Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/08/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép 2)

Đang cập nhật các ghi chép từ nhiều nguồn khác nhau. Ghi chép 1 thì ở đây (bắt đầu 30 tháng 7 năm 2021).

Bây là Ghi chép 2.

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 8. Khả năng kết thúc giãn cách xã hội của Hà Nội sau ngày 6/9 thì vẫn chưa thấy (tính đến hôm nay). 

Tháng 8 năm 2021,

Giao Blog

---


Những entry liên quan đã đi trên blog này:

-  Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép 2)

-  Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)


---



13.


'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách

Không còn bị kiểm tra giấy đi đường, người dân Hà Nội đổ ra ken kín các con phố trung tâm để chơi Tết Trung thu.

XEM CLIP:

Từ 18h ngày 21/9, người dân đã đổ về khu vực hồ Gươm và phố Hàng Mã vui Trung thu.

'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Người dân đổ lên tuyến phố trung tâm Thủ đô
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Nam nữ đổ ra đường đi chơi

20h, dòng người chen chân đổ dồn về hồ Gươm. Tuyến đường phố Huế - Hàng Bài hướng hồ Gươm xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện.

Nam thanh nữ tú Hà Thành diện những bộ đồ đẹp vui chơi trong đêm trăng rằm sau những ngày dài Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16. 

'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Đường Hàng Bài hướng vào Bờ Hồ
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Nhiều gia đình đưa con nhỏ đi chơi
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Mang theo thú cưng cùng dạo chơi
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Phố Đinh Tiên Hoàng
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Phố Tràng Tiền
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Các con phố trung tâm Thủ đô đều ken kín phương tiện
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Dòng người trên Phố Huế đổ về Bờ Hồ
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Dòng người cùng phương tiện nối nhau gây ùn tắc nhẹ trên phố Hàng Mã.

Công an phường Hàng Mã đã lập hàng rào 2 đầu phố Hàng Mã từ hơn 19h, nhắc nhở người dân không tụ tập mua bán đông đúc, không đảm bảo khuyến cáo 5K. 

'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Chốt được dựng trên phố Hàng Mã
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách

"Quên" giữ khoảng cách

'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách

Nam nữ dạo chơi trên phố Hàng Mã
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Người dân vẫn tấp nập mua bán
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Công an phường Hàng Mã phân luồng phương tiện lưu thông, hạn chế tối đa người dân đi vào các phố Hàng Mã, Hàng Lược...

Trước đó, vào tối muộn ngày 20/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới.

Trong Chỉ thị 22 với những điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động dịch vụ, không kiểm soát giấy đi đường, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị người dân thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Phạm Hải - clip: Xuân Quý

Hà Nội ngày đầu thực hiện Chỉ thị 15, người dân xếp hàng cắt tóc

Hà Nội ngày đầu thực hiện Chỉ thị 15, người dân xếp hàng cắt tóc

6h sáng nay, thành phố Hà Nội chuyển trạng thái chống dịch, thực hiện theo Chỉ thị 15 với nhiều hoạt ....

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bien-nguoi-o-ha-noi-do-ra-duong-vui-trung-thu-sau-ngay-dai-gian-cach-776908.html


12.

Hà Nội: Cửa hàng cắt tóc được hoạt động, hàng ăn uống được bán mang về từ 21/9

TIN NÓNG Thứ Hai, 20/09/2021 22:57:00 +07:00

(VTC News) - 

Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị mới, nhà hàng ăn uống được bán mang về, cửa hàng cắt tóc, gội đầu được phép hoạt động.

Ngày 20/9, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 22 điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Theo đó, từ 6h ngày 21/9, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của thành phố.

Hà Nội: Cửa hàng cắt tóc được hoạt động, hàng ăn uống được bán mang về từ 21/9 - 1

Thành phố Hà Nội cho phép hoạt động cửa hàng cắt tóc, gội đầu từ ngày mai 21/9.

Cụ thể, Chỉ thị 22 của TP Hà Nội cho phép thực hiện và điều chỉnh một số hoạt động, trong đó cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày. 

Ngoài ra, thành phố cho phép hoạt động cửa hàng cắt tóc, gội đầu, dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến.

Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch, dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội được phép hoạt động.

Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID 19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-AID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hàng ngày (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ).

Hà Nội cho phép tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

Hà Nội duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thành phố tiếp tục duy trì các chất tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân.

UBND TP Hà Nội tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.

Hà Nội duy trì kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Thành phố cũng tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy | nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Chỉ thị 22 cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép), hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.


Minh Tuệ

https://vtc.vn/ha-noi-cua-hang-cat-toc-duoc-hoat-dong-hang-an-uong-duoc-ban-mang-ve-tu-21-9-ar637314.html




11.

Hà Nội cho phép bán hàng mang về tại một số nơi

Từ 12h ngày 16/9, Hà Nội cho phép mở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về); sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh... tại một số khu vực.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký văn bản hỏa tốc về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Hà Nội cho phép bán hàng mang về tại một số nơi
Cửa hàng ăn uống được phép bán mang về. Ảnh: Phạm Hải

Theo UBND TP, qua báo cáo của Sở Y tế đến ngày 14/9, TP đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, cụ thể số ca mắc tại cộng đồng trong 3 tuần gần đây có xu hướng giảm, đã cơ bản hoàn thành xét nghiệm tầm soát diện rộng trên toàn địa bàn TP, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 bao phủ cơ bản toàn bộ đối tượng trong diện tiêm chủng.

Trên địa bàn TP có 1 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.

UBND TP cho phép, từ 12h ngày 16/9, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 3/9 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh: Văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, Hà Nội yêu cầu hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

UBND TP giao Sở Y tế chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan, bám sát chỉ đạo của Trung ương và TP, xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, độ bao phủ vắc xin, ý thức chấp hành của người dân,... và liên tục theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. 

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR cho toàn bộ người dân, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị,... trên địa bàn TP. 

Công an TP phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì kiểm soát tại các chốt ra, vào thành phố. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch. 

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế triển khai nhanh các phần mềm quản lý di biến động dân cư và các dữ liệu phòng, chống dịch theo hướng tích hợp các dữ liệu liên quan vào mã công dân. 

UBND các quận, huyện, thị xã thống nhất nguyên tắc, tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, kinh doanh, đảm bảo sinh kế của người dân. 

UBND TP giao các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh để báo cáo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9, gửi báo cáo UBND TP (đồng thời gửi Sở Y tế) chậm nhất trong ngày 17/9.

Sở Y tế chủ trì tổng hợp ý kiến các đơn vị, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND TP trước ngày 18/9 để xem xét, ban hành Chỉ thị về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP trong giai đoạn mới.

Về nguyên tắc thực hiện, Hà Nội lưu ý các quận, huyện, thị xã tránh 2 khuynh hướng: Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, say sưa với kết quả ban đầu sau thời gian dài thực hiện phòng, chống dịch; Nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch.

Hương Quỳnh

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-cho-phep-ban-hang-mang-ve-tai-mot-so-noi-774599.html



10.

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Sáng 15/9, tại Nhà Tang lễ quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh

Tiếp đó, đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu; đoàn Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu; đoàn Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu; đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu dẫn đầu, vào viếng.

Vào viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh còn có đoàn của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương.

Bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, vị tướng tài, tiêu biểu của Quân đội ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh

Với hơn 53 tuổi Đảng, đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí là một tấm gương “Bộ đội Cụ Hồ” tiêu biểu, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, người đồng chí trọn vẹn nghĩa tình; người chỉ huy can trường, mưu trí, dũng cảm, quyết đoán và trưởng thành trong chiến đấu.

Trong mọi cương vị công tác, dù ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, đồng chí luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trên cương vị Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong hai nhiệm kỳ, đồng chí đã cùng với tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, luôn đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đối với Quân đội và dân quân tự vệ; tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều quyết sách quan trọng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới toàn thể gia quyến của đồng chí Phùng Quang Thanh. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh".

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Đoàn Ban chấp hành Trung ương vào viếng
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Đoàn Chủ tịch nước vào viếng.

12h30, lễ truy điệu Đại tướng Phùng Quang Thanh được cử hành trọng thể.

