Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/08/2014

Khó khăn để vực dậy nền giáo dục và khoa học Việt Nam - 2 (ông giáo trả lời)

Đó là ông giáo Nguyễn Đăng Hưng, vướng vự rắc rối với Đại học Tôn Đức Thắng (có cái logo ba chữ TĐT trên cái bìa của cuốn tạp chí dưới đây).

Kiện cáo có thể sẽ xảy ra, là xoay quanh "quyền làm chủ tập thể" cái tạp chí này. Quyền làm chủ tập thể tưởng đã đi vào bảo tàng, nhưng ở vụ này, nó lại được hồi sinh.


Lẽ ra ông giáo nên nói thẳng với đại học ngay từ buổi đầu tiên, đại khái rằng: lương 15 triệu VND mà TĐT trả cho tôi (dù đã về  hưu và đang hưởng lương hưu của Tây) vào mỗi tháng, là quá rẻ mạt. Chứ thực ra, công mỗi buổi đi tư vấn của tôi ở bên Tây là 1000 ơ-rô (30 triệu VND) cơ. 

Đến tận hôm nay, ông giáo mới cho nhà trường biết những chi tiết trên. Thế là muộn, quá muộn rồi. "Quyền làm chủ tập thể" gặp rắc rối, vì không làm chi tiết ngay từ đầu, toàn nói chuyện định hướng, mà lại trả và chấp nhận lương bèo (chấp nhận vì, được ông giáo giải thích là: tình yêu đất nước).





Từ đây trở xuống là chép nguyên xi về từ blog của ông giáo


---


CHỈ TRÍCH MÀ KHÔNG TÌM HIỂU KHÔNG PHẢI LÁ CÁCH MÀ TÔI DẠY VÀ ĐÀO TẠO SINH VIÊN CHÚNG TÔI(PROF. PHILIPPE PONTHOT ĐH LIEGE)

 

HAY ĐÔI LỜI VỀ DỰ LUẬN CHUNG QUANH TẠP CHÍ APJCEN VÀ VỤ KIỆN



GS Nguyễn Đăng Hưng


http://www.ndanghung.com/bai-viet/2014/08/10/phan-nua-cua-su-that-chi-la-lao-khoet-toan-bo-su-that-day-du-se-dan-dan-duoc-dua-ra-va-su-ngo-nhan-hay-co-tinh-doi-tra-se-phai-duoc-xoa-bo-hay-lo-dien.html/

Lời chỉ bảo trên đây là của GS thực thụ (Professeur ordinaire) Philippe Ponthot dành cho ông Lê Vnh Danh, Hiệu Trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng trong thư diện tử trả lời về những phát ngôn thiếu cơ sở mà ông Hiệu Trưởng đã dám gởi cho toàn bộ ban biên tập tạp chí APJCEN.
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e_mail-phan-doi-của-GS-Ponthot-De-saxce-va-Bordas.pdf
Tôi nghĩ đây cũng là điều mà những nhà mô phạm từ trung đến đại học nên chiêm nghiệm để giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam. Tính trung thực là mấu chốt của mọi tương quan xã hội, nhất là trong sinh hoạt giáo dục, nghiên cứu khoa học.
Sau chỉ một ngày, bài báo vội vã của báo Tuổi Trẻ đã gây ra một luồng dư luận mạnh mẽ về vụ kiện khó hiểu mà HT TDT đã tiến hành gây khó khăn cho tôi.
Tôi sẽ lần lần hé lộ những tài liệu cần thiết để công luận phán xét ai đúng ai sai. Đây chỉ là bắt đầu.

