Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/08/2014

Lời bình của Liam cho "Bản sắc Văn hóa Việt Nam" của Phan Ngọc: "một cuốn sách hỏng kinh khủng"

Đó là câu kết trong bài điểm sách viết từ năm 2010 của Liam dành cho cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam (xuất bản lần đầu vào đầu thập niên 1990) của học giả Phan Ngọc.

Nguyên văn cả câu bằng tiếng Anh là: "I’ve already written pages about this one sentence, and I could write pages more. What is clear to me is that Phan Ngọc’s Bản sắc văn hoá việt nam is a horribly flawed book" (bản dịch của Hà Hữu Nga: Tôi đã viết mấy trang chỉ về một câu trên thôi, và có thể tôi sẽ viết thêm nhiều trang nữa. Đối với tôi rõ ràng Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc là một cuốn sách hỏng kinh khủng). 

Về cơ bản, cuốn sách của cụ Phan Ngọc, từ khi xuất bản lần đầu đến nay, đã tái bản nhiều lần, và được học giới Việt Nam đón nhận hồ hởi. Rất nhiều tiếng khen tặng dành cho nó (nhớ một ông bạn tôi, là Trần Văn Toàn, lúc đó còn ở bên trường Nguyễn Ái Quốc đã ngay lập tức có bài khen trên tạp chí Hán Nôm - ghi theo trí nhớ, để tra cứu lại sau). 

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : tiếc cho lời hát gốc, đã bị sến hóa đến vô nghĩa khi vào tiếng Việt !

Bản gốc tiếng Nhật của bài hát Dòng Kanda và kỉ niệm chồng lớp của bao lớp học sinh đông du, đã được nói đến ở entry trước. Lớp của các anh Hồng Lê Thọ và anh C. trước năm 1975, lớp của chị P. hay chị T. sau thời mở cửa, lớp của chúng tôi thời chuyển giao thiên niên kỉ, và những lớp đàn em hiện nay.


Lời bài hát rất giản dị, như thường thấy của ca khúc Nhật Bản. 

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : "Ở ngay dưới cửa sổ này, là dòng Kanda"

Tính thích xê dịch, nên tôi ít ở yên một chỗ trong thời gian quá lâu. Thi thoảng phải đổi gió. Có hồi ở ngay sát với dòng Sumida, gần nơi có túp lều trong sương lạnh của Basho (bọn tôi hay nói đùa, sang tiếng Việt, là "ông Chuối"). Rồi là dòng Tama,...Một dạo thì lại xuống ở gần mép con ngòi Yodogawa, mãi miền tây xa xôi.

Nhưng chưa bao giờ ở cạnh dòng Kanda. 

Vừa đi vừa nhặt : 1 - "túc" (túc túc, gà túc con)

Lâu lâu mới trở lại mục vừa đi vừa nhặt (hình như bắt đầu từ lúc ở Phố Hiến). 

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

15/08/2014

Nguy cơ mai một ngôn ngữ, chữ viết Tày (Ma Văn Vịnh, 2013)

Thật ra, phải nhắc lại là "chữ viết Tày Nùng", vì trước đây, hồi cụ Chu Văn Tấn cho thực hiện tại Khu tự trị Việt Bắc, thì đó là phương án giáo dục cơ bản. Luôn luôn là "Tày Nùng", phải thống nhất vào nhau như vậy.

Ví dụ về chữ Tày Nùng thì, chẳng hạn "Giải phóng quân tẻo mà", hay "Bac Hồ hap nặm". Có nghĩa sang quốc ngữ là: "Giải phóng quân trở về", và "Bác Hồ gánh nước/gánh vác công việc đất nước".

Hôm nay, ngày xá tội vong nhân, Nhật Bản làm lễ cầu siêu cấp quốc gia, nhưng dân chúng thắc mắc

Ngày 15/8, là ngày Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng vào năm 1945.

Rất khéo, theo "cách chơi mới với âm lịch" của người Nhật sáng chế ra từ cả trăm năm về trước, thì ngày 15/8 cũng là ngày Xá tội vong nhân. Tức ngày Bôn (Vu Lan Bồn). 

Và theo thường lệ, hôm nay, chính phủ sẽ tổ chức ngày làm lễ cầu siêu cấp quốc gia cho toàn bộ người đã mất trong chiến tranh. Nhà vua có đến, và đọc lời ai điếu. Có sáu ngàn người đến tham dự.

Đọc lại lời của ông giáo Hưng : "Một tờ báo khoa học quốc tế của người Việt" (2013)

Ta hãy xem, vào tháng 8 năm 2013, tức khoảng đúng 1 năm trước, ông giáo đã nói như thế nào. Khi ấy tờ tạp chí ra mắt, đã được xem là một "sự kiện đáng chú ý của giới hàn lâm khoa học Việt Nam".

Tạ Đức (2005): "Người Lạc Việt phải chăng là một nhóm Lava cổ ?"

Về Lạc Việt, hiện có quan niệm khác của phía Trung Quốc, có thể xem lại ở đây.

14/08/2014

Đã thực sự cùng nhau vui cười ?... (Trần Cao Sơn)

Bài đã đăng trên báo Văn Nghệ của tác giả Trần Cao Sơn. Bản ở dưới lấy về từ website của Hội Nhà văn Việt Nam (có căn chỉnh thuần túy kĩ thuật).

Khó khăn để vực dậy nền giáo dục và khoa học Việt Nam - 2 (ông giáo trả lời)

Đó là ông giáo Nguyễn Đăng Hưng, vướng vự rắc rối với Đại học Tôn Đức Thắng (có cái logo ba chữ TĐT trên cái bìa của cuốn tạp chí dưới đây).

Kiện cáo có thể sẽ xảy ra, là xoay quanh "quyền làm chủ tập thể" cái tạp chí này. Quyền làm chủ tập thể tưởng đã đi vào bảo tàng, nhưng ở vụ này, nó lại được hồi sinh.

13/08/2014

Tài sản trí tuệ không phải là vỏ ốc

Em gái của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lên tiếng. Bất quá, phải nói một lần dứt khoát như vậy. Mọi việc đã rõ như ban ngày, từ lúc đầu, chứ không phải đợi đến lúc này bà Trịnh Vĩnh Trinh đưa ra các văn bản làm bằng. 

Nhà buôn nghệ thuật ở đây, là doanh nghiệp mang tên Đồng Dao, rõ ràng, không thể khác, đúng như phía quản lí tác quyền đã nói: ăn cướp.