Đọc lời điếu, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng ban lễ tang nêu rõ: Đại tướng Phùng Quang Thanh là người chiến sĩ cộng sản bản lĩnh, mưu lược, quyết đoán, quả cảm; người lãnh đạo, chỉ huy tài ba, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta; người Đảng viên cộng sản trung kiên, suốt đời cống hiến, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Ông mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhân dân và gia quyến đồng chí, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào, đồng chí, gia đình và bạn bè quốc tế.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Là người con duy nhất trong gia đình, tiếp bước của cha, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, năm 1967, ông đã tình nguyện làm đơn xung phong nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Chưa đầy một năm sau, tháng 6/1968, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; được rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu, được đào tạo cơ bản, trải qua các cương vị công tác từ người chiến sĩ, qua chỉ huy các cấp đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, từ binh nhì đến cấp hàm Đại tướng.

Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù ở bất cứ cương vị công tác nào, ông luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, với ý chí và nghị lực vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thể hiện phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Từ ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí Đại tư­ớng Phùng Quang Thanh luôn giữ trọn danh hiệu cao quý của người cộng sản, có phẩm chất trong sáng, sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị.

Dù ở cương vị công tác nào đồng chí cũng luôn tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong chiến đấu, đồng chí là người chỉ huy mưu trí, dũng cảm, quyết đoán, quyết thắng.

Trong công tác, đồng chí là người lãnh đạo, chỉ huy có tầm tư duy chiến lược, có bản lĩnh, sáng tạo, có thực tiễn phong phú, nói đi đôi với làm; sống gần gũi, gắn bó, tình nghĩa với bộ đội, nhân dân; được đồng chí, đồng đội tin cậy, mến phục, bạn bè quốc tế trân trọng. Trong gia đình, đồng chí là người chồng, người cha, người ông, sống giản dị, mẫu mực, giàu đức hy sinh và lòng nhân ái".

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Đoàn Chính phủ vào viếng

Thay mặt gia đình, ông Phùng Quang Hải, con trai Đại tướng Phùng Quang Thanh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Ban Lễ tang Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đạo các tỉnh, thành... đã đến thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng, gửi vòng hoa... và tiễn đưa cha mình về nơi an nghỉ cuối cùng.

“Con mong bố thanh thản về nơi cõi vĩnh hằng, nơi có tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ, những người thân đã khuất. Bố đã có một cuộc đời đáng sống…”, ông Phùng Quang Hải xúc động nói.

Trên nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sĩ”, nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu lên xe tang được tiến hành, tiễn đưa Đại tướng Phùng Quang Thanh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng ghi sổ tang.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Linh cữu Đại tướng Phùng Quang Thanh được đưa về nơi an nghỉ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Linh cữu Đại tướng Phùng Quang Thanh được phủ Quốc kỳ trang trọng. Xe tang đưa linh cữu Đại tướng rời Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, về nghĩa trang xã Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh
Lễ an táng Đại tướng Phùng Quang Thanh diễn ra từ 15h30 cùng ngày tại xã Thạch Đà, Mê Linh.

Bài: Trần Thường 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/lanh-dao-dang-nha-nuoc-vieng-dai-tuong-phung-quang-thanh-775077.html




9. Ngày 14/9/2021


"

"Niềm vui ngắn chửa tầy gang". Mới sáng hôm qua (13/9) Phường nhà tôi còn mang loa phóng thanh nói oang oang mà tôi nghe rõ đến mức thuộc cả số Hotline (0902292246) rằng, mời tất cả các cụ trên 65 tuổi có bệnh nền, gọi vào số điện thoại này để khai báo, Phường sẽ đưa vào bệnh viện tiêm để đảm bảo sức khỏe cho các cụ.
Thế là các cụ lại tá hóa hỏi nhau khai khai báo báo đến lần thứ 4 (mà sao họ không chịu lưu các lần khai báo trước), nhưng vì sức khỏe các cụ vẫn vui lòng khai báo, sau Tổ trưởng bảo nếu ai đã khai Online với Phường rồi thì không cần khai vào số Hotline nữa. Được tin khai báo lại, các cụ dù mắt mũi kém nhưng vẫn tìm cách hoàn thành việc khai báo và thở phào nhẹ nhõm cùng với sự hy vọng đợi chờ.
Thế mà chỉ đầy một ngày, sáng nay lại có lệnh của Phường là, buổi chiều 14/9, Phường sẽ tiêm cho những người có bệnh mãn tính, bệnh nền, người cao tuổi...tức không tiêm ở bệnh viện nữa và một loạt câu giải thích kèm theo mà tôi chẳng đủ sức viết ra đây nữa.
Mọi người thấy thế nào, các cụ cứ bị "hành văn tỏi" mãi và cứ phải chạy như đèn cù chỉ vì mỗi mục đích được tiêm chủng theo đúng chính sách ban đầu của Nhà nước thôi mà không được.
Không biết lần này, theo ý kiến mọi người, các cụ chẳng còn gì để mất nữa, chỉ mong không mất sức khỏe thôi, liệu các cụ có nên gọi điện thẳng cho các anh Chu, anh Chính, anh Huệ và anh Phúc không nhỉ ?. Chứ cụ Tổng thì cũng thuộc loại các cụ trên 65 rồi không cần gọi nữa mọi người nhỉ vì có thể Cụ cũng nằm trong diện các cụ của Phường chúng tôi rồi.He He

"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2878739465676249&id=100006206714743



8. Ngày 13/9/2021

"

Đông như kiến cỏ ở địa điểm tiêm vaccine tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông tại số 2, Nguyễn Viết Xuân lúc 2-3h chiều ngày 13/9.

Ngoài sân người dân đứng ngồi san sát. Lúc nộp giấy vào tiêm càng chen chúc. Chỉ thấy 1 ông dân phòng vất vả cầm loa tay hò hét khản cổ hướng dẫn và dẹp trật tự. Ở địa điểm 2C còn túm tụm, xúm xít ở bàn nộp giấy tờ.

Túm lại cái "bung" và "toang" là công tác tổ chức tiêm vaccine không đoàng hoàng, không trật tự, rất yếu kém. Mà nhiều người dân thời tiểu học hình như không được học bài "Lê Nin trong hiệu cắt tóc" thì phải. Cho nên không lây nhiễm cộng đồng mới lạ.

Anh Chu Ngọc Toang ạ!

Min bị nhốt trong nhà gần 50 ngày nay, ru rú ngột ngạt, bí bách trong 4 hàng rào sắt quây 4 lối ra của ngõ xóm; chỉ sợ ra ngoài mà "bung", "toang" thì anh đô trưởng phải chịu trách nhiệm lây.

Min chạy trốn Covid bằng cách ăn ngủ ngon, không sốt, không ho. Ngày uống 1 vò rượu. Đêm đọc 1 quyển sách. Hai lần bị ngoáy mũi đều âm tính. Chiều nay, hân hoan đi tiêm vaccine thì bị kẹt giữa biển người, không may nhiễm Covid là "lợn lành chữa thành lợn què". Bây giờ, về nhà xem tin Thủ Đô ta chóc bóc từng con Covid ra khỏi cộng đồng, mà vẫn còn hãi hùng lúc chiều đi tiêm vaccine.

Nói dại, nếu không may Min mà "bung" thì anh "Toang" chịu trách nhiệm đấy nhé. Không có oong đơ gì hết!






"

https://www.facebook.com/NhavanSuongNguyetMinh/posts/2473861816090593



7.

HÀ NỘI SE MÁT, HÌNH NHƯ GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC ĐỢT ĐẦU ĐÃ VỀ. MỌI NĂM THÌ ĐÂY LÀ THỜI KỲ ĐI BỘ TUYỆT VỜI CỦA HÀ NỘI.
CÒN HÔM NAY THƯA THƠT MÂY NGƯỜI ĐI VỘI VÀNG VÌ CÓ VIỆC. CÁC NGÕ NGÁCH ĐÃ ĐƯỢC BỊT KÍN CHỈ TRỪ MỘT LỐI NHỎ CHO NGƯỜI TRONG KHU ĐI RA, VÀ KHÔNG NHẬN BẤT CỨ NGƯỜI NGOÀI NÀO ĐI VÀO. BỞI VẬY NƠI CẦN ĐẾN CÓ KHI PHẢI ĐI VÒNG XA GẤP HAI BA LẦN NGÀY THƯỜNG.
CÓ CẢM GIÁC CẢ THÀNH PHỐ ĐANG NÍN THỞ!
07/9/2021.

https://www.facebook.com/trong.vuong.3726/posts/272338738059886


6.