Hôm nay hai nhà một nhà khoa học Việt kiều, PGSTS Lê Chí Hiếu (ĐH Cardiff), và GSTS Stephane Bordas (ĐH Cardiff – Luxembourg) đã vào cuộc bày tỏ quan điểm khách quan vô tư trên tờ báo khả kính Pháp Luật:
http://plo.vn/xa-hoi/ban-ve-chu-the-sang-lap-va-so-huu-tap-chi-apjcen-488406.html
Ở đây tôi xin trả lời chung cho mọi người về những câu hỏi thường được đặt ra trên các diễn đàn:
1. Tôi không thực hiện hợp đồng với TĐT?
Xin thưa hợp đồng đã ký cho đến tháng 7/2015 nhưng đã chấm dứt ngày 1/4/2014 vì quyết định của hai bên. Việc ra tờ báo là điểm thứ tư mà tôi đã đề xuất gởi ý cho ban giám hiệu. Trước hết đây là hợp đồng cố vấn cao cấp cho ông HT LVD, không phải là hợp đồng thực thi công việc. Tôi không có mặt thường trực chỉ đến văn phòng khi có việc cần thiết. mà là cố vấn thôi chỉ giữ vai trò thảo dư án, góp ý đường hướng, tham luận ngày phát bằng, góp ý kiến ngày gặp gỡ cac giáo chúc, mời các GS quốc tế về tham gia Hội thảo… Làm sao bảo tôi không thực thi hợp đồng được? Đây là lời vu khống thứ nhất.
Ngay cà việc ra báo thì nay ai cũng biết rõ thành quả. Thành quả này ra ngoài dự tính: Tờ báo quốc tế vươn ra cho cả thế giới đọc. Tôi thực hiện như vậy rất đầy đủ hợp đồng. Cái sai trái là ở chỗ vì hiểu biết hạn hẹp vì tư duy tụt hậu người ta muốn ép uổng nhảy vô dành làm chủ tờ báo không được, dành quyền sáng lập cũng không được, tức tối làm càn. Hào quang của tờ báo đang nằm ở khu nhà mình mà không biết trân trọng để cho vụt bay mất vì những hành động nông nỗi khó chấp nhận.
2. Tôi phủ nhận công lao của  TS Lê Văn Út?
Các bạn xem rõ trong cái bài minh định tôi luôn luôn nhắc nhở và đề cao sự that là chính Lê văn Út đã liên lạc đầu tiên với nhà xuất bản. Có cái là sự ủng hộ của nhà xuất bản là phát xuất uy tín của ban Biên tập chứ không phải là do LVU thuyết phục. Cái sai trái nữa là chính tôi nhà khoa học về nganh cô học tính toán là người chủ động mời các nhà khoa học tăm tiếng trên thế giới tham gia thành lập Ban Biên tập chứ khộng phài ai khác. Chính thông tin sai lạc này là khởi sự cho ngộ nhận (có thể ban Giám hiệu TĐT cũng không có thông tin chính xác?) gây ra đổ vỡ.
Ở đây xin nói thật. Nếu ông Lê Văn Út, như thơ đơn khởi kiện nói, đủ sức “thuyết phục Nhà xuất bản Springer” thì tại sao không tự mình lập công lo giúp ông Lê Vinh Danh thiết lập một tờ báo khác trực thuộc ĐH TĐT cho ông này hả hê chứ đi hạ uy tín hay đi kiện tôi đem lại ích lợi gì cho mình và cho xã hội?
3. Còn tôi có phủ nhận đóng góp của TĐT không?
Xin nói rõ nhiều lần thêm là không! Xin các bạn xem bài báo đầu tiên trên APJCEN, bài xã luận của TBT (tôi):
http://www.apjcen.com/content/1/1/1
Xin bạn chú ý trong phần đâu của bài xã luận, tôi đã ghi nhận sự việc đúng như thực tế:
“… Chỉ trong những ngày nghi hưu về Việt Nam sinh sống tôi mới có dịp khởi sự ý kiến làm báo, nhận được sự khích lệ và giúp đỡ hữu hiệu tư ban lãnh đạo của trường Tôn Đức Thắng. Và cũng trong giai đoạn này, giai đoạn tôi là cố vấn cao cấp của trườn này là một hợp đồng sáng lập đã được ký với Springer để APJCEN ra đời”.
Vậy là đã rõ như ban ngày! Nhưng ông Lê Vinh Danh muốn nhiều hơn nữa cơ! Nguyên do của đổ vỡ là ở đây vậy!
4. TĐT đầu tư mà không nhận lại được gì này đòi hoà trả thiệt hại.
Tôi nhận lương bèo 15 tr VNĐ/ tháng trong 21 tháng tính từ ngày khởi sự 1/7/2012 cho đến ngày chấm dứt hợp đồng 1/4/2014 cố vấn cao cấp.
Trên một diễn đàn FB có người nói tôi đã làm từ thiện!. Điều này chính xác!
Xin đơn cử tại Bỉ khi đi tư vấn, đối tác phải trả cho tôi là chuyên gia quốc tế cao cấp 1 nghìn euro (30 triệu VNĐ) một ngày !
Ngoài ra việc làm cho tờ báo mới chỉ là 1 trong 4 việc. Nếu tính lương này là đầu tư của TĐT cho tờ báo như vậy là tổng số tiên đầu tư là khoản 100 triệu VNĐ, bỏ số lẽ (1/4 x21 tháng x 15 triệu). LV Út là nhân viên của TĐT chỉ lập giúp tôi một danh sách và gởi vài lần e-mail liên lạc..
Logo của TĐT đã xuất hiện trên trang nhất của APJCEN trong hơn 1 năm. Phí quảng  bá ở một chỗ trang trọng như vậy trên một tờ báo quốc tế cho hình ảnh nghiên cứu khoa học của mình là bao nhiêu tính ra tiền?
Xin chỉ dẫn một khoản nhỏ xuất hiện trên báo VN có giá khoản 3 triệu/ngày. Báo quốc tế phái có giá 10 lần hơn. Vậy một năm là có giá trị hơn một tỷ VNĐ (3.000.000x10x365).  Vậy mà còn đòi hỏi  tôi phải bồi thường tiền thiệt hại là 400 triệu VNĐ trời ạ! Thật là quá thiếu hiểu biết đúng như GS Ponthot đã nói!
5. Tôi làm APJCEN có lương không?
Xin nói ngay là TBT của báo khoa học thường không ăn lương. Tôi cũng vậy. Tôi chỉ được trợ cấp 2.000 euro/năm dùng cho việc đi quảng bá tờ báo. Tôi cũng như các đồng nghiệp quốc tế làm báo khoa học quốc tế là vì tình yêu khoa học. Tôi lại có thêm tình yêu đất nước tôi. muốn Việt Nam nhanh chóng thoát ra khỏi tình cảnh quá tụt hậu về công bố khoa học ra quốc tế, quá thua thiệt so với các nước láng giềng Đông Nam Á. Qua thảo luận với Springer tôi đã dành cho Việt Nam hai lợi thế.
Tuy là báo PEER-REVIEWED OPEN ACCESS, khi đăng tải nghiên cứu sinh Việt Nam, nhà khoa học Việt Nam không phải trả tiền. Ở các nước phát triển được đăng bài phải trả 1000 euro/bài.
Lợi thế thứ hai là đại học song hành cùng tôi nay là VGU, sẽ chi trả chi phí sữa chữa tiếng Anh mỗi khi có bài báo với nội dung có giá trị gởi đến TBT mà tiếng Anh không chuẩn. Tôi sẽ cho sữa chữa trước khi gởi đi thẩm định, tránh cho người Việt Nam có trình độ khoa học giỏi mà kém tiếng Anh, có thể bị thiệt thòi!
