singapore khó có thể hãnh diện về trái tim nhân đạo của mình, song sự tỉnh táo sắc bén của ông quả là xứng đáng với huyền thoại Lý Quang Diệu. Làm thế nào một người hoàn toàn đứng ngoài như ông, ngay ở thời điểm đó, có thể nhận ra thực chất của chính sách kiếm lời trên lưng thuyền nhân của chính quyền Việt Nam, khi phần lớn người Việt chúng ta cho đến giờ phút này vẫn không biết gì, hoặc có biết cũng không thể tin hay không muốn tin vào cái gọi là Phương án II, như đã dẫn ở đầu bài? 

Bức thư này, dù chỉ như một ghi chú nhỏ, là một bổ sung vào những trang còn trống của lịch sử thuyền nhân Việt Nam, và, bất chấp sự khó chịu của rất nhiều người Việt, nó còn cho thấy chính Việt Nam những năm tháng ấy cũng đã góp phần không nhỏ để xung đột Việt-Trung biến thành bạo lực, rồi đến lượt nó bạo lực lại nhả độc ngấm sâu trong lòng người Việt như thế nào.


Phạm Thị Hoài




Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, OsinBook 2012, tr. 123

2 John Pilger, "The Long Secret Alliance: Uncle Sam and Pol Pot", Covert Action Quarterly1997

3 Lee Chiong Giam, "Reflection in Bits and Pieces", trong The Little Red Dot: Reflections by Singapore's DiplomatsWorld Scientific Publishing Company, tr. 211



6 Nhà độc tài Uganda, được mệnh danh là "Đao phủ châu Phi"

http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Le-Cheo/th-ly-quang-diu-gi-margaret-thatcher-v-vn-thuyn-nhan-vit-nam.html







Bổ sung 1 (2/4/2015): Bình luận của thuyền nhân Nguyễn Văn Tuấn.

Vài dòng bình luận: Thấy trên Dân Luận bức thư của ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Margaret Thatcher (cựu Thủ tướng Anh) về "thuyền nhân" Việt Nam. Bối cảnh ra đời của lá thư là vào lúc mà làn sóng người Việt bất chấp hiểm nguy vượt biển tìm tự do làm xúc động cả thế giới. Trong đó có một chiếc tàu tị nạn được tàu hàng Roachbank của Anh cứu vớt và định đưa đi Đài Loan. Bà Thatcher nhờ ông Lý gây áp lực đến Đài Loan nhận người tị nạn. Ông Lý trả lời bà Thatcher trong một lá thư, mà trong đó có đoạn ông chỉ ra rằng cội nguồn của làn sóng tị nạn là … Chính phủ VN. Trong thư, ông LQD có viết về giới lãnh đạo VN như là những người vô cảm, không có lòng nhân, sẵn sàng đẩy dân mình ra biển để kiếm tiền:


"Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.

Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin [6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần."

Một đoạn văn rất "strong"!

Nhưng vài văn bản gần đây cho thấy ông Lý cũng có lúc chẳng tốt lành gì với "thuyền nhân" Việt Nam. Singapore từng có chiến dịch Thunderstorm xô đuổi không cho thuyền tị nạn cập bến Singapore. Điều lạ lùng là Singapore từng cứu vớt người tị nạn, từng xây trại tị nạn chứa hàng vạn người tị nạn Việt Nam, và đó là những trại tốt nhất và văn minh vùng Đông Nam Á. Vậy thì tại sao Singapore có chiến dịch xô đuổi thuyền nhân, tôi không giải thích được. Có thể ông Lý làm thế để gây áp lực đến chính quyền VN? Nhưng ông đã nhận định rằng họ vô cảm, thì gây áp lực có ý nghĩa gì đâu? Thật khó giải thích.

Bài của Phạm Thị Hoài có đề cập đến cái gọi là "Phương án II", tức là chính quyền VN tổ chức cho người muốn vượt biên ra đi để đổi lấy vàng. Phạm Thị Hoài cho biết "Phương án bí mật, chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam thừa nhận", nhưng thật ra, thời đó ai cũng biết chuyện này, chẳng có gì bí mật cả. Công an và chính quyền địa phương làm ngơ hay tổ chức cho người muốn rời VN (nhất là người Hoa) ra đi, với điều kiện là trả bằng vàng. Chính ông Nguyễn Ngọc Ngạn đi theo "diện" này. Chỉ có điều PTH không biết là có một số chuyến mà cả tàu bị bắn chết hết cho dù họ đã trả vàng đầy đủ. Bất cứ ai đi vượt biên thời đó cũng đều chấp nhận khả năng bị bắn chết trước khi tàu ra hải phận quốc tế. 

NVT 

http://tuanvannguyen.blogspot.jp/2015/04/thu-ly-quang-dieu-gui-margaret-thatcher.html

3 nhận xét:

  1. Cái gọi là "Phương án 2" chưa bao giờ được chính quyền thừa nhận, dù chính thức hay không. Đơn giản với họ nó không tồn tại. Rất nhiều người đến giờ vẫn không hay biết chuyện này, dù ở SG, nó được dân gian gọi hà rầm là đi "bán chính thức".

    Lý Quang Diệu quả là tay "thực dụng" hơn người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình của bác hehe quả chính xác. Cụ Lý quả là tay thực dụng.

      Tuy nhiên, theo lời của bác Nguyễn Văn Tuấn (một người đã thực sự là "thuyền nhân"), thì vốn lúc đầu cụ Lý đã đầu tư "nhà xưởng" hiện đại bậc nhất ĐNA để đón tiếp "thuyền viên" Việt Nam mà. Nội tình sự kiện này, chỉ bằng một văn bản của bà Thát-trơ, chưa cho ta cái nhìn đầy đủ.

      Xóa
    2. Đây có chút thông tin về người tị nạn VN ở Singapore:

      http://remembersingapore.org/2011/07/01/vietnamese-boat-people-in-singapore/

      Chuyện Singapore đã từng đón tiếp người tị nạn VN nhưng rồi sau đó lại có chính sách xua đuổi họ, tôi nghĩ, có lẽ ban đầu họ không lường được số người tị nạn nhiều khủng khiếp như vậy, hoặc những người ra đi ban đầu là người gốc Hoa (khoảng cuối 70s đầu 80s), còn những người vượt biên sau này không phải như vậy. Tôi đoán vậy thôi chứ không chắc hehe.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.