 

Mai Hà

Sáng nay 6.9, cảnh ùn tắc tại chốt kiểm soát vào “vùng đỏ” của Hà Nội đã khiến nhiều người liên tưởng đến ùn tắc tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) cách đây 2 tháng. Điều gì đang xảy ra với các giải pháp chống dịch của Hà Nội?
Tiếp nhận hồ sơ cấp giấy đi đường tại P.Văn Quán (Q.Hà Đông) sáng 6.9 /// Ảnh Đậu Tiến Đạt
Tiếp nhận hồ sơ cấp giấy đi đường tại P.Văn Quán (Q.Hà Đông) sáng 6.9
ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT

Chưa có hệ thống cấp QR Code tự động

Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh, việc cấp giấy đi đường là “vấn đề mới, việc khó, chưa từng có tiền lệ”.
Còn theo chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, thành phố đã giao Công an TP.Hà Nội tham mưu phương án cấp giấy đi đường cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đúng quy định, “áp dụng công nghệ thông tin, bảo đảm nhanh gọn, thuận tiện”.
Dù vậy, trong ngày đầu tiên áp dụng phân 3 vùng giãn cách “đỏ, cam, xanh” theo chỉ thị mới, Hà Nội vẫn chưa công bố bất kỳ phần mềm đăng ký giấy đi đường nào. Thủ tục cấp giấy đi đường của thủ đô so với đợt đầu giãn cách vào cuối tháng 7 được “công nghệ hóa” ở một phân đoạn duy nhất, là thay vì người dân, doanh nghiệp đến trực tiếp phường xã để nộp hồ sơ, thì nay, có thể gửi qua email.
Current Time0:02
/
Duration2:52
Auto

Hàng ngàn người ùn ùn tiến vào “vùng đỏ” Covid-19 ở Hà Nội

Trong khi đó, theo Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam năm 2020 (Vietnam ICT Index 2020), chỉ số ICT Index của Hà Nội xếp thứ 6, tăng 2 bậc so với năm 2019.
Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo một công ty công nghệ cho biết, việc thiết lập một phần mềm dùng chung cho người dân đăng ký và cơ quan chức năng phê duyệt không khó. Đơn cử như phần mềm cấp luồng xanh QR Code tự động, Tổng cục Đường bộ và Tập đoàn Viettel đã gấp rút xây dựng chỉ trong hơn nửa tháng.
Trước đó, sau hơn 1 tháng triển khai cấp “luồng xanh” thủ công qua hệ thống email, văn bản giấy gặp nhiều chậm trễ, khó khăn cho doanh nghiệp, cuối tháng 8.2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã triển khai cấp tự động QR Code luồng xanh trên hệ thống (https://vantai.drvn.gov.vn). Doanh nghiệp sẽ được duyệt khi đăng ký đầy đủ giấy tờ trên hệ thống, và tự in giấy luồng xanh có QR Code.
Với giấy đi đường, từ 3.9, TP.Đà Nẵng áp dụng cấp tự động trên hệ thống phần mềm tự động, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký tự in giấy đi đường QR Code.
Dấu hỏi 4.0 nhìn từ việc cấp giấy đi đường của Hà Nội - ảnh 1

Cảnh ùn tắc sáng nay tại chốt kiểm soát trên đường Cầu Diễn, Q.Bắc Từ Liêm

ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT

Lo lây nhiễm từ các đám đông ùn tắc

Cảnh ùn tắc tại nhiều chốt kiểm dịch sáng nay 6.9 của Hà Nội khiến rất nhiều người lo lắng, ở cả 2 góc độ: một là lượng người ra đường còn quá lớn (Hà Nội chưa xử phạt theo giấy đi đường mới trong 2 ngày 6-7.9), hai là nguy hiểm từ các đám đông chờ đợi tại các chốt kiểm soát.
Nhìn từ góc độ dịch tễ học, theo TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), vài chục đến cả trăm người dân tụ lại tại các chốt kiểm soát rất nguy hiểm.
“Hà Nội nguy cơ đang lặp lại những bài học của TP.HCM trước đây, cụ thể là cảnh ùn tắc tại các chốt kiểm soát của Q.Gò Vấp. Khoảng cách người dân đứng quá gần, tụ tập quá đông không đảm bảo giãn cách, lại đứng lâu để chờ kiểm tra giấy đi đường, không khác gì một ổ phát tán virus. Nếu chỉ xuất hiện 1 F0 thì khả năng lây lan cho 9 - 10 người là rất lớn. Những cảnh đông người trong bối cảnh cần giãn cách này là do công tác tổ chức, quản lý, quản trị kém”, TS Nga đánh giá.
Current Time0:00
/
Duration1:35
Auto

Sẽ thí điểm cho người tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 được đi lại bình thường

Cần một tư duy quản trị

Trên thực tế, giấy đi đường không phải là việc mới, càng không phải là việc chưa có tiền lệ. Hà Nội đã có hơn 1 tháng để triển khai từ thời điểm giãn cách 24.7, nhưng tới nay vẫn rất loay hoay. 
Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, tình trạng của Hà Nội cũng là tình trạng chung của cả nước hiện nay. “Cái gì cũng có nhưng rời rạc mỗi thứ 1 tí. Địa phương nào, ngành nào cũng QR Code, nhưng QR Code Hà Nội không giống TP.HCM, hay Đà Nẵng. QR Code rất tốt, nhưng đang bị dùng như một trào lưu, trong khi quan trọng nhất là mục tiêu phải hiệu quả và nhanh nhất cho người dân, thuận tiện cho quản lý thì chưa rõ”, ông Liên nói. Cụ thể, việc cấp giấy đi đường tại Hà Nội dù có mã QR Code, nhưng vẫn "thủ công nối thủ công" từ khâu nộp hồ sơ đến kiểm tra trên đường, thì QR Code cũng chỉ để nói cho vui.
Cũng theo chuyên gia này, Hà Nội không thiếu nguồn lực và cũng không thiếu nhân tài công nghệ, cái thiếu là tư duy quản trị và tầm nhìn quản lý tổng thể. Câu chuyện luẩn quẩn giấy đi đường của Hà Nội hay quá nhiều app ứng dụng khai báo cho thấy sự thiếu vắng vai trò quản lý.
“Có cảm giác người quản lý đang chạy theo các vấn đề cụ thể, các vấn đề chịu sức ép, mà thiếu đi một tư duy quản trị chung. Giấy đi đường chỉ là một vấn đề nhỏ trong quản lý, còn cả quản lý việc tiêm vắc xin để tiến tới như giấy "thông hành xanh" cho mỗi cá nhân, việc quản lý di chuyển, check in tại các điểm đến... Nói cách khác, phải có bức tranh mục tiêu tổng thể, phân định rõ các giải pháp, từ đó mới đặt hàng các ứng dụng công nghệ, khuyến khích, huy động các doanh nghiệp công nghệ tham gia”, ông Liên nói.
Theo ông Liên, Covid-19 là câu chuyện cấp bách, để có 1 phần mềm tổng thể như các nước tiên tiến (như phần mềm Trace Together của Singapore) là không khả thi, do cần rất nhiều thời gian. Trong khi nhìn tổng thể mới thấy các ứng dụng hiện nay chỉ làm được từng phần, còn nhiều khoảng trống mục tiêu chưa triển khai.
“Nếu có một người chủ trì để lắp ghép các hệ thống này lại, trên nền tảng lớn nhất là cơ sở dữ liệu dân cư thì Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, có thể tận dụng hiệu quả được sức mạnh của công nghệ trong chống dịch, thay vì loanh quanh và lãng phí sức lực các khâu như hiện nay”, ông Liên đánh giá.

https://thanhnien.vn/thoi-su/dau-hoi-40-nhin-tu-viec-cap-giay-di-duong-cua-ha-noi-1445469.html?fbclid=IwAR2yjHPVgUJbj9D25Zvk-NGMPU-8EaBqKa7CZFNgzdQtGkMZDAhvhMWAAso




5.

Hà Nội ngày đầu 'phân vùng' chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ

06/09/2021 10:18 GMT+7


TTO - Tại chốt kiểm soát nằm trên đường Cầu Diễn, để giảm ùn tắc, lực lượng chức năng đã phân khúc, mở thêm làn, tuy nhiên phương tiện vẫn ùn ùn đổ về. Đến khoảng 8h30, lượng phương tiện mới có xu hướng giảm, không còn hiện tượng ùn ứ.


Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 1.

Lượng phương tiện di chuyển hướng từ Đông Anh xếp hàng dài chờ kiểm tra giấy đi đường để vào 'vùng đỏ' - Ảnh: PHẠM TUẤN

6h sáng 6-9, Hà Nội chính thức kết thúc đợt 3 gồm 45 ngày giãn cách xã hội toàn TP theo chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch COVID-19. TP bắt đầu bước sang một giai đoạn chống dịch mới: phân vùng.

Tại vùng đỏ, TP sẽ tiếp tục áp dụng theo chỉ thị 16 và siết chặt hơn một số biện pháp phòng dịch, 2 vùng còn lại sẽ áp dụng theo chỉ thị 15 (15+).

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 2.

Từ sáng 6-9, TP Hà Nội sẽ phân ra 3 vùng để chống dịch qua 39 chốt kiểm soát - Ảnh: PHẠM TUẤN

Để siết chặt người từ 2 vùng kể trên ra, vào vùng đỏ (trừ những trường hợp cần thiết), Hà Nội triển khai 39 chốt trực tại "vùng đỏ".

Đồng thời, TP cũng siết chặt việc cấp giấy đi đường cho một số nhóm trường hợp theo quy định mới.

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 3.

Các phương tiện từ vùng 2 và 3 vào vùng 1 phải xuất trình giấy đi đường theo quy định mới, nếu không phải quay đầu - Ảnh: PHẠM TUẤN

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online thời điểm 6h sáng 6-9, tại chốt 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân hướng về trung tâm TP, các lực lượng chức năng đã kiểm soát người và phương tiện từ Đông Anh (vùng 2) vào nội thành (có vùng đỏ) theo quy định mới.

Một số người đã xuất trình được giấy đi đường có mã nhận diện QR theo mẫu mới, tuy nhiên đa số người dân vẫn đang sử dụng giấy đi đường cũ.

Những trường hợp chưa có giấy đi đường theo quy định mới, lực lượng chức năng chỉ mới nhắc nhở, chưa xử phạt. Còn người không có giấy đi đường sẽ bị yêu cầu quay đầu, không được sang vùng đỏ.

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 4.

Một số người dân xuất trình giấy đi đường bằng mã QR Code theo quy định mới trong sáng 6-9 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại úy Nhữ Quốc Hội - chốt trưởng chốt kiểm soát 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân cho biết, những ngày qua, tổ công tác tại đây vẫn kiểm soát theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ, không tuân thủ 5K.

"Từ 6h sáng 6-9, chúng tôi đã kích hoạt việc phân vùng phòng chống dịch bệnh. Tổ công tác sẽ tuyên truyền cho người dân việc phân các vùng theo chỉ thị 20 của UBND TP Hà Nội để người dân nắm rõ", đại úy Hội nói.

Tuy nhiên, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong sáng 6-9, nhiều điểm giao thông đông đúc, không đảm bảo giãn cách như tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. 

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 5.

Từ khoảng 7h, lượng phương tiện di chuyển trên quốc lộ 32 vào vùng đỏ Hà Nội gia tăng - Ảnh: HỮU THẮNG

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 6.

Khoảng 7h30, tại khu vực chốt kiểm soát trên quốc lộ 32 xảy ra ùn ứ do lực lượng chức năng kiểm tra toàn bộ giấy đi đường của người tham gia giao thông - Ảnh: HỮU THẮNG

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 7.

Người dân xếp hàng chờ để lực lượng cảnh sát kiểm tra giấy đi đường - Ảnh: HỮU THẮNG

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 8.

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát người dân ra vào vùng đỏ và hướng dẫn người dân chuẩn bị giấy đi đường mới có mã QR - Ảnh: HỮU THẮNG

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 9.

Theo thượng tá Phạm Văn Chiến, đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 6, sau nghỉ lễ 2-9, người dân trở lại làm việc, lên cơ quan kê khai làm giấy đi đường mới nên lưu lượng giao thông tăng hơn so với bình thường - Ảnh: HỮU THẮNG

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 10.

Để giảm ùn ứ, lực lượng cảnh sát đã tăng cường cán bộ, chia thành các lớp để hạn chế người dân dồn về điểm kiểm soát - Ảnh: HỮU THẮNG

Tại chốt kiểm soát nằm trên đường Cầu Diễn (quốc lộ 32, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từ khoảng 7h sáng, lượng phương tiện từ vùng xanh, vùng vàng hướng vào vùng đỏ gia tăng. Tại chốt kiểm soát người vào "vùng đỏ" này đã xảy ra hiện tượng ùn, ứ do kiểm soát 100% các phương tiện qua chốt. 

Để giảm ùn tắc, lực lượng chức năng đã phân khúc, mở thêm làn, tuy nhiên phương tiện vẫn ùn ùn đổ về. Đến khoảng 8h30, lượng phương tiện mới có xu hướng giảm, không còn hiện tượng ùn ứ. 

Thượng tá Phạm Văn Chiến, đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội), cho biết ngày đầu áp dụng chỉ thị 20, các chốt loại 1 do Đội 6 phụ trách tăng cường kiểm soát người dân ra, vào "vùng đỏ", đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trong thời gian tới, khi áp dụng giấy đi đường mới.

Theo ông Chiến, bình thường lưu lượng phương tiện trên tuyến quốc lộ 32 đã đông, sau nghỉ lễ 2-9, người dân trở lại công việc, lên cơ quan kê khai dữ liệu phục vụ cấp giấy đi đường mới nên lưu lượng có tăng so với những hôm trước. 

“Để giảm tải ùn ứ, chúng tôi đã tăng cường 3 cán bộ, chủ động mở luồng, chia làm 3 lớp cách nhau 500m để hạn chế người dân dồn về điểm kiểm soát. Kiểm soát xong đợt này, đợt khác mới được di chuyển lên kiểm tra” - ông Chiến nói.

Tại chốt kiểm soát cầu Vĩnh Tuy (hướng vào trung tâm thành phố) sáng 6-9, người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Lực lượng công an kiểm tra giấy đi đường, kiểm tra phương tiện được phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu vào vùng đỏ. Hầu hết người dân chưa thể xin giấy đi đường mới nên đều mang theo giấy đi đường cũ để vào vùng đỏ làm việc. 

Đại diện chốt kiểm soát cầu Vĩnh Tuy cho biết: “Chúng tôi yêu cầu những người không có giấy đi đường quay đầu, không vào vùng đỏ. Người dùng giấy đi đường loại cũ, chúng tôi khuyến cáo người dân cập nhật thông tin, xin giấy đi đường mới có QR code. Từ ngày 8-9, chúng tôi sẽ siết chặt, không có giấy đi đường mới, chúng tôi sẽ không cho người dân vào vùng đỏ”.

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 11.

Trong sáng 6-9, đa số người dân vẫn sử dụng mẫu giấy đi đường cũ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 12.

Cảnh sát giao thông kiểm tra mã QR code của một tài xế lái xe 'luồng xanh' - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 13.

Một số phương tiện không đủ các giấy tờ cần thiết bị lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 14.

Kiểm soát giấy đi đường tại Hà Nội ngày 6-9 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 15.

Đầu giờ sáng, tại chốt cầu Chương Dương (hướng vào trung tâm thành phố) đông đúc, tuy nhiên lực lượng cảnh sát kiểm tra, tuyên truyền nhanh nên không xảy ra ùn ứ kéo dài - Ảnh: CHÍ TUỆ

Hà Nội ngày đầu phân vùng chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ - Ảnh 16.

Từ ngày 8-9, các chốt vùng đỏ sẽ siết chặt việc kiểm tra giấy đi đường mới - Ảnh: CHÍ TUỆ

Công an Hà Nội: Sẽ kiểm tra giấy đi đường mới từ ngày 8-9

Ngày 6-9, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, từ hôm nay Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách lần thứ 4 với phương châm siết chặt hơn, quyết liệt hơn.

Công an thành phố tiếp tục duy trì và tăng cường các lực lượng cắm chốt, các tổ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát gắt gao nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp người dân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, để có thời gian chuẩn bị chu đáo cho công tác cấp giấy đi đường theo quy trình mới và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp nên trong 2 ngày 6-9 và 7-9, các lực lượng chức năng chỉ kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền những người ra đường thuộc nhóm được phép nhưng chưa có giấy đi đường theo quy định mới.

Cá nhân và người điều khiển phương tiện tiếp tục được sử dụng giấy đi đường đã được cấp để phục vụ công tác kiểm tra khi có yêu cầu.

Bắt đầu từ 6h ngày 8-9, các chốt kiểm soát của thành phố sẽ kiểm soát người và phương tiện ra, vào thành phố, ra vào vùng 1 theo giấy đi đường mới.

Sáng 6-9: Hà Nội bắt đầu siết vùng đỏ; Bình Dương nới giãn cáchSáng 6-9: Hà Nội bắt đầu siết vùng đỏ; Bình Dương nới giãn cách

TTO - Chiều qua 5-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch. "Dứt khoát không để giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội" - Thủ tướng nói.

PHẠM TUẤN - DANH TRỌNG - CHÍ TUỆ

https://tuoitre.vn/ha-noi-ngay-dau-phan-vung-chong-dich-chua-ap-dung-giay-di-duong-moi-van-bi-un-u-20210906080500002.htm?fbclid=IwAR1_ufkS634j-YcxLe3n6wlyllvp5pnu9h4PW8vYDV9dTGxX53XkXsexGm4


4. Ngày 5/9/2021

(Tiêm xong rồi, giờ ngồi nhớ lại thôi)
Mụ mõ phường eo éo từ ngoài ngõ: "Phường báo ngày mai đi tiêm phòng covid đi, rúc hang mãi không an toàn đâu. Bác sỹ bẩu có người suốt ngày ở nhà mà vẫn nhiễm đấy! Mở điện thoại ra mà xem lịch hẹn tiêm của bệnh viện." Cun cút làm theo lời mụ, mở điện thoại thì thấy lịch hẹn ghi ngày mai mất rồi. Chả biết mô tê thế nào, bèn nhắn tin nhờ người thạo máy tính đăng ký hộ. Nhoay nhoáy một lúc thì thấy tin nhắn: Đã có QR Code rồi nhé, mai đi tiêm an toàn nhé. Thật là nhẹ cả người, bèn hỏi lại: Nhỡ mai ra bệnh viện nó tiêm Sinopharm hay AstraZeneca thì có mần không? Tư vấn bảo: Già như cụ, bệnh nền đầy người như cụ thì chỉ tiêm Pfizer hay Moderna thôi, nếu không có thì đi về hôm khác tiêm. Ừ nhỉ, kịch bản này xem ra an toàn đấy. Đường ra viện xa lắm, nắng này đi xe máy ra đến nơi huyết áp tăng vọt nó lại đuổi về thì phí công. Lại nhắn tin nhờ cố vấn tìm xem có taxi không. Mấy phút sau có tin: Taxi Mai Linh được phép hoạt động đưa người đi viện, đi tiêm, và phục vụ y tế. Ok, vấn đề đi lại coi như xong.
Cả buổi tối nghĩ về vụ tiêm chủng ngày mai. Nhỡ tiêm xong nó bảo nhập viện luôn thì sao nhỉ? Trong đầu có nhiều phương án cho từng trường hợp cụ thể, rồi tắt đèn đi ngủ. Sáng dậy tập thể dục, ăn một cốc sữa chua, gọi Mai Linh. Bên kia hỏi lại: Đi đâu làm gì, mấy giờ. Giả nhời xong, họ gọi lại 5 phút nữa xe đón. Ôi, xe phục vụ thời covid-19 ngon thế, lại có tấm chắn nhựa sau lưng tài xế nữa. Lên xe ngồi, tay cầm chắc điện thoại có cái giấy hẹn chụp mã QR để nếu dân phòng, công an có hỏi thì chìa ra luôn. Vậy mà chả có ma nào hỏi. Tài xế bảo: cứ đường lớn đường thẳng mà đi chả ai hỏi.
Đến lối rẽ vào bệnh viện cảnh sát ngăn không cho taxi vào, bèn xuống đi bộ, nhưng chưa kịp định thần xem đi hướng nào thì có bác xe ôm trờ đến: Xe không vào cổng Bệnh viện được đâu. Em chở bác vào, chứ bác mà đi bộ vào đến nơi huyết áp lên là lại đi về đấy. Bác cho em bao nhiêu cũng được, em chỉ kiếm bát cháo cho cháu thôi. Nghe não nề quá, bảo ừ thì đi. Xe ôm lao thẳng lên vỉa hè, rồi đi ngược đường vào cổng bệnh viện, cũng chả thấy đám công an dầy đặc ở chốt nói gì.
Bệnh viện buổi sáng đông như kiến cỏ, người ra vào lộn xộn, nhốn nháo, đã thấy hãi. Vào xếp hàng, tay lăm lăm cái điện thoại có QR hẹn tiêm. Đứng vào hàng đã in vết chân, giãn cách 1 mét (chứ không phải 2 mét nhé). Khoảng hơn trăm người đã xếp hàng phía trước, cũng chả theo hàng lối gì. Rồi cũng đến lượt, cô nhân viên y tế nhìn cái mã QR trên điện thoại như nhìn người từ hành tinh khác: Ối giời ôi, cái mã này có giá trị gì đâu. Bác quay lại phía dưới kia, có dán cái mã QR để người đến tiêm khai báo đấy, bác quệt một phát thì nó hiện ra nội dung phải khai, có mã QR rồi thì bác chụp màn hình rồi quay lại đây. Lại cun cút đi xuống. Lúc ở nhà đã chuẩn bị sẵn cái phương án phải kiên nhẫn, phải học chữ nhẫn, nên rất vui vẻ đi xuống. Cả đám đông nhốn nháo, mấy tay sỹ quan hải quân và vợ đi tiêm không biết quét mã QR thế nào, mấy bà già nhà quê chỉ có cái điện thoại cùi bắp để gọi điện thoại thôi, người gọi, người quát tháo cứ ầm ầm. May quá, quét được cái mã rồi chuồn ra một góc ngồi khai báo. Khai thông tin trên điện thoại, lại khai vào một tờ giấy, lại quay lại xếp hàng rồng rắn. Đến nơi, cô nhân viên y tế nhập mã QR, kiểm tra thông tin trên bản khai: Cái gì đây? Hạ Đình hả? Nguyễn Trãi hả. Lập tức chạy sang bàn bên bảo hai cô kiểm tra bản đồ trên máy tính. Cô ấy xem xong nói: Cư trú ở vùng đỏ choét thế này, có yếu tố dịch tễ. Lại hỏi: Thế bác có sốt, ho, khó thở không, có đi đâu ra ngoài không? Những đâu? Chả cần nghe trả lời, cô ấy ra lệnh: Bác đi xuống Phòng khám rà soát ngay đi nhé. Định quay đi thì cô ấy gọi giật lại, bảo đưa tay đây. Nhanh như cắt, cô ấy chộp một con dấu đỏ choét vào cánh tay, giống như thú y chộp con dấu lên con lợn vừa mổ xong ý, rồi bảo: Bác đi đi. Vừa đi vừa nghĩ: Khốn khổ rồi.
Vòng vèo chán thì hóa ra lại quay ra lại cái cổng phụ bệnh viện. Dưới bóng cây rợp mát, một đoàn người rồng rắn xếp hàng chờ đến lượt khám rà soát. Bệnh viện cho quây cái vỉa hè lại rồi đặt vào mấy cái máy tính làm phòng khám dã chiến. Mình hỏi thủ tục làm thế nào, một bà chỉ lên bàn phía cổng. Sợ đám đông đang vây quanh cái bàn xin mẫu khai báo, mình xớ rớ đứng phía xa, cô nhân viên y tế quát: Anh kia, không vào khai báo hả. Vội vã len đám đông đi vào, mụ lại quát: Ô hay cái bác này, xếp hàng vào. Hơi điên tiết rồi, nhưng lại nhớ cái chữ NHẪN nên hỏi lại: xếp ở đâu, vì chả thấy hàng gì cả. Cô ấy bảo: Đứng đấy được rồi. Một lúc sau thì đến lượt, cô ấy bảo: Bác ghi tên vào tờ giấy này rồi đi ra cổng chỗ có dán mấy cái mã QR đấy, khai vào rồi có mã thì chụp lưu lại rồi quay vào đây. Bảo cô ấy: tôi mới khai vừa xong mà. Ở đấy khác, ở đây khác, nhá! Lại cun cút đi ra, quét, điền thông tin, rồi đi vào, thấy có cái ghế trống, ngồi xuống để trấn tĩnh một chút. Nóng hầm hập. Mấy quạt lớn cứ quạt thốc người này vào người kia, nghĩ bụng: thế này khác nào gió bế con delta từ người nhiễm dán vào người không nhiễm? Đang nghĩ thì thấy người nhà bệnh nhân dìu một cụ ông chừng hơn 8 chục, đi không vững vì bị khó thở vào phòng khám. Một lúc sau, có hai tay tài xế đi từ SG ra, ho và sốt đến tiêm chủng bị đưa ra đây. Lại một sản phụ với bà cụ đi không vững bế cháu nhỏ trên tay vào khám vì cháu sốt, khó thở. Tự dưng thấy hoảng. Hóa ra nơi này toàn những người có nguy cơ cao, hoặc đã nhiễm covid19 rồi cũng nên. Ngồi đây mà không nhiễm mới lạ. Thấy đám người được chỉ định vào đây ngày càng đông, càng nhốn nháo vì không biết khai báo thế nào, cứ hỏi nhau loạn xà ngầu. Mình đã được cố vấn dặn trước là mang theo cái quạt giấy và tờ báo rồi đi ra chỗ vắng ngồi chờ chứ đừng đua chen với đám đông. Chưa kịp bước đi, có một mụ nạ dòng ngồi yên từ sáng có vẻ sốt ruột đứng phắt lên, quả quyết đi ra chỗ cô nhân viên y tế, hỏi nhỏ cái gì đấy. Mà nhân viên y tế mặc kín mít thế nghe không được bèn gào lên: Chị nói to lên. Mụ nạ dòng bảo: Tôi chỉ xin test covid thôi, còn tôi tiêm ở bên Viện Phổi, họ cần có cái test âm tính mới tiêm. Bác sỹ ra giải thích: ở đây không test theo yêu cầu, chỉ test cho người đến tiêm thôi, chị muốn thì đi viện khác. Mụ nhẩy cẫng lên, cặp dừa nước trước ngực rung rinh muốn tuột cả xuống: Bệnh viện mà không test không khám thì bệnh viện làm chó gì. Chợt mụ dịu xuống, có lẽ đã thấy mình lỡ lời. Mụ quay về chỗ cũ, thấy mình già cả, mụ phân bua: "Chỉ có test thôi chứ vương tướng gì đâu." Nhìn mụ kỹ hơn một tý, cận cảnh hơn một tý: Tầm ngoại tứ tuần, người cao độ 1m7, khoảng 7-8 chục ký, bộ đũi lụa sang trọng nhưng ngồi nhiều đã nhăn nhúm, nhưng cặp dừa thì ấn tượng quá, không quay mặt đi được! Nghĩ bụng: Trời ơi, tôi đang khát đây, nếu tiêm mà bị sốt thì người ta bảo nên uống nước dừa… Đang miên man với cặp dừa thì cô nhân viên y tế đã dùng loa pin quát: Ông áo trắng kia, sao ngồi đấy, ra ngồi vào hàng ghế kia. Lại cun cút nghe theo, ngồi yên chờ, cứ một người vào phòng khám thì lại phải chuyển lên một ghế phía trên, nhích dần mãi rồi cũng đến lượt. Tay bác sỹ trẻ măng hỏi: Giấy tờ đâu? Bảo nó không có. Nó hỏi nữa: Đã có mã QR chưa, ra kia khai đi. Đã bảo nó mình khai rồi mà nó vẫn dắt tay ra cửa. Mình lục tìm điện thoại chìa cái mã QR ra, cô bác sỹ ghé cái camera vào QRcode nhoáy một phát, rồi bảo: bác vào khám đi. Tay bác sỹ hỏi tiếp: Nhà bác ở đâu? Á à, Khương Đình, Nguyễn Trãi đây rồi, mắt check bản đồ, mồm hỏi liên tục: có đi đâu không, tiếp xúc ai không, hắn hỏi thế thôi chứ nghe chắc cũng loáng thoáng, định bảo hắn tôi tiểu đường, huyết áp cao, dị ứng này nọ, nhưng hắn không hỏi, cũng không bắt đi test, ký nhoáy một phát vào tờ giấy, bảo: Bác quay lại chỗ ban sáng nhé. Hỏi: để làm gì nữa? Hắn bảo: Thì tiêm chứ còn gì nữa. OK, thế là thoát cái vụ test lỗ mũi rồi.
Quay lại chỗ ban sáng, nhìn đồng hồ đã 11h30. Cái nhà ban sáng chen chúc nhốn nháo thế giờ không một bóng người. Đứng xớ rớ lâu thì mới thấy một nhân viên y tế đi đến, hỏi đường, cô ấy chỉ lên tầng ba rồi lao đi như ma đuổi. Đến nơi thấy vài chục người đang ngồi chờ đo huyết áp. Có mấy ông cụ đo đến lần thứ ba vẫn cao quá, bác sỹ bảo: Cụ đi về mai quay lại đây. Thế là mặt buồn rười rượi quay đi. Nghĩ bụng: Chắc mình cũng sẽ thế thôi. Chợt khô cả họng, lấy chai nước mang từ nhà đi, vạch cái khẩu trang ra, làm một hớp, mát cả người. Thực ra thì mình đang làm theo lời khuyên của cố vấn: Cụ ngồi chờ đo huyết áp thì cứ lâu lâu lại nhấp nhấp mấy giọt nước cho huyết áp ổn định nhé. Uống một ngụm xong thì mới nhớ ra đã gần 4 tiếng liền mình chưa vào toa lét… Đến lượt đo huyết áp, cô bác sỹ ngạc nhiên: Oh, bác đo lần đầu à? Vâng, lần đầu. Cô ấy choàng máy đo vào tay, mắt lơ đãng nhìn vào tờ giấy gì đó. Mình chờ kết quả trong nỗi âu lo. Máy đo xong một lúc cô ấy mới nhìn kết quả: 135/85, nhịp tim 81. Cô ấy nói: Mãi mới có người đo một phát ăn ngay. Sức khỏe này thì bác còn lấy được vợ hai ấy chứ! Thôi, bác vào phòng số 3 tiêm nhé. Lại cun cút đi vào, trình mã QR với bản khai cho cô bác sỹ. Mắt cô ấy trợn trừng: Đại học Quốc gia tiêm hết rồi cơ mà. Mình bảo: Vâng, nhà cháu giờ mới đi được. Định đưa cho cô ấy cái sổ khám bệnh có một lô một lốc các thứ bệnh đang uống thuốc để may ra cô ấy cho tiêm Pfizer hay Moderna, nhưng cô ấy không hỏi, cũng không cho nói, chỉ một câu khô khốc: Bác tiêm AstraZereca nhé. Bảo cô ấy: Liệu có vác xin khác không, tôi bệnh nền nhiều e là... Cô ấy lạnh lùng: Không. Vắc xin tốt gửi vào Nam hết rồi, bác sỹ ở đây cũng đi vào trong đấy hết rồi. Bác không tiêm thì thôi, mai ra đây cũng loại này thôi, đã tiêm hết lô thuốc này đâu. Nghĩ cái đoạn trường quay lại chỗ rà soát mà rùng mình: Thôi, thứ gì cũng tốt, mấy thằng tiêm Pfizer, Moderna đủ hai mũi rồi thì lên TV bảo Sinopharm hay Zereca đều tốt, vaccine tốt nhất là tiêm sớm nhất. Ha, cái giọng tuyên truyền của mấy thằng xạo thế mà có tác dụng. Mình đành gật thôi, đành chấp nhận vaccine cho người nghèo thôi, chứ thứ vaccine đắt đỏ dành cho bọn có “ông ngoại” thì còn lâu lắm. Thế là ngồi xuống, vén áo lên, chả kịp nhìn vaccine gì, chả kịp nhìn cả cô bác sỹ, chỉ nghe tiếng lào thào như tiếng của gió: Của bác xong rồi, vào phòng chờ nghỉ 30 phút, có triệu chứng gì báo ngay.
Vào phòng nghỉ thấy người tiêm xong nằm la liệt cả, toàn mấy bà nạ dòng với mấy cụ ông đờ đẫn. Nằm xuống một lúc thì thấy nhân viên y tế mang cái giấy chứng nhận đã tiêm mũi một xong đưa cho từng người. Nằm yên, lắng nghe cơ thể mình, tim có đập mạnh hơn không, mạch có dồn dập không, đầu có nóng sốt không, phổi có khó thở không, chả thấy gì, bèn đem cái giấy chứng nhận ra xem. Ừ, họ in cái giấy cũng đẹp, cũng nghi thức ra phết, chợt nhìn vào hàng chữ tiếng Việt: "Đã được tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19", bên dưới là hàng chữ bằng tiếng Anh: “Has been vaccinated with COVID-19 vaccine”, thấy là lạ. Chắc cái chứng nhận này phải được thống nhất mẫu từ Bộ Y tế, mà tiếng Anh viết thế này là sao? Cứ nghĩ: câu này dịch đúng từ tiếng Việt ra phải là: "has been vaccinated against COVID-19”, còn nếu dùng chữ “with” thì phải có cái tên cụ thể loại vaccine nào đi kèm, ví dụ: “with Pfizer vaccine” chứ không thể Covid-19 vaccine” chung chung được, vì ở ngay hàng dưới đã có ghi loại vaccine nào, lô số mấy rồi, nên cái chữ “with covid-19 vaccine” là thừa, là vô duyên, là… Lạ hơn nữa là cái giấy chứng nhận rõ to, trên đó ghi đầy đủ thông tin cá nhân, như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, chỗ ở, số CCCD. Hình như chả nước nào công khai các thông tin cá nhân như thế lên cái tờ giấy chứng nhận đã tiêm vaccine, chi tiết như kiểu khai báo ở cơ quan cảnh sát thế. Hình như ở cái nước mình, chả có cái gì là riêng tư cả, không ở đâu, kể cả trong nhà mình, lại được xem là không gian riêng tư, vì ngay trong phòng của mình, các loại mõ phường, loa phường vẫn chõ vào hàng ngày, cần thì xông thẳng vào xem. Vậy thì cái tờ giấy xác nhận tiêm chủng công khai chi tiết riêng tư chả có gì lạ! Khiếp cho cái tư duy quản lý của các bố thật. Chặt chẽ thế mà có mấy chữ tiếng Anh, có lẽ cũng copy ở đâu đấy, thế mà còn chả nên hồn, nhưng thông tin cá nhân thì kinh hồn thật.

Nằm vểnh râu trê lắng nghe cơ thể mình chán chê, chả thấy gì đặc biệt, cầm cái chứng nhận đi về. Bệnh viện buổi trưa vắng như chùa Bà Đanh, thấy chiếc Mai Linh chờ sẵn ở đấy rồi, leo lên đi một mạch về nhà, thay hết quần áo cho vào máy giặt, tắm xong rồi ăn cơm, rồi làm một giấc đẫy đến tận chiều, tỉnh dậy đã thấy mõ phường báo: Có cô nào ấy gửi cho một chục dừa nước để hạ sốt. Ối giời ôi, buổi sáng mới nhìn thấy cặp dừa khủng, buổi chiều có ngay dừa nước để uống. Thật là trời cũng chiều người nghèo, đã bị nó tiêm cho thứ vaccine bình dân của người nghèo, mà giờ lại được an ủi bằng chục dừa nước thế này, thật là mát trời ông địa!

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=4637209592965098&id=100000283104576



3. Ngày 4/9/2021



Hôm nay, hai mẹ con tôi được nhận phiếu đi TEST NHANH COVID.

Họ hẹn mọi người đến lúc 15H nhận Test ở nhà sinh hoạt của tổ 14. Khoảng hơn một trăm người cùng kéo nhau đến tụ tập chờ ở nhà sinh hoạt, mọi người đeo khẩu trang, nhưng không ai ngồi cách xa nhau quá 1 mét, thậm chí còn ngồi sát cạnh để quạt cho nhau.

Ban y tế đến trễ 45 phút. Mọi người đông đúc ngồi chờ.

Con tôi không hiểu sao tổ chức Test lại có thể luộm thuộm đến như thế ? Thiếu hẳn ý thức về sự lây lan trong cộng đồng bằng kiểu tập trung đông người đến cùng một lúc, cùng một giờ thế này !

Hắn cứ dục tôi về vì bảo rằng Sàigon lây nhiễm khủng khiếp nhanh do tập trung làm TEST NHANH COVID !

https://www.facebook.com/nganguyen.mda/posts/1728185237376073




2. Ngày 2/9/2021

Có liên quan đến con cháu cụ Vi Văn Định - tổng đốc Thái Bình, tổng đốc Hà Đông ngày trước.


"Mỗi người hy sinh một chút vì vùng xanh không COVID-19"

LĐO | 02/09/2021 | 20:23

Đứng chốt COVID-19 là những cảm giác đan xen. Khi một dịch bệnh với con virus vô hình đang hoành hành, phải tiếp xúc hàng trăm lượt người lạ mỗi ngày là một thứ gì đó thực sự mạo hiểm. Nhưng vượt lên nỗi sợ hãi, những người dân ở đây cho thấy, ai cũng có cho mình một tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Ở đó, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi phường xã là một pháo đài” hiện lên chân thực, rõ ràng nhất. 

Loaded100.00%
Remaining Time -0:00
Điểm trực chốt vùng xanh phòng dịch COVID-19 tại phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy). Video: N.H.

Một tổ trực vùng xanh 

Tổ trực chốt vùng xanh thuộc tổ dân phố số 29 nằm tại ngõ 155 đường Cầu Giấy (phường Quan Hoa, TP. Hà Nội) đi vào hoạt động được khoảng gần một tháng nay, cả thảy 44 người trong tổ cứ thay phiên nhau túc trực, gác chốt. Bản danh sách chia ca trực được niêm yết ngay đầu ngõ, rõ ràng, chi tiết -  2 người mỗi ca và cứ 3 tiếng lại đổi ca một lần. 

Theo ông Vi Văn Trác (74 tuổi, Tổ trưởng tổ dân phố 29) cho biết, đặc thù của con ngõ này giáp ranh với 2 phường Dịch Vọng và Yên Hòa nên tổ phải chia thành 2 điểm trực. Các điểm có nhiệm vụ kiểm soát người ra vào ngõ, đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho hơn 1.000 nhân khẩu trên địa bàn.

Người dân ra vào vùng xanh đều được sát khuẩn. Ảnh: N.H.
PV Báo Lao Động tham gia hỗ trợ chốt bảo vệ vùng xanh không có dịch COVID-19. Ảnh: N.H.

“Trong ca của mình, người trực phải kiểm tra toàn bộ các trường hợp lạ tới địa bàn bằng hình thức khai báo y tế hoặc mã QR. Đặc biệt với shipper, chúng tôi yêu cầu 100% đứng bên ngoài để lại đồ cần gửi. Các hộ dân ra nhận cũng phải sát khuẩn đầy đủ. 

Khi người dân đi ra ngoài, chúng tôi cũng kiểm tra giấy đi đường, lộ trình ra sao. Tất cả đều với mục đích quyết tâm không để F0 lọt vào trong tổ dân phố" - ông Trác nói với giọng đầy nhiệt tình, của một “thủ lĩnh” tròn vai thuộc bài, hay nói không ngoa là nhiệt huyết. 

Hỏi ông tổ trưởng về cái sự “thuộc bài” này, ông Trác cười khà khà nói: “À thì chúng tôi cũng được phường gọi lên tập huấn, hướng dẫn các bước làm trong 2 buổi. Rồi về anh em tự bảo nhau. Làm nhiều thì rồi nhớ ấy mà".

Danh sách trực vùng xanh được chia ca rõ ràng, chi tiết. Ảnh: Đ.T.
Danh sách trực vùng xanh được chia ca rõ ràng, chi tiết. Ảnh: Đ.T.

Có một điểm đáng chú ý, nhân sự trực chốt tại đây là phần lớn là các cán bộ hưu trí, bên cạnh đó, có một số người lao động mất việc hoặc dân cư do giãn cách không thể tới cơ quan. Họ đều tự nguyện, xung phong tham gia khi chính quyền phát động lập ra những vùng xanh an toàn. 

Cứ như vậy, suốt hơn 3 tuần qua, tổ trực chốt vùng xanh duy trì hoạt động. Cuốn số ghi tên người ra vào hàng ngày được nối dài, chi tiết, tỉ mỉ. 

“Cách đây mấy hôm, chúng tôi phát hiện hai trường hợp đi từ các khu vực có dịch đến như Thanh Xuân, Láng Hạ. Các trường hợp này đều được đưa tới trung tâm y tế phường để làm xét nghiệm theo đúng quy định. Cái này nếu chỉ lỏng một chút là rất nguy hiểm" - một thành viên trong chốt trực nói với phóng viên. 

Cũng theo chia sẻ của vị tổ trưởng, trong quá trình làm việc, chốt trực cũng có những nan giải, bởi đây là khu vực giáp ranh, bình thường lượng di chuyển của người dân qua đây rất nhiều. "Giờ mình chặn lại, yêu cầu một số trường hợp phải thay đổi lịch trình, đi đường khác, nhiều người cũng thắc mắc nhưng đành phải hướng dẫn, mong bà con thông cảm, dịch dã này không làm khác được" - ông Vi Văn Hiệp - thành viên chốt trực chia sẻ. 

"Mỗi người hy sinh một chút"

Có nhiều người trong chốt trực vùng xanh ở ngõ 155 Cầu Giấy chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. 

“Bản thân tôi cũng đã được tiêm đâu. Một vài anh em nữa cũng vậy, nhưng mọi người vẫn xung phong tham gia. Chúng tôi không thấy ngại gì cả. Chỉ lo cho cộng đồng dân cư mình nếu bị lây nhiễm. Thực lòng lo lắm. Vì thế chúng tôi phải làm nghiêm túc, phải quản lý người ra vào chặt chẽ" - ông Vi Văn Trác cho biết.  

Anh Nguyễn Văn Hậu (42 tuổi) là một thành viên khác của chốt trực cũng chưa được tiêm vaccine. Công việc đình trệ trong thời gian giãn cách, anh Hậu xung phong tham gia đội phòng dịch vùng xanh của tổ dân phố từ những ngày đầu tiên. 

“Dịch bệnh mà, không phải là không sợ, không lo. Nhưng mỗi người cũng phải hy sinh một chút. Không phải vì quá sợ mà mình không dám làm gì cả. Hàng ngày, tôi đi làm với mọi người ở đây cũng cố gắng đảm bảo phòng dịch tối đa, sát khuẩn đầy đủ. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, mình ra đây bảo vệ ở ngoài này, trong đó cũng là bảo vệ gia đình mình rồi” - anh Nguyễn Văn Hậu nói. 

Nhiều người lớn tuổi cũng xung phong tham gia trực chốt. Ảnh: N.H.
Nhiều người lớn tuổi cũng xung phong tham gia trực chốt. Ảnh: N.H.

22h đêm, khi lượt người ra vào ngõ đã thưa thớt dần, ông tổ trưởng Vi Văn Trác mới có những chia sẻ sâu hơn với phóng viên. Đó là câu chuyện trong tổ trực chốt ở đây, chỉ có 12 người nằm trong tổ COVID-19 cộng đồng của phường. Và đó cũng là lý do vì sao không phải ai trong tổ cũng được tiêm vaccine. 

“Nhưng 12 người thì không thể đủ nếu duy trì trực liên tục thế này. Tổ dân phố phải huy động, kêu gọi tinh thần xung phong thêm của các hộ dân. Mọi người cũng hết sức ủng hộ. Có người bảo con cháu ra làm. Có người ủng hộ khẩu trang, bình sát khuẩn, nước uống. Như thế là quý lắm rồi" - ông Vi Văn Trác cho hay. 

Chốt vùng xanh hoạt liên tục ngày đêm, đảm bảo phòng dịch an toàn cho cư dân. Ảnh: Đ.T.
Chốt vùng xanh hoạt liên tục ngày đêm, đảm bảo phòng dịch an toàn cho cư dân. Ảnh: Đ.T.

Trong quá trình viết bài, được sự cho phép, nhóm PV đã thử làm công việc của những người thực hiện chốt trực tại đây trong 1 ngày. Và thực sự, để tập trung liên tục và kiểm soát tất cả lưu lượng người ra vào, đặc biệt vào những giờ cao điểm không phải điều dễ dàng. Điều đó thấy rằng, để giữ vững những vùng xanh không COVID-19, người dân thủ đô đang phải thực sự kiên cường biết nhường nào.

Ở đó, chỉ có tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi phường xã là một pháo đài" mới giúp chúng ta chiến đấu và chiến thắng đại dịch. 

NHÓM PV







https://laodong.vn/xa-hoi/moi-nguoi-hy-sinh-mot-chut-vi-vung-xanh-khong-covid-19-949160.ldo



1. Ngày 31/8/2021

"

Tình hình dịch vẫn căng, khu chung cư của mình (KĐT Nghĩa Đô, 106 Hoàng Quốc Việt) đang là vùng xanh. Đối diện với khu mình (cách một con đường lớn) là Khu Star Lake, gồm 3 tòa 25 tầng, do Hàn Quốc xây rất hiện đại), phía trong là hàng loạt dãy biệt thự thuộc KĐT Tây Hồ Tây. Chẳng biết cư dân ở đây giàu có đến mức nào, mà rất rất nhiều người luôn coi khu chúng tôi (tòa nhà màu đỏ) bằng nửa con mắt.
Nhưng đợt thực hiện giãn cách xã hội lớn (từ đầu tháng 8 đến nay), bộc lộ sự giàu có và cách cư xử của cư dân khu đối diện. Vì là vùng xanh, nên khu chúng tôi được ngăn cách với khu bên đó bằng hàng rào. Vậy mà, thấy được mấy siêu thị trong khu chúng tôi giá cả các mặt hàng đều "không chát" (khu bên đó cũng đủ các loại siêu thị), thế là sáng sớm và chiều chiều, cư dân bên đó vô tư vượt rào sang bên mình mua hàng. Lực lượng "Tổ CÔ VID CỘNG ĐỒNG" lập ra không ngăn xuể. Hôm qua, Bí thư Chi bộ tổ Hoàng 24 (phường Cổ Nhuế 1. Bắc Từ Liêm) gọi điện, mời mình tham gia "Tổ CÔ VID CỘNG ĐỒNG, tăng cường lực lượng, không thì căng lắm". Mình vui vẻ nhận lời, dù đang bộn bề với mấy bản thảo sách.
Sáng nay (31/8), mình "thực thi công vụ", cùng mấy người gác ở chốt chặn vùng xanh, chủ yếu nhằm chặn dân bên khu Star Lake vượt rào sang mua hàng. Phần lớn họ dè dặt, chính xác là "nhũn như con chi chi" trước mấy ánh chị em làm nhiệm vụ, nhưng chỉ cần anh em sơ hở một chút là họ vượt rào luôn. Chỉ trong hơn một giờ đồng hồ, mình cùng mấy anh em buộc phải lập biên bản xử lý 4 vụ. Riêng một vụ không lập biên bản được, lý do vi, một xe ô tô (ảnh) đỗ trước rào chắn, anh chồng (một thanh niên to cao) bất ngờ vượt rào, vào siêu thị), mấy anh em mình phục nó quay trở ra để yêu cầu dừng lại xử lý. Nhưng hắn băng rào và chạy nhanh quá. Một anh trong tổ đuổi theo, hắn chạy vào tít khu biệt thự rồi mất hút. Trong khi đó, cô vợ "nằm bẹp dí" trong xe đánh lừa và nghi binh. Mình đến gõ cửa yêu cầu xuống xe, nhưng ả bất ngờ tăng ga bỏ chạy, về phía đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, rồi lại chạy tọt vào khu biệt thự, vào khu Star Lake! Mấy anh em vừa tức, vừa buồn cười. Nhưng anh em đã kịp ghi được hình ảnh và gửi về công an nhờ hỗ trợ.
Thế đấy, lúc sa cơ mới thấy, đời không phải lúc nào cũng màu hồng, lúc nào cũng lên voi, mà sẽ có lúc trở nên xám và không cẩn thận "xuống thác" đấy. Cư dân bên kia không biết có thấy được điều đó chưa?
Buổi đầu tiên tham gia bảo vệ vùng xanh vui thật!
Hai ảnh trên: Mình cũng tham gia Tổ COVID CỘNG ĐỒNG" (cùng Bí thư chi bộ)
Ảnh: trái bên dưới: Khu Star Lake
Ảnh giữa: khu nhà mình (tòa màu đỏ)
Ảnh phải : Ranh giới hai khu
Ảnh cuối: xe của hai người (chồng vượt rào và chạy ma ra tông; vợ là "anh hùng Núp") đánh lừa lực lượng, chạy thoát!








"

https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/1016495059086146

..




2 nhận xét:

  1. 8. Ngày 13/9/2021

    "

    Sương Nguyệt Minh

    6 giờ

    Anh Chu Ngọc Toang mang tấm thân vàng ngọc đến đây mà xem cho rõ.

    Đông như kiến cỏ ở địa điểm tiêm vaccine tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông tại số 2, Nguyễn Viết Xuân lúc 2-3h chiều ngày 13/9.

    Ngoài sân người dân đứng ngồi san sát. Lúc nộp giấy vào tiêm càng chen chúc. Chỉ thấy 1 ông dân phòng vất vả cầm loa tay hò hét khản cổ hướng dẫn và dẹp trật tự. Ở địa điểm 2C còn túm tụm, xúm xít ở bàn nộp giấy tờ.

    Túm lại cái "bung" và "toang" là công tác tổ chức tiêm vaccine không đoàng hoàng, không trật tự, rất yếu kém. Mà nhiều người dân thời tiểu học hình như không được học bài "Lê Nin trong hiệu cắt tóc" thì phải. Cho nên không lây nhiễm cộng đồng mới lạ.

    Trả lờiXóa
  2. 13.



    'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
    21/09/2021 21:23 GMT+7

    Không còn bị kiểm tra giấy đi đường, người dân Hà Nội đổ ra ken kín các con phố trung tâm để chơi Tết Trung thu.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.