Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/05/2016

Ông giáo làng đi nhận tiền đền bù

Một ghi chép thú vị của ông giáo làng Láng.

Nghe đâu ông giáo đã đi khỏi làng ấy rồi.

Từ đây trở xuống là chép nguyên từ bên đó về.

---



TÔI ĐI NHẬN TIỀN

Đăng lúc 13/05/2016 21:07 

Sau một năm rưỡi kể từ khi gia đình tôi chuyển đi, việc đền bù giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Láng hôm nay đã chính thức kết thúc (tất nhiên với riêng gia đình tôi, còn người khác thì chưa biết đến bao giờ). Tôi đã nhận khoản tiền cuối cùng sau bao ngày khắc khoải trông chờ. Không biết phải nói ơn ai khi tôi đã không được nhận đúng hẹn mà chưa bao giờ có một lời giải thích?

Lần trước, gia đình tôi cũng đã nhận được thông báo tới nhận tiền. Nhưng sau gần 2 tiếng đồng hồ chờ đợi, khi được bảo ký tên vào giấy biên nhận, tôi chợt phát hiện người đứng tên cùng với tôi (tên người vợ) là một bà nào có cái tên lạ hoắc. Hóa ra, người làm Quyết định trả tiền cho chúng tôi đã có một chút lơ đãng. Thế là hai vợ chồng già ngậm ngùi đi về, vừa tiếc công sức chờ đợi, đi lại, vừa lo lắng chẳng biết bao giờ mới được gọi lại và lần gọi tới có còn trục trặc gì nữa?

Ơn trời, may quá, hôm nay, tôi đã được báo tới nhận tiền vì mọi sơ xuất do “anh đánh máy” đã được sửa chữa. Tôi được đưa tới phòng lĩnh tiền, một căn phòng chừng 20 m2 nhưng có số người làm việc cũng gần bằng con số ấy. Thôi thì bàn ghế, máy móc, thiết bị đúng là không còn chỗ len chân. May cái bàn gần cửa ra vào không có ai ngồi làm việc vợ chồng tôi mới tạm gọi là có chỗ.

Gọi là phòng làm việc nhưng từ khi bước vào, tôi cảm thấy hình như chẳng ai làm việc. Câu chuyện đang xoay quanh việc “sếp” chuẩn bị đi nghỉ cuối tuần ở đâu Nha Trang hay Phú Quốc gì đó. Hình như “sếp” đang nhờ một nhân viên đặt phòng ở. Thôi thì hàng chục câu hỏi được đặt ra. Có câu “sếp” hỏi, có câu do những nhân viên nhiệt tình hỏi hộ. Nào là nên ở biệt thự hay khách sạn năm sao? Nào là ở biệt thự hơn 7 triệu một ngày đêm là đắt hay rẻ? Nào là có nên ăn “buýp-phê” cả ba bữa trong ngày không? Nào là cần đem theo những gì cho phù hợp?… Cứ mỗi câu hỏi lại có đến hàng chục đáp án, ai cũng tỏ ra am hiểu, thông thạo. Rồi từ chuyện nước mình sang chuyện những khu nghỉ ở Thái Lan, Hàn Quốc, … Nghe chuyện quả thật chẳng ai dám bảo đời sống của viên chức Việt Nam khó khăn.

Nếu chỉ nghe câu chuyện chừng vài ba phút tôi có thể coi đây là một cơ hội để mình được “giải ngố”. Nhưng tiếc rằng nó kéo dài tới hơn chục phút từ khi bước vào. Tôi miễn cưỡng phải lên tiếng:
– Tôi xin lỗi ạ. Xin đừng nói những câu chuyện có tính chất riêng tư ấy khi có người lạ trong phòng.
“Sếp” (chắc là trưởng phòng) vội giải thích:
– Không, vẫn có cháu đang làm giấy tờ cho bác đấy ạ.
Tôi không thể không nói thêm:
– Đây là giờ làm việc, nếu có chuyện riêng tư cấp bách cũng nên trao đổi ngắn gọn. Còn khi có người lạ, không nên điềm nhiên nói những chuyện như thế. Hình như đây là phép lịch sự tối thiểu đấy ạ!

Sau khi tôi dứt lời, những lời trò chuyện mới chấm dứt.
Thì lại nghe hai cô bắt đầu giải thích cho nhau thế nào là số trung bình cộng. Hình như một công việc đặt ra là xác định số km một người trong cơ quan đã đi công tác trong một tháng và số nhiên liệu cần thiết cho mỗi người. Thế mà cô nọ giải thích cho cô kia tới gần mười phút vẫn chưa có kết quả (nghĩa là cô được giải thích vẫn chưa hiểu làm thế nào để có lời giải đáp cho một bài toán tiểu học).

Vừa lúc ấy thì tôi được trả tiền. Ký nhận xong, vợ chồng tôi liền nhanh chóng ra về. Không biết cái bài toán trung bình cộng ấy đến bao giờ mới được hoàn thành?

Thế mới biết vì sao đã từ bỏ quê hương bản quán ra đi đằng đẵng năm rưỡi, đến hôm nay gia đình tôi mới nhận đầy đủ tiền đền bù.

http://onggiaolang.com/toi-di-nhan-tien/
















Trường Quốc tế Nhật Bản 


Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article


 
Hiệu trưởng : GS. Tadashi Yamada 
HỌC VẤN VÀ QUÁ TRÌNH  HOẠT ĐỘNG
Học vấn:

Tháng Tư, 1970 – Tháng Ba, 1974: Ngành Kĩ thuật Dân sự, Khoa Kĩ thuật và Khoa học Đại học Chuo, Nhật Bản
Tháng 04 năm1974 – Tháng 03 năm1976: Tốt nghiệp Thạc sĩ, Khoa Kĩ Thuật Dân sự Bộ Môn Kĩ thuật và Khoa học, Đại học Chuo, Tokyo, Nhật Bản.
Tháng 04 năm 1976 – Tháng 03 năm 1977: Tốt nghiệp Tiến Sĩ, Khoa Kĩ thuật Dân sự Bộ Môn Kĩ thuật và Khoa học, Đại học Chuo, Tokyo, Nhật Bản.

Nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy:

Tháng 4 năm 1977 – Tháng 11năm 1981: Cộng tác nghiên cứu tại khoa Kĩ thuật Dân sự, Viện Công nghệ Tokyo, Nhật Bản.
Tháng 12 năm1981 – Tháng 3 năm 1985 Giáo viên tại khoa Kĩ thuật Dân Sự, Chuyên nghành Kĩ thuật Dân sự, Học viện Quốc phòng, Nhật Bản.
Tháng 4, 1985 – Tháng 3, 1986: Giáo sư khoa Kĩ thuật Dân sự, Chuyên nghành Kĩ thuật Dân sự, Học viện Quốc phòng, Nhật Bản.
Tháng 4, 1986 – Tháng 3, 1991: Giáo Sư khoa Kĩ thuật Dân sự, Bộ môn Kĩ thuật, Đại học Hokkaido, Nhật Bản.
Tháng 4, 1991 – Tháng 3, 1992, Giáo sư Khoa Kĩ thuật Dân sự, Bộ môn Kĩ thuật và Khoa học, Đại học Chuo, Tokyo, Nhật Bản.
Tháng 4, 1992 – Hiện tại: Giáo sư khoa Kĩ thuật Dân sự, Bộ môn Khoa học và Kĩ thuật, Đại học Chuo, Tokyo, Nhật Bản.

Hội viên của các tổ chức học Viện:
Hiệp hội Kĩ thuật Dân sự Nhật Bản
Hiệp hội Cơ học chất lưu Nhật Bản
Hiệp hội Thuỷ lợi và Tài nguyên nước Nhật Bản
Hội Nghiên cứu thuỷ lợi Quốc tế
Hội Kĩ thuật Dân sự Hoa Kỳ

Phó Hiệu trưởng : thầy Reiji Sugimoto
HỌC VẤN VÀ QUÁ TRÌNH  HOẠT ĐỘNG
Điện thoại: 01653428057
Email: reiji828@yahoo.co.jp
Trình độ học vấn:
4/1970: Trường trung học Yokkaichi tỉnh Mie (Nhập học)
3/1973: Trường trung học Yokkaichi tỉnh Mie (Tốt nghiệp)
4/1973: Đại học Hiroshima, Khoa Giáo dục (Đào tạo giáo viên Trung học Phổ thông, bộ môn Quốc ngữ) (nhập học)
3/1977: Đại học Hiroshima, Khoa Giáo dục (Đào tạo giáo viên Trung học Phổ thông, bộ môn Quốc ngữ) (tốt nghiệp)
4/1977: Đại học Hiroshima, sau đại học, khoa Giáo dục học (chuyên ngành giáo dục, giáo khoa) (nhập học)
3/1979: Đại học Hiroshima, sau đại học, khoa Giáo dục học (chuyên ngành giáo dục, giáo khoa) Tốt nghiệp thạc sĩ, Thạc sĩ giáo dục ngôn ngữ.

Quá trình công tác:
4/1979: Giáo viên, trường trung học Kameyama Hiroshima (Môn quốc ngữ)
4/1984: Giáo viên, trường trung học Gion higashi Hiroshima (Môn quốc ngữ)
4/1993: Giáo viên trường trung học Asa minami Hiroshima (Môn quốc ngữ)
4/2006: Giáo viên, trường trung học Koi Hiroshima (Môn quốc ngữ)
3/2010: Giáo viên, trường trung học Koi Hiroshima (Môn quốc ngữ) - Nghỉ việc
4/2010: Giáo viên bán thời gian, trường trung học Koi Hiroshima (Môn quốc ngữ)
4/2011: Giáo viên bán thời gian trường trung học Asa minami Hiroshima (Môn quốc ngữ)
3/2014: Giáo viên bán thời gian trường trung học Asa minami Hiroshima (Môn quốc ngữ) – Nghỉ việc
4/2014: Akira Education – Giáo viên bán thời gian
1/2015 ~ đến nay: Akira Education – Hiệu trưởng
Các chứng chỉ, bằng cấp khác:
3/1977: Chứng chỉ giáo viên trung học cấp độ 1 – Ủy ban giáo dục tỉnh Hiroshima (Môn quốc ngữ)
3/1977: Chứng chỉ giáo viên trung học cấp độ 2 - Ủy ban giáo dục tỉnh Hiroshima (Môn quốc ngữ)
3/1979: Chứng chỉ giáo viên trung học cấp độ 1 – Ủy ban giáo dục tỉnh Hiroshima (Môn quốc ngữ)
12/2012: Chứng chỉ hoàn thành khóa học 420 giờ đào tạo giáo viên tiếng Nhật - The World Japanese Language Centre
Cố vấn : Thầy Dương Đình Giao
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN
1962 – 1965: học Khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từ 1965 – 1966: Trợ lý văn hóa, đơn vị Thanh niên xung phong N.61 – P.38
Từ 1966 – 1968: cán bộ Ty Giáo dục tỉnh Hà Tây
Từ 1968 – 2004: dạy học các trường Cấp III Huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, huyện Đan Phương và trường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Nghỉ hưu từ tháng 5.2004.
http://www.jis.edu.vn/doi-ngu-giao-vien/Ban-Giam-hieu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.