6. Theo thông lệ xã hội, đòi bồi thường thì phải có lý do chỉ rõ với bằng chứng thiệt hại, tổn thương. Thử hỏi  tờ báo khoa học APJCEN khi thoát thân đi tá túc tại VGU làm tổn thương cái gì cho TDT?  Nó vẫn chễm chệ online trên mạng, nhận được bài vở từ các nhà khoa học năm châu, được các chuyên gia báo mạng của Springer quản lý một cách chuyên nghiệp! Nó vẫn đóng góp thông tin khoa học và nó vẫn tiếp tục khẳng định vai trò của mình là một tờ báo khoa học quốc tế có màu sắc Việt Nam, do một ê kiếp người Việt Nam điều động  chăm lo: Tất cả các bài được đăng lên đều phải được phép của TBT! Chẳng nhẻ APJCEN là cây kiểng ư? Không còn trang sức khoe trương là tổn thương ư? Tôi mường tượng là ông Lê Vinh Danh thấy mất mát vì không được làm chủ và vị vậy ông ta tiếc nuối hụt hẳng xót xa… Nhưng bệnh tâm lý này khó có thể quy kết thành xâm phạm tính ra tiền, phải bồi thường. Nhất là bệnh này quá đăc biệt, không thể có thuốc chữa !
Thành ra số tiền 400 triệu mà ĐH TĐT đòi bồi thường theo báo Tuổi Trẻ  là tính 21 tháng tiền lương của tôi. Nếu quả như vậy thì cơ sở thiệt hại có gì mơ hồ và phi pháp.
Thật vậy, ĐH TĐT và tôi đã có một bản ký kết chấm dứt cộng tác kể từ ngày 1/4/2014 trong có ghi rõ (dòng viết tay của chính tôi) là không có gì phải bàn giao về trách nhiệm công việc nữa.  Đòi bồi thường là vi phạm cam kết
Huống nữa có đời nào người xử dụng lao động (chủ) đòi người lao động phải hoàn trả toàn bộ số lương đã nhận vì lý do người chủ không bằng lòng về hiệu quả  công tác. Nếu người chủ không vừa ý thì sa thải hay hai bên chia tay (còn phải theo luật là người chủ còn phải đền bù ít nhất  3 tháng lương cho người lao động có thì giờ đi kiếm việc mới). Người lao động đã phải ăn sống, sinh hoạt, chi tiêu trong quảng thời gian phục vụ, còn tiền đâu mà bồi thường?
Nếu toà án cho phép những đòi hỏi bồi thường phí lý như vậy thì hợp đồng lao động với TĐT chỉ là một cái bẩy.  Ông Hiệu Trưởng có thế đánh giá công việc theo tuỳ tiện chủ quan bất cứ lúc nào và người lao động (ở đây là giảng viên, nghiên cứu sinh…) phải nai nưng đền bù khi thấy bị đối xử không hợp lý,  có ý định kiếm chỗ làm ở nơi khác.  Đừng quên ĐH TĐT là trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, nơi phải hơn những chỗ khác, tuân thủ khít khao luật lao động Việt Nam.
Câu trách cứ của GS Ponthot trong thư phản đối ông Hiệu Trưởng Lê Vinh Danh : “Chì trích mà không tìm hiểu là không phải cách mà chúng tôi dạy cho sinh viên” trên đây nói lên tình trạng thiếu hiểu biết, thiếu tham khảo của ông này trong cách hành xử.
Nội dung nguyên đơn của TĐT làm tôi nghĩ đến một câu châm ngôn của dân tộc Do Thái :
“Phân nữa của sự thật chỉ là láo khoét toàn bộ”.

Sự thật đầy đủ sẽ dần dân được đưa ra và sự ngộ nhận hay cố tình dối trá sẽ phải được xoá bỏ hay lộ diện.
Tôi có sự ủng hộ của trên 60 nhà khoa học lừng lẫy quốc tế.
Tôi tin tường là toà án sẽ phân xử hợp lý khi có trong tay tất cả sự thật.

Tp HCM ngày 10/8/2014
GS Nguyễn Đăng Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.