Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-kính-hoàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-kính-hoàn. Hiển thị tất cả bài đăng